• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện lớp 4 trang 122 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện lớp 4 trang 122 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện A. Kiến thức cơ bản:

- Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

- Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Câu 1 (trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Đọc lại truyện ông Trạng thả diều.

Câu 2 (trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Đoạn kết của truyện này:

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là ông Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Câu 3 (trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Đọc truyện này, em càng thấu hiểu hơn câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững”.

Câu 4 (trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Cách kết bài trước: chỉ nêu kết cục của câu chuyện. (Cách kết bài không mở rộng) Cách kết bài sau: sau khi nêu kết cục của câu chuyện, còn có lời bình luận thêm.

(Cách kết bài mở rộng) II. Luyện tập

Câu 1 (trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

a. Kết bài không mở rộng.

b. Kết bài mở rộng.

c. Kết bài mở rộng.

(2)

d. Kết bài mở rộng.

e. Kết bài mở rộng.

Câu 2 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Tìm phần kết bài của các truyện

a. Một người chính trực: Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá". (Kết bài không mở rộng)

b. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa (Kết bài không mở rộng).

Câu 3 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Viết kết bài theo cách kết bài mở rộng a. Một người chính trực:

Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá".

Thêm đoạn sau:

Đủ thấy vị quan đứng đầu triều Lý này đúng là một tấm gương sáng ngời về sự chính trực, thanh liêm hết lòng vì nước vì dân tộc cho hậu thế soi chung.

b. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”

Thêm đoạn sau:

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca cho thấy em là một chú bé trung thực, giàu tình cảm và nhất là rất nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào. a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất

Và có lẽ, nhớ nhất trong tôi là những ngày cuối đời của ông, ngày ấy đã để lại trong lòng tôi một nỗi dằn vặt ray rứt không nguôi.. Hồi ấy, tôi

Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện. □ Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho

- Giống nhau: Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách. + Đoạn b, c: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.. Câu 2 trang 10

Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng

Câu 1 trang 75 VBT Tiếng Việt 4 tập 2: Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở

(Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.) Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.. c) Em yêu thích, gắn bó với

- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật. - Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa. - Sự việc 2: Hai mẹ