• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hiểu được những nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn để có biện pháp đảm bảo an toàn lao động

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hiểu được những nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn để có biện pháp đảm bảo an toàn lao động"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giáo Án Công nghệ 9, bài 4: An toàn lao động trong nấu ăn

* Mục tiêu bài học: Sau bài này hs phải:

- Hiểu được những nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn để có biện pháp  đảm bảo an toàn lao động.

- Biết cách sử dụng cẩn thận, chính xác các dụng cụ, thiết bị trong nhà bếp.

 

* Chuẩn bị:

- Đối với giáo viên:       

+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.

+ Đồ dùng:  Các mẫu hình ảnh trực quan về các tai nạn rủi ro thường xảy ra  do thiếu cẩn thận khi làm việc trong nhà bếp

- Đối với học sinh:        

+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị phương án trả lời các câu hỏi ở  Sgk.

+ Đồ dùng: Tranh ảnh tự sưu tầm  

* Tiến trình thực hiện:

I. Tổ chức ổn định lớp: (01 phút/ 01 tiết)

- Kiểm tra số lượng học sinh tham gia, kiểm tra công tác vệ sinh.

- Nhận xét, khuyến khích học sinh.

 

II. Tích cực hoá tri thức: (04 phút/ 01 tiết)

- Hãy kể những công việc thường làm trong nhà bếp?

- Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? Cho biết cách sắp xếp thích hợp?

 

III. Các hoạt động dạy và học:

 

Nội dung kiến thức Hoạt động của thầy và trò I. An toàn lao động trong nấu ăn

 

1. Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn?

Đứt tay, bỏng lửa, bỏng nước sôi, cháy nổ bình ga, phụt bếp dầu, điện giật, trượt  ngã....

Hoạt động 1: Giới thiệu bài học. 

(02 phút/01 tiết)

- Đặt vấn đề (Gv nêu một số công  việc trong nhà bếp và nêu câu hỏi:

Nếu không cẩn thận và chu đáo  khi sử dụng các dụng cụ thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?, đẫn dắt  vào bài)

(2)

* Công việc nấu ăn được thực hiện trong  nhà bếp, đây là nơi dễ sảy ra tai nạn. Vì  khối lượng công việc được chuẩn bị trong  nhà bếp rất nhiều: Chuẩn bị thức ăn, nấu  nướng, bày dọn...

* Những công việc làm trong nhà bếp  thường phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ  dễ gây nguy hiểm. vì vậy cần phải đảm  bảo an toàn lao động trong nấu ăn, tránh  sảy ra tai nạn nguy hiểm, ảnh hưởng đến  tinh mạng con người.

Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra

2. Những dụng cụ, thiết bị dễ gây ra tai nạn:

* Dụng cụ cầm tay: các loại dao nhọn,  sắc,soong chảo có tay cầm bị hỏng, ấm  nước sôi...

* Dụng cụ, thiết bị dùng điện: Bếp điện,  lò nướng, ấm điện, nồi cơm điện, phích  nước, máy đánh trứng...

 

3. Nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn:

 

a/ Dùng dao, các dụng cụ sắc nhọn để  cắt,gọt, xiên...hoặc đặt không đúng vị trí  thích hợp

b/ Để thức ăn rơi vãi làm trơn, trượt.

c,d/ Sử dụng nồi soong, chảo có tay cầm  không xiết chặt hoặc đặt ở vị trí không  thích hợp.

e/ Khi đun nước đặt ở vị trí không thích  hợp hoặc để vật dụng ở trên cao quá tầm  tay với.

g/ Sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận.

h/ẩư dụng bếp điện, ga, lò điện, lò ga, nồi  điện, ấm điện... không đúng y/c.

- Nêu mục tiêu bài học.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về an toàn lao động trong nấu ăn:

   

- Y/c hs kể một số tai nạn trong  nấu ăn.

- Tại sao phải quan tâm đến an  toàn lao động trong nấu ăn?

 

- ý kiến khác?

- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.

     

Hoạt động 3: Tìm hiểu những dụng cụ, thiết bị dễ gây ra tai nạn:

- Những dụng cụ nào dễ gây ra  các tai nạn trong nấu ăn?

- ý kiến khác?

- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.

Hoạt động 3: Tìm hiểu 1

số nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn:

- Y/c hs quan sát H13 Sgk rồi điền nội dung thích hợp dưới mỗi hình  

- Nguyên nhân gây ra các tai nạn  đó?

- ý kiến khác?

- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.

   

IV. Tổng kết bài học: (05 phút/ 01 tiết) - Y/c 01 hs đọc phần ghi nhớ.

(3)

- Kiểm tra nhận thức

- Hướng dẫn học bài ở nhà:

      + Học thuộc phần ghi nhớ.

      + Trả lời các câu hỏi ở Sgk.

      - Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới:

      + Nghiên cứu kỹ bài mới (bài thực hành)

+ Căn cứ vào nội dung để chuẩn bị nội dung lẫn đồ dùng phù hợp (giáo viên  hướng dẫn kỹ cho học sinh, đặc biệt chú ý các phương tiện phù hợp với đặc  điểm địa phương).

- Nhận xét, đánh giá giờ học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1: Những trò chơi nào là trò chơi nguy hiểm có thể gây tai nạn thương tích trong trường học.. Câu 2: Khi tham gia các trò chơi này sẽ nguy hiểm

Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.. Thái độ: HS có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ

Điều 23 Luật giáo dục 2019 nêu rõ chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non “Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhân

- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.. - Phân biệt được hành vi tôn

Bài 5: EM LÀM GÌ ĐỂ GIỮ AN TOÀN GIAO THÔNG I. Kiến thức: HS hiểu phòng tránh tai nạn giao thông ; Thấy được phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi người.

Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải có các dụng cụ thích

Biện pháp được dùng để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn là:A. Ngâm vào