• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 07/03/2022 Tiết 50, 53 Bài 51-52: THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

+ HS nêu được các thành phần của Hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn 2. Kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng quan sát thiên nhiên. Thảo luận nhóm 3. Thái độ

+ Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

- Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

II. CHUẨN BỊ

+ Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng + Túi đựng mẫu vật

+ Kính lúp

+ Giấy kẻ ly, bút chì III. CÁCH TIẾN HÀNH

1. GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. GV nêu yêu cầu nội dung của bài thực hành

GV giới thiệu địa điểm thực hành và nêu những lưu ý trong khi làm thực hành

* Hoạt động 1: Theo dõi băng hình về hệ sinh thái.

MĐCĐ: Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

B1: GV thông báo yêu cầu của bài thực hành

+ Điều tra các thành phần của hệ sinh thái + Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát

B2:GV cho HS xem băng hình tiến hành như sau

+ HS xem lần thứ 1 toàn bộ nội dung + HS xem lần thứ 2 và 3 để hoàn thành bảng 51.1-3

B3:GV lưu ý đổi tên đề mục ở bảng 51.2:

thành phần thực vật trong hệ sinh thái và bảng 51.3: thành phần động vật trong hệ sinh thái

B4: GV quan sát các nhóm giúp đỡ nhóm yếu

- Toàn lớp theo dõi băng hình theo thứ tự - trước khi xem lại băng các nhóm chuẩn chuẩn bị sẵn nội dung cần quan sát ở bảng 51.1-51.3

- Sau khi xem xong các nhóm tiến hành từng nội dung trong bảng

- HS lưu ý có những động vật và thực vật không biết rõ tên có thể hỏi hoặc ghi lại đặc điểm hình thái

- HS theo dõi phim trong của nhóm bạn để nhận xét bổ sung nếu cần

* Hoạt động 2: Xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

MĐCĐ: HS nêu được các thành phần của Hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn

(2)

B1:GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 51.4 - GV gọi đại diện nhóm viết lên bảng - GV giúp HS hoàn thành bảng 51.4 - GV yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn B2: GV giao 1 bài tập nhỏ:

+ Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật : Thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân hủy

+ hãy thành lập lưới thức ăn

- GV chữa bài và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn

B3: GV yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề : Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới

- GV cho HS thảo luận toàn lớp - GV đánh gia kết quả của các nhóm .

B4: GV giúp các nhóm viết thu hoạch nội dung như SGK tr.156

* Xây dựng chuỗi và lưới thức ăn - Các nhóm trao đổi nhớ lại băng hình đã xem để lựa chọn sinh vật điền vào bảng 51.4

- Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng - các nhóm theo dõi bổ sung

- HS viết chuỗi thức ăn lên bảng - các nhóm nhận xét bổ sung

- HS trao đổi và viết lưới thức ăn - Đại diện nhóm viết lên bảng lớp bổ sung

- HS theo dõi sửa chữa nếu cần - Thảo luận đề xuất biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Yêu cầu nêu được:

+ Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái + Các loài sinh vật có bị tiêu diệt không?

+ Hệ sinh thái này có được bảo vệ hay không

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh B1: GV chia lớp thành 4 nhóm thực hành

- GV thông báo yêu cầu của mục 1: Hệ sinh thái

+ Điều tra các thành phần của hệ sinh thái + Các thành phần của hệ sinh thái như bảng 51.1

+ Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát

- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm yếu B2:GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 51.4 SGK

GV yêu cầu các nhóm vẽ chuỗi thức ăn trong khu vực quan sát

B3:GV hướng dẫn học sinh các nhóm hoàn thiện bài thực hành

B4:GV? Qua buổi thực hành này, em có đề xuất các biện pháp gì để bảo vệ tốt hệ sinh thái đó

- HS chia thành 4 nhóm theo yêu cầu và cử ra 1 nhóm trưởng, 1 thư ký

1. Hệ sinh thái.

- Các nhóm tiến hành quan sát, hoàn thành bảng 51.1, 51.2, 51.3 SGK

2. Chuỗi thức ăn

HS quan sát và hoàn thành bảng 51.4

- HS thảo luận trong nhóm để thống nhất câu trả lời

IV. THU HOẠCH:

(3)

- Viết bài báo cáo Trình bày ở tiết sau

- Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng

- Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thức vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.

- Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về hệ sinh thái. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tốt hệ sinh thái đã quan sát?

V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành VI. DĂN DÒ

- Hoàn thành báo cáo thực hành - HS chuẩn bị sưu tầm các nội dung

+ Tác động của con người tới môi trường trong XHCN + Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên

+ Hoạt động của con người để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

* Rút kinh nghiệm bài học:

………

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển sản xuất theo mô hình VAC hoặc RVAC: luân canh, tăng vụ nhiều loại cây trồng: nuôi, khai thác nhiều thủy, hải sản...để sản xuất ra nhiều loại thức

Khảo sát một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa Đất lớn (RĐL) nuôi tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Sóc Sơn, Hà Nội cho kết quả như sau:..

Tìm hiểu các nguồn thông tin từ sách báo và từ thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức về số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vưc sống (sinh cảnh) trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

Sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi cây trồng và động vật sống hoang dã có nhiều mắt xích hơn cụ thể là:.. - Câylà thức ăn

+ Hàm lượng oxygen hòa tan trong nước biến động theo ngày đêm do hoạt động quang hợp của thủy sinh thực vật (làm tăng O 2 ) và hô hấp của thủy sinh vật (làm giảm O 2

- Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn như tôm, cá…. - Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun