• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

NS: 28/12/ 2020 NG: 04/01/2021

Thứ hai ngày 04 tháng 1 năm 2021

TOÁN

TIẾT 86: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Giúp HS củng cố về giải bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ.

2.Kỹ năng:

-Tính đúng nhanh, chính xác.

3.Thái độ:

- Ham thích học Toán.

- Làm quen với bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau:

Tháng 10 : 94 bông hoa

Tháng 12 nhiều hơn : 16 bông hoa Tháng 12 : ...bông hoa?

- YC HS dưới lớp làm bài vào nháp - Yêu cầu HS nhận xét

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) 2. HD làm bài tập Bài 1: (8’)

+ Bài toán cho biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?Tại sao?

- YC HS tóm tắt

- Yêu cầu HS làm bài. 1 HS lên bảng

- 1 Học sinh lên bảng giải bài toán HS dưới lớp làm bài vào nháp

- HS nhận xét

- Đọc bài toán

+ Một cửa hàng buổi sáng bán được 48l dầu, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 37l dầu.

+ Cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu ? - Làm phép cộng. Vì số lít dầu cả ngày bằng số lít dầu buổi sáng bán và số lít dầu buổi chiều gộp lại.

- Tóm tắt:

Buổi sáng : 48 lít Buổi chiều: 37 lít Cả hai buổi:…lít ?

- 1 HS lên bảng. Lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Cả hai buổi bán được số lít là:

48 + 37 = 85 (lít) Đáp số: 85 lít - Nhận xét

- Dạng toán về nhiều hơn - HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết Bình cân nặng 32kg. An nhẹ hơn Bình 6kg.

- Hỏi An cân nặng bao nhiêu kg?

- Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn.

Vì nhẹ hơn có nghĩa là ít hơn.

(2)

làm bài.

- GV nhận xét, tuyên dương - Bài toán thuộc dạng toán nào?

Bài 2: (8’)

- Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết những gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng gì? Vì sao?

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán

- Gọi HS lên bảng làm toán HS dưới lớp làm bài vòa VBT

- GV nhận xét, chốt bài giải đúng - Bài toán thuộc dạng toán nào?

Bài 3: (8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - Bài toán cho biết những gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết Lan hái được bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào?

- Yêu cầu 1 HS tóm tắt, giải bài toán

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 4: (4’) Viết số thích hợp - HD HS làm

- 1 HS tóm tắt bài toán * Tóm tắt

Bình : 32 kg An nhẹ hơn Bình: 6 kg

An :…. kg?

- 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm vào vở Bài giải

Bạn An cân nặng là:

32 – 6 = 26 (kg) Đáp số: 26 kg.

- HS nhận xét - Dạng toán về ít hơn

- HS đọc đề bài.

- Lan hái được 24 bông hoa. Liên hái được nhiều hơn Lan 16 bông hoa.

- Liên hái được mấy bông hoa?

-Thực hiện phép tính cộng

- 1 HS lên bảng tóm tắt, giải bài toán * Tóm tắt

Lan : 24 bông Liên hái nhiều hơn Lan : 16 bông Liên :…bông ?

Bài giải

Số bông hoa Liên hái được là:

24 + 16 = 40 (bông) Đáp số : 40 bông - Hs nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài - HS nghe GV hướng dẫn - HS làm vở

1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11;12; 13; 14 - HS sửa bài.

- Lắng nghe.

(3)

- Cho HS thực hành vào sách - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố – Dặn dò (5’) - GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài:

Luyện tập chung

TẬP ĐỌC

TIẾT 52: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ ( T1)

I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:

- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Đọc trơn được các bài tập đọc đó học. Tốc độ 45 chữ/ phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Ôn luyện về từ chỉ sự vật.

- Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, tìm từ chỉ sự vật.

- Rèn kĩ năng tự thuật về bản thân.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.

- Bảng viết sẵn câu văn bài tập 2 - Vở bài tập tiếng việt 2 tập 1

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài:

“Gà tỉ tê với gà”

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Nội dung.

a. Kiểm tra đọc. (12’)

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b. Bài tập.

Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau: (9’) - Gọi h/s đọc yêu cầu đề bài.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 và gạch chân dưới

- 2HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi ND bài - Lớp nhận xét

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

(4)

các từ chỉ sự vật trong câu văn đã cho vào phiếu bài tập - Yêu cầu đại diện nhóm HS trình bày bài là.

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: Viết bản tự thuật: (9’) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dấn HS làm bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài các nhân viết bảng tự thuật vào VBT.

- Gọi h/s đọc bài viết của mình.

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét bổ sung.

3. Củng cố – dặn dò: ( 3’) - GV tổng hợp nội dung bài học - GV nhận xét tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà ôn tập và chuẩn bị bài học sau

- HS lắng nghe.

- HS làm bài theo nhóm : Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non

- Đại diện nhóm HS trình bày bài làm.

- HS nhận xét

- HS đọc y/c đề bài.

- HS viết bài vào VBT - HS đọc bài của mình.

- HS nhận xét

TẬP ĐỌC

TIẾT 53: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ ( T2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn luyện về cách tự giới thiệu.

- Ôn luyện về dấu chấm.

2.Kĩ năng :

- Đọc trôi chảy rõ ràng rành mạch.

3.Thái độ :

- Phát triển tư duy ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.

- Tranh minh hoạ bài tập 2

- Bảng phụ chép nội dung đoạn văn BT3

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên gọi học sinh tìm một số từ ngữ chỉ sự vật

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV giới thiệu bài.

2. Nội dung:

a. Kiểm tra đọc. (12’)

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh nêu:

+ Ghế, tủ, giường, ô tô, xe đạp, xe máy, nồi cơm.

+ Cam, mía, na, chanh, quýt, bưởi, hồng…

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Lớp lắng nghe.

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

(5)

b. Bài tập.

Bài 1: Tự giới thiệu: (9’) - Gọi h/s đọc yêu cầu đề bài.

- GV treo tranh minh họa, Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh

- Yêu cầu h/s đọc các tình huống.

- GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm đôi để đặt câu tự giới thiệu về mình trong từng tình huống

- Yêu cầu h/s thực hành giới thiệu trước lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét bổ sung.

Bài 2: Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn (9’) - Gọi h/s đọc yêu cầu và đọc đoạn văn chưa ngắt.

- GV hướng dẫn HS làm bài - Dấu chấm dùng để làm gì?

- Yêu cầu h/s đọc đoạn văn và ngắt đoạn văn thành 5 câu.

- Yêu cầu HS nhận xét - Nhận xét bổ sung.

- Gọi h/s đọc lại bài hoàn chỉnh.

3. Củng cố dặn dò: (3’) - GV tổng hợp nội dung bài học - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh về nhà ôn tập.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc y/c đề bài.

- HS quan sát trang và nêu nội dung các tranh - HS đọc tình huống trong từng tranh

- HS thực hành theo nhóm đôi

- HS thực hành.

+ Tình huống 1: Cháu chào bác! Cháu tên là Trâm học cùng lớp với bạn Vi ạ!

+ Tình huống 2: Thưa bác, cháu là Trung , con bố Phiên.

Bố cháu bảo cháu sang mượn bác cái kìm ạ.

+ Tình huống 3: Thưa cô, em là Ánh HS lớp 2A. Cô Hoa xin cô cho mượn lọ hoa ạ.

- HS nhận xét

- HS đọc y/c đề bài.

- HS lắng nghe

- Dấu chấm dùng để kết thúc câu - HS đọc và đặt dấu chấm cho đoạn văn.

+ Đầu năm học, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng.

- HS nhận xét - HS đọc bài.

- Lắng nghe.

NS: 28/12/ 2020 NG: 05/01/2020

Thứ ba ngày 05 tháng 01 năm 2020

KỂ CHUYỆN

TIẾT 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( T3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tiếp tục kiểm tra tập đọc.

- Biết thực hành sử dụng mục lục sách bài tập 2.

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả, tốc đọc viết khoảng 40 chữ / 15 phút.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bài trôi chảy rõ ràng rành mạch.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác học tập.Yêu thích môn học.

* GDQTE: + Quyền được học tập được thầy cô giáo giúp đỡ trong học tập.

+ Bổn phận phải chăm chỉ học tập.

+ Quyền được tham gia (nói lời an ủi).

II. ĐỒ DÙNG

- Phiếu viết tên các bài tập đọc.

(6)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Tìm ngọc, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

2. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng Bài 1: Kiểm tra tập đọc: (8’)

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (7’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi tìm mục lục sách.

- Giáo viên chia lớp thành hai đội, phát cho mỗi đội một lá cờ và cử ra hai thư kí.

- Giáo viên nêu cách chơi: Mỗi lần cô đọc tên một bài tậpđọc nào đó, các em hãy xem mục lục và tìm số trang của bài tập đọc cô vừa đọc. Nếu như đội nào tìm ra trước thì đội đó phất cờ xin trả lời. Nếu sai các đội khác được trả lời. Thư kí ghi lại kết quả của các đội.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử. Giáo viên hô to:

"Người mẹ hiền".

- Kết thúc, đội nào tìm được nhiều bài tập đọc hơn là đội đó thắng cuộc.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài tập 3: (15’)

a. Hướng dẫn học sinh nghe viết:

- Giáo viên đọc đoạn văn một lần.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại bài.

- Bài chính tả có mấy câu ?

- Những chữ nào trong đoạn cần phải viết hoa ? - Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai.

b. Viết chính tả

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp vở.

- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh.

3.Củng cố, dặn dò: (5') - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 3 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Tìm ngọc, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi.

- Học sinh chơi thử: Học sinh phất cờ và trả lời: Trang 63.

- Học sinh tham gia trò chơi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinhđọc lại bài chính tả.

- Bài chính tả có 4 câu.

- Những chữ đầu câu và tên riêng của người.

- Học sinh luyện viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai.

- Học sinh lắng nghe và viết bài.

- Học sinh soát lỗi bài viết của mình.

(7)

- Học sinh nộp vở.

- Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm.

CHÍNH TẢ

TIẾT 25: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( T4)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.

- Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và về các dấu câu.

- Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình.

2.Kĩ năng :

- Rèn đọc bài trôi chảy rõ ràng rành mạch.

3.Thái độ :

- Ý thức tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên các bài tập đọc.

- Bảng viết sẵn đoạn văn bài tập 2.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV nêu tình huống trong bài tập 2 tiết 2, yêu cầu HS đặt câu giới thiệ về bản thân

- GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

2. Hướng dẫn ôn tập:

a. Kiểm tra tập đọc:

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập (bảng phụ)

- Đoạn văn có những từ nào chỉ hoạt động của sự vật ? - GV tổ chức HS thi tìm nhanh tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn văn

- Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét chốt lại ý đúng : nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn, dang, vỗ, gáy.

- Bài tập củng cố cho ta kiến thức nào?

Bài 2: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - GV treo bảng phụ

- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại và tìm trong bài có các dấu câu nào

- Mời HS trình bày

- HS đặt câu giới thiệu về bản thân

- HS nhận xét

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập

+ Đọc đoạn văn tìm 8 từ chỉ hoạt động

- HS thi tìm nhanh các từ: nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn, dang, vỗ, gáy.

- Nhận xét bài làm của bạn

- Củng cố từ chỉ hoạt động.

- HS đọc yêu cầu bài - HS quan sát

(8)

- Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét và chốt ý đúng : Trong đoạn văn sử dụng dấu ( dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng )

- Bài tập này chúng ta được ôn tập lại kiến thức về dấu câu

Bài 3: (10’)

- Mời 2HS đọc tình huống và yêu cầu bài

- GV phân tích tình huống và hướng dẫn HS làm việc theo cặp để thực hiện bài tập

- Yêu cầu thực hành theo cặp

- Mời đại diện từng cặp lên bảng trình bày - Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét

- Chú công an có thể nói như sau : Cháu đừng khóc nữa, chú sẽ đưa cháu về nhà ngay. Nhưng cháu hãy nói cho chú biết : Cháu tên là gì ? Mẹ ( bố, ông, bà ...) cháu tên là gì ? Mẹ ( bố, ông, bà ) cháu làm gì ?

3. Củng cố - dặn dò (3’) - GV tổng hợp nội dung bài học

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS đọc bài tốt, làm bài tập đúng.

- Học sinh đọc thầm lại và tìm trong bài có các dấu câu nào

- dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ba chấm

- HS nhận xét

- 2 HS đọc tình huống và yêu cầu bài - HS nghe GV hướng dẫn

- HS làm bài theo cặp

- Từng cặp HS thực hành đóng vai hỏi - đáp - HS nhận xét

TOÁN

TIẾT 87 : LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

- Củng cố về cộng trừ nhẩm (có nhớ một)

- Tìm 1 thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.

- Giải bài toán và vẽ hình.

2. Kĩ năng : Cộng trừ nhẩm, và cộng trừ viết đúng, nhanh chính xác.

3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính. HS dưới lớp làm bài vào bảng con 37 + 54 100 - 67

- GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Tính nhẩm (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Dựa vào đâu con nhẩm nhanh và ghi nhanh kết quả vào nội dung bài tập 1?

- Yêu cầu HS làm bài và nối tiếp nhau nêu kết quả miệng

- 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bài vào bảng con

- HS nhận xét

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài

- Dựa vào bảng cộng và bảng trừ

- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả. Mỗi HS báo cáo kết quả của 1 phép tính.

(9)

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Đặt tính và tính (7’) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính

- Mời 4 HS lên bảng thực hiện đặt tính HS dưới lớp làm bài vào VBT

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng Bài 3:Tìm x: (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?

- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?

- Mời 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào VBT

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng Bài 4: (8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết con lợn bé cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm thế nào?

12 – 4 = 8 9 + 5 = 14 15 – 7 = 8 7 + 7 = 14 13 – 5 = 8 6 + 8 = 14 11 – 5 = 6 20 – 8 = 12 4 + 9 = 13 20 – 5 = 15 16 – 7 = 9 20 – 4 = 16 - Hs nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập - Thực hiện gồm 2 bước

+ Đặt tính theo cột dọc + Tính từ phải sang trái.

- 4 HS lên bảng thực hiện đặt tính HS dưới lớp làm bài vào VBT

- HS nhận xét - HS nêu yêu cầu

- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ

- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu

- 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào VBT

a) x + 18 = 62 b)x - 27 = 37 x = 62 - 18 x = 37 + 27 x = 44 x = 64 c) 40 - x = 8

x = 40 - 8 x = 32 - HS nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

+ Con lợn to cân nặng 92kg, con lợn bé nhẹ hơn con lợn to 16kg.

+ Hỏi con lợn bé cân nặng bao nhiêu ki- lô-gam?

- Thực hiện phép tính trừ 28 73 53 90

19 35 47 42 47 38 100 58

(10)

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 1HS lên bảng làm bài

- Bài tập các em vừa làm thuộc dàng toán nào?

- Nhận xét

Bài 5 : Dùng bút và thước nối các điểm để có 3 hình chữ nhật. (3’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV hướng dẫn HS làm bài trên bảng phụ để nối các điểm thành hình chữ nhật và hình tứ giác.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét bài làm đúng 3. Củng cố - dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài vào VBT. 1HS lên bảng làm bài

Bài giải

Con lớn bé cân nặng số kg là:

92 – 16 = 76 ( kg) ĐS:76 kg

- Bài toán thuộc dạng toán : bài toán ít hơn

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài - HS nghe GV hướng dẫn

- HS làm bài vào vở , 2 HS lên bảng làm - Nhóm HS khác nhận xét

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 18: THỰC HÀNH GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu, biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp.

2. Kĩ năng:

- Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường, lớp một cách an toàn.

3. Thái độ:

- Biết yêu quý trường học và tham gia vào những hoạt động giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

* Giáo dục BVMT: Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các hành vi của mình có liên quan đến việc giữ gìn trường lớp.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm tham gia công việc để giữ trường học sạch đẹp.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ trường học sạch đẹp.

- Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh, ảnh trong SGK. Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác. Quan sát sân trường và các khu vực xung quanh lớp học và nhận xét về tình trạng vệ sinh ở những nơi đó trước khi có tiết học.

(11)

- HS: SGK. Vật dụng.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Chúng ta ở trong trường học phải làm gì để tránh bị té ngã khi ở trường?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’)

Để giúp trường học xanh sạch đẹp như thế nào, cô cùng các con đi tìm hiểu bài học hôm nay “ Thực hành giữ trường học sach đẹp”.

- Gọi hs nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động:

a. HĐ 1: Quan sát theo cặp. (15’) Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV cho HS quan sát hình ở trang 36,39 SGK và trả lời các câu:

+ Bức ảnh thứ nhất minh họa gì?

+ Các bạn đang làm những gì?

+Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì?.

+Việc làm đó có tác dụng gì?.

-GV nhận xét.

Bước 2: Làm việc cả lớp .

- GV cho HS ra sân quan sát sân trường +Trên sân trường và xung quanh sân trường sạch hay bẩn?.

+ Có nhiều cây xanh không?.

+ Trường học của em đã sạch chưa?.

*BVMT: Theo em làm thế nào giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- GV nhận xét, kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp mỗi HS cần luôn có ý thức giữ gìn như: không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi.

b. HĐ2: Thực hành làm vệ sinh. (15’) - GV cho HS làm vệ sinh xung quanh

- Không nên chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm cho bản thân mà có khi nguy hiểm cho người khác.

- Hs nhận xét.

-2 HS nhắc lại tên bài.

-HS làm việc theo cặp để trả lời.

- HS quan sát

- Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh trường học.

- quét rác, xách nước, tưới cây.

- Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng.

- Sân trường sạch sẽ, trường học sạch đẹp.

- Hs nhận xét. .

-HS quan sát, sau đó trả lời các câu hỏi.

- Rất là sạch . - Có nhiều cây xanh . - Có sạch sẽ.

- Không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ bừa bãi.

Không trèo cây, bẻ cành, hái hoa, dẫm lên cây.

-HS lắng nghe.

- HS làm theo nhóm các công việc được phân công - HS đi xem

(12)

trường .

- GV tổ chức cho cả lớp đi xem thành qủa làm việc của từng nhóm.

- GV tuyên dương những nhóm làm tốt.

3.Củng cố, dặn dò: (3’) -Nhận xét tiết học

-Nhắc HS giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

NS:28/12/ 2020

NG: 06/01/2021

Thứ tư ngày 06 tháng 01 năm 2019

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

BÀI 5: YÊU THƯƠNG NHÂN DÂN

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Thấy được 1 đức tính cao đẹp của Bác Hồ. Đức tính cao đẹp đó chính là tấm lòng yêu thương nhân dân; tình cảm yêu mến, kính trọng nhân dân của bác được thể hiện qua những hành động và việc làm vụ thể.

2. Kĩ năng : Thực hành, ứng dụng được bài học yêu thương nhân dân. Biết làm những công việc thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với những người trong cộng đồng xã hội.

3. Thái độ : GD HS tình cảm yêu mến, sự quan tâm và tình yêu thương với những người trong cộng đồng xã hội.

II. CHUẨN BỊ :

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

- Tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở trường?

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

- GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu bài.

- Ghi tên bài lên bảng 2. Các hoạt động a. Đọc hiểu: (9’)

* HĐ cá nhân:

- GV cho HS đọc đoạn văn “Yêu thương nhân dân”

- Bác gặp và chúc thọ riêng cụ Thiệm nhân dịp nào?

- Bác đã khen cụ Thiệm vì cụ có những tính cách, việc làm tốt đẹp nào?

- HS trả lời

- HS khác nhận xét

- 3HS nhắc lại tên bài

- HS đọc

- Dịp Bác về thăm Trà Cổ.

- Bác khen cụ đã già nhưng vẫn làm gương cho các cháu, chăm lo thờ phụng Chúa, thực hiện giới răn, thi đua sản xuất.

- Cụ nhiều tuổi hơn xin cụ nhận là anh.

(13)

- Bác Hồ đã nói về việc kết nghĩa anh em với cụ Thiệm thế nào?

- Cụ Thiệm đã trả lời Bác ra sao?

- Cuối câu chuyện Bác đã nói và làm gì?

- Theo câu chuyện này, dựa vào điều gì để Bác Hồ đề nghị ai làm em, ai làm anh?

b. Thực hành ứng dụng: (20’)

* Hoạt động nhóm

- GV chia nhóm Y/c HS thảo luận câu hỏi: Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì?

- Gọi trình bày

- GV nhận xét, đánh giá

* HĐ cá nhân

- Dựa vào câu chuyện, em hãy giải thích

“ Kết nghĩa anh em” là gì?

- Khi đã kết nghĩa anh em, người ta sẽ sống với nhau thế nào?

* HĐ nhóm:

- Y/c thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu câu hỏi: Những người như thế nào, chúng ta có thể kết nghĩa anh em?

- Gọi trình bày

- GV nhận xét, đánh giá

- Các em hãy kể cùng các bạn những việc làm tốt thể hiện sự yêu thương của mình đối với hàng xóm, bạn bè, thầy cô, người cao tuổi.

- Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì?

3. Củng cố- dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- VN ôn bài và thực hiện những điều đã học.

- “Không dám, không dám, cụ làm việc cho cả nước cả dân tộc...”

- “ Dẫu sao Cụ là lớp đàn anh đi trước, xin cụ nhận cho”. Bác tặng cụ vải và chăn bông.

- Dựa vào tuổi

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- Là hai người tuy không có quan hệ anh em máu mủ, họ hàng nhưng lại có quan hệ mật thiết, thân tình với nhau như những người anh em thật sự nên họ nói lời kết nghĩa với

- Người ta sẽ sống với nhau thân thiết, tình cảm như anh em ruột thịt.

- HS thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS kể

- Phải thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với những người trong cộng đồng xã hội.

(14)

TOÁN

TIẾT 88: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

- Củng cố về cộng trừ có nhớ.

- Tính giá trị các biểu thức số đơn giản.

- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính cộng hoặc trừ.

- Giải bài toán và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

2.Kĩ năng :

- Rèn tính nhanh, đúng chính xác.

3.Thái độ :

- yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài

HS dưới lớp làm bài vào bảng con Tìm x: 27 + x = 59 97 - x = 39 - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?

- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1. Tính (6’)

- Nêu quy trình thực hiên phép trừ, cộng có nhớ ?

- Mời 4 HS lên bảng làm bài tập HS dưới lớp làm bài vào VBT

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Tính.(6’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS nêu cách tính phép tính có đến 2 dấu tính?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi trên phiếu học tập

- Hai học sinh lên bảng. HS dưới lớp làm bài vào bảng con

- HS trả lời

- Muốn tìm số trừ chưa biết ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu . - HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu

- 4 HS lên bảng làm bài tập HS dưới lớp làm bài vào VBT

35 84 40 100 46

35 26 60 75 39

70 58 100 25 85

- HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập

- Thực hiện phép tính từ trái sang phải - HS làm bài theo nhóm đôi trên phiếu học tập - HS trình bày bài làm

14 - 8 + 9 = 15 15 - 6 + 3 = 12 5 + 7 - 6 = 6 8 + 8 - 9 = 7 16 - 9 + 8 = 15 11 - 7 + 8 = 12 9 + 9 - 15 = 3 13 - 5 + 6 = 14 6 + 6 - 9 = 3 - HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập

+ Ta xác định xem vị trí số cần điền là gì, ta lưu ý ô

+ - + - +

(15)

- Mời HS trình bày bài làm

- Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng

Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ trống(7’) - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV hướng dẫn HS làm bài

+ Muốn điền số vào chỗ trống đúng ta lưu ý điểm gì?

+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?

+ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?

- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4 và làm bài trên bảng phụ

- Mời đại diện nhóm HS trình bày bài làm

- Y/C HS nhận xét Bài 4: (8’)

- Gọi học sinh đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết can to đựng được bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?

- Mời 1 HS lên bảng làm HS dưới lớp làm bài vào VBT

trống là thành phần gì trong phép tính rồi dựa vào quy tắc để thực hiện tìm và ghi vào ô trống.

- Ta lấy số bị trừ trừ cho số trừ - Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Ta lấy hiệu trừ đi số trừ.

- HS làm bài theo nhóm

- Đại diện nhóm HS trình bày bài làm

Số hạng 32 12 25 45

Số hạng 8 50 25 35

Tổng 40 62 50 85

Số bị trừ 44 63 64 90

Số trừ 18 36 30 38

Hiệu 26 27 34 52

- HS nhận xét - HS đọc bài toán

- Can bé đựng 14l dầu, can to đựng nhiều hơn can bé 8l

+ Hỏi can to đựng được bao nhiêu lít dầu?

- Ta làm phép cộng - 1 HS lên bảng làm

HS dưới lớp làm bài vào VBT Bài giải

Can to đựng được số lít dầu là 14 + 8 = 22 (lít)

Đáp số: 22 lít - HS nhận xét

- Dạng toán về nhiều hơn - HS nêu yêu cầu bài tập - HS nghe GV hướng dẫn - HS làm bài cá nhân vào VBT - HS đổi chéo bài và nhận xét

(16)

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng - Bài toán thuộc dạng toán gì đã học ? Bài 5 : (3’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS làm bài

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT - Yêu cầu HS đổi chéo bài và nhận xét - GV nhận xét HS làm bài

3. Củng cố - dặn dò ( 3’) : - GV tổng hợp nội dung bài học

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị cho bài học sau

TẬP ĐỌC

TIẾT 54: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ ( T5)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Ôn tập và củng cố các bài tập đọc và bài thuộc lòng đã học

- Ôn tập củng cố các từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động 2. Kĩ năng :

- Ôn luyện kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị 3. Thái độ :

- Ý thức trao dồi tập đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên các bài tập đọc.

- Tranh minh hoạ bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiêm tra bài cũ (5’)

- GV gọi HS nêu tên các bài tập đọc đã học dựa vào mục lục cuối sách

- Yêu cầu học sinh nhận xét - GV nhận xét tuyên dương B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - 2. Hướng dẫn ôn tập

a. Kiểm tra tập đọc: (10’)

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Với những học sinh không đạt yêu cầu, giáo viên yêu cầu luyện đọc lại để kiểm tra tiết sau.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- HS nêu tên các bài tập đọc đã học dựa vào mục lục cuối sách

- Học sinh nhận xét

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(17)

- Yêu cầu HS quan sát tranh

- GV yêu cầu HS nêu nội dung từng bức tranh + Em hãy tìm từ chỉ hoạt động phù hợp với tranh?

+ Em hãy đặt câu với từ ngữ tìm được

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương

* Bài tập 3: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- GV hướng dẫn viết lời mời của mình trong từng trường hợp

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 để viết lại lời mời trong từng trường hợp

- Mời HS trình bày bài làm

a) Mời cô hiệu trưởng đến dự buổi họp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 ở lớp em

b) Nhờ bạn khênh giúp cái ghế.

c) Đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng - GV nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét về nội dung lời chúc cách trình bày VD: 18/11/2009 Kính thưa cô.

Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, em kính chúc cô luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc. Chúng em luôn luôn nhớ cô và mong được gặp lại cô.

Học sinh của cô Vi Nguyễn Hà Vi 3. Củng cố - dặn dò: (3')

- GV tổng hợp nội dung bài học - GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc

- HS đọc yêu cầu bài tập - HS quan sát tranh - HS nêu ND các bức tranh:

* Tranh 1: Tập thể dục

+ Chúng em đang tập thể dục./ Buổi sáng em dậy sớm tập thể dục

* Tranh 2: vẽ tranh + Hai bạn đang vẽ tranh.

* Tranh 3: học bài + Em học bài siêng năng.

* Tranh 4; cho gà ăn + Em giúp mẹ cho gà ăn.

* Tranh 5: quét sân

+ Chiều tối em quét sách sân.

- HS nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập - HS nghe GV hướng dẫn

- HS làm bài theo nhóm 4 để viết lại lời mời trong từng trường hợp

- HS trình bày bài làm

+ Thưa cô, chúng em mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 ở lớp em ạ!

+ Bạn giúp mình khênh cái ghế này với.

+ Cuối giờ học, các bạn hãy ở lại họp họp Sao Nhi đồng nhé!

- Học sinh nhận xét

CHÍNH TẢ

TIẾT 18 : ÔN TẬP CUỐI HKÌ I (T6)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

- Ôn tập các bài tập đọc đã học - Ôn tập củng cố về nhắn tin.

2.Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu thành bài văn 3.Thái độ :

- HS thêm yêu thích môn học

* GDQTE: Quyền được vui chơi giải trí ( tham dự Tết trung thu).

+ Quyền được tham gia( viết nhắn tin cho bạn)

II. ĐỒ DÙNG

- Phiếu viết tên các bài tập đọc có y/c học thuộc lòng.

- Tranh minh hoạ bài tập 2.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(18)

A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Yêu cầu HS đặt câu với các từ ngữ chỉ hoạt động ở bài tập 2 trang 149

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) 2. Hướng dẫn ôn tập:

a. Kiểm tra tập đọc: (10’)

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Với những học sinh không đạt yêu cầu, giáo viên yêu cầu luyện đọc lại để kiểm tra tiết sau.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 2 : (10’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài 2 - Yêu cầu HS quan sát tranh 1

+ Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại thế nào?

+ Ai đang đứng trên lề đường?

+ Bà cụ định làm gì? Bà đã làm được việc bà muốn chưa?

- Yêu cầu kể lại toàn bộ ND tranh 1 - Yêu cầu HS quan sát tranh 2 + Lúc đó ai xuất hiện?

+ Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ? Em hãy nói lời ccuar cậu bé?

+ Khi đó bà cụ sẽ nói gì? Hãy nói lời của bà cụ - Yêu cầu HS quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh - Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện

- Yêu cầu HS đặt tên cho câu chuyện. Hướng dướng dẫn: Đặt tên sát với nội dang của truyện hoặc nêu nhân vật có trong chuyện…

Bài tập 3: (10’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài 3 - Vì sao em phải viết tin nhắn?

- Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung thu?

- Yêu cầu HS làm bài. 2HS lên bảng viết

- GV nhận xét hai tin nhắn của 2 HS lên bảng. Gọi một số em trình bày tin nhắn,

- GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố - dặn dò : (3’) - Nhận xét chung tiết học

- Dặn dò hs về nhà làm thử bài luyện tập - Nhận xét tiết học

- HS đặt câu với các từ ngữ chỉ hoạt động ở bài tập 2 trang 149

+ Em cho gà ăn giúp mẹ.

+ Em quét sân sạch sẽ.

+ Hà và Linh đang vẽ tranh.

- HS nhận xét - Nhận xét

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài - HS quan sát tranh 1

+ Trên đường phố người va xe cộ đi lại tấp nập + Có một bà cụ già đang đứng bên lầ đường

+ bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.

- HS kể lại toàn bộ nội dung tranh 1 - HS quan sát tranh 2

+ Lúc đó cậu bé xuất hiện

+ Cậu bé hỏi: Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì không?/ Bà ơi, bà muốn sang đường phải không, để cháu giúp bà nhé!...

+ Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi lại đông quá, bà không sang được.

- HS quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh - HS kể lại toàn bộ câu chuyện

- HS phát biểu: Bà cụ và cậu bé./ Qua đường/ Cậu bé ngoan…

- HS đọc yêu cầu bài tập - Vì cả nhà bạn đi vắng.

- Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức - HS làm bài. 2HS lên bảng viết

- HS cùng nhận xét bài trên bảng, HS trình bày bài làm dưới lớp

(19)

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 18: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn tập lại kiến thức đã học về: Quan tâm giúp đỡ bạn. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp

- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

2. Kĩ năng: Học sinh thực hành các kỉ năng nói một cách thành thạo . 3. Thái độ: Vận dụng vào trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- một số câu hỏi – phiếu tham gia thảo luận .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng ?

+ Em đã làm gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2') 2. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Đóng vai, xử lý tình huống. (10’)

* Mục Tiêu: Học sinh biết ứng xử trong các tình huống cụ thể.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu tình huống:

+ Trong giờ học Minh bỗng bị đau bụng mặt nhăn nhó.Hiền ngỗi bên cạch thấy Minh ôm bụng liền hỏi: Cậu sao thế? Có cần tớ đưa câu xuống phòng y tế không?

Minh ôm bụng trả lời: Tớ đau bụng quá.

Thế là Hiền thưa cô giáo và dìu Minh xuống phòng y tế. Giờ ra chơi cô giáo cùng các bạn trong lớp đã xuống hỏi thăm Minh. Có bạn muốn chép bài cho Minh, có bạn muốn chở Minh về nhà.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành đóng vai” Biết quan tâm giúp đỡ bạn” Qua tiểu phẩm.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Chúng ta

- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe giáo viên nêu tình huống.

- Học sinh thảo luận và thực hành đóng vai qua tiểu phẩm.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

-Lớp phó lao động phân công lớp thực hành dọn vệ sinh lớp học.

- Các tổ nhận xét, đánh giá.

- Học sinh lắng nghe.

(20)

cần biết quan tâm giúp đỡ bạn, khi bạn gặp kk.

b. Hoạt động 2: Tham gia giữ vệ sinh lớp học. (10’)

* Mục tiêu: Học sinh biết một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp

- Giáo viên cho học sinhthực hành dọn dẹp vệ sinh lớp học của mình.

- Giáo viên yêu cầu các tổ tham gia nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

c. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (9’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được đâu là những việc làm giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.

- Giáo viên nêu ý kiến học sinh dơ tay biểu quyết xem ý kiến nào đúng.

1.Giữ yên lặng, đi nhẹ nói khẽ.

2.Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

3.Đổ rác ra đường.

4. Chỉ cần giữ trật tự, vệ sinh ở những nơi công cộng có bảng nội quy hoặc được nhắc nhở.

5.Vứt rác tùy ý khi không ai nhìn thấy.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận:Những nơi công cộng quanh ta.Vệ sinh trật tự mới là văn minh.

3.Củng cố, dặn dò: (3') - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe và đưa ra ý kiến đúng hay sai.

1. Đúng.

2. Đúng.

3. Sai.

4. Sai.

5. Sai.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

NS: 28/12/ 2020 NG: 07/01/2021

Thứ năm ngày 07 tháng 01 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 18 : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (T7)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn luyện các bài tập đọc đã học

- Ôn luyện từ ngữ chỉ đặc điểm của người và vật - Ôn tập về viết bưu thiếp

2. Kỹ năng

(21)

- Rèn kĩ năng đọc

- Rèn kĩ năng viết bưu thiếp 3. Thái độ

- HS có ý thức học tập đúng đắn

* GDQTE: + Quyền được học tâp.

+ Bổn phận kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo ( viết bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáonhan ngày 20-11)

II. ĐỒ DÙNG

- Phiếu viết tên các bài tập đọc có y/c học thuộc lòng.

- Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Gọi HS kể lại câu chuyện trong bài ôn tập tiết 6 - GV nhận xét, tuyên dương

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Hướng dẫn ôn tập a. Kiểm tra tập đọc: (10’)

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Với những học sinh không đạt yêu cầu, giáo viên yêu cầu luyện đọc lại để kiểm tra tiết sau.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Sự vật được nói đến trong câu Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì?

- Càng về sáng, tiết trời như thế nào?

- vậy từ nào chỉ đặc điểm của tiết trời về sáng?

-Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi để thực hiện các yêu cầu tiếp theo

- Mời HS trình bày bài làm

- YC HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 3 (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV hướng dẫn hS làm bài + Em viết bưu thiếp cho ai?

+ EM viết bưu thiếp để làm gì?

- Em sẽ viết thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT - YC HS trình bày bài làm

- GV nhận xét, tuyên dương C. Củng cố - Dặn dò: (3’)

- HS kể lại câu chuyện trong bài ôn tập tiết 6 - HS nhận xét

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu Là tiết trời

- Càng lạnh giá hơn - Lạnh giá

- HS làm bài theo nhóm đôi để thực hiện các yêu cầu tiếp theo

- HS trình bày bài làm

b) vàng tươi, sáng trưng, xanh mát c) siêng năng, cần cù

- HS nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài - HS nghe GV hướng dẫn

+ Em viết bưu thiếp cho thầy (cô) giáo lớp 1 dạy em năm nay đã chuyển trường

+ EM viết bưu thiếp để chức mừng thầy (cô) nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

- HS trình bày các viết - HS làm bài cá nhân vào VBT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài Tập làm

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa, đọc thầm về mẫu báo cáo đã học ở tiết 3.. - Giáo viên nhắc nhở học

Bài tập 1: Nối chữ với hình - Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu học sinh quan sát vào tranh - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh để làm bài tập 1. -

Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.. Đọc hiểu: (5 điểm)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.. - Giáo viên nhận xét

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.. - Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.3. - Giáo viên chia nhóm theo

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài - Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn..