• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra học kì I môn Vật Lý 7 - năm học 2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra học kì I môn Vật Lý 7 - năm học 2018-2019"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

Phòng GD & ĐTYên Lạc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - LÝ 7 Trường THCS TT Yên Lạc Năm Học 2018-2019 (Thời gian làm bài 45 phút)

I. Mục tiêu:

a/ Phạm vi kiến thức:

Từ tiết 1 đến tiết 17 (Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng - Bài 16: Tổng kết chương II - Âm học)

b/ Mục tiêu:

* Đối với học sinh:

- Củng cố kiến thức đã học, tự đánh giá năng lực học tập của bản thân để từ đó điều chỉnh việc học của mình cho tốt.

- Rèn luyện khả năng làm bài tự luận và trắc nghiệm

- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

* Đối với giáo viên:

Qua kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viện thu nhận thông tin phản hồi, để từ đó có hướng điều chỉnh phương pháp dạy hoặc hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn

II. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận (TN 40% TL 60%).

III. Ma trận đề kiểm tra

1/ Bảng tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:

Nội dung TS

tiết Lí thuyết

Tỷ lệ Trọng số của chương

Trọng số bài kiểm tra thực dạy

LT VD LT VD LT VD

Quang học 9 7 4.9 4.1 54.4 45.6 32.6 27.4

Âm học 7 6 4.2 2.8 60 40 24 16

Tổng 16 13 9.1 6.9 56.9 43.1 56.6 43.4

2/ Tính số câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề kiểm tra ở mỗi cấp độ.

Cấp

độ Nội dung Trọng

số

Số lượng câu hỏi (13) Điểm số

TN TL

Lý thuyết

Quang học (LT) 32.6 2 (1,0đ) 3(2,5đ) 3,5

Âm học (LT) 27,4 1(0,5đ) 1(1,0đ) 1,5

Vận dụng

Quang học (VD) 24 1(0,5đ) 2(2,5đ) 3,0

Âm học (VD) 16 2(1,0đ) 1(1,0đ) 2,0

Tổng 100 6(3,0đ) 7(7,0đ) 10,0

3 . Ma trận đề kiểm tra:

Tên Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Điểm:

(3)

chủ đề Cao Thấp

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Quang học

1. Biết được tính chất ảnh của gương cầu lồi.

2. Nhận biết được định luật truyền thẳng ánh sáng; định luật phản xạ ánh sáng: tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

3. Hiểu ứng dụng gương cầu lồi.

4. Hiểu được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực

5.Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để xác định đường truyền tia sáng.

6. Vận dụng được các tính chất của gương phẳng

Số câu hỏi

1 2 2

1 1 1

Số

điểm 0,5 2đ 1đ 0,5đ 1đ 1,5đ

Âm học

7. Biết được đặc điểm chung của nguồn âm.

8. Biết được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm.

9. Biết được các môi trường truyền âm và so sánh vận tốc truyền âm giữa các môi trường.

10. Tính được tần số dao động của vật.

11. Vận dụng vận tốc truyền âm trong các môi trường và phản xạ âm để tìm khoảng cách đến các mục tiêu cụ thể.

12.Vận dụng vận tốc truyền âm trong các môi trường và so sánh giữa chúng để tính vận tốc truyền âm trong một môi trường cụ thể.

Số câu hỏi

1 1 1 1 1

Số

điểm 0,5đ 1đ 0,5đ 1đ 0,5đ

TS câu hỏi

2 3 3 1 2 1 1

TS

điểm 1,0 3,0 1,5 0,5 2,0 0,5 1,5

V. Đề Bài

I/ TRẮC NGHIỆM (4điểm): Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất.

(4)

Câu 1: So với gương phẳng cùng kích thước, vùng nhìn thấy của gương cầu lồi luôn:

A. lớn hơn B. bằng C. nhỏ hơn D.có thể nhỏ hơn hoặc bằng Câu 2: Chiếu chùm tia tới song song đến gương cầu lõm, cho chùm tia phản xạ:

A. Phân kỳ. B. Song song. C. Hội tụ trước gương. D. Hội tụ sau gương.

Câu 3: Đặt một vật AB trước gương, nhìn qua gương thấy ảnh nhỏ hơn vật. Gương đó là gương:

(5)

A. gương phẳng B. gương cầu lồi

C. gương cầu lõm D. vừa có thể là gương cầu lồi, vừa có thể là gương cầu lõm Câu 4: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng thấy ảnh cách người 3m. Vậy người đứng cách gương là:

A. 3 m. B. 4,6 m. C. 1,6 m. D. 1,5m.

Câu 5: Âm không truyền được trong môi trường nào sau đây?

A. Không khí. B. Nước cất. C. Chân không. D. Tường bê tông.

Câu 6: Ta nghe được tiếng vang cách âm trực tiếp ít nhất là:

A. 1/15 giây. B. 1 đến 15 giây. C. 1 giây. D. 15 giây.

Câu 7: Tần số dao động của vật càng lớn thì vật dao động càng:

A. Nhanh. B. Chậm. C. Mạnh. D. Yếu.

Câu 8: Bộ phận dao động phát ra âm khi đánh trống là:

A. Tay người đánh trống. B. Mặt trống. C. Vỏ trống. D. Dùi trống.

Câu 9: Âm thanh được tạo ra nhờ:

A. Nhiệt. B. Điện. C. Dao động. D. Ánh sáng.

Câu 10: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

A. Khi vật dao động mạnh hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn.

C. Khi vật dao động nhanh hơn. D. Khi vật dao động có biên độ lớn hơn.

II/ TỰ LUẬN: 6 điểm

Câu 13(1 đ): Tần số là gì? Đơn vị của tần số?

Câu 14(2đ): Khi đánh trống để tiếng trống phát ra to hơn người đánh trống phải đánh vào trống như thế nào? Giải thích?

Câu 15(2đ): Vật A trong 2 phút thực hiện được 1800 dao động, Vật B trong 3 phút thực hiện được 3600 dao động.

a. Tính tần số dao động của mỗi vật. (1đ) b. Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao? (1đ)

Câu 16(1đ): Cho tia sáng SI tới gương phẳng. Vẽ tia phản xạ IR biết tia tới hợp với tia phản xạ một góc 600,đánh dấu góc tới và góc phản xạ.

VI. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ 7 NĂM HỌC: 2018 - 2019

Phần I. Trắc nghiệm : 4 điểm (mỗi câu đúng 0,4 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án A C B D C A A B C C

(6)

Phần II. Tự luận (6,0 điểm )

Câu Nội dung

kiến thức

Điểm từng phần

Ghi chú 13

(1 đ)

- Tần số là số dao động trong 1 giây - Đơn vị: Hz

0,5 0,5 14

(2đ)

- Đánh mạnh.

- Mặt trống dao động mạnh.

- Biên độ dao động của mặt trống lớn.

1 0,5 0,5

15 (2 đ)

a.

- Tần số dao động của vật A là:

1800/(2.60) = 15Hz

- Tần số dao động của vật B là:

3600/3.60 = 20Hz

b. Vật B phát ra âm cao hơn vật A

Vì: Tần số của vật B > A 0.5 0.5 0.5 0.5

16 (1đ)

1

- Vẽ sai số đo của góc i, i': (- 0.5 đ).

- Vẽ thiếu dấu mũi tên chỉ đường truyền của tia sáng: (- 0,25 đ).

S R

N I

I

N' i i'

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 7: Theo em trong hình bên, có những cách nào để làm cho ánh sáng từ đèn truyền tới gương hắt trở lại và chiếu vào điểm

- Sự phản xạ khuếch tán xảy ra ở hình a: Do ánh trăng chiếu xuống mặt hồ có gợn sóng làm tia phản xạ hắt tới mắt người quan sát không theo một hướng nhất định cho hình

- Hiểu được định luật phản xạ ánh sáng, nhận biết và vẽ được tia phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong thí nghiệm.. - Biết biểu diễn gương phẳng và

Muốn thu được tia phản xạ có hướng từ dưới lên thì phải đặt gương thế nào..

Trả lời: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng.. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến

(1,0 điểm) Tại sao trong lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của

Câu 12 (3 điểm) Đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.. Ảnh

Tia phản xạ nằm trong cùng một mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến. Cho học sinh điền từ vào câu kết luận. Tìm phương của tia phản xạ. * Phát biểu định luật. Người ta