• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đặc điểm phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

NỘI DUNG VẬT LÝ LỚP 7

TIẾT 6 – CHỦ ĐỀ 8: GƯƠNG CẦU LÕM Hoạt động 1:

Đọc tài liệu và thực hiện các yêu cầu.

- Đọc SGK trang 56 -> 58 tìm hiểu về đặc điểm của ảnh tạo bởi GC lõm và đặc điểm phản xạ ánh sáng trên GC lõm.

A/. GHI NHỚ:

1/. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm:

- Ảnh của một vật sáng được đặt ở gần một gương cầu lõm là ảnh ảo ở sau gương và lớn hơn vật.

2/. Đặc điểm phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm:

- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi:

+ Chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm ở trước gương.

+ Chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song.

3/. Một số ứng dụng của gương cầu lõm:

- Bếp Mặt Trời - Chóa (chá) đèn pin.

Hoạt động 2:

Kiểm tra, đánh giá quá trình tự học.

* Có thắc mắc về bài tập thì gởi câu hỏi cho GVBM thông qua người phát tài liệu học tập.

B/. BÀI TẬP:

- Làm câu 4, 5, 6, 7/ 59, 60 SGK.

* HD học ở nhà: Chuẩn bị ôn tập kiểm tra giữa kì - Ôn lại ghi nhớ từ chủ đề 1 đến chủ đề 8.

- Xem lại các bài tập đã sửa.

--- ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ

A/. GHI NHỚ:

1/. Nhận biết ánh sáng.

- Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

2/. Nhìn thấy một vật.

- Ta nhìn thấy được một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.

3/. Nguồn sáng và vật sáng.

- Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.

(2)

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu đến nó.

4/. Định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

5/. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.

a. Bóng tối – Bóng nửa tối:

- Vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới được gọi là bóng tối.

- Vùng phía sau vật cản nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới được gọi là bóng nửa tối.

b. Nhật thực - Nguyệt thực:

- Nhật thực xảy ra vào ban ngày khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần hoặc gần như hoàn toàn.

- Nguyệt thực xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trăng bị Trái Đất dần che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

6/. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

7/. Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.

- Là ảnh ảo, ở sau gương, lớn bằng vật và đối xứng với vật qua gương.

8/. Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

- Là ảnh ảo, ở sau gương và nhỏ hơn vật.

9/. Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.

- Là ảnh ảo, ở sau gương và lớn hơn vật.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bóng nửa tối là vùng nằm phía sau vật cản nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng... Nhật thực

Muốn thu được tia phản xạ có hướng từ dưới lên thì phải đặt gương thế nào..

ngang trước mắt sao cho không nhìn thấy bóng đèn.Bấm công tắc bật đèn pin,mắt ta có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ ánh đèn phát ra hay không..

- Vùng phía sau vật cản nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới được gọi là bóng nửa tối.. Nhật thực -

Vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta, không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên không nhìn thấy..  C5: Các hạt khói được đèn chiếu sáng

(1,0 điểm) Tại sao trong lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của

Câu 12 (3 điểm) Đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.. Ảnh

• Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng (vì khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật sẽ