• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần | Giải vở bài tập Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần | Giải vở bài tập Sinh học 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 76 VBT Sinh học 9): Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể ở thế hệ tiếp theo có sức sống kém dần, biểu hiện ở các dấu hiệu như: sinh trưởng và phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm, bộc lộ nhiều đặc điểm có hại (bạch tạng, thân lùn, dị dạng,…), nhiều cây bị chết.

Bài tập 2 (trang 76 VBT Sinh học 9): Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?

Trả lời:

Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với các con.

Hậu quả của giao phối gần: gây thoái hóa ở thế hệ sau: sinh trưởng và phát triển yếu, sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non,…

Bài tập 3 (trang 76-77 VBT Sinh học 9): Hãy trả lời các câu hỏi sau:

(2)

a) Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

Trả lời:

Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần và thể dị hợp giảm dần.

b) Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

Trả lời:

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Bài tập 4 (trang 77 VBT Sinh học 9): Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Trả lời:

Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống vì các phương pháp này dùng để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn và tạo dòng thuần.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập trang 77 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng ………. vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để ……… và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.

Trả lời:

Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

(3)

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 77 VBT Sinh học 9: Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.

Bài tập 2 trang 77 VBT Sinh học 9: Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hóa?

Trả lời:

Các kiểu gen ở trạng thái đồng hợp sẽ không gây thoái hóa khi tự thụ phấn.

Bài tập 3 trang 77 VBT Sinh học 9: Kết quả nào dưới đây là do hiện tượng giao phối gần (chọn phương án trả lời đúng)

A. Hiện tượng thoái hóa

B. Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm C. Tạo ưu thế lai

D. Tạo ra dòng thuần Trả lời:

Đáp án A. Hiện tượng thoái hóa

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.. + HS trình bày

- Sự thụ thai chỉ xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.. Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng như thế nào đối

- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ do hai trẻ này được sinh ra từ cùng một hợp tử (một trứng kết hợp với một tinh trùng), do đó cặp NST giới tính của

- Các tia phóng xạ có khả năng xuyên thấu qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên AND trong tế bào gây đột biến gen hoặc chấn thương NST gây đột biến

- Chọn lọc 2 lần: năm thứ nhất chọn lọc các cây ưu tú (chọn lần 1), năm thứ hai gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt và tiến hành chọn cây ưu tú (chọn lọc lần 2) bằng

- Tự thao tác trên mẫu thật các kĩ năng: cắt vỏ trấu, khử nhị đực, lấy phấn, thụ phấn, bao hoa bằng cách li và gắn nhãn.. Nội dung

Dễ nuôi, sức sống cao, mắn đẻ, tỉ lệ trứng nở cao nhưng kích thước nhỏ và không thể bị vỗ béo.. Vịt Bầu bến Lấy trứng Mắn đẻ, trứng nở tỉ lệ cao, sức sống

- HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.. - HS trình bày