• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Mục tiêu thực tập nghề nghiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "1. Mục tiêu thực tập nghề nghiệp"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

QUY TRÌNH

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Người trình bày: ThS. Bùi Quang Dũng

Huế, tháng 6 năm 2019

(2)

1. Mục tiêu thực tập nghề nghiệp

Thực tập nghề nghiệp là nội dung bắt buộc của Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội trình độ đại học đối với sinh viên năm 3 và năm 4. Đây là cơ hội để sinh viên áp dụng kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề cũng như ứng dụng các nguyên tắc đạo đức nghề vào thực tế nhằm xây dựng năng lực nghề nghiệp cho tương lai.

Mục tiêu cụ thể của thực tập nghề nghiệp: Các học phần thực tập nghề nghiệp bao gồm Thực tập và viết niên luận năm 3 và Thực tập tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên:

Tiếp cận với môi trường làm việc thực tiễn tại các cơ sở/cộng đồng, qua đó vận dụng, phân tích và so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn;

Rèn luyện các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp với chuyên ngành đào tạo;

Hiểu rõ và có thể ứng dụng các quy tắc, quy định cụ thể trong môi trường làm việc thực tiễn.

(3)

2. Yêu cầu thực tập nghề nghiệp

2.1. Đối với sinh viên

Nắm vững thông tin về cơ sở thực tập, quy định, quy trình thực tập nghề nghiệp;

Xây dựng kế hoạch thực tập phù hợp theo quy định và nghiêm túc thực hiện các yêu cầu và quy định liên quan tới thực tập.

Thường xuyên trao đổi với cán bộ và giảng viên hướng dẫn (nếu có), thực tập dưới sự hỗ trợ và giám sát của cán bộ hướng dẫn tại cơ sở;

Đảm bảo tính tổ chức, kỷ luật và nguyên tắc đạo đức trong thực hành nghề; có ý thức giữ gìn và nâng cao uy tín của Khoa và Nhà trường trong thời gian thực tập tại cơ sở;

Phản hồi có tính xây dựng về quá trình thực tập tại cơ sở với cán bộ và giảng viên

hướng dẫn, lãnh đạo Khoa và Nhà trường (nếu có).

(4)

2. Yêu cầu thực tập nghề nghiệp

2.2. Đối với Khoa Công tác xã hội và Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế:

Xây dựng kế hoạch tiền trạm, khảo sát nhu cầu về cơ sở thực tập của sinh viên, hướng dẫn sinh viên về quy trình và quy định thực tập;

Làm việc với cơ sở thực tập và trao đổi với cán bộ hướng dẫn tại cơ sở về quy định và quy trình thực tập của sinh viên; tiến hành chi trả thù lao hỗ trợ cho cán bộ hướng dẫn thực tập của sinh viên tại cơ sở theo quy định;

Phân công và giám sát giáo viên hỗ trợ thực tập sinh viên và chấm báo cáo thực tập theo quy định;

Giám sát và xử lý các vấn đề nảy sinh (nếu có) trong quá trình thực tập của sinh viên; hỗ trợ các thủ tục về chi trả cho cán bộ hướng dẫn cơ sở theo quy định chung;

Quản lý chung và chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề liên quan tới quá trình thực tập của sinh viên, đánh giá của giảng viên…

(5)

2. Yêu cầu thực tập nghề nghiệp

2.3. Đối với Cơ sở thực tập:

Phân công cán bộ hướng dẫn thực tập cho sinh viên dựa trên cơ sở trao đổi với đại diện Khoa Công tác xã hội khi cán bộ đi tiền trạm;

Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động thực tập tại cơ sở phù hợp với quan tâm và khả năng của sinh viên và điều kiện thực tế của cơ sở;

Cán bộ hướng dẫn thực tập tại cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát các hoạt động thực tập của sinh viên theo yêu cầu từ Khoa Công tác xã hội; trao đổi và báo cáo với Khoa CTXH về tiến độ thực tập và các vấn đề liên quan của sinh viên

trong quá trình thực tập tại cơ sở.

(6)

3. Cơ sở thực tập và thời gian thực tập

3. 1 Cơ sở thực tập

- Cơ sở thực tập của sinh viên phải phù hợp với lĩnh vực Công tác xã hội.

Cụ thể, sinh viên có thể lựa chọn các cơ sở/trung tâm; UBND các cấp;

trung tâm giáo dục chuyên biệt,

- Đối với sinh viên năm 3, cơ sở thực tập phải ở thành phố Huế hoặc

vùng lân cận thành phố Huế để tiện cho việc sắp xếp thời gian học tập và thực tập.

- Đối với sinh viên năm 4, cơ sở thực tập được lựa chọn dựa trên nhu cầu

và quan tâm của cá nhân. Sinh viên tự lựa chọn và tự liên hệ với cơ sở

thực tập,

(7)

3. Cơ sở thực tập và thời gian thực tập

3.2. Thời gian thực tập:

Mỗi sinh viên thực tập tại cơ sở trong thời gian 4 tuần/1 tín chỉ học

phần. Thời gian thực tập/tuần khác nhau đối với sinh viên năm 3

và năm 4, trong đó tổng thời gian thực tập tối thiểu đối với sinh

viên năm 3 là 2 ngày làm việc/tuần; đối với sinh viên năm 4 là 4

ngày làm việc/tuần. Kế hoạch và lịch làm việc của mỗi sinh viên

(nhóm sinh viên) sẽ phụ thuộc vào lịch và kế hoạch làm việc của

từng cơ sở và lịch học của sinh viên (nếu có) miễn sao đáp ứng

yêu cầu về nội dung và thời gian làm việc theo quy định của Khoa.

(8)

4. Nội dung thực tập nghề nghiệp

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của cơ sở thực tập; quy trình hỗ trợ các đối tượng tại cơ sở thực tập;

Nắm rõ các chính sách của Nhà nước và cơ sở liên quan tới công tác hỗ trợ đối tượng cụ thể;

Thực hành đánh giá, xây dựng kê hoạch và hỗ trợ (nếu có) đối với từng cá nhân hoặc nhóm đối tượng cụ thể theo hướng dẫn của cán bộ cơ sở và giảng viên;

Viết báo cáo tiến độ và báo cáo thực tập theo yêu cầu của cơ sở và

Khoa Công tác xã hội.

(9)

5. Một số quy định chung:

Quy định về văn bản, thủ tục:

Sinh viên phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trước khi đến làm việc với cơ sở.

Đối với sinh viên năm thứ 3, Khoa đã tiến hành tiền trạm và được sự đồng ý của cơ sở, do đó sinh viên chỉ cần có Quyết định thực tập và trình cho cơ sở khi đến xin thực tập.

Đối với sinh viên năm thứ 4, sinh viên sẽ tự quyết định và tự liên hệ cơ sở thực tập, do đó sinh viên phải có Giấy giới thiệu của Trường khi đến cơ sở xin thực tập ban đầu. Nếu cơ sở đồng ý sẽ xác nhận vào Giấy giới thiệu. Sinh viên nộp lại Giấy giới thiệu cho Khoa để làm cơ sở ra Quyết định thực tập.

(10)

6. Quy đ nh v n p Báo cáo ti n đ và báo cáo th c t p ề ộ ế

Trong quá trình thực tập tại cơ sở, sinh viên phải thường xuyên viết báo cáo tiến độ theo quy định của Khoa và yêu cầu của cán bộ hướng dẫn tại cơ sở. Sau khi kết thúc đợt thực tập, sinh viên viết và nộp Báo cáo thực tập năm 3 hoặc Báo cáo thực tập tốt nghiệp (năm 4) cho Khoa.

Các văn bản cần nộp kèm theo Báo cáo thực tập:

Kế hoạch thực tập có xác nhận của cán bộ hướng dẫn tại cơ sở

Giấy xác nhận thực tập của cơ sở thực tập

Phiếu đánh giá thực tập của cán bộ hướng dẫn tại cơ sở (niêm phong)

Báo cáo tiến độ hoặc các văn bản liên quan khác (nếu có)

(11)

Chính sách và cách thức đánh giá kết quả thực tập nghề nghiệp:

Cách tính điểm đánh giá kết quả thực tập nghề nghiệp (đối với năm 3 và năm 4) như sau:

Nội dung %/tổng điểm (hệ số 10) Ghi chú

Phiếm đánh giá của cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập

50% Cán bộ hướng dẫn tại cơ sở chấm

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 50% Giáo viên được Khoa phân công chấm

Tổng cộng 100% 10. điểm

(12)

CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ LẮNG

NGHE!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

bằng 0,596>0,05 nên ta kết luận chưa có cơ sở để bác bỏ H 0 , tức là không có sự khác biệt về trình độ học vấn đối với việc đánh giá thái độ làm việc của nhân viên

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Đối với nhân viên, trách nhiệm này ảnh hưởng và liên quan đến chính sách trả lương công bằng, không bóc lột sức lao động, nhận

Các nghiên cứu trước đây đánh giá tác động của CSR đến các biến số liên quan đến nhân viên như sự cam kết với tổ chức (Turker, 2008), hài lòng với công việc

Thông qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu vào quá trình nghiên cứu, đề tài “Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) tại

Kính chào quý anh/ chị công nhân viên của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, tôi là sinh viên đến từ trường Đại học kinh tế Huế, được sự cho phép và tạo điều kiện của

Mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản kiến nghị các giải pháp xây dựng mô

Trong cơ chế hiện nay, các bệnh viện đƣợc quyền tự chủ tài chính, các nhà quản trị tài chính bệnh viện có khả năng tự quyết định những vấn đề cơ bản của bệnh viện Việc

tâm Bảo đảm chất lượng đào tạo và các khoa chuyên môn; công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ giữa Khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Kiểm sát với các khoa chuyên