• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Khối 2

Ngày soạn: Ngày 2/3/2018

Ngày giảng: 5A, 5B: thứ 2 ngày 5/3/2018

Bài 24: Vẽ theo mẫu TIẾT 24: Vẽ con vật (Giáo dục BVMT) I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- HS nhận biết được đặc điểm hình dáng một số con vât quen thuộc.

* Kĩ năng:

- HS biết cách vẽ con vật.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.

* Thái độ:

- HS Có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật có ích.

* GDBVMT: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- VTV, SGV.

- Ảnh một số con vật.

- Tranh vẽ các con vật của hoạ sĩ - Hình minh hoạ cách vẽ.

- Tranh vẽ của các bạn HS lớp trước.

2. Học sinh:

- VTV 2, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp học: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 19: Vẽ tranh đề tài trường em giờ ra chơi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p)

? Em hãy kể một số con vật quen thuộc?

- GV giới thiệu một số con vật.

? Hãy nêu tên các con vật trong bức tranh? Các

- Con gà, chó, mèo, trâu,...

- HS quan sát, trả lời

- Con voi, con gà.

(2)

con vật trên có đặc điểm gì?

? Các bộ phận chính của con vật?

? Màu sắc con vật như thế nào?

- GVKL: Có rất nhiều con vật khác nhau và hình dáng, màu sắc của chúng cũng khác nhau, cho nên khi vẽ các em phải thể hiện được đặc điểm, hình dáng, màu sắc co vật mình vẽ.

2. Hoạt động 2:Cách vẽ (7p)

? Để vẽ được con vật con làm như thế nào?

- GV nhận xét, vẽ mẫu lên bảng một số con vật cho HS quan sát.

+ B1: Vẽ bộ phận chính trước: đầu, mình, chân + B2: Vẽ các bộ phận chi tiết: Mắt, mũi, mồm, đuôi…

+ B3: Vẽ màu theo ý thích.

- GV cho học sinh xem tranh của học sinh các lớp trước để tạo niềm tin cho các em.

3.Hoạt động 3: Thực hành (19p)

- GV yêu cầu HS nhớ lại con vật mình thích rồi vẽ vào VTV.

+ Chọn con vật định vẽ.

+ Vẽ hình vừa với khổ giấy.

- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ con vật theo cảm nhận riêng, vẽ màu theo ý thích. Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá( 4p)

- GV chọn một số bài vẽ tốt trưng bày trên bảng + Hình vẽ?

+ Màu sắc?

+ Em thích nhất bài nào? Vì sao?

* GDBVMT:

? Kể tên các con vật mà em biết?

? Em sẽ chăm sóc các con vật đó như thế nào?

- Đầu, mình, chân.

- HS trả lời theo hiểu biết của mình

- HS lắng nghe

- 2 HS nêu cách vẽ con vật.

- HS quan sát GV vẽ.

- HS tham khảo tranh.

- HS làm bài vào VTV, trang 38.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- 3HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Con gà, con vịt, con mèo,...cho chúng ăn, uống đầy đủ,...

(3)

- GV bổ xung tìm ra bài vẽ đẹp (Hình vẽ vừa phải, rõ đặc điểm, có thêm hình ảnh phụ,...) Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp, động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.

*Dặn dò:

- Quan sát dáng các con vật (hình dáng, đặc điểm, màu sắc...)

- Giờ sau mang đầy đủ đồ dùng giờ sau học bài 25: Tập vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 2/3/2018

Ngày giảng: 4A, 4B: thứ 2 ngày 5/3/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 24: Vẽ trang trí

BÀI 24: TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

* Kiến thức:

- HS làm quan với kiểu chữ nét đều nhận ra đặc điểm vẻ đẹp của chúng.

* Kĩ năng:

- HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn.

- HS năng khiếu: Tô màu đều, rõ chữ.

* Thái độ:

- Học sinh quan tâm đế néi dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy lớp 4B

- Làm quan với kiểu chữ nét đều nhận ra đặc điểm vẻ đẹp của chúng.

- Biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn - Học sinh quan tâm đế néi dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống

hàng ngày.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm, và nét đều để so sánh.

- Một bảng gỗ hoặc bìa cứng có kẻ các ô đều nhau tạo thành hình chữ nhật cạnh 4 ô và 5 ô.

- Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỷ lệ các ô vuông trong

(4)

bảng.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

- Gvkiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 24: Tìm hiểu về chữ nét đều.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS HSKT

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - Gv giới thiệu kiểu chữ nét đều và nét thanh nét đậm đặt câu hỏi.

? Chữ đều và nét thanh , nét đậm có gì khác nhau?

- GV cho HS quan sát bảng chữ in hoa nét đều?

A r h e q m v n m p c b l s

u t y i g o A r h e q A r h e q

m v n m v n m p c b l s m p c b l s u t y i g o u t y i g o

? Những chữ nào có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang, nét chéo?

? Những chữ nào kết hợp giữa nét thẳng và nét cong?

? Những chữ nào chủ yếu là nét cong?

- GVKL: Chữ nét đều là kiểu chữ mà các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo, tròn đề có độ dày bằng nhau các dấu có độ dày bằng 1/2 nét chữ các nét thẳng đứng bao giờ còng vuông góc với dòng kẻ.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi

- Chữ nét đều có tất cả các nét đều bằng nhau.

- Chứ nét thanh,nét đậm là chữ có nét to và nét nhỏ.

- HS quan sát.

- Những chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang, nét chéo:H, E, T, N, M, L, K, A, X - Những chữ kết hợp giữa nét thẳng và nét cong:B, D, P, R, U, S, G.

- Những chữ chủ yếu là nét cong:O, Q, C.

- HS quan sát.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ quan sát.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ trả lời.

(5)

2. Hoạt động 2: Cách kẻ chữ nét đều (7p)

? Quan sát hình 4,5,6,7 trong SGK/57,58 nêu cách kẻ dòng chữ nét đều.

- GV hướng dẫn HS cách kẻ dòng chữ.

 + Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ + Kẻ các ô, phác khung hình các chữ, tìm chiều dày nét chữ, vẽ phác nét chữ bằng chì mờ trước sau đó dùng thước kẻ hoặc compa để kẻ quay các nét đậm.

+ Tẩy các nét phác ô rồi vẽ màu vào dòng chữ.

*Lưu ý: Vẽ màu không chờm ra ngoài nét chữ. Nên vẽ màu ở xung quanh nét chữ trước, ở giữa sau. Có thể trang trí cho dòng chữ thêm đẹp hơn.

- GV cho HS tham khảo một số bài kẻ chữ.

3. Hoạt động 3: Thực hành (19p)

- GV yêu cầu HS vẽ màu vào dòng chữ Bác Hồ trang 43.

- GV quan sát và nhắc nhử HS vẽ màu vào dòng chữ, vẽ màu không ra ngoài chữ. Nên vẽ màu ở xung quanh trước.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p) - GV cùng HS nhận xét bài vẽ màu của các bạn trong lớp về cách vẽ màu.

? Vẽ màu dòng chữ đúng chưa?

? Màu vẽ đều chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV đánh giá chung tiết học và khen ngợi những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dùng bài.

Dặn dò:

- Chuẩn bị cho bài sau (Quan sát phong cảnh

trường học)

- Mang đầy đủ đồ dùng cho giờ học sau.

- 2 HS nêu.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS làm việc cá nhân vào VTV trang 43.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe để chuẩn bị bài sau.

- Em Thùy 4B ngồi tại làm bài.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ nhận xét bài bạn.

Khối 1

(6)

Ngày soạn: Ngày 2/3/2018

Ngày giảng: 1A: thứ 2 ngày 5/3/2018 1B: thứ 4 ngày 7/3/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

BÀI 24: Bài 24: VẼ CÂY- VẼ NHÀ

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- HS nhận biết được hình dáng của cây và nhà.

* Kĩ năng:

- HS biết cách vẽ cây, vẽ nhà.

- HS năng khiếu: có thể vẽ thêm nhà, cây và một số hình ảnh khác (vẽ màu theo ý thích).

* Thái độ:

- HS vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây và vẽ nhà theo ý thích II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ các con vật của một số họa sĩ (nếu có điều kiện).

- Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 1.

- Bút chì, bút dạ, sáp màu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS?

3. Bài mới

- Giới thiệu bài mới (1p)

- GV: Hôm nay cô cùngcác em đi tìm hiểu bài 23: Xem tranh các con vật nuôi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu hình ảnh cây và nhà (6p)

- GV cho HS xem tranh, ảnh có cây, nhà.

? Cây gồm có những bộ phận nào ?

- Quan sát và nhận xét.

- Lá, vòm lá, tán lá (màu xanh, màu vàng...)

- Thân, cành cây (màu nâu hay đen)

(7)

? Nhà có những phần gì ?

- GV giới thiệu một số tranh ảnh về phong cảnh (có cây, nhà, đường đi, ao, hồ...)

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ cây và nhà (7p)

- GV hướng dẫn trên bảng cách vẽ cây và nhà:

+ Vẽ cây: Nên vẽ thân cành trước, vòm lá sau

+ Vẽ nhà: nên vẽ mái trước, tường và cửa sau

- Vẽ màu theo ý thích.

- Cho HS quan sát một số bài vẽ của HS 3. Hoạt động 3: Thực hành (18p) - GV yêu cầu HS vẽ cây và nhà.

- Gợi ý HS làm bài:

+ HS trung bình: chỉ cần vẽ 1 cây và 1 ngôi nhà

+ HS khá: có thể vẽ thêm nhà, cây và một vài hình ảnh khác

- GV theo dõi và giúp HS:

+ Vẽ to vừa phải với khổ giấy

+ Vẽ thêm các hình ảnh khác: trời, mây, người, …

+ Vẽ màu theo ý thích

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS nhận xét về:

? Hình vẽ và cách sắp xếp hình vẽ?

? Cách vẽ màu?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS vẽ bài tốt. Nhắc nhở và động viên những em chưa hoàn thành bài.

* Ngôi nhà:

- Mái nhà (hình thang, hình tam giác)

-Tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào.

- HS quan sát.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV, trang 38.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

(8)

Dặn dò:

- Em nào chưa xong về vẽ tiếp.

- Quan sát cảnh vật xung quanh.

- Chuẩn bị màu và VTV để giờ sau học bài 25: vẽ màu vào hình tranh dân gian.

- HS lắng nghe dặn dò.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 2/3/2018

Ngày giảng: 5B: thứ 2 ngày 5/3/2018 5A: thứ 4 ngày 7/3/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 23: Vẽ tranh

Tiết 23:

ĐỀ TÀI TỰ CHỌN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

*Kiến thức:

- HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.

* Kĩ năng:

- HS tập vẽ tranh đề tài tự chọn (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài.

*Thái độ:

- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.

2. Mục tiêu riêng:

* HS: Nguyễn Thị Lan Hương lớp 5B.

- Nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn - Tập vẽ tranh đề tài tự chọn (điều chỉnh).

- Quan tâm đến cuộc sống xung quanh- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số tranh ảnh về những đề tài khác nhau.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ 5.

- Bút chì đen, chì màu, sáp màu, thước kẻ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

(9)

* Giới thiệu bài (1p)

- Cho HS quan sát tranh có nội dung về vẻ đẹp của phong cảnh, con người những đồ vật quen thuộc, tĩnh vật, trang trí.

? Đâu là tranh đề tài?

- Phong cảnh, tĩnh vật, con vật.

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 23: Vẽ tranh đề tài tự chọn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (6p)

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu:

? Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì?

? Trong tranh có những hình ảnh nào?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

- GVKL: đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (6p) - Cho HS thảo luận theo cặp đôi để nhớ lại các bước vẽ tranh đề tài:

- GV yêu cầu HS báo cáo.

- GV vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Chọn nội dung tranh: sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung + Vẽ hình ảnh chính trước làm rõ nội dug bức tranh.

+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn.

+ Vẽ màu theo ý thích (màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt)

* Lưu ý: Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh

- HS quan sát

- Vui chơi trong ngày hè, trường học, phong cảnh...

- Các bạn vui chơi … - Tươi sáng có đậm, có nhạt.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận (2p) - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ quan sát.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ thảo trả lời.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ theo dõi GV vẽ.

(10)

sự phong phú hấp dẫn.

3. Hoạt động 3: thực hành (18) - GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài tự chọn ào VTV5, trang 47.

- Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những HS chưa chọn được nội dung đề tài.

- GV nhắc HS vẽ hình to, rõ ràng.

Động viên khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp ,..để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét, đánh giá:

? Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh?

? Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập.

Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

Dặn dò:

- Em nào chưa xong về vẽ tiếp.

- Về nhà quan sát cái Ấm tích và cái bát.

- Các nhóm phân công nhau chuẩn bị mẫu vẽ, bút chì, tẩy.

- HS làm bài vào VTV5, trang 47.

- Hoàn thành bài.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe cô dặn dò

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ làm bài.

- Em Hương 5B ngồi tại nêu bài mình thích.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 3/3/2018

Ngày giảng: 3A,3B: thứ 3 ngày 6/3/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 23: Vẽ tranh

Tiêt 23: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN

I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

- HS làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do.

* Kĩ năng:

(11)

- HS tập vẽ tranh đề tài tự do.

* Thái độ:

- HS có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- VTV, SGV

- Một vài chiếc bình đựng nước có hình dáng và màu sắc khác nhau.

- Bài của HS năm trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- VTV 3, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

Nhắc lại các bước vẽ cái bình đựng nước?

+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm) + Vẽ khung hình vừa với khổ giấy.

+ Tìm tỉ lệ miệng, thân, đáy, tay cầm, phác hình bằng nét thẳng + Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ

+ Vẽ đậm nhạt.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các đề tài và tranh dân gian:

+ Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ?

+ Các bức tranh dân gian việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh ntn?

+ Em có thích các bức tranh đó không?

- GV: Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh. Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài vẽ. Vẽ tự do rất phong phú nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề

tài (6p)

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các đề tài và tranh dân gian:

? Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ?

? Trong tranh có những hoạt động nào ?

? Hình ảnh chính trong tranh là gì?

? Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Có thể lựa chọn những tranh đề tài nào để vẽ?

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- Tranh vẽ phong cảnh nông thôn, đề tài trường học, học nhóm, lao động....

- HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời

- Tranh chọi gà, chọi trâu, trường học, chân dung, đề tài bộ đội...

(12)

- GVKL: có thể chọn các đề tài vẽ tranh:

Cảnh đẹp đất nước, các trò chơi dân gian, lễ hội, học tập, sinh hoạt gia đình...

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

- Thảo luận theo cặp đôi để nhắc cách vẽ tranh đề tài?

- GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả.

- GVKL vẽ lên bảng một bức tranh đề tài + Chọn đề tài.

+ Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.

+ Vẽ hình ảnh chính trước

+ Vẽ hình ảnh phụ phù hợp với đề tài.

+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt (nên vẽ màu kín cả tranh).

- GV cho HS xem 1 số bài HS vẽ.

3. Hoạt động 3: Thực hành (16-18p) - Khi HS vẽ bài GV đến từng bàn gợi ý cho từng HS các hình ảnh phù hợp với nội dung, sắp xếp hình ảnh cân đối, không nên vẽ giống nhau.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn 1 số tranh đã hoàn thành và gần hoàn thành để nhận xét:

+ Cách sắp xếp (có trọng tâm, rõ nội dung)?

+ Hình vẽ (sinh động hay lặp lại) ?

+ Màu sắc trong tranh (phong phú, có đậm, có nhạt) ?

+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét và tuyên dương

- Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, nếu các em có dịp đi thăm quan hãy nhớ ngắm nhìn những cảnh đẹp nhé.

Dặn dò:

- Về nhà vẽ bài (nếu chưa xong)

- Xem lại các bài trang trí hình vuông, đường diền.

- Chuẩn bị màu vẽ, VTV bài sau học bài: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận 1 phút.

- 2 nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV3, trang 24

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

(13)

TUẦN 25 Khối 2

Ngày soạn: Ngày 9/3/2018

Ngày giảng: thứ 2 ngày 12/3/2018

Bài 25: Vẽ trang trí

TIẾT 25: TẬP VẼ HỌA TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- HS nhận biết được hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.

.* Kĩ năng:

- HS biết cách vẽ hoạ tiết.

- HS năng khiếu: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

* Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- VTV, SGV.

- Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông hình tròn.

- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Sưu tầm thêm một số học tiết dạng hình vuông hình tròn.

2. Học sinh

- VTV 2, bút chì, màu vẽ, tẩy, thước kẻ.

III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp học: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (1p)

- Gv treo một bài trang trí hình vuông.

? Trong hình vuông vẽ gì?

- Vẽ bông hoa, lá…

- Những bông hoa, lá trang trí trong hình vuông gọi là hoạ tiết.

? Các em thấy các hoạ tiết trong hình vuông này có đẹp không?

- Đẹp.

- GV: vậy hôm nay chúng ta sẽ học bài 25: Vẽ hoạ tiết trang trí dạng hình vuông, hình tròn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Hoạt động 1 Quan sát nhận xét (6p) - GV giới thiệu một số họa tiết để HS quan sát.

? Họa tiết dạng hình gì?

- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi

- Hình vuông, tròn, tam giác, bầu dục.

(14)

? Các họa tiết này được trang trí ở đâu?

- GV cho HS quan sát họa tiết dạng hình vuông, hình tròn.

? Đây là hoạ tiết gì? Có dạng hình gì ?

? Các cánh hoa được vẽ như thế nào?

? Màu của các hoạ tiết này như thế nào?

- GVKL : Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình dáng, màu sắc và được áp dụng trang trí rất nhiều đồ vật trong cuộc sông như: đĩa, ly, chén, bát…

2. Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết (7p)

? Nêu cách vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn?

- GV vẽ lên bảng cho HS cả lớp quan sát.

+ Vẽ hình vuông, hình tròn (cân đối với khổ giấy).

+ Kẻ các đường trục chia hình ra thành nhiều phần bằng nhau để vẽ hoạ tiết cho đều.

+Vẽ hoạ tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn.

+ Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng 1 màu và cùng độ đậm nhạt, bằng nhau.

+ Có thể vẽ hai màu xen kẽ ở một hoạ tiết.

- GV cho HS xem một số bài HS năm trước.

3. Hoạt động 3 Thực hành (18p)

- GV yêu cầu HS vẽ họa tiết vào túi sách và hình vuông, sau đó tô màu theo ý thích vào VTV2 trang 39.

- GV gợi ý HS chọn hoạ tiết hình tròn vẽ vào

- Cái đĩa, túi sách, bát, áo,...

- HS quan sát.

- Hoạ tiết hoa, lá. Có dạng hình tròn, hình vuông.

- Các cánh hoa, lá vẽ bằng nhau.

- Họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu.

- HS lắng nghe

- 2 HS nêu.

- HS quan sát GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV trang 39.

(15)

túi xách và vẽ màu theo ý thích, vẽ cả màu của túi.

- Vẽ hoạ tiết hình vuông và vẽ màu.

- GV bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho HS hoàn thành bài.

4.Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá (4p) - GV chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:

? Bạn vẽ họa tiết gì?

? Các họa tiết đều nhau chưa ?

? Bạn vẽ đúng màu chưa ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GVKL : Các em đã biết vẽ các hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn để có thể áp dụng để học các bài về trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Các em có thể dùng để trang trí vào góc học tập của mình thêm đẹp hơn.

Dặn dò:

- Quan sát, nhận xét các con vật (đặc điểm, hình dáng, màu sắc).

- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng giừ sau học bài 26:

Vẽ tranh: Đề tài con vật.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe để chuẩn bị bài sau.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 9/3/2018

Ngày giảng: 4A, 4B: thứ 2 ngày 12/3/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 25: Vẽ tranh

BÀI 25: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

* Kiến thức:

- HS biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.

* Kĩ năng:

- Tập vẽ tranh đề tài Trường em.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

* Thái độ:

- HS thêm yêu mến trường lớp.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy lớp 4B

- Biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.

(16)

- Tập vẽ tranh đề tài Trường em.

- Thêm yêu mến trường lớp.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- SGK, SGV.

- SGK, SGV, mét số tranh ảnh về trường học.

- Hình gợi ý cách vẽ

- Bài vẽ của HS lớp trước về đề tài nhà trường.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- SGK, sưu tầm tranh ảnh về trường học.

- Giấy vẽ hoặc vởThực hành, bỳt chỡ, tẩy, màu,...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

? Nêu đặc điểm của chữ nét đều?

- Chữ nét đều là kiểu chữ mà các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo, tròn đề có độ dày bằng nhau các dấu có độ dày bằng 1/2 nét chữ các nét thẳng đứng bao giờ còng vuông góc với dòng kẻ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

? Hàng ngày đến trường em thường làm những việc gì?

- Học bài trên lớp, ôn bài đầu giờ, múa hát tập thể,...

GV: Vậy các em có muốn thể hiện những việc làm đấy vào thành một bức tranh không? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 25: Vẽ tỷanh đề tài Trường em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS HSKT

1. Hoạt động1: Tìm và chọn nội dung đề tài (6p)

- GV giới thiệu một số tranh về trường học.

? Phong cảnh trường có những gì?

? Sân trường ngoài giờ ra chơi ?

? Màu sắc trong tranh ?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Phong cảnh trường em, giờ ra chơi trên sân trường.

- Người, nhà, sân trường, cột cờ,...

- Có đậm, nhạt, màu sắc

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ quan sát.

(17)

? Em sẽ chọn nội dung, hình ảnh gì để vẽ tranh về trường của mình ? Vẽ cảnh nào, có những hình ảnh gì?

- GVKL: Ngôi trường là nơi rất gần gũi và quen thuộc đối với các em và có nhiều chủ đề để vẽ đề tài này..

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ (7p)

? Em hãy nhớ lại và nêu cách vẽ tranh đề tài ?

- GV hướng dẫn học sinh cách vẽ.

+ Vẽ mảng chính, mảng phụ.

+ Vẽ hình ảnh.

+ Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình.

+ Vẽ màu: có đậm, có nhạt.

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (18p) - GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài Trường em vào VTV4, trang 45.

- GV nhắc học sinh nhớ lại trình tự các bước vẽ. Nhắc học sinh trình bày bố cục vào khổ giấy sao cho phù hợp.

- Gợi ý cụ thể đối với những em còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.

4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu :

+ Bố cục ? + Hình vẽ?

+ Màu sắc?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài

tươi vui,...

- Đến trường, tan học, giờ học trên lớp,...

- HS lắng nghe.

- 2 HS nêu.

- HS theo dõi GV hướng dẫn.

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ vào VTV4, trang 45.

- HS nhận xét bài theo tiêu trí GV đưa ra.

- Hs nhận xét bài the cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ trả lời.

- Em Thùy 4B ngồi tại nêu cách vẽ.

- Em Thùy 4B ngồi tại làm bài.

- Em Thùy 4B ngồi tại

(18)

vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em chưa hoàn thành bài.

* Dặn dò

- Sưu tầm tranh của thiếu nhi, để giờ sau học bài xem tranh của thiếu nhi.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau

chỗ nhận xét bài bạn.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 9/3/2018

Ngày giảng: 1A: thứ 2 ngày 12/3/2018 1B: thứ 4 ngày 14/3/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

BÀI 25: VẼ MÀU VÀO TRANH DÂN GIAN

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- HS làm quen với tranh dân gian

* Kĩ năng:

- HS vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ Lợn ăn cây ráy.

- HS năng khiếu: Vẽ màu đều kín tranh.

* Thái độ:

- HS bước đầu nhận biết về vẻ đẹp của tranh dân gian.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Một vài tranh dân gian

- Một số bài vẽ màu vào hình tranh dân gian của HS năm trước 2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 1.

- Bút chì, bút dạ, sáp màu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS?

3. Bài mới

- Giới thiệu bài mới (1p)

- GV: Hôm nay cô cùngcác em đi tìm hiểu bài 25: Vẽ màu vào tranh dân gian.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian (5p)

- Cho HS xem một vài bức tranh dân gian - HS quan sát , trả lời câu hỏi.

(19)

để HS thấy được vẻ đẹp của tranh qua hình vẽ, màu sắc.

? Hai bức tranh trên vẽ hình ảnh gì?

? Màu sắc trong tranh vẽ như thế nào?

- GV cho HS xem tranh Lợn ăn cây ráy

- GVKL: Tranh Lợn ăn cây ráy là tranh dân gian làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ Lợn ăn cây ráy trong VTV1, trang 39

? Trong tranh có hình ảnh gì?

? Hình dáng con lợn như thế nào?

- GV hướng dẫn cách vẽ màu cho HS cả lớp quan sát.

+ Vẽ màu theo ý thích (nên chọn màu khác nhau để vẽ các chi tiết nêu ở trên)

+ Tìm màu thích hợp vẽ nền để làm nổi hình con lợn.

- Giới thiệu một số bài vẽ màu của HS các lớp trước để giúp các em vẽ màu đẹp hơn 3. Hoạt động 3: Thực hành (18p)

- Yêu cầu HS tự vẽ màu vào hình ở VTV1, trang 39.

- GV đến từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng:

+ Chọn màu, vẽ màu thay đổi.

+ Không vẽ màu ra ngoài hình vẽ.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV thu một số bài hướng dẫn HS nhận xét:

- Đàn lợn, đàn gà.

- Tươi sáng.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- Con lợn và cây ráy, mô đất, cỏ

- Mắt, mũi, tai, đuôi, xoáy âm dương.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS thực hành vẽ vào VTV, trang 39.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí Gv đưa ra.

(20)

? Màu sắc: có đậm nhạt, phong phú, ít ra ngoài hình vẽ ?

? Em thích nhất bài nào? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

Dặn dò:

- Tìm thêm và xem tranh dân gian.

- Chuẩn bị bút chì, màu vẽ, tẩy giờ sau học bài 26: Vẽ chim và hoa.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 2/3/2018

Ngày giảng: 5B: thứ 2 ngày 5/3/2018 5A: thứ 4 ngày 7/3/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 24 : Vẽ theo mẫu

Tiết 24:

MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

*Kiến thức:

- HS quan sát, so sánh và nhận xét đúng về hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.

* Kĩ năng:

- HS tập vẽ mẫu có hai vật mẫu (điều chỉnh).

- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

* Thái độ:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quí mọi vật xung quanh.

2. Mục tiêu riêng:

* HS: Nguyễn Thị Lan Hương lớp 5B.

- Quan sát, so sánh và nhận xét đúng về hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.

- Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu (điều chỉnh).

- Cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quí mọi vật xung quanh.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

(21)

- SGK, SGV.

- Chuẩn bị một vài mẫu vẽ như ấm tích, ấm pha trà, cái bát, cái chén….có hình dáng khác nhau

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài vẽ của HS năm trước.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ 5.

- Bút chì đen, chì màu, sáp màu, thước kẻ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 24: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (6p)

- GV yêu cầu HS chọn bày mẫu. Gợi ý các em chọn nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét về:

? Vị trí của các vật mẫu?

? Hình dáng, màu sắc của cái ấm pha trà và cái bát?

? Đặc điểm và các bộ phận của cái Ấm và cái bát ?

? So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận cùng vật mẫu và giữa hai vật mẫu với nhau?

? Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu (phần nào được chiếu sáng, phần nào đậm nhất, phần nào đậm vừa) ?

- GVKL: Mỗi vật mẫu đều có hình dáng, màu sắc và đặc điểm khác nhau. Khi vẽ chúng ta cần chú ý đến vị trí, tỉ lệ giữa các vật mẫu.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p) - GV giới thiệu hình hướng dẫn HS cách vẽ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra cách vẽ:

- HS quan sát

- Cái bát đặt phía trước, cái ấm đặt sau.

- HS quan sát và nhận xét theo mẫu.

- Cái bát: Miệng, thân, đế bát.

- Cái ấm: nắp, miệng, thân, đế, vòi và quai ấm.

- HS nêu.

- HS quan sát và trả lời.

- HS quan sát.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ quan sát.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ thảo trả

(22)

? Nêu các bước vẽ mẫu có hai vật mẫu.

- GV vẽ lên bảng từng bước cho HS quan sát

+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu cho cân đối với khổ giấy.

+ Vẽ đường trục cho cái ấm và cái bát.

+ Tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng nét thẳng.

+ Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết cho đúng + Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen (xác định vị trí và phác mảng đậm,đậm vừa, nhạt. Vẽ đậm nhạt bằng các nét gạch thưa, dày của bút chì).

- GV giải thích và hướng dẫn HS phác hình kỉ hà là vẽ phác những nét đầu tiên, thẳng mờ, đơn giản tạo thành hình dáng sơ lược của mẫu.

- Đối với cái ấm có thể vẽ hình tách rời từng bộ phận để các em hiểu thêm về cấu trúc của vật mẫu và cách vẽ.

- GV cho Hs quan sát một số bài vẽ của HS.

3. Hoạt động 3: Thực hành (18p) - GV bày mẫu có 2 vật mẫu cho cả lớp vẽ.

- Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em

- GV quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn một số bài (có bài tốt và chưa tốt) và gợi ý HS nhận xét:

? Bố cục ?

? Cách vẽ hình?

?Cách vẽ đậm nhạt?

- HS trình bày các bước vẽ.

- HS theo dõi GV vẽ trên bảng.

- HS lắng nghe.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV 5, trang 49.

- HS nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

lời.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ theo dõi GV vẽ.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ làm bài.

- Em Hương 5B ngồi tại

(23)

? Em thấy bài nào đẹp nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS vẽ bài tốt. Nhắc nhở và động viên những em chưa hoàn thành bài.

Dặn dò:

- Em nào chưa xong về vẽ tiếp.

- Sưu tầm những tranh ảnh, câu chuyện, bài hát về Bác Hồ.

- Xem trước bài 21: Xem tranh Bác Hồ đi công tác.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

nêu bài mình thích.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 3/3/2018

Ngày giảng: 3A,3B: thứ 3 ngày 6/3/2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 25: VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

- HS nhận biết thêm về họa tiết trang trí.

* Kĩ năng:

- HS vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.

- HS năng khiếu: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

* Thái độ:

- HS thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- VTV, SGV

- Sưu tầm một số bài trang trí hình chữ nhật.

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

2. Học sinh:

- VTV3, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p) Nhắc lại cách vẽ tranh đề tài?

+ Vẽ hình ảnh chính trước

+ Vẽ hình ảnh phụ phù hợp với đề tài.

+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt (nên vẽ màu kín cả tranh).

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

(24)

- Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 25: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p)

- GV: Treo tranh chuẩn bị yêu cầu HS quan sát và chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo nội dung:

- Nhóm 1: Đâu là họa tiết chính? Họa tiết chính thường đặt ở đâu?

- Nhóm 2: Đâu là họa tiết phụ, được vẽ như thế nào?

- Nhóm 3: Họa tiết được sắp xếp như thế nào?

- Nhóm 4: Màu sắc trong bài trang trí như thế nào?

- Hết thời gian thảo luân GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.

- GV cho HS quan sát bài tập thực hành ở VTV3, trang 40.

? Bài này họa tiết vẽ xong chưa?

? Muốn hoàn thiện bài em phải làm gì?

- GVKL: Muốn vẽ được họa tiết đẹp chúng ta cần quan sát kĩ họa tiết. Các họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và tô cùng một màu.

2. Hoạt động 2 Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật (7p)

- GV cho HS quan sát bài tập thực hành ở VTV 3 và dặt câu hỏi gợi ý.

? Họa tiết chính hình ở hình chữ nhật là hình gì?

? Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?

? Cánh hoa được sắp xếp như thế nào?

? Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì?

- GV vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát.

+ Vẽ tiếp họa tiết chính trước, họa tiết phụ

- HS thảo luận nhóm 3phút.

- Họa tiết chính được vẽ to, ở giữa

- Họa tiết phụ vẽ nhỏ ở 4 góc và xung quanh.

- Sắp xếp: đối xứng, xen kẽ, nhắc lại.

- Cố đậm, có nhạt, các họa tiết giống nhau tô màu giống nhau.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe - Chưa.

- Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh - Bông hoa.

- Có 8 cánh, 4 lớp trước, 4 lớp sau.

- Các cánh đối xứng nhau theo từng cặp.

- Hình tam giác.

- HS theo dõi GV vẽ.

(25)

sau

+ Vẽ màu: Họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu, họa tiết chính có thể vẽ lớp trên một màu, lớp dưới một màu.Nếu họa tiết chính vẽ màu đậm thì nền màu sáng và ngược lại.

- Cho HS quan sát một số bài của HS năm trước

3. Hoạt động 3: Thực hành (18p)

- GV yêu cầu HS vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật trong VTV, trang 40.

- GV xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng:

+ Vẽ họa tiết đều.

+ Vẽ màu đều, có đậm, nhạt.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:

? Cách vẽ họa tiết đúng, đều chưa?

? Màu vẽ đều, có đậm, nhạt không?

? Em thấy bài vẽ nào đẹp nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

*Dặn dò

- Hoàn chỉnh bài (nếu chưa xong).

- Về nhà sưu tầm hình chữ nhật có trang trí.

- Quan sát con vật quen thuộc.

- Chuẩn bị đất nặn.

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ bài vào VTV3, trang 40.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quan saùt ngoaïi hình cuûa moät con vaät maø em yeâu thích vaø vieát moät ñoaïn vaên mieâu taû ngoaïi hình cuûa con vaät ñoù. Tập

Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình.. II.Hình chiếu của hình trụ, hình nón,

- GV: Trên đây là hình ảnh một số con vật: Con chó, mèo thỏ, gà trống...Mỗi con đều có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau nhưng về cấu tạo chung chúng đều có

Do đó mà các thiết bị tham gia vào mô hình này sẽ được hưởng lợi từ việc mô hình huấn luyện được học từ nh iều nguồn dữ liệu từ khác nhau , giúp đưa ra kết quả,

- Nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm các bộ phận, màu sắc, hoạt động …của một số con vật quen thuộc.. - Vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích

Vẽ các hình theo mẫu sau rồi trao đổi với bạn cách vẽ chiếc đèn ông sao với nét vẽ dày hơn.. - GV thực

Qua vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của các loại hoa và quả đã có rất nhiều hoạ sĩ đã vẽ lên những bức tranh tĩnh vật lọ hoa và quả thật đẹp.Vậy các em có muốn vẽ được

- Khi chúng mình vẽ, chúng mình cũng có thể vẽ thêm bóng, có thể sử dụng nhiều màu sắc để tô màu cho quả bóng và chúng mình còn có thể vẽ những quả bóng với nhiều hình