• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 3.

CHẤT

(tiếp)

I/ Mục tiêu:

1/.Kiến thức: phân biệt được:

- Khái niệm về chất nguyên chất ( tinh khiết ) và hỗn hợp.

- Cách phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

2/ Kĩ năng:

- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.

- Tách được một chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát ).

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Thái độ và tình cảm

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học.

- Có niềm tin vào khoa học khẳng định quan niệm duy vật biện chứng.

5/ Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác.

* Năng lực riêng: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

II/ Chuẩn bị:

1/Giáo viên:

- Dụng cụ : Giấy lọc,phễu, đũa thủy tinh, đèn cồn, ống nghiệm.

- Hoá chất: Chai nước khoáng, ống nước cất. hỗn hợp đường cát 2/ Học sinh: nghiên cứu trước bài ở nhà

III/ Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, thực hành thí nghiệm.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ: (10 phút) 1.Làm bài tập 1(sgk).

2.Làm bài tập 3(sgk).

3/ Bài mới: (28 phút)

(2)

* Giới thiệu :Trong thực tế có rất nhiều chất tạo thành nhiều hỗn hợp và nhiều vật dụng khác nhau có tác dụng trong đời sống . Bài này ta nghiên cứu về nguyên chất và hỗn hợp.

* Phát triển bài:

Hoạt động 1: 18’

Mục tiêu: Phân biệt được hỗn hợp, chất tinh khiết.

Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tìm tòi Kỹ thuật: Đặt câu hỏi.

Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học phân

Hoạt động của GV và HS Nội dung.

GV: Hướng dẫn HS quan sát chai nước khoáng, mẫu nước cất .

nhận xét điểm giống nhau giữa nước cất và nước khoáng về trạng thái, màu

sắc,thành phần?

-Thông báo:

+Nước cất: không có lẫn chất khác gọi là chất tinh khiết.

+Nước khoáng, nước ao có lẫn 1 số chất khác gọi là hỗn hợp.

-Theo em hỗn hợp là gì?

-Nước sông, nước biển, … là chất tinh khiết hay hỗn hợp?

? Tính chất của hỗn hợp.

GV làm thế nào thu được nước cất?

-GV giới thiệu bộ thí nghiệm chưng cất nước tự nhiên.

-Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết?

-Vậy chất tinh khiết là gì?

-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm rút ra nhận xét: sự khác nhau về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp?

-GV nhận xét.

-Chất tinh khiết: có những tính chất (vật lý, hóa học) nhất định.

-Hỗn hợp: có tính chất thay đổi (phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp)

III.Chất tinh khiết:

1.Hỗn hợp:

- Nước khoáng, nước tự nhiên là hỗn hợp: Vì có lẫn các chất khác.

- Vậy 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp.

-Hỗn hợp có tính chất thay đổi, tuỳ thuộc vào thành phần hỗn hợp.

2. Chất tinh khiết

- Nước cất là chất tinh khiết.

- Chất tinh khiết có tính chất nhất định.

- Chất tinh khiết không lẫn chất nào khác.

Hoạt động 2 (10 phút) Tài liệu tham khảo: SGK, SGV

(3)

Mục tiêu: Biết được các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật: Làm thí nghiệm

Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung Muốn tách riêng được muối ăn ra

khỏi nước muối ta phải làm thế nào?

-GV như vậy, để tách được muối ăn ra khỏi nước muối, ta phải dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý của nước và muối ăn.

(tos nước=1000C,tos muối ăn=14500C)

-Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm sau: Tách Đường ra khỏi hỗn hợp gồm muối và cát.

HS thảo luận theo nhóm g Tiến hành thí nghiệm:

b1:Cho hỗn hợp vào nước g Khuấy đều gĐường tan hết.

b2:Dùng giấy lọc để lọc bỏ phần cát không tan gCòn lại hỗn hợp nước đường.

b3:Đun sôi nước đường, để nước bay hơi g Thu được đường tinh khiết.

Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày cách làm của nhóm.?

-GV nhận xét, đánh giá và chấm điểm.

-Theo em để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp cần dựa vào nguyên tắc nào?

-Ngoài ra, chúng ta còn có thể dựa vào tính chất hóa học để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.

3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:

- Phương pháp cô cạn.

- Phương pháp chưng cất.

- Phương pháp lọc.

- Phương pháp lắng.

* Bài tập

- bài tập 4, bài tập 7(a,b).

- Học sinh nêu kết luận.

* Tính chất giống nhau.

* Tính chất khác nhau.

- Uống nước khoáng tốt hơn 4/.Củng cố: (4 phút)

- So sánh thành phần của hỗn hợp và nguyên chất?

- So sánh nước cất và nước tự nhiên?

(4)

5/Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Học bài. Phân biệt chất tinh khiết, hỗn hợp.

- Bài tập về nhà: 5,8 (sgk).

- Yêu cầu học sinh kẻ sẵn bản tường trình thí nghiệm TT Mục đích

TN

Hiện tượng quan sát được.

Kết quả thí nghiệm 1

V/ Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày giảng

(5)

TIẾT 4

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1

TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT - TÁCH CHẤT TỪ HỔN HỢP

I/ Mục tiêu

1/ Kiến thức: Biết được:

- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm cụ thể:

+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.

2/ Kĩ năng:

- Làm việc nhóm.

- Thao tác thí nghiệm đúng.

- Thực hành thí nghiệm.

- Quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

- Trình bày kết quả thí nghiệm.Viết tường trình thí nghiệm.

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Thái độ, tình cảm:

- Ý thức cẩn thận trong học tập bộ môn, giáo dục lòng yêu thích môn học.

5/ Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác * Năng lực riêng: Năng lực thực hành, vận dụng thực tiễn

II/Chuẩn bị:

1.GV: - Hoá chất: Cốc, muỗng, đũa khuấy, phễu, ống nghiệm, đèn cồn, giấy lọc, giá sắt. Muối, cát, nước.

- Dụng cụ: ống nghiệm, cốc tt, kẹp gỗ, giấylọc, đèn cồn,đũa thủy tinh.

2. HS: Kẻ bản tường trình ( ghi tên thí nghiệm, cách tiến hành ).

III/ Phương pháp:

- Thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số:

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3/ Bài mới: (34 phút)

(6)

Giới thiệu: Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy ngoài học lý thuyết các em còn được làm quen với thí nghiệm thực hành, để đảm bảo thí nghiệm thành công, an toàn, tiết kiệm thời gian,…chúng ta cần tuân thủ một số các quy tắc sau:

Hoạt động 1:(15 phút) Mục tiêu: Biết các quy tắc an toàn trong PTN

Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

Kỹ thuật: Nghiên cứu tài liệu Tài liệu tham khảo: sgk, sgv

Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học phân hóa

Hoạt động của GV và HS Nội dung.

Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.

-GV: Khi làm TN cần đảm bảo an toànà Cho HS đọc phần phụ lục, TLDH Hóa 8/trang 103.

*Một số thao tác trong phòng thí nghiệm.

-Thao tác lấy hóa chất.

-Thao tác đun.

-Giữ khoảng cách an toàn.

à GV thao tác TN minh họa cho HS quan sát.

I/ Tìm hiểu“Một số qui tắc an toàn trong PTN” và làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản:

- Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.

SGK/trang 103

- Một số thao tác trong phòng thí nghiệm

SGK/trang 103

Hoạt động 2 (15 phút) Mục tiêu: Tách riêng các chất bằng phương pháp vật lý Phương pháp: Hợp tác nhóm, thực hành

Kỹ thuật: Làm thí nghiệm Tài liệu tham khảo: sgk, sgv

Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học phân hóa

Hoạt động của GV và HS Nội dung.

- HS pha hỗn hợp: Nước + muối+ cát - Lắc đều.

- Lọc hỗn hợp.

- Đổ hỗn hợp trên giấy lọc để thu nước lọc vào cốc.

- Lấy một ít nước đã lọc bỏ lên kính và đun.

? Quan sát sự bay hơi của nước.

? Chất thu được so với muối ban đầu.

? Ta đã dùng những phương pháp gì để tách chất ra khỏi hỗn hợp

2/ Thí nghiệm 2:Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát:

- Dùng phễu, giấy lọc Thu được dung dịch muối.

- Đun nước đã lọc bay hơi.

- Nước bay hơi thu được muối ăn

Hoạt động 3: (4 phút)

(7)

Mục tiêu: Biết cách viết bản tường trình thí nghiệm Kỹ thuật: Viết tường trình

Hoạt động của GV và HS Hoạt động của GV và HS - GV hướng dẫn học sinh làm bản tường

trình thí nghiệm. HS lập bảng theo các cột sau.

- Học sinh hoàn thành bản tường trình

TT Mục đích TN

Hiện tượng

quan sát được.

Kết quả thí nghiệm

1

PHIẾU TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM-BÀI THỰC HÀNH 1 Mục đính thí

nghiệm

Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm Tách riêng chất

từ hỗn hợp muối ăn và cát.

-Hỗn hợp trước khi lọc bẩn, muối tan, cát không tan.

-Hỗn hợp sau khi lọc trong suốt, không màu.

-Cát được giữ lại trên giấy lọc.

-Khi đun, nước bay hơi hết, trong ống nghiệm còn lại muối ăn sạch.

-Tách riêng được muối ăn và cát.

-Sơ đồ thí nghiệm quá trình tách muối ăn khỏi cát: (*)

( Muối ăn + cát + nước)

4/ Củng cố: (5 phút)

- Thu dọn dụng cụ , hoá chất. Vệ sinh phòng học.

- Nhận xét giờ thực hành.

5/ Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Làm xong tường trình. Giờ sau nộp.

- Nghiên cứu trước bài: Nguyên tử.

V/ Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

L

Cát trên giấy

Nước muối Đun

Hơi Muối

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự kiện: Khi thực hiện trò chơi hoặc thí nghiệm, một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra tùy thuộc vào kết quả của trò chơi, thí nghiệm đóA.

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

[r]

Hoạt động 1 trang 13 SGK Vật Lí 10: Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở Hình 2.2 và cho biết: đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm trong khi tiến hành thí nghiệm

+ Trong ống 1: Tại nhiệt độ thường, enzyme vẫn hoạt động phân giải albumin nhưng với tốc độ chậm hơn. Do đó, ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch

Kim loại X tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2 đi vào ống đựng oxit kim loại Y, đun nóng, oxit này bị khử cho kim loại Y. Sắt tác dụng chậm với dung dịch axit