• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 2 tháng 1 năm 2019

Ngày giảng : 2A, 2B thứ 7 ngày 5 tháng 1 năm 2019 Bài 16: Tập nặn tạo dáng tự do

Bài 16: NẶN, VẼ HOẶC XÉ DÁN CON VÂT ( Giáo dục BVMT)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Học sinh biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.

- Kĩ năng: Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo cảm nhận của mình.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

- Thái độ: Yêu quý các con vật có ích.Có ý thức chăm sóc vật nuôi.

* GDBVMT: HS Yêu quý các con vật có ích.Có ý thức chăm sóc vật nuôi (hoạt động 4: nhận xét, đánh giá).

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- VTV, SGV.

- Sưu tầm một số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.

- Bài tập nặn một số các con vật của học sinh 2. Học sinh:

- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ 2.

- Đất nặn (đất sét hoặc đất dẻo có màu) hoặc bút chì, màu vẽ hay giấy màu, hồ dán,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài (1p)

Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 17: Nặn hoặc vẽ xé dán con vật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét ( 6p) - GV cho HS xem ảnh một số con vật.

? Tên các con vật.

? Con vật gồm có những bộ phận chính nào?

? Mô tả hình dáng của từng con vật?

? Mô tả màu sắc của từng con vật?

? Khi con vật hoạt động như đi , nằm, chạy,...

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Con gà, mèo, voi…

- Đầu, mình, chân, đuôi...

- HS trả lời:

- HS trả lời:

- Hình dáng con vật thay đổi

(2)

thì hình dáng của chúng thay đổi như thế nào?

- GV cho HS xem tranh một số con vật.

? Hình ảnh chính trong các bức tranh là gì? Có dễ nhận biết không? Tại sao?

? Bạn đã vẽ rõ hình dáng, màu sắc của các con vật chưa?

? Khung cảnh xung quanh con vật có những hình ảnh gì?

? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

2. Hoạt động 2: Cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật (7p)

- Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau:

* Cách nặn con vật:

Có 2 cách nặn:

+ Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại.

+ Từ thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật

- Tạo dáng cho con vật: đi, đứng, chạy, ...

Lưu ý: Có thể nặn bằng đất1 màu hay nhiều màu

* Cách vẽ con vật:

+ Vẽ các bộ phận chính trước.

+ Vẽ chi tiết.

+ Vẽ thêm các phần phụ.

+ Vẽ màu theo ý thích

*Cách xé dán con vật

- GV dùng hình gợi ý hướng dẫn cách xé dán con vật

+ Vẽ hình dáng con vật.

+ Dựa trên nét vẽ để xé,

+ Xếp hình phù hợp, bôi keo phía sau và dán - GV cho HS tham khảo một số bài nặn, vẽ, xé

dán con vật

3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành

- HS chú ý lắng nghe và quan sát.

- Con vật, dễ nhạn biết, vì nó có hình dáng, màu sắc gần giống con vật bên thật.

- Bài vẽ đã rõ hình dáng, màu sắc con vật.

- Ccon đường, hàng rào, cỏ cây.

- HS nêu.

- HS quan sát GV nặn mẫu.

- HS chú ý quan sát GV vẽ mẫu.

- HS chú ý quan sát GV xé dán con vật.

- HS tham khảo bài.

(3)

(17p)

- GVgợi ý học sinh làm bài như đã hướng dẫn:

+ Chọn con vật nào để làm bài tập.

+ Cách nặn, cách vẽ, xé dán.

- Gv bao quát sát lớp và gợi ý thêm cho HS còn lúng túng.

4. Hoạt động 4:Nhận xét,đánh giá (5p) - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét (bài tập nặn, hoặc vẽ, xé dán) về:

? Hình dáng, đặc điểm con vật?

? Màu sắc.

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

? Em phải làm gì để bảo vệ chăm sóc vật nuôi?

( hs trả lời theo ý ....)

*GDBVMT :

? Nhà em nuôi những con vật gì ?

? Em chăm sóc các con vật như thế nào ? - GVKL : Qua bài học chúng ta càng thấy yêu hơn các con vật vì có rất nhiều các con vật gần gũi với con người, tạo nên sự phong phú cho môi trường thiên nhiên và còn có ích cho con người.

* Dặn dò:

- Quan sát các con vật và chú ý đến dáng đi, đứng, ... của chúng.

- Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy đã chuẩn bị - Chuẩn bị bài 17: Xem tranh Gà mái, Phú quí

- Nặn, vẽ hoặc xé dán con vật mà em yêu thích.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- 2HS kể.

- Cho ăn uống đầy đủ.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 2 tháng 1 năm 2019

Ngày giảng: 4A, 4B thứ 7 ngày 5 tháng 1 năm 2019 Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài16: Tập nặn tạo dáng

Tiết 16: TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP

(Giáo dục BVMT)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.

- Kĩ năng: HS tập tạo dáng một con vật hoặc ô tô đơn giản (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô.

- Thái độ: HS ham thích tư duy sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ

(4)

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp (con mèo, con lợn, ô tô) đã hoàn thiện.

- Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy (hộp giấy, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, keo, băng dính, com pa, kéo...).

2. Học sinh:

- SGK.

- Một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng (vỏ hộp, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, keo, băng dính, com pa, kéo...).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (1p)

+ Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho học sinh hát bài: Gà trống, mèo con và cún con.

- GV: Em hãy kể tên các con vật có trong bài hát?

- HS: Con gà trống, con mèo, con chó.

- GV: Các con vật trong bài hát như thế nào?

- HS: Ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- GV: Để tạo dáng một con vật đáng yêu và một số đồ vật như ô tô. Sau đây cô cùng các em đi tìm hiểu bài16 Tập nặn tạo dáng: Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- HS ghi bài vào vở.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - GV Muốn tạo dáng được một con vật hoặc một đồ vật các em cần nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng.

? Hãy kể tên các con vật trong cuộc sống hàng ngày mà em biết?

? Em hãy nêu các bộ phận của con vật?

- GV cho học sinh quan sát ảnh một số con vật.

- GV: Trên đây là hình ảnh một số con vật: Con chó, mèo thỏ, gà trống...Mỗi con đều có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau nhưng về cấu tạo chung chúng đều có các bộ phận chính là: đầu, thân, chân và đuôi. Và khi con vật đi, đứng, chạy...

thì các bộ phận của chúng cũng thay đổi

- HS lắng nghe.

- 2 HS kể.

- Đầu, mình, thân, đuôi, mắt, mũi, tai..

- HS quan sát - HS lắng nghe.

(5)

theo.

? Trong cuộc sống hàng ngày ô tô là một trong những phương tiện đi lại và còn dùng để chở hàng. Em hãy kể tên các loại ô tô mà em biết?

? Theo em ô tô có những bộ phận nào?

? Nêu màu sắc của các xe ô tô?

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số loại xe ô tô:

- Trên đây là một số hình ảnh xe ô tô: xe con, xe khách, xe tải, xe thể thao. Mỗi loại xe đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau nhưng về cấu tạo chung chúng đều có các bộ phận chính: Buồng lái (đầu xe), thân xe (thùng chở hàng), bánh xe.

- Từ những vỏ hộp bằng nhựa, gỗ, sắt với kích cỡ, màu sắc khắc nhau chúng ta có thể tạo dáng ô tô, con vật rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Vậy cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Cách tạo dáng (7p) - GV yêu cầu HS quan sát H3 trong sách giáo khoa trang 39, thảo luận nhóm đôi và nêu cách tạo dáng ô tô.

- Yêu cầu 3 nhóm nêu cách tạo dáng.

- GV chiếu cách tạo dáng lên bảng và làm mẫu từng bước cách tạo dáng ô tô và con vật cho HS quan sát.

* Cách tạo dáng ô tô tải

- Tìm những hộp có hình dáng, màu sắc phù hợp với các bộ phận của ô tô định tạo dáng.

+ Vỏ hộp to dùng làm thùng (thân xe).

+ Một hoặc hai hộp nhỏ làm buồng lái và đầu ô tô.

- Có thể cắt, sửa các khối hình cho vừa với từng bộ phận của ô tô (cắt 4 hình tròn làm bánh xe).

- Ghép, dính các bộ phận để thành hình ô

- Xe ô tô con, ô tô tải, ô tô khách, ô tô thể thao.

- Buồng lái (đầu xe), thân xe (thùng chở hàng), bánh xe, gương, cửa.

- Màu đen, trắng, xanh - HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi 2p.

- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS quan sát giáo viên tạo dáng ô tô.

(6)

tô.

- Tạo thêm 1 số chi tiết đèn, cửa, gương (cắt dán hoặc vẽ) cho hình sinh động.

* Cách tạo dáng con vật

- GV Tương tự như các bước tạo dáng ô tô, giáo viên hướng dẫn dẫn nhanh cách tạo dáng con vật.

- GV cho học sinh quan sát một số con vật và ô tô được tạo dáng bằng vỏ hộp.

- Dựa vào cách tạo dáng ô tô và con vật cô đã hướng dẫn thì các em có thể tạo dáng được các con vật và đồ vật khác như tàu thủy, máy bay,... Sau đây cô cùng các em chuyển sang hoạt động 3.

3. Hoạt động 3: Thực hành (20p)

- Tạo dáng dáng một ô tô hoặc hoặc một con vật theo ý thích.

- Thực hành nhóm đôi.

- Trong quá trình thực hành các em sẽ để gọn phần vỏ hộp đã cắt vào túi không để rơi xuống lớp làm mất vệ sinh lớp học.

- Thời gian thực hành khoảng 18 phút.

- Trong thời gian học sinh thực hành, GV đến từng nhóm gợi ý cho các em:

+ Tìm hình dáng.

+ Chọn con vật liệu và cắt hình cho phù hợp.

+ Làm các bộ phận và chi tiết.

+ Ghép, dính các bộ phận.

- GV: Trong quá trình thực hành các em sẽ để gọn phần giấy cắt thừa trên bạn, không vứt xuống lớp, hết tiết học thu dọn tất cả giấy vụn vào thùng rác và cất các dụng cụ học tập đúng nơi quy định.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS bày sản phẩm và nhận xét về:

- HS quan sát GV tạo dáng con vật.

- HS tham khảo bài.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành nhóm đôi.

- HS thảo luận, chọn con vật hoặc ô tô để phân công nhiệm vụ.

(7)

- Giáo viên đưa các tiêu chí cho học sinh nhận xét.

- Yêu cầu 2 HS lên giới thiệu sản phẩm của nhóm.

? Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp)

? Các bộ phận, chi tiết (hợp lí , sinh động)

? Màu sắc (Hài hòa, vui tươi)

? Em thích bài của nhóm nào nhất? Vì sao?

- Ý kiến các bạn trong lớp.

- GV nhận xét bài của học sinh.

* GDBVMT:

? Em sẽ làm gì đối với những vật liệu đã dùng rồi như vỏ hộp bánh, hộp sữa?

- GVKL: Thay vì vứt bỏ những vỏ hộp như hộp sữa, lon bia, hộp bánh... các em sẽ dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để tái chế thành những con vật, đồ vật làm đồ chơi hoặc trang trí trong phòng, lớp học.

Còn những vật liệu không dùng được các em cũng nên cho vào thùng rác để môi trường không bị ô nhiễm.

- GV yêu cầu HS thu dọn phần giác cho vào thùng rác.

Dặn dò

- Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông.

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập để giờ sau học bài 17: Trang trí hình vuông.

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS cử đại diện lên giới thiệu sản phẩm theo các tiêu chí giáo viên đưa ra.

- HS nêu bài mình thích theo cảm nhận riêng.

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- Làm các con vật, đồ vật làm dùng làm đồ chơi hoặc trang trí trong phòng, lớp học,...

- HS lắng nghe.

- HS thu dọn vệ sinh sau tiết học.

- HS lắng nghe dặn dò.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 30 tháng 12 năm 2018

Ngày giảng: 5B thứ 7 ngày 5 tháng 1 năm 2019 5A thứ 4 ngày 2 tháng 1năm 2019

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 16: Vẽ theo mẫu

Tiết 16: VẼ CÁI XÔ ĐỰNG NƯỚC HOẶC QUẢ DỪA

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS hiểu được đặc điểm của cái xô đựng nước hoặc quả dừa.

- Kĩ năng: HS tập vẽ cái xô đựng nước hoặc quả dừa (điều chỉnh).

(8)

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.

-Thái độ: HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy lớp 5B.

- Đạt được các mục tiêu như HS trong lớp.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

* Em Mạnh lớp 5A

- Biết quan sát và nhắc lại được một số câu trả lời.

- Tập phác hình cái xô hoặc quả dừa.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Mẫu vẽ quả dừa hoặc cái xô.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- SGK, VTV, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p)

? Nêu các bước vẽ tranh đề tài Quân đội?

- HS trả lời.

+ Vẽ hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể (tập luyện, múa hát)

+ Vẽ hình ảnh phụ phù hợp với nội dung (bãi tập, nhà, cây, cối, núi, sông, xe, pháo,...)

+ Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.Bài mới:

* Giới thiệu bài

- GV: Giờ trước cô dạy các em vẽ tranh đề tài quân đội hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 16: Vẽ cái xô đựng nước hoặc quả dừa.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét (6p)

- GV đặt một số loại xô đựng nước khác nhau trên bàn yêu cầu HS quan sát.

? Em có nhận xét gì về sự giống nhau và khác nhau giữa các vật mẫu?

? Hãy nêu hình dáng và bộ phận của xô?

- Quan sát mẫu vẽ - Giống nhau: Đều có miệng, thân, đáy và quai xô

- Khác nhau: Về kích thước, hình dáng, màu sắc

- Em Mạnh 5A, Thùy 5B quan sát mẫu.

- Em Mạnh 5A nhắc lại

(9)

? Cái xô nằm trong dạng khung hình gì?

? So sánh tỉ lệ các bộ phận của cái xô?

? Màu sắc và độ đậm nhạt mẫu như thế nào?

- GVKL: Có rất nhiều loại xô, mỗi loại xô đều có hình dáng, chất liệu và màu sắc khác nhau nhưng nó đều có những bộ phận chính như niệng xô, thân xô và đáy xô. Để vẽ cái xô như thế nào cho đẹp và cân đối chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 2

2. Hoạt động 2 : Cách vẽ (7p) - Nhắc lại các bước vẽ theo mẫu ?

- GV chiếu trên bảng trình tự các bước vẽ cái xô.

? HS nhắc lại các bước vẽ cái xô - GV: Để giúp các con quan sát các bước vẽ rõ hơn cô sẽ minh họa lên bảng.

- Cho học sinh quan sát 1 số bài vẽ cái xô . Đặt câu hỏi :

? Em có nhận xét gì về bố cục các bài vẽ ?

- Khi vẽ con cần lưu ý vẽ bố cục cho cân đối hợp lý, không to quá, nhở quá, không lệch sang một bên.

+ Vẽ khung hình chung của cái xô (không quá to hoặc quá nhỏ so với

và chất liệu.

- Cái xô có dạng hình trụ, nằm trong dạng hình chữ nhật đứng.

- Tỉ lệ chiều rộng của đáy xô nhỏ hơn chiều rộng của miệng xô

- Cái xô có màu…..

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại các bước vẽ + Muốn vẽ một bài vẽ theo mẫu ta cần thực hiện qua 4 bước như sau:

+ B1: Vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu

+ B2: Tìm vị trí các bộ phận và vẽ phác bằng nét thẳng mờ

+ B3: Sửa hình và vẽ các chi tiết cho giống mẫu + Vẽ đậm vẽ nhạt - HS quan sát.

- 2 HS nhắc lại các bước vẽ cái xô.

- HS nêu.

câu trả lời.

- Em Thùy ngồi tại chỗ thảo luận.

- Em Mạnh 5A, Thùy 5B quan sát GV vẽ mẫu.

(10)

khổ giấy)

+ Phác đường trục, xác định vị trí các bộ phận : miệng, thân, đế, quai xô,...

và vẽ các nét chính.

+ Vẽ nét chi tiết và sửa lại hình vẽ cho đúng với mẫu.

+ Vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc vẽ màu.

- GV cho HS xem một số tranh vẽ cái xô đựng nước.

- GVKL : Vừa rồi chúng ta đã được quan sát tỉ lệ, hình dáng và đậm nhạt của vật mẫu, bây giờ chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 3 3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS vẽ một mẫu ở trên bàn.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ theo đúng vị trí, hướng nhìn của em.

- Nhắc nhử HS so sánh tỉ lệ và cách vẽ như GV đã hướng dẫn.

Gợi ý các em cách sắp xếp bố cục cho cân đối với khổ giấy.

- GV đến từng bàn theo dõi, gợi ý.

HS hoàn thành bài tập.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5p)

- GV cùng HS chọn một số bài để trưng bày trên bảng để nhận xét.

? Bố cục cân đối chưa ?

? Tỉ lệ hình và đặc điểm hình vẽ đã gần giống mẫu chưa ?

? Bài vẽ đã đủ đậm, nhạt chưa ?

? Em thích bài vẽ nào? Vì sao?

- GV nhận xét bổ xung, đánh giá bài vẽ của HS. Tuyên dương hs có bài vẽ đẹp.

* Dặn dò:

- Về nhà các con hãy sưu tầm 1 số bức tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung để chuẩn bị cho tiết học sau

- HS tham khảo bài vẽ.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

- HS vẽ bài vào VTV, trang 47.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS chọn ra bài vẽ theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Em Mạnh quan sát bài vẽ.

- Em Mạnh tập phác hình cái xô hoặc quả dừa.vào VTV trang 47.

- Em Thùy 5B nhận xét.

(11)

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 30 thỏng 12 năm 2018

Ngày giảng: 3A: thứ 4 ngày 2 thỏng 1 năm 2019

Bài 17: VẼ TRANH ĐỀ TÀI Cễ/CHÚ BỘ ĐỘI

I. MỤC TIấU

- Kiến thức: HS tỡm hiểu về hỡnh ảnh cụ, chỳ bộ đội.

- Kĩ năng: Tập vẽ tranh đề tài chỳ bộ đội (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hỡnh vẽ cõn đối, biết chọn màu, vẽ màu phự hợp.

- Thỏi độ: Học sinh yờu quý cỏc cụ, chỳ bộ đội.

II. CHUẨN BỊ 1. Giỏo viờn:

- SGV

- Một số tranh , ảnh về đề tài bộ đội.

- Một số bài vẽ của HS năm trước.

- Hỡnh gợi ý cỏch vẽ.

2. Học sinh:

- VTV3, màu, tẩy, bỳt chỡ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dựng học tập của HS.

- GV nhận xột, tuyờn dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (2p)

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS nghe bài hỏt “ Chỳ bộ đội” của Hà Hải.

? Nội dung bài hỏt núi lờn điều gỡ?

- Núi về chỳ bộ đội và tỡnh cảm của cỏc em nhỏ đối với chỳ.

? Chỳ bộ đội trong bài hỏt được miờu tả như thế nào?

- Vai chỳ mang sỳng mũ cài ngụi sao.

- Đi trong hàng ngũ chỳ hành quõn trụng thật nhanh.

- Sỳng chắc trong tay chỳ canh giữ cho hũa bỡnh.

- Canh giữ biờn giới, đảo xa

- GV: Chỳ bộ đội bảo vệ biển đảo và giữ hũa bỡnh cho đất nước. Vậy làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về đề tài chỳ bộ đội, hụm nay cụ cựng cỏc em đi tỡm hiểu bài 17: Vẽ tranh đề tài Chỳ bộ đội.

- GV ghi đầu bài lờn bảng.

- HS ghi bài vào vở.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Tỡm và chọn nội dung đề

tài (6p)

- GV giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài bộ đội.

- HS quan sỏt tranh.

(12)

? Bức tranh trên vẽ về đề tài gì?

? Các chú bộ đội đang làm gì?

? Đâu là hình ảnh chính trong tranh? Được vẽ như thế nào?

? Hình ảnh phụ trong tranh là gì được vẽ ở đâu?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Theo em vẽ tranh đề tài chú bộ đội gồm những nội dung gì?

- GVKL: Tranh vẽ đề tài rất phong phú: Bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân...

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p) - Để vẽ được tranh chú bộ đội các em nhớ lại hình ảnh chú bộ đội, quân phục (quần áo, mũ), trang thiết bị (vũ khí, xe, pháo, máy bay, tàu thủy...)

- GV vẽ lên bảng từng bước cho HS quan sát.

+ Vẽ hình ảnh chính.

+ Vẽ hình ảnh phụ.

+ Vẽ màu.

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS.

3. Hoạt động 3.Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài chú bộ đội (điều chỉnh) vào VTV trang 45.

+ Vẽ hình vừa với phần giấy qui định.

+ Vẽ hình ảnh chính trước, sau đó vẽ hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung tranh.

- GV theo dõi giúp HS làm bài: hướng dẫn thêm cho HS còn yếu.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS nhận xét một số bài về:

+ Cách thể hiện nội dung đề tài ? + Bố cụ, hình dáng?

+ Màu sắc?

+ Em thấy bài nào đẹp nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó

- Vẽ đề tài bộ đội.

- Tập luyện, hành quân...

- Chú bộ đội, vẽ to ở giữa tranh.

- Cây cối, nhà, xe tăng...

- Tươi sáng, có đậm nhạt rõ ràng.

- Bộ đội hành quân, bộ đội múa hát cùng HS, chân dung chú bộ đội...

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào vtv trang 45.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe .

(13)

cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp

* Dặn dò:

- Hoàn thành bài (nếu chưa xong).

- Quan sát cái lọ hoa.

- Chuẩn bị VTV, màu, tẩy.

- HS lắng nghe cô dặn dò.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 30 tháng 12 năm 2018

Ngày giảng: 1A, 1B: thứ 4 ngày 2 tháng 1 năm 2019 Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA

(Giáo dục BVMT) I. MỤC TIÊU

- Kiến thức:

HS nhận biết được các loại cây và hình dáng của chúng.

- Kĩ năng: Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản.

- HS năng khiếu: Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa có hình dáng cân đối, màu sắc phù hợp.

- Thái độ: HS thích vẽ thích xé dán lọ hoa.

* GDBVMT: HS yêu mến các đồ vật và có ý thức bảo vệ các đồ vật (hoạt động 4:

nhận xét, đánh giá).

II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên:

- SGV

- Sưu tầm tranh vẽ, ảnh chụp một vài kiểu dáng lọ hoa khác nhau - Một số bài vẽ lọ hoa của HS

2. Học sinh

- Bút chì đen, chì màu, sáp màu.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 1, màu vẽ, bút chì, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập cuả HS.

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 16 vẽ hoặc xé dán lọ hoa.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu các kiểu dáng của lọ hoa (6p)

(14)

- Cho HS xem một số lọ hoa có các kiểu dáng khác nhau:

? Lọ hoa có hình dáng thế nào?

? Lọ hoa có những bộ phận nào?

? So sánh các bộ phận của lọ hoa?

? Màu sắc và cách trang trí ?

- GVKL: Có nhiều kiểu dáng lọ hoa khác nhau: lọ dáng thấp, tròn, lọ dáng cao, thon, lọ cổ cao, thân phình ở giữa.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ, cách xé dán lọ hoa (7p)

- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng cho HS quan sát.

*Cách vẽ:

+ Vẽ miệng lọ.

+ Vẽ nét cong của thân lọ.

+ Vẽ màu.

*Cách xé dán:

+ Gấp đôi tờ giấy màu.

+ Xé hình thân lọ.

+ Dán vào bài cho cân đối.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - HS vẽ hoặc xé dán một lọ hoa.

- GV theo dõi để giúp HS

+Vẽ lọ hoa sao cho phù hợp với phần giấy trong Vở tập vẽ 1.

+ Vẽ màu vào lọ.

+ Chọn giấy, gấp giấy.

+ Xé theo hình miệng thân lọ và dán cho phù hợp với khuông hình.

+ Có thể trang trí vào hình lọ hoa đã được vẽ hoặc xé dán.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV chọn một số bài HS nhận xét những bài (vẽ đẹp, chưa đẹp) trưng bày cho HS:

? Hình vẽ (xé dán) cân đối chưa?

? Màu sắc (đều, đẹp) chưa?

- HS chú ý quan sát và trả lời câu hỏi.

- Lọ dáng thấp, tròn. Lọ dáng cao, thon. Lọ cổ cao, thân phình ở giữa.

- Miệng, thân và đáy lọ.

- HS nêu.

- Xanh, đỏ, vàng.

- HS lắng nghe

- HS theo dõi cách vẽ.

- HS theo dõi cách xé dán.

- HS thực làm bài vào VTV1 trang 39.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

(15)

? Em thích nhất bài nào? Vì sao?

* GDBVMT:

? Nhà em có lọ hoa không? Lọ hoa dùng để làm gì?

? Em sẽ làm gì đối với lọ hoa của nhà mình?

- GV: Qua bài học chúng ta lọ hoa dùng để cắm hoa hoặc dùng để trang trí trong nhà. Lọ hoa là đồ dùng có ích cho con người nó trang trí trong nhà cho đẹp, lọ hoa còn tạo nên sự phong phú cho môi trường.

- GV nhận xét chung tiết học và tuyên dương những HS hoàn thành tốt bài và động viên HS chưa hoàn thành bài.

* Dặn dò:

- Chuẩn bị đồ dùng: bút chì, màu vẽ, tẩy để giờ sau học bài 17: Vẽ ngôi nhà của em.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Có. Dùng để cắm hoa.

- Giữ cho lọ sạch sẽ, không để vỡ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cô dặn dò.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhận ra điều đó, tác giả qua việc thể hiện tình yêu của mình đối với con mèo nhằm nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương động vật và những sinh vật xung quanh chúng

Để làm được điều đó chúng ta cần chú ý giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rảnh, khi ngủ cần mắc màn cẩn thận.. Hoạt động 3: Hỏi đáp về

c/ Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.... 3 câu văn trên được sắp xếp theo trình tự

Ñoaïn 3: Coù moät hoâm, toâi ñang ngoài hoïc, boãng thaáy noù roùn reùn böôùc töøng böôùc nheï nhaøng ñeán beân boà thoùc ngoài rình. A! Con meøo naøy khoân thaät!

- GVKL: Có rất nhiều con vật khác nhau và hình dáng, màu sắc của chúng cũng khác nhau, cho nên khi vẽ các em phải thể hiện được đặc điểm, hình dáng, màu sắc co vật mình

- Nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm các bộ phận, màu sắc, hoạt động …của một số con vật quen thuộc.. - Vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích

Vấn đề dân số và kế hoạch gia đình – một vấn đề rất hiện đại bắt nguồn từ bài toán kén rể của nhà thông thái đặt ra từ thời cổ

Nhận biết và nêu được đặc điểm về hình dáng, môi trường sống của một số con vật2. Tạo dáng được hình ảnh con vật bằng hình