• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP HÓA 8 HKII (2019-2020)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ÔN TẬP HÓA 8 HKII (2019-2020)"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP HÓA HỌC 8 – HỌC PHẦN OXI VÀ KHÔNG KHÍ

A. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

Kí hiệu hóa học: O Công thức hóa học: O2

Nguyên tử khối: 16 Phân tử khối: 32 1. Oxi có những tính chất vật lí nào?

Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Oxi lỏng ở - 183oC và có màu xanh nhạt.

2. Trình bày tính chất hóa học của oxi? Mỗi tính chất viết một PTHH minh họa?

a. Tác dụng với phi kim:

Khí oxi + lưu huỳnh

to lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) S + O2

to SO2

Khí oxi + photpho

to điphotpho penta oxit 4P + 5O2

to 2P2O5

b. Tác dụng với kim loại:

Khí oxi + sắt

to oxit sắt từ 3Fe + 2O2

to Fe3O4

c. Tác dụng với hợp chất:

Khí oxi + hợp chất

to khí cacbonic (cacbon đioxit) + hơi nước CH4 + 2O2

to CO2 + 2H2O

II. SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP 1. Thế nào là sự oxi hóa?

Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất (đơn chất hoặc hợp chất) Ví dụ:

Thanh sắt để ngoài không khí sau một thời gian bị gỉ sét là do sắt đã tác dụng với oxi có trong không khí.

3Fe + 2O2

to Fe3O4

2. Thế nào là phản ứng hóa hợp?

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

(2)

Ví dụ: 4P + 5O2

to 2P2O5

CaO + H2O Ca(OH)2

3. Oxi có những ứng dụng nào?

Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật; cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

IV. OXIT 1. Oxit là gì?

Oxit là hợp chất có hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: CuO, SO2 , Fe2O3

2. Oxit được chia làm bao nhiêu loại chính?

Gồm hai loại chính:

a. Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit Ví dụ: SO3, CO2, P2O5.

b. Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Ví dụ: Na2O, CaO, CuO.

3. Cách gọi tên như thế nào?

Tên oxit: tên nguyên tố + oxit *Nếu kim loại có nhiều hóa trị:

Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit Ví dụ: FeO: sắt (II) oxit

Fe2O3: sắt (III) oxit *Nếu phi kim có nhiều hóa trị:

Tên oxit axit: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)

* Lưu ý : Các tiền tố (tiếp đầu ngữ): Mono - 1; đi – 2; tri - 3; tetra - 4; penta - 5 Ví dụ: CO2: Cacbon đioxit

SO2: Lưu huỳnh đioxit SO3: Lưu huỳnh trioxit P2O5: Điphotpho penta oxit

III. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY

1. Phương pháp và hóa chất dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4 (Kali pemanganat), KClO3 (Kali clorat).

PTHH minh họa:

(3)

2KCO3

to 2KCl + 3O2

2KMnO4

to K2MnO4 + MnO2 + O2

2. Thế nào phản ứng phân hủy?

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ một chất (chất tham gia) sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ: CaCO3

to CO2 + CaO IV. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ - Không khí là một hỗn hợp khí.

- Thành phần % theo thể tích của các chất khí trong không khí là:

+ 78% khí nitơ.

+ 21% khí oxi.

+ 1 % các khí khác.

B. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dãy chất nào sau đây toàn là oxit?

A. K2O, Na2O, Ca(OH)2. B. KClO3, CO2, SO2. C. CaCO3, Na2O, H2O. D. Na2O, CO2, CaO.

Câu 2: Đốt cháy 0,2 mol Mg trong khí oxi. Thể tích khí oxi phải dùng (đktc) là bao nhiêu?

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

Câu 3: Sự oxi hóa là

A. Sự tác dụng của oxi với một đơn chất. B. Sự tác dụng của oxi với một chất.

C. Sự tác dụng của hợp chất. D. Sự tác dụng của oxi.

Câu 4: Khi cho cây nến đang cháy vào lọ thủy tinh rồi đậy nút kín, ta thấy:

A. Ngọn lửa cây nến tắt. B. Ngọn lửa cây nến tiếp tục cháy.

C. Ngọn lửa cây nến yếu dần rồi tắt. D. Ngọn lửa cây nến bùng cháy hơn.

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng hóa hợp ?

A. H2 + CuO → H2O + Cu. B. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2

+O2

C. 3Fe + 2O2 → Fe3O4 D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

Câu 6: Trong các dãy chất sau, chất nào được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?

A. CaCO3 B. CuO. C. Fe2O3 D. KClO3

Câu 7: Oxit là hợp chất của oxi với:

A. Một nguyên tố kim loại. B. Một nguyên tố phi kim.

C. Nhiều nguyên tố phi kim. D. Một nguyên tố hóa học khác.

(4)

Câu 8: Khối lượng của 2,24 lít khí oxi (đktc) là

A. 1,6 gam. B. 3,2 gam. C. 4,8 gam. D. 7,2 gam.

Câu 9: Công thức hóa học của điphotpho pentaoxit là

A. PO. B. P2O3 C. N2O5 D. P2O5. Câu 10: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,4 g cacbon là:

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

Câu 11: Dãy nào chỉ toàn là oxit bazơ?

A. CO2, SO2 , N2O5 , P2O5 B. SO3 , N2O5 , CaO, BaO.

C. K2O , Na2O , BaO , CaO. D. CO2 , SO2 , CaO , N2O5

Câu 12: Trong không khí oxi chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích?

A. 78%. B. 21%. C. 1%. D. 12%.

Câu 13: Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?

A. CaO + H2O -> Ca(OH)2 B.

0

2 t 2 3 2

HCuO KClO

C. Zn2HClZnCl2H2 D.

0

2 t 2

HCuOCu H O

Câu 14: Cho phương trình phản ứng hóa học sau :

0

4 2 4 2

2KMnO t K MnOMnOX . Vậy (X) là

A. O3 B. H2 C. H2O D. O2

Câu 15: Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa 5 g oxi. Sau phản ứng có chất nào còn dư?

A. Oxi dư. B. Oxit và photpho tác dụng hết.

C. Photpho dư. D. Oxit và photpho đều dư.

Câu 16: Thành phần của không khí:

A. 21% khí Nitơ, 78% khí Oxi, 1% khí khác. B. 21% khí khác, 78% khí Oxi, 1% khí Nitơ.

C. 21% khí Oxi, 78% khí Nitơ, 1% khí khác. D. 21% khí Nitơ, 78% khí khác, 1% khí Oxi.

Câu 17: Nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là

A. KMnO4 B. H2O. C. Không khí. D. CaCO3

Câu 18: Dãy chất nào sau đây toàn là hợp chất oxit axit?

A. CO2, SO2, N2O5, P2O5. B. SO3, N2O5, CaO, MgO.

C. K2O, Cao, Na2O, BaO. D. CuO, N2O5, MgO, P2O5.

Câu 19: Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế 2,24 lít khí O2 (đktc) trong phòng thí nghiệm là A. 15,8 g. B. 31,6 g. C. 23,7 g. D. 17,3 g.

Câu 20: Công thức P2O5 đọc tên là

A. Điphotpho oxit. B. Điphotpho pentaoxit.

(5)

C. photpho oxit. D. photpho pentaoxit.

Câu 21: Nguyên liệu dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là

A. KClO3 , KMnO4 B. H2O, không khí.

C. CaCO3 , H2O. D. Fe3O4

Câu 22: Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt. B. Sự oxi hóa mà không phát sáng.

C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng. D. Sự tự bốc cháy.

Câu 23: Để dập tắt xăng dầu cháy người ta cần thực hiện:

A. Phun nước vào ngọn lửa. B. Dùng chăn ướt hoặc cát phủ lên ngọn lửa.

C. Thổi khí oxi vào ngọn lửa. D. Bơm không khí vào ngọn lửa.

Câu 24: Cho phương trình phản ứng sau : S + O2 -> A . Vậy (A) là

A. SO2 B. SO3 C. S2O4 D. SO

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 3,2 g lưu huỳnh (S). Số gam lưu huỳnh đioxit (SO2) thu được là A. 3,2 g. B. 6,4 g. C. 12,8 g D. 19,2 g

Câu 26: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng phân huỷ?

A. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2

C. Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + 2FeSO4 D. 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2

Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng sau: P + O2 (A). Xác định (A)?

A. P2O5 B. P2O3 C. P2O4 D. P2O2. Câu 28: Số mol KClO3 cần dùng để điều chế 1,5 mol khí oxi:

A. 1 mol. B. 2 mol C. 3 mol D. 4 mol Câu 29: Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ:

A. 1830C. B. 1960C. C. – 1830C. D. – 1960C.

Câu 30: Thể tích khí oxi (đktc) cần để đốt cháy hết 5,4 g nhôm là

A. 2,24 lít. B. 3,24 lít. C. 3,36 lít. D. 2,36 lít.

Câu 31:Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để tạo ra 2,7g nước là

A. 5,6 lít B. 1,68 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít Câu 32: Phản ứng hóa học nào có xảy ra sự oxi hóa?

A. SO3 + H2O  H2SO4 B. 2H2 + O2 t0

 2H2O.

C. CaO + H2O  Ca(OH)2 D. 2H2O dp 2H2 + O2

C. TỰ LUẬN:

Câu 1: Hoàn thành các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?



t0

 t0

(6)

a. Fe + O2 ----> Fe3O4 b. P + O2 → P2O5

c. KClO3 → KCl + ? d. KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

e. Ca + ? ----> CaO f. H2 + O2 → ? g. HgO ----> Hg + O2

Câu 2: Nêu thí nghiệm phân biệt 3 lọ mất nhãn đựng các chất khí sau: oxi, hidro, không khí ? Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao

a. Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc) để điều chế được 2,32 g oxit sắt từ ?

b. Tính số gam kali pemanganat (KMnO4) để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên?

Câu 4: Để thu được 10 lọ khí oxi có dung tích mỗi lọ 672 ml (đktc) cần bao nhiêu gam kali pemanganat. (Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%)?

Câu 5: Hãy phân loại và gọi tên những oxit sau đây: N2O5, ZnO, SO2, Na2O?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

(2) Ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.. (3) Sắt cháy trong khí oxi thu được

a) Con dế mèn dễ chết vì: trong quá trình hô hấp của chúng cần oxi cho quá trình trao đổi chất (quá trình này góp phần vào sự sinh tồn của người và động vật), khi ta

a) Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. c)

Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất (vôi sống và khí cacbonic). a) Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế

1. Khí oxi là một đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp

Do đó tỉ lệ oxi trong không khí (tính theo thể tích) luôn luôn xấp xỉ bằng 20%.. Hãy chọn một trong những chất trên và hệ số thích hợp điền vào chỗ trống trong

Bài 27.3 trang 38 Hóa học lớp 8: Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước (có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hiđro..

Oxi có thể điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân ... Người ta thu khí này bằng cách đẩy ... Ống nghiệm phải đặt ở tư thế úp ngược miệng ống