• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 Ngày soạn: 03/ 04 /2022

Ngày dạy: Thứ hai, ngày 18 tháng 04 năm 2022 Buổi sáng

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được cách tính giá trị của biểu thức, tìm số trung bình cộng, giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Biết tính giá trị của biểu thức, tìm số trung bình cộng, giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II – ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - HS làm việc cá nhân.

- GV nhận xét chữa bài

- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức, nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức có số đo đại lượng chỉ thời gian.

Bài 2a: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm trung bình cộng của nhiều số

- HS làm việc cá nhân.

- GV nhận xét chữa bài

- Tính.

- Cả lớp làm vở

- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả a. 6,78 - (8,951 + 4,784) : 2,05

= 6,78 - 13,735 : 2,05

= 6,78 - 6,7

= 0,08

b. 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5

= 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút

= 9 giờ 39 phút - HS đọc yêu cầu.

- Tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.

- Cả lớp làm vở

- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ a. Trung bình cộng của 3 số là:

(19 + 34 + 46) : 3 = 33

(2)

Bài 3 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS phân tích đề - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài

- Cho HS phân tích đề bài - Cho HS tự làm bài

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

Bài 5: HĐ cá nhân - GV hướng dẫn HS : Theo bài toán ta có sơ đồ :

Vận tốc tàu thuỷ khi xuôi dòng Vận tốc tàu thuỷ khi ngược dòng

- Cả lớp theo dõi - HS phân tích đề - Cả lớp làm vở

- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm

Bài giải Số học sinh gái là:

19 + 2 = 21 ( học sinh) Lớp học đó có số học sinh là:

21 + 19 = 40 ( học sinh)

Số học sinh trai chiếm số phần trăm là:

19 : 40

100 = 47,5 %

Số học sinh gái chiếm số phần trăm là:

100 % - 47,5 % = 52,5 % Đáp số: 47,5 % và 52,5%

- HS đọc bài

- HS phân tích đề bài

- HS làm bài, chia sẻ kết quả Bài giải

Tỉ số phần trăm của số sách năm sau so với số sách năm trước là:

100% + 20% = 120%

Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là:

6000 : 100 x 120 = 7200(quyển) Sau năm thứ hai số sách của thư viện có tất cả là:

7200 : 100 x 120 = 8640(quyển) Đáp số: 8640 quyển

- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

Giải Dựa vào sơ đồ ta có : Vận tốc dòng nước là :

(28,4 - 18,6) : 2 = 4,9 (km/giờ) Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng : 18,6 + 4,9 = 23,5 (km/giờ) Đáp số: 23,5 km/giờ

28,4 km/giờ

Vt u thuà V

dn

18,6 km/giờ Vdn Vt u à

thuỷ

(3)

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Qua bài học, em ôn được về kiến thức gì ?

- Về nhà ôn lại bài, tìm các bài tập tương tự để làm thêm.

- HS nêu: Biết tính giá trị của biểu thức, tìm số trung bình cộng, giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, BT2). Hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Tôn trọng và bảo vệ trẻ em.

II – ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS Nêu tác dụng của dấu 2 chấm, lấy ví dụ minh hoạ.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:

- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, BT2).

- Hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp - Trình bày kết quả

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS giải thích tại sao ?

Bài 2: HĐ nhóm

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào ? Chọn ý đúng nhất:

- HS làm bài theo cặp - HS trình bày kết quả.

c. Người dưới 16 tuổi.

- Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em. Đặt câu với một từ mà em tìm được

- HS làm việc theo nhóm

(4)

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài

Bài 4: HĐ cá nhân

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV nhận xét chữa bài

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, lamg bài

- GV gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em. VD: so sánh để thấy nổi bật những đặc điểm thể hiện vẻ đẹp của hình dáng, tính tình, tâm hồn…

+ trẻ, trẻ con, con trẻ.

+ trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng,…….

+ con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh,

….

- HS đặt câu:

VD: Trẻ con thời nay rất thông minh.

- Chọn thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống

- HS làm bài vào vở, 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả

a) Tre già măng mọc: Lớp trước già đi có lớp sau thay thế.

b) Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.

c) Trẻ người non dạ: Còn ngây thơ dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn.

d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói khiến cả nhà vui vẻ nói theo.

- HS đọc bài, làm bài, báo cáo kết quả với giáo viên

Trẻ em như tờ giấy trắng.

 So sánh để làm nổi bật vẻ ngây thơ, trong trắng.

Trẻ em như nụ hoa mới nở.

Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm.

 So sánh để làm nổi bật sự tươi đẹp.

Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.

 So sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.

Cô bé trông giống hệt bà cụ non.

 So sánh để làm rõ vẻ đáng yêu của đứa trẻ thích học làm người lớn.

Trẻ em là tương lai của đất nước.

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai…

 So sánh để làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS tìm những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách của trẻ em

- HS nêu: hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch, ...

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt

- HS nghe

(5)

- Dặn HS nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị học bài “Ôn tập về dấu ngoặc kép”.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Yêu thích kể chuyên.

II – ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: + Tranh minh hoạ về cha, mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ, trẻ em chăm chỉ học tập, trẻ em giúp đỡ mọi người.

+ Sách, truyện, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, ng ười lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- HS: SGK, vở, câu chuyện đã chuẩn bị III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

+ Cho HS thi kể lại câu chuyện Nhà vô địch

+ Nêu ý nghĩa câu chuyện.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học;

giới thiệu : Sách , truyện , tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- HS lên bảng thi kể lại câu chuyện Nhà vô địch

- Nêu ý nghĩa câu chuyện . + HS khác nhận xét.

- HS nhe

2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học:

(8’)

- Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.

-Yêu cầu HS đọc gợi ý của bài

-Chuyện nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em là những câu chuyện nào?

- Chuyện trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội là những

- 1 HS đọc đề bài.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý - HS nêu

- HS nêu

- Được nghe kể, đã được đọc

(6)

câu chuyện nào?

- Tìm câu chuyện ở đâu?

- Cách kể chuyện như thế nào?

- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể

3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)

- HS tiếp nối nhau giới thiệu nói tên câu chuyện chọn kể.

- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi - Thi kể trước lớp

- Cho HS bình chọn người kể hay nhất - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét.

- HS kể theo cặp

- Thi kể chuyện trước lớp

- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.

- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.

3. Hoạt động vận dụng (3’)

- Yêu cầu HS thực hiên bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; cả lớp đọc trước đề bài, gợi ý của tiết KC đã chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34.

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Ngày soạn:13/ 04 /2022

Ngày dạy: Thứ ba, ngày 19tháng 04 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn. Rèn kĩ năng tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: SGK, vở

(7)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Rung chuông vàng" trả lời các câu hỏi:

+ Nêu cách tính chu vi hình tròn ? + Nêu cách tính diện tích hình tròn ? - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, thời gian làm bài khoảng 30 phút.

Sau đó GV chữa bài, rút kinh nghiệm Phần I

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3(M3,4) - GV nhận xét chữa bài

Phần II

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn HS phân tích đề - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài

- Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

- 2 HS làm bài bảng lớp, cả lớp làm vở Bài 1: Đáp án đúng: C. 10008

(vì 0,8% = 0,008 = 1 1 9

4 5  20 0,8 8 100 1000 ) Bài 2: C. 100

(vì số đó là: 475 × 100 : 95 = 500 và

1

5 số đó là 500 : 5 = 100) Bài 3(M3,4): D. 28

Khoanh vào D (vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương nhỏ, khối A và C mỗi khối có 24 hình lập phương nhỏ, khối D có 28 hình lập phương nhỏ) - Cả lớp theo dõi

- HS phân tích đề - Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ Giải

Ghép các mảnh hình vuông đã tô màu ta được một hình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.

(8)

Bài tập chờ

Bài 2(phần II): HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài

- Cho HS phân tích đề bài - Cho HS tự làm bài

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

a. Diện tích của phần đã tô màu là:

10

10

3,14 = 314 (cm) b. Chu vi của phần không tô màu là

10

2

3,14 = 6,28 (cm) Đáp số: a. 314 cm; b. 6,28cm - HS đọc bài

- HS phân tích đề bài

- HS làm bài, báo cáo kết quả với GV Bài giải

Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà, hay số tiền mua cá bằng 6/5 số tiền mua gà. Như vậy, nếu số tiền mua gà là 5 phần bằng nhau thì số tiền mua cá gồm 6 phần như thế.

Ta có sơ đồ sau:

Số tiền mua gà: |---|---|---|---|---|

Số tiền mua cá: |---|---|---|---|---|---|

? đồng

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 6 = 11(phần) Số tiền mua cá là:

88 000 : 11 x 6 = 48 000(đồng) Đáp số: 48 000 đồng 3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Qua bài học, em nắm được kiến thức gì ?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm.

- Chuẩn bị bài học sau.

- HS nêu: Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Tập đọc

SANG NĂM CON LÊN BẢY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài). Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. HS M3,4 đọc thuộc và diễn cảm được bài thơ.

(9)

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Yêu quý, biết ơn cha mẹ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

- HS: SGk, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK - Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ?

- Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Bài thơ Sang năm con lên bảy của nhà thơ Vũ Đình Minh là lời của một người cha nói với đứa con đã đến tuổi tới trường.

Điều nhà thơ muốn nói là một phát hiện rất thú vị về thế giới tuổi thơ của trẻ em. Các em hãy lắng nghe bài thơ.

- HS thi đọc - Điều 15, 16, 17.

- Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.

+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.

- HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) - Gọi 1 HS đọc toàn bài

- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2

- Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu “Sang năm con lên bảy…

tới trường” đọc với giọng vui, đầm ấm

- 1 HS M3,4 đọc bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.

+ 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp, mỗi em 1 đoạn sau đó đổi lại và chỉnh sửa cho nhau

- Cả lớp theo dõi - Cả lớp theo dõi

(10)

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) - Cho HS tổ chức thảo luận rồi báo cáo, chia sẻ trước lớp:

+ Những dòng thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?

+ Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?

+ Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?

- GV chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên…

- GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài.

- HS thảo luận, báo cáo - Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con

- Trong khổ 2 , những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngược lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ.

+ Qua thời thơ ấu các em không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ và muôn thú biết nói, biết nghĩ như người.

Các em nhìn đời thực hơn. Vì vậy thế giới của các em thay đổi, trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không còn đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói.

+ Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.

+ Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính 2 bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong truyện thần thoại, cổ tích

- HS nêu: Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích.

Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Đọc diễn cảm

- Gọi HS đọc lại toàn bài

- Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài

- 3 HS nối nhau đọc cả bài.

- Giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con sắp tới tuổi tới trường

(11)

- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện đọc, hướng dẫn HS luyện đọc

+ Gọi 1 HS đọc mẫu

+ Cho HS luyện đọc theo cặp + Thi đọc

- Luyện học thuộc lòng bài thơ.

+ HS tự nhẩm để học thuộc lòng bài thơ

+ Thi học thuộc lòng - GV đánh giá, nhận xét

+ 1 HS đọc mẫu + HS đọc theo cặp

+ 2 HS đại diện 2 nhóm thi đọc ( 2 lượt) + HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.

- HS thi đọc thuộc lòng

5. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Khi khôn lớn, con người gành được hạnh phúc từ đâu ?

- GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe

- HS nêu: Từ sức lao động của chính mình.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS thi nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả người.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nhắc lại - HS nghe - HS nghe 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập

* Chọn đề bài

- HS đọc nội dung bài - HS phân tích từng đề

(12)

- Hướng dẫn HS phân tích đề và gạch dưới những từ quan trọng

- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị trước ở nhà

- Yêu cầu HS nêu đề bài mình đã chọn

* Lập dàn ý

- Gọi HS đọc gợi ý SGK

- GV nhắc HS một vài lưu ý nhỏ.

- Yêu cầu HS lập dàn ý theo đề bài mình đã chọn

- Trình bày kết quả

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý

Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu

- Dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm - Trình bày trước lớp

- Cho cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt.

- GV nhận xét, chữa bài

- HS nối tiếp nhau nêu

- HS đọc các gợi ý 1, 2 trong SGK - HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn

- HS trình bày kết quả:

* Ví dụ: Dàn ý bài văn miêu tả cô giáo 1, Mở bài:

Năm nay em đã học lớp 5. Em vẫn nhớ mãi về cô Hương. Cô giáo đã dạy em hồi lớp 1

2, Thân bài

- Cô Hương còn rất trẻ - Dáng người cô tròn lẳn

- Làn tóc mượt xoã ngang lưng - Khuôn mặt tròn, trắng hồng

- Đôi mắt to, đen lay láy thật ấn tượng - Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà

- Giọng nói của cô ngọt ngào dễ nghe - Cô kể chuyện rất hay

- Cô luôn uốn nắn cho chúng em từng nét chữ

- Cô chăm sóc chúng em từng bữa ăn giấc ngủ.

3, Kết bài

- Em rất yêu mến cô. Em tự hứa với lòng mình sẽ ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ để đền đáp công ơn dạy dỗ của cô.

- Tập nói theo dàn ý đã lập - Tập trình bày trong nhóm - Đại diện nhóm thi trình bày.

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Cho HS nhắc lại cách viết 1 bài văn tả người.

- HS nhắc lại - HS nghe

(13)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết TLV sau.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Ngày soạn:13/ 04 /2022

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 20 tháng 04 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được cách giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật. Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Cho HS hỏi đáp cách làm dạng toán chuyển động cùng chiều.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS hỏi đáp - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Phần I:

- Gọi HS nêu yêu cầu

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS phân tích đề

- Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính,...). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

- Cả lớp theo dõi

- Biết thời gian ô tô đi đoạn đường thứ

(14)

- Muốn tính thời gian ô tô đi cả hai đoạn đường cần biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS phân tích đề

- Muốn biết một nửa bể có bao nhiêu lít nước ta cần biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS phân tích đề

- Muốn biết sau bao nhiêu phút Vừ đuổi kịp Lềnh cần biết gì?

- Biết sau mỗi giờ Vừ gần Lềnh là bao nhiêu rồi. Muốn tính thời gian đuổi kịp nhau ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài tập chờ

Bài 1(phần II): HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài

- Cho HS phân tích đề bài - Cho HS tự làm bài

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

hai hết bao nhiêu - Cả lớp làm vở

- 1 HS lên bảng làm, chia sẻ 1. Đáp án đúng là: C. 3 giờ - Cả lớp theo dõi

- HS phân tích đề

- Cần biết cả bề là bao nhiêu lít nước - Cả lớp làm vở

- 1 HS lên bảng làm, chia sẻ 2. Đáp án đúng là: A. 48 l - Cả lớp theo dõi

- HS phân tích đề

- Biết sau mỗi giờ Vừ gần Lềnh là bao nhiêu( hiệu vận tốc)

- Ta lấy quãng đường hai người cách nhau chia cho hiệu vận tốc

- Cả lớp làm vở

- 1 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả 3. Đáp án đúng là: B. 80 phút

- HS đọc bài

- HS phân tích đề bài

- HS làm bài, chia sẻ kết quả Bài giải

Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là:

+ = (tuổi của mẹ)

Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là:

18 x 20 : 9 = 40(tuổi) Đáp số: 40 tuổi 3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

(15)

- Qua bài học giúp em ôn lại những kiến thức gì ?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS ôn lại các dạng toán đã học và tìm các bài tập tương tự để làm.

- HS nêu: Nắm được cách giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu ngoặc kép ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, sử dụng đúng các dấu câu khi viết.

II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép.

- HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung là nêu các dấu câu đã học, nêu tác dụng của mỗi dấu câu(Mỗi bạn chỉ nêu 1 dấu câu).

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhan

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Cả lớp theo dõi

- Dấu ngặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để

(16)

- Yêu cầu HS đọc thầm từng câu văn và làm bài

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2: HĐ cặp đôi

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS trao đổi theo cặp và làm bài.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ nhóm

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài - Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài

- Yêu cầu HS dưới lớp trình bày - GV nhận xét

đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Lời giải:

Tốt- tô- chan rất yêu quý thầy hiệu trư- ởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : “ Phải nói ngay điều này để thầy biết ”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “ Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ học ở trường này”.

- Cả lớp theo dõi - HS làm bài theo cặp

Lời giải:

Lớp chúng tôi tổ chức một cuộc bình chọn “ Người giàu có nhất ”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một

“ gia tài ” khổng lồ về các loại sách:

sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y- ô- ga, sách dạy chơi đàn oóc,

…..

- Cả lớp theo dõi

- 2 HS làm vào bảng nhóm, cả lớp viết vào vở

- 2 HS làm bảng nhóm đọc bài làm của mình, chia sẻ kết quả với cả lớp

- 3 HS trình bày 3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- Cho HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm.

- GV nhận xét về tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng cho đúng khi viết bài.

- HS nêu - HS nghe

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

(17)

...

...

...

_____________________________

Ngày soạn:13/ 04 /2022

Ngày dạy: Thứ năm, ngày 21 tháng 04 năm 2022 Toán

Kiểm tra định kì (Cuối học kì II) _____________________________

Tập làm văn

TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được cấu tạo và cách viết bài văn tả người. Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGk. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS hát

- GV kiểm tra việc chuẩn bị vở của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng: Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.

- HS hát - HS chuẩn bị - HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Hướng dẫn HS làm bài - Gọi HS đọc đề bài - GV nhắc HS :

+ 3 đề là 3 đề của tiết lập dàn ý trước.

Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.

+ Dù viết theo đề bài cũ, các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh đoạn văn

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đề bài trong SGK

- HS lắng nghe

(18)

* HS làm bài

- GV theo dõi HS làm bài - Thu bài

- Cả lớp làm bài 3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- Cho HS chia sẻ cách viết một bài văn tả người

- GV nhận xét tiết làm bài của HS - Dặn HS về nhà viết lại bài cho hay hơn.

- HS chia sẻ - HS nghe

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

HĐNGLL Luyện Tiếng việt:

THỰC HÀNH TUẦN 32 ( Tiết 1) BÀI: CHUYỆN NHỎ TRÊN PHỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Rèn kĩ năng đọc hiểu, hiểu nội dung bài, HS dựa vào nội dung câu chuyện “Chuyện nhỏ trên phố” chọn được câu trả lời đúng.

- Ôn tập củng kiến thức về tác dụng của dấu phẩy.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động mở đầu : 5’

- Nêu tác dụng của dấu hai chấm?

B. Hình thành kiến thức mới : 32’

Bài 1: Đọc câu chuyện sau: Chuyện nhỏ trên hè phố.

- GV chia đoạn: 4 đoạn - Gọi HS đọc bài (3 lần).

+ Lần 1: Đọc + sửa phát âm từ khó.

+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ khó + Lần 3: Đọc và luyện đọc diễn cảm.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

- GV đọc mẫu:

+ Chú ý giọng đọc diễn cảm.

- 1 HS đọc cả bài

- 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc sửa sai cho nhau.

- HS theo dõi.

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài

- Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp

- HS nêu

- 2 HS trao đổi làm bài - 1 cặp làm

(19)

- GV nhận xét, kết luận đáp án đúng. bảng phụ.

Đáp án:

a) Vì sao người coi xe đóng cáI cọc sắt xuống vỉa hè?

- Vì anh ta muốn chăng dây,chiếm chỗ giữ xe rộng hơn.

b) Hậu quả của việc đóng cọc là gì? - Mặt hè bị thủng một lỗ to bằng miệng bát ăn cơm.

c) Thấy anh coi xe đóng cọc làm hỏng vỉa hè, cậu bé nói gì?

- Sao anh lại đóng cọc trên hè phố, làm hỏng vỉa hè?

d) Khi anh coi xe vẫn nện búa, phớt lờ lời cậu bé, cậu đã làm gì?

- Tiếp tục khuyên, ôn tồn: Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè!

e) Khi bị doạ …. - Cậu dõng dạc, quả quyết: Không ai

được phép làm như vậy!

g) Ai lên tiếng ủng hộ cậu bé ngăn chặnhành vi của người coi xe?

- Chỉ có một người đàn ông gửi xe ủng hộ cậu bé.

h) Nhờ hành động của cậu bé, câu chuyện kết thúc thế nào?

- Người coi xe rất cáu kỉnh, nhưng buộc phảI nhổ cọc.

i) Dấu phẩy trong câu:… - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.

- GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.

- Dấu hai chấm có tác dụng gì?

- HS nêu

- 4 HS trao đổi làm bài – 1 nhóm làm bảng phụ

- 2 HS nêu áp án:

Đ

Tác dụng của dấu hai chấm

Câu

Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật

Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ

phận đứng trước.

a) Cậu bé tiếp tục, giọng ôn tồn:

- Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè!

x b) Điều kì diệu đã xảy ra: ba

ngày sau, vào 8 giờ sáng, anh thương binh Lào mấp máy môi, hồi tỉnh.

x c) Cô Ngọc nói với bạn đi

cùng: “Kìa! Đúng là anh bộ đội Lào ở T20!”

x C.Hoạt động vận dụng: 3’

- Hỏi : Dấu hai chấm có tác dụng gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hd HS học ở nhà

- 2 HS nhắc lại.

- Lắng nghe

- Học và chuẩn bị bài IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

(20)

...

...

...

_____________________________

Ngày soạn:13/ 04 /2022

Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 22 tháng 04 năm 2022 Luyện Toán

TIẾT 38: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố về cộng, trừ và nhân số đo thời gian. Rèn kĩ năng trình bày bài.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: (1’)

2. HĐ thực hành: (30’) a. Giới thiệu bài.

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - Ghi đầu bài.

b. Thực hành

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh chưa hoàn thành

- GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1: Khoanh vào phương án đúng:

a) 243 phút = ...giây.

A. 165 B. 185.

C. 275 D. 234

b) 4 giờ 25 phút  5 = ...giờ ... phút A. 21 giờ 25 phút B. 21 giờ 5 phút C. 22 giờ 25 phút D. 22 giờ 5 phút Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 52 giờ = ...phút ; 1 43 giờ = ...phút b) 65 phút = ...giây; 214 ngày = ...giờ Bài 3: Thứ ba hàng tuần Hà có 4 tiết ở

- Lắng nghe, xác định nhiệm vụ của tiết học

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Bài 1:

Lời giải:

a) Khoanh vào A b) Khoanh vào D Bài 2:

Lời giải:

a) 52 giờ = 24 phút ; 1 43 giờ = 105phút b) 65 phút = 50 giây; 2 41 ngày = 54giờ

(21)

lớp, mỗi tiết 40 phút. Hỏi thứ ba hàng tuần Hà học ở trường bao nhiêu thời gian?

Bài 4: (HSNK)

Lan đi ngủ lúc 9 giờ 30 phút tối và dậy lúc 5 giờ 30 phút sáng. Hỏi mỗi đêm Lan ngủ bao nhiêu lâu?

C. HĐ vận dụng: (5’) - Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

Bài 3:

Bài giải:

Thứ ba hàng tuần Hà học ở trường số thời gian là: 40 phút  5 = 200 ( phút) = 2 gờ 40 phút.

Đáp số: 2 gờ 40 phút.

Bài 4:

Bài giải:

Thời gian Lan ngủ từ tối đến lúc nửa đêm là:

12 giờ - 9 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút.

Thời gian Lan ngủ mỗi đêm là:

2giờ30phút + 5giờ30phút = 7giờ60phút = 8 giờ.

Đáp số: 8 giờ.

- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện..

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Tập đọc

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.

(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). HS M3,4 phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4). Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo.

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS thi đọc bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi sau bài đọc.

- HS thi đọc

- Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn

(22)

- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ?

- Bài thơ nói với các em điều gì ?

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê- mi biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống

sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn.

Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về… đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.

- Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.

- HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) - Gọi 1 HS đọc bài.

- HS chia đoạn

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.

- Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-

- 1 HS đọc bài - HS chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó

- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ

- HS luyện đọc theo cặp - HS đọc

- HS nghe

(23)

mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê- mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) - Cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:

+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?

+Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?

- GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất. Học trò là Rê - mi và chú chó Ca – pi.

+ Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào?

+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ?

+ Qua câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

- HS thảo luận và chia sẻ:

+ Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.

+ Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.

+ Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê - mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê - mi.

+ Rê - mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết chí học. Kết quả, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.)

+ Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.

+ Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê - mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được.

+ Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất…

- HS phát biểu tự do, VD:

+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.

+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.

+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.

(24)

- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện:

- GVKL: Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.

- HS trả lời.

- HS nghe

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) - Gọi HS đọc tốt đọc 3 đoạn của bài - Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài

- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:

Cụ Vi- ta- li hỏi tôi…đứa trẻ có tâm hồn.

+ Gọi HS đọc

+ Luyện đọc theo cặp + Thi đọc diễn cảm

- 3 HS tiếp nối nhau đọc - HS nêu

- Cả lớp theo dõi - HS đọc

- HS đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm 5. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Qua bài tập đọc này em học được điều gì ?

- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.

- HS nêu: Em biết được trẻ em có quyền được học tập/ được yêu thương chăm sóc/ được đối xử công bằng...

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Chính tả

SANG NĂM CON LÊN BẢY (Nhớ - viết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti... ở địa phương (BT3).

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập - HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- GV cho HS chơi trò chơi "Viết nhanh, viết đúng" tên các tổ chức sau : Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng,

- HS chia làm 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 bạn chơi.(Mỗi bạn viết tên 1 tổ chức) - HS dưới lớp cổ vũ cho 2 đội chơi.

(25)

Tổ chức Lao động Quốc tế, Đại hội đồng Liên hợp quốc.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:

(7 phút)

- GV gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm - Tìm tiếng khi viết dễ viết sai - Luyện viết những từ khó.

- Yêu cầu HS nêu cách trình bày khổ thơ.

- HS theo dõi trong SGK - HS đọc thầm

- HS nêu

- HS đọc thầm,tập viết các từ ngữ dễ viết sai

- HS nêu cách trình bày

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) - GV yêu cầu HS viết bài.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - GV đọc lại bài viết

- Cả lớp viết bài chính tả - HS soát lại bài.

- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.

4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm - HS nghe Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập có mấy yêu cầu ? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ?

Bài tập 3 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài viết tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti,… có ở địa phương.

- GV nhận xét chữa bài

- HS đọc - 2 yêu cầu - Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bài vào bảng nhóm và gắn lên bảng lớp, chia sẻ kết quả

- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

- 1 HS nhắc lại - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm vở

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS theo dõi 6. Hoạt động vận dụng:(3 phút)

6. Hoạt động vận dụng:(3 phút) - Viết tên một số cơ quan, công ti ở địa phương em.

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các tổ chức, cơ

- HS viết: Công ti cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội,....

- HS nghe và thực hiện

(26)

quan vừa luyện viết.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Sinh hoạt

Tiết 31: SINH HOẠT LỚP TUẦN 31 I – YÊU CẦU CÀN ĐẠT:

1. Yêu cầu chung:

Giúp học sinh

- Nhận ra những ưu, nhược điểm của lớp, của bản thân.

- Đề ra phương hướng phấn đấu trong tuần tới.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Họp ban cán sự lớp

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp

-GV yêu cầu Lớp phó văn thể cho các bạn hát

2. Sinh hoạt lớp:

- Các tổ trưởng nhận xét tổ mình

- Lớp trưởng nhận xét

- GV: Nhận xét đánh giá chung của lớp trong tuần qua, giải thích một số vướng mắc của học sinh qua việc xếp loại trong tuần.

GV nhận xét:

Nhất trí với sự đánh giá của Ban cán sự lớp, giải thích một số vướng mắc của học sinh qua việc xếp loại trong tuần. Giáo viên bổ sung ý kiến

* Ưu điểm:

- Thực hiện nghiêm túc nội quy: vào phòng học, ôn bài đầu giờ,

- Tích cực tự giác nhanh nhẹn khi hoạt động

- Một số bạn có tiến bộ trong học tập như Thành, Chi Mai…

- Phòng dịch tốt.

* Tồn tại:

- Một số em trong giờ học chưa hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Lớp hát 1 bài

- Các tổ trưởng báo cáo (Tổ 1: Tú , Tổ 2:

Bảo; Tổ 3: Quỳnh)

- Lớp trưởng nhận xét lớp về các hoạt động trong tuần qua.

- Nhận xét qua sổ nhật ký của tổ

(27)

- Một số em chưa nghiêm túc trong hoạt động làm BTVN

- Một số bạn còn vào lớp hơi muộn 3. Phương hướng tuần tới:

* Ý kiến của giáo viên:

- Nhất trí với bản phương hướng

4, Tuyên dương, nhắc nhở 5, GV nhận xét giờ sinh hoạt - GV nhận xét giờ sinh hoạt

-Dặn học sinh thực hiện nghiêm túc có hiệu quả phương hướng đã đề ra - Dặn dò HS- Tuyên truyền phòng chống Covid-19, an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn đuối nước (3’)

* Lớp trưởng lên đọc bản phương hướng của lớp trong tuần sau.

- Phát huy ưu điểm và khắc phục tồn tại của tuần trước.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và tập thể sạch sẽ.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi vào lớp.

- Thực hiện tốt “Đôi bạn cùng tiến” giúp đỡ nhau trong học tập.

- Ôn bài , hoàn thành BTVN nghiêm túc, hoạt động trong giờ nhanh nhẹn, nghiêm túc.

- Thực hiện vệ sinh, lao động sạch sẽ, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch Covid- 19.

- Tham gia đầy đủ các phong trào do trường , đội phát động.

* Các tổ trưởng cho ý kiến bổ sung.

* Các cá nhân cho ý kiến bổ sung - Tuyên dương:

+ Tổ: 2

+ Cá Nhân: Thành, Chi Mai, Đức, Tú...

- Nhắc nhở: Duy Anh, Hằng, Lâm....

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ... - Cảm phục

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm...

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

PT Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.. - Chăm

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.. -  HS cẩn thận,