• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 34: Thực hành. Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 34: Thực hành. Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 34: Thực hành. Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ

Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 124 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.

Lời giải:

(2)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG MỘT SỐ SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC Câu hỏi trang 124 sgk Địa lí lớp 9: Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31, 32, 33, hãy cho biết:

a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?

b) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động?

c) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao?

d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước?

Lời giải:

a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng là: Khai thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực thực phẩm.

b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: Công nghiệp dệt may, chế biến lương thực thực phẩm.

c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: Cơ khí - điện tử, khai thác nhiên liệu, hóa chất.

Nhà máy thủy điện Trị An, Đồng Nai

(3)

d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước

- Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng công nghiệp cao nhất so với các vùng trong cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của cả nước, tăng trưởng GDP các ngành kinh tế.

- Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao so với cả nước: Dầu thô (100%), động cơ điêden (77,8%), điện sản xuất (47,3%), quần áo (47,5%),...

- Cung cấp phần lớn nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ lớn.

- Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (vùng chiếm trên 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).

=> Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta.

Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vì nước ta chưa phát triển ngành chế biến dầu khí nên chỉ khai thác dầu thô và xuất khẩu rồi lại nhập dầu mỏ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Bài 3

- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác..

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực

- Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - điện tử, công nghiệp

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu

a) Cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào trồng được ở cả hai vùng, những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du

a) Thế mạnh để phát triển ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long - Vùng có biển rộng, nhiều bãi tôm, cá lớn. - Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, có diện

Câu 7: Ngành công nghiệp trọng điểm có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 ở nước ta là:.. A-Công nghiệp chế