• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Ngày soạn 30/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 01 năm 2022

TOÁN

XĂNG- TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối. Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng - ti - mét khối, đề - xi- mét khối. Biết mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối và đề- xi - mét khối.

- Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát

- Cho HS làm bài 2 tiết trước:

+ Hình A gồm mấy hlp nhỏ và hình B gồm mấy hlp nhỏ và thể tích của hình nào lớn hơn?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS hát

- Hình A gồm 45 hlp nhỏ và hình B gồm 27 hlp nhỏ thì thể tích của hình A lớn hơn thể tích hình B

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(12 phút)

*Xăng- ti- mét khối

- GV đưa ra hình lập phương cạnh cạnh 1cm cho HS quan sát

- GV trình bày vật mẫu hình lập phương có cạnh 1 cm.

- Cho HS xác định kích của vật thể.

- Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?

- Giới thiệu:Thể tích của hình lập phương này là xăng-ti-mét khối.

- Hỏi: Em hiểu xăng-ti-mét khối là gì?

-Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3

- HS quan sát theo yêu cầu của GV

- HS xác đinh

- Đây là hình lập phương có cạnh dài 1cm.

- Xăng-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài là 1cm.

(2)

-Yêu cầu HS nhắc lại

- GV cho HS đọc và viết cm3 * Đề-xi-mét khối.

- GV trình bày vật mẫu hình lập cạnh 1 dm gọi 1 HS xác định kích thước của vật thể.

- Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?

- Giới thiệu: Hình lập phương này thể tích là đề-xi-mét khối.Vậy đề-xi-mét khối là gì?

- Đề- xi-mét khối viết tắt là dm3.

*Quan hệ giữa xăng-xi-mét khối và đề-xi-mét khối

- Cho HS thảo luận nhóm:

+ Một hình lập phương có cạnh dài 1 dm.Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu?

+ Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu?

+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào “đầy kín” trong hình lập phương có thể tích 1dm3. Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3.

+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ “đầy kín” hình lập phương 1dm3 ? + Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm3 ?

- Cho HS báo cáo kết quả trước lớp - GV kết luận: Hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 x 10 x10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.

Ta có 1dm3 = 1000 cm3

- HS nhắc lại xăng-ti-mét khối viết tắt là 1 cm3 .

+ HS nghe và nhắc lại + Đọc và viết kí hiệu cm3 - HS quan sát

- HS xác định

- Đây là hình lập phương có cạnh dài 1 đề-xi-mét.

- Đề- xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.

- HS nhắc lại và viết kí hiệu dm3

- HS thảo luận nhóm - 1 đề – xi – mét khối

- 10 xăng- ti -mét

- Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương - Xếp 10 hàng thì được một lớp.

- Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm.

- 10 x10 x10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.

- HS báo cáo - HS nhắc lại:

1dm3 = 1000 cm3

3. Hoạt động luyện tập: (10 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

(3)

- Gọi HS đọc yêu cầu - GV treo bảng phụ - GV nhận xét, kết luận

Bài 2a: HĐ cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm

- HS đọc thầm đề bài

- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả

Viết số Đọc số

76cm3 Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối 519dm3 Năm trăm mười chín đề-xi-mét

khối.

85,08dm

3

Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối.

cm3 Bốn phần năm Xăng -xi-mét khối.

192 cm3 Một trăm chín mươi hai xăng-ti- mét khối

2001 dm3

Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối

cm3 Ba phần tám xăng-ti-mét-khối

- HS đọc đề bài - HS làm bài - HS chia sẻ

a) 1dm3 = 1000cm3 5,8dm3 = 5800cm3 375dm3 = 375000cm3 5

4

dm3 = 800cm3

- HS tự làm bài và chia sẻ kết quả 4. Hoạt động vận dụng :(3 phút)

- Cho HS làm bài sau:

1,23 dm3= ... cm3 500cm3= .... dm3 0,25 dm 3= ...cm3 12500 cm3= .... dm3

- HS làm bài như sau:

1,23 dm3= 1230 cm3 500cm3= 0,5 dm3 0,25 dm 3= 250cm3 12500 cm3= 12,5 dm3

* Củng cố - dặn dò:

- Chia sẻ về mối quan hệ giữa xăng-ti- mét khối và đề- xi -mét khối

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 43: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.

5 4

8 3

(4)

- Làm đúng các bài tập: điền quan hệ thích hợp vào chỗ trống (BT2), thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, tìm đúng các vế câu, ý nghĩa của từng vế câu trong câu ghép (BT3).

* Giảm tải: Không dạy phần nhận xét, ghi nhớ. Chỉ làm bài tập 2, 3 phần Luyện tập.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Hình thành và phát triển cho HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức, trách nhiệm bảo vệ quê hương. đất nước, con người Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Máy tính,Power Point 2. Học sinh: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (2 phút)

- GV tổ chức cho HS thi ghép các vế câu ở cột A với các vế câu ở cột B cho thích hợp để được một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV kết nối vào bài mới:

2. Hoạt động luyện tập, thực hành(20 phút)

Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả

- Cho HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV lưu ý HS: Các câu ghép đã cho tự nó đã có nghĩa song để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả em phải điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.

- GV nhận xét chữa bài.

- GV kết luận, chuyển ý: Bài tập 2 đã giúp các em biết nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ thể hiện quan hệ điều

A B

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- HS đọc bài làm.

- Lớp thống nhất kết quả.

a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

+ Nếu như chủ nhật này đẹp thì chúng ta nên em phải đội mũ.

Nhờ trời nắng to

mà cây cối quang hợp Tại trời nắng to

(5)

kiện – kết quả, giả thiết – kết quả. Bây giờ chúng ta sẽ thử sức với bài tập 3 để biết cách viết các câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả từ những vế câu cho trước.

Bài 3: Điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh chưa hoàn thành làm bài.

- GV nhận xét, sửa câu cho học sinh.

GV kết luận: Bài tập 3 đã giúp các em biết cách viết các câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả từ những vế câu cho trước. Các con hãy ghi nhớ cách viết các vế câu ghép để có thể áp dụng tốt trong khi nói và viết.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (8p) + Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa các vế câu ghép ta có thể làm như thế nào?

+ Viết một đoạn văn từ 3 - 5 câu có sử dụng câu ghép nối bằng quan hệ từ nói về bản thân em.

*Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.

sẽ đi cắm trại.

b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi

+ Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- Nhiều học sinh đọc câu văn của mình.

- Lớp nhận xét.

a) Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ rất vui lòng.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại.

c) Nếu không vì mải chơi thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập

- 2 HS trả lời.

- HS viết bài.

- 3HS đọc bài

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

TẬP ĐỌC

Tiết 42: CAO BẲNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm toàn bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.

*CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài. Bổ sung kiến thức cho HS về hình ảnh trong thơ.

*CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

(6)

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Hình thành và phát triển cho HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức, trách nhiệm bảo vệ quê hương. đất nước, con người Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Máy tính,Power Point 2. Học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3p)

- Cho HS xem clip về cuộc sống và hoạt động của con người vùng đất Cao Bằng.

+ Qua việc xem clip, con biết gì về vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc này?

- GV: Đây là quang cảnh vùng đất của tỉnh Cao Bằng và cuộc sống của những người nơi đây. Bài thơ Cao Bằng hôm nay sẽ giới thiệu cho chúng ta biết về dải đất này và con người nơi đây.

2. HĐ hình thành kiến thức (20p) a. Luyện đọc

- Y/c 1 HS đọc toàn bài.

- Y/c 6 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ (2 lượt)

+ Lượt 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

+ Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài.

- Dùng bản đồ giới thiệu các địa danh trong bài.

- Y/c HS luyện đọc cá nhân (3 phút) - GV đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài

- Y/c HS đọc 2 khổ đầu và cho biết:

+ Đến Cao Bằng ta được đi qua những đèo nào?

+ Cao Bằng có địa thế như thế nào?

+ Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?

- HS quan sát

- ... hình ảnh những ngôi nhà sàn ở miền núi, nương rẫy, người dân tộc mặc áo quần sặc sỡ..

- Quan sát tranh minh họa, bản đồ và lắng nghe.

- 1 HS đọc bài.

- 6 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ.

- Quan sát, theo dõi.

- Luyện cá nhân - Theo dõi.

1. Địa thế Cao Bằng

- HS đọc 2 khổ thơ đầu và trả lời:

+ Muốn đến Cao bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.

+ Cao Bằng rất xa xôi, hiểm trở.

+ Những từ ngữ: Sau khi qua, lại vượt, lại vượt.

2. Con người Cao Bằng

+ Người Cao Bằng rất đôn hậu mến

(7)

+ Em có nhận xét gì về người Cao Bằng?

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, tính tình của người Cao Bằng?

+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

+ Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì?

+ Nội dung của bài thơ là gì?

- GV chốt ND chính.

3. HĐ vận dụng: 5p

- Y/c HS đọc bài, nêu giọng đọc chính của toàn bài.

- Y/c HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay sau đó nêu cách đọc.

- HD HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.

+ Treo bảng phụ có đoạn thơ.

+ Đọc mẫu.

+ Y/c HS luyện đọc cá nhân(3 phút).

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng cá nhân (3 phút).

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- Tổ chữc cho HS thi đọc toàn bài.

- Nhận xét, đánh giá từng HS.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3p) - Y/c HS suy nghĩ 1 phút và trình bày:

+ Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?

Vì sao?

*Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài

“Phân xử tài tình”.

khách và yêu nước.

+ Những từ ngữ và hình ảnh: Mận ngọt đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.

+ Tình yêu đất nước của con ngươi Cao Bằng cao như núi không thể tả được, trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.

+ Cao Bằng có vị trí rất quan trọng…

* Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.

- 1 HS nhắc lại. Lớp lắng nghe, ghi vào vở.

- 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, sau đó 1 HS nêu ý kiến về cách đọc.

- Lớp tìm cách đọc sau đó 1 HS nêu cách đọc, lớp thống nhất.

+ Quan sát.

+ Theo dõi GV đọc mẫu.

+ 4 HS thi đọc diễn cảm.

- 6 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.

- 3HS đọc

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe.

(8)

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...K HOA HỌC

SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Làm thí nghiệm để biết được sự biến đổi hoá học (trường hợp đơn giản).

- Tham gia 1 số trò chơi để biết được vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Yêu thích khám phá khoa học, bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Máy tính,Power Point 2. HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 3’

- Hãy cho biết hiện tượng sau là sự biến đổi hoá học hay lí học: bột mì hoà với nước rồi cho vào chảo rán lên để được bánh rán?

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(15 phút)

* Hoạt động 1: Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.

+ Yêu cầu hs nêu các dụng cụ làm thí nghiệm, đọc kĩ thí nghiệm trong SGK/80.

+ HS giót giấm vào chén nhỏ + Yêu cầu hs viết bức thư - GV HD HS.

- HS thực hành tại nhà

? Hãy đọc bức thư mà mình viết?

? Em hãy dự đoán xem muốn đọc bức thư này người nhận phải làm thế nào?

- Gv hs hơ bức thư trước ngọn nến và đọc lên nội dung bức thư. Lưu ý nhắc hs không hơ giấy quá gần lửa đề phòng cháy.

? Khi em hơ bức thư lên gần ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra?

- Đây là hiện tượng biến đổi hoá học vì dưới tác dụng của nhiệt độ, bột mì đã chuyển thành chất khác.

- HS ghi vở

- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.

+ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, 2 hs đọc thí nghiệm

- Làm việc theo yêu cầu của GV.

+ Không đọc được bức thư vì không nhìn thấy chữ.

+ Muốn đọc được bức thư phải hơ trên ngọn lửa.

- + Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì giấm viết khô đi và dòng chữ hiện

(9)

? Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học?

? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi nào?

* Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của nhiệt.

* Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học.

* Thí nghiệm 1

- Yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1 trong SGK/80.

- Yêu cầu hs suy nghĩ theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

? Hiện tượng gì đã xảy ra?

? Hãy giải thích hiện tượng đó?

- GV HD. Lưu ý hs quan sát kĩ hình 9b và giải thích tại sao lại có hiện tượng đó.

- Gọi hs trình bày kết quả. GV khuyến khích hs hỏi lại bạn nếu chưa rõ, tạo không khí sôi nổi hào hứng trong lớp học.

* Kết luận: GV nhận xét, khen ngợi hs, nhóm làm việc tích cực, trình bày rõ ràng.

* Thí nghiệm 2

- Gv tiến hành tương tự như ví dụ 1

? Qua 2 thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về sự biến đổi hoá học.

* Kết luận: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của á/ sáng hoặc nhiệt độ.

3. Hoạt động luyện tập: 8’

- Gv đưa câu hỏi lên màn chiếu cho HS trả lời câu hỏi:

a, Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ nhiệt độ có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất.

lên.

+ Điều kiện làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy.

+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi có sự tác động của nhiệt.

- Hs lắng nghe.

- 2 hs đọc cho cả lớp nghe.

- HS suy nghĩ

- 1 hs trình bày, hs khác bổ sung.

- Hs lắng nghe.

- HS: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của ánh sáng.

- Hs lắng nghe.

- HS trả lời Trả lời:

Ví dụ: - Ở nhiệt độ cao đường cháy biến thành chất khác;

- Khi đun với đá vôi ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra vôi sống và khí các-bô-níc,

… Trả lời:

(10)

b, Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ ánh sáng cũng có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất.

* Kết luận: GV kết luận về sự biến đổi hóa học.

4. Hoạt động vận dụng: 4’

? Thế nào là sự biến đổi hoá học?

? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra với điều kiện gì?

* Củng cố dặn dò

- GV hệ thống nội dung kiến thức bài.

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà

Ví dụ: Quần áo màu khi phơi nắng sẽ bị bạc màu.

- 2 hs nối tiếp nhau trả lời.

.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Ngày soạn 30/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 01 năm 2022

TOÁN

MÉT KHỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị thể tích: mét khối. Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng -ti - mét khối.

- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

+ GD học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.

Không làm bài tập 2 (a).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"

- Trưởng trò hô: bắn tên, bắn tên - HS: Tên ai, tên ai ?

- Trưởng trò: Tên....tên....

1dm3 = ...cm3 hay 1cm3 = ...dm3 - Trò chơi tiếp tục diễn ra như vây

- HS chơi trò chơi

(11)

đến khi có hiệu lệnh dừng của trưởng trò thì thôi

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS theo dõi - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút) * Mét khối :

- GV giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.

- Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối.

- Cho hs quan sát mô hình trực quan.

(một hình lập phương có các cạnh là 1 m), nêu: Đây là 1 m3

- Vậy mét khối là gì?

- GV nêu : Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.

Ta có : 1m3 = 1000dm3

1m3 = 1000000 cm3(=100 x 100 x100) - Cho vài hs nhắc lại.

* Bảng đơn vị đo thể tích

- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng – Hướng dẫn HS hoàn thành bảng về mối quan hệ đo giữa các đơn vị thể tích trên.

- GV gọi vài HS nhắc lại :

- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền. ?

- HS quan sát nhận xét.

- Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.

+ Mét khối viết tắt là: m3

- Vài hs nhắc lại: 1m3 = 1000dm3

- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền

- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.

Bảng đơn vị đo thể tích

m3 dm3 cm3

1m3

= 1000 dm3

1 dm3

= 1000 cm3

= m3

1cm3

= dm3

3. Hoạt động luyện tập: (10 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc đề

- HS nêu cách đọc, viết các số đo thể tích.

1000 1

1 1000

1 1000

(12)

- Yêu cầu HS làm bài. Rèn kỹ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2b: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS làm việc cá nhân

-Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3. HĐ cá nhân

Điền số thích hợp vào chỗ chấm 0,03m3 = ...cm3 3,15m3 = ...dm3 2m3dm3 = ....dm3 4090dm3 = ...m3 20,08dm3 =...m3 0,211m3 =...dm3

a) Đọc các số đo:

15m3 (Mười lăm mét khối)

205m3 (hai trăm linh năm mét khối.

100 25

m3 (hai mươi lăm phần một trăm mét khối) ;

0,911m3 (không phẩy chín trăm mười một mét khối)

b) Viết số đo thể tích:

- Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3; Bốn trăm mét khối: 400m3.

Một phần tám mét khối : 8

1

m3

Không phẩy không năm mét khối:

0,05m3

- Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối

- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.

- HS chia sẻ kết quả 1dm3 = 1000cm3 ; 1,969dm3 = 1 969cm3 ;

4 1

m3 = 250 000cm3; 19,54m3 = 19 540 000cm3 - HS làm bài, báo cáo giáo viên

0,03m3 = 30000cm3 3,15m3 = 3150dm3 2m3dm3 = 2003dm3 4090dm3 = 4,09m3 20,08dm3 =0,02008m30,211m3 = 211dm3 4. Hoạt động vận dụng :(5 phút)

- Một mét khối bằng bao nhiêu đề-xi- mét khối?

- Một mét khối bằng bao nhiêu xăng- ti-mét khối?

- Một xăng–ti-mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối ?

- VG mời một số bạn chia sẻ với cả lớp.

- HS nêu

* Củng cố - dặn dò:

- Chia sẻ với mọi người về bảng đơn vị - HS nghe và thực hiện

(13)

đo thể tích.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

... TẬP LÀM VĂN

Tiết 43: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Làm đúng các bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa chuyện).

*CV 3799: Chú trọng yêu cầu viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng một cách phù hợp. VD: Viết thêm kết bài cho câu chuyện Ai giỏi nhất?

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Giáo dục HS rèn luyện bản thân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên Máy tính,Power Point - Học sinh: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (2p)

- Gọi HS đọc đoạn văn tả người đã viết lại.

- Nhận xét bài làm của HS.

- GV: Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về văn kể chuyện. Chúng ta thực hành khả năng hiểu chuyện của mình qua câu chuyện “Ai giỏi nhất”.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p) Bài 1: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời câu hỏi sau

- Gọi HS đọc yêu cầu và ND của bài.

-Yêu cầu HS làm việc trong nhóm (5 phút).

GV hỏi: + Thế nào là kể chuyện?

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

- 3 HS đọc đoạn văn của mình. HS khác nhận xét.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc.

- HS suy nghĩ làm bài

- Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối;

liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua :

+ Hành động của nhân vật.

+ Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu

(14)

+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.

Bài 2: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi…

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Y/c HS tự làm bài.

- Y/c HS trình bày kết quả.

- Nhận xét, chữa bài.

3. HĐ vận dụng: 3p

- Tổng kết kiến thức vể văn kể chuyện.

*Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ các kiến thức về văn kể chuyện, kể lại chuyện Ai giỏi nhất cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.

biểu.

- Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần + Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp)

+ Diễn biến (thân bài)

+ Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng)

- 3 HS đọc thành tiếng từng câu hỏi và phần trả lời trước lớp.

- HS làm bài - 2 HS đọc.

+ HS 1: Đọc lệnh và câu chuyện.

+ HS 2: Đọc các câu trắc nghiệm.

- Làm bài cá nhân vào phiếu.

- HS nối tiếp trình bày. HS khác nhận xét.

-> Kết quả: a. Bốn.

b. Cả lời nói và hành động.

c. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

Ngày soạn 30/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 01 năm 2022

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 44: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện mối quan hệ tương phản.

- Làm đúng các bài tập: tạo các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (BT1, mục III), thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, xác định được các vế của câu ghép (BT3).

(15)

*Giảm tải: Không dạy phần Nhận xét, Ghi nhớ. Chỉ làm bài tập ở phần Luyện tập.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Giáo dục HS tinh thần dũng cảm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Máy tính,Power Point.

2. Học sinh: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (2p)

- Gọi HS đọc đoạn văn từ 3 - 5 câu có sử dụng câu ghép nối bằng quan hệ từ nói về bản thân em.

.- GV nhận xét đánh giá

- GV chuyển ý: Ngày hôm nay cô hướng dẫn các em tiếp tục nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, nhưng ý nghĩa là gì?

Chúng mình bắt đầu vào phần bào học nhé.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p) Bài 1: Phân tích cấu tạo của câu ghép - Gọi HS đọc đề bài.

- Y/c HS làm bài.

- GV nhắc HS: Tìm câu ghép, xác định các vế trong từng câu ghép, tìm cặp QHT trong từng câu ghép.

- Gợi ý HS cách làm bài:

+ Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các vế câu.

+ Gạch dưới các quan hệ từ hoặc cặp từ chỉ quan hệ tương phản trong câu.

+ Gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN trong từng vế câu.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- GV kết luận, chuyển ý: Qua bài tập 1, chúng ta đã cùng nhau đi xác định câu ghép, các vế trong câu ghép và tìm cặp quan hệ từ trong câu. Bây giờ chúng mình sẽ cùng đến với bài tập 2 để biết cách viết

- 3HS đọc đoạn văn - HS khác nhận xét - HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS đọc các câu ghép, suy nghĩ làm bài.

- HS làm vào vở

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Mặc dù giặc Tây hung tàn /nhưng C V

chúng không thể ngăn cản các cháu C V

học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ.

Tuy rét kéo dài, mùa xuân đã đến C V C V bên bờ sông Lương.

(16)

các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản từ những vế câu cho trước.

Bài 2: Thêm một vế câu vào chỗ chấm để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét , chốt lại câu trả lời đúng.

- GV kết luận: Bài tập 2 đã giúp các em biết cách viết các câu ghép chỉ quan hệ tương phản từ những vế câu cho trước.

Các con hãy ghi nhớ cách viết các vế câu ghép để có thể áp dụng tốt trong khi nói và viết.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đầu?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Kết quả:

Mặc dù tên cướp/ rất gian xảo C V

nhưng cuối cùng hắn cũng phải C V

đưa hai tay vào còng số 8.

V

+ Tính khôi hài của mẩu chuyện là ở đâu?

GV kết luận: Bạn Hùng đã nhận diện được chủ ngữ là tên cướp. Nhưng do bạn Hùng suy nghĩ nhanh quá và lại thêm cái tính nhanh nhẩu cho nên bạn ấy đã trả lời cô luôn chủ ngữ ở “trong nhà giam”, Vậy khi các em nói các em hãy suy nghĩ kĩ, đừng nhanh nhẩu, láu táu như bạn Hùng.

3. Hoạt động vận dụng (3p)

+ Tìm cặp quan hệ từ trong câu thơ sau:

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- 3 HS nêu kết quả bài làm - Lớp nhận xét.

Ví dụ:

Mặc dù đêm đã khuya nhưng Na vẫn miệt mài làm bài tập.

Dù trời rét, chúng em vẫn tới trường.

HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS đọc to mẩu chuyện, lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Ở chỗ bạn Hùng hiểu lầm câu hỏi của cô giáo (cô giáo hỏi chủ ngữ trong câu của bạn Hùng thì lại hiểu là tên cướp đang ở đâu).

- Lắng nghe.

(17)

Nay tuy châu chấu đá voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra

+ Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản để nói về bản thân em.

*Củng cố - dặn dò:

Thế nào là câu ghép thể hiện mối quan hệ tương phản.

- GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu:

tuy / Nhưng - HS viết bài.

- 3 HS đọc bài của mình.

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS nêu

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

TẬP LÀM VĂN

Tiết 44: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Thực hành viết bài văn kể chuyện.

- Bài văn đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình dáng hoạt động của nhân vật trong truyện để khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật ấy, thể hiện tình cảm của mình đối với câu chuyện hoặc nhân vật trong truyện.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Máy tính,Power Point 2. Học sinh: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (2p) - Kiểm tra giấy bút của HS.

- Nhận xét ý thức chuẩn bị của HS.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (25p) - Gọi 4 HS đọc 3 đề trên bảng.

- Nhắc HS:

+ Phần mở đầu: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn phải lôgíc, khi kể tên nên xen kẽ tả ngoại

- HS bỏ đồ dùng lên bàn.

- 4 HS đọc đề.

- HS lắng nghe.

(18)

hình, hoạt động, lời nói của nhân vật.

+ Phần kết thúc: nêu ý nghĩa hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.

- Y/c HS viết bài.

- Thu, chấm một số bài.

- Nêu nhận xét chung.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2p) - Yêu cầu HS về nhà kể cho người thân câu chuyện mình đã chọn hôm nay.

*Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS viết bài vào vở.

- Nộp bài.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...T OÁN

THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT- THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG (1/4) (tr.

120-125)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một bài tập liên quan.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Yêu thích môn học

- CV3969: Ghép thành chủ đề.

Tập trung yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương và vận dụng để giải một số bài tập liên quan; biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi với các câu hỏi:

+ Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt ? Là những mặt nào?

- HS chơi trò chơi

+ 6 cạnh: 2 mặt đáy, 4 mặt xung quanh

(19)

+ HHCN có mấy kích thước? Là những kích thước nào?

+ HHCN có bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đỉnh?

- Nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài

+ 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

+ 12 cạnh, 8 đỉnh.

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(12 phút)

* Hình thành cách tính thể tích hình hộp chữ nhật :

- GV giới thiệu mô hình trực quan cho HS quan sát: hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật để HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.

- HS thảo luận theo câu hỏi:

+ Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên bằng cm3, ta có thể làm như thế nào ?

+ Để xếp kín 1 lượt đáy hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 cm chiều rộng 3 cm , ta cần bao nhiêu hình lập phương có thể tích là 1 cm3 ?

+ Sau khi xếp mấy lớp thì đầy hộp?

Vậy cần bao nhiêu hình lập phương có thể tích là 1 cm3

+ Vậy thể tích hình hộp chữ nhật là bao nhiêu ?

+ Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật , ta làm như thế nào?

- Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật, a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao hình hộp chữ nhật, hãy nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- Yều cầu HS giải 1 bài toán cụ thể.

- HS đọc ví dụ 1 SGK.

- HS quan sát và thảo luận nhóm tìm ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

+ Tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp vào đầy hộp.

+ Mỗi lớp có :

5 x 3 = 15 (hình lập phương)

+ 4 lớp có:

5 x3 x 4 = 60 (hình lập phương)

(5 x 3) x 4 = 60 (cm3 )

- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ).

V = a x b x c V :thể tích hình hộp chữ nhật a: chiều dài

b: chiều rộng c : chiều cao - HS làm 3. HĐ thực hành: (10 phút)

(20)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu

- Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và làm bài vào vở

- HS đọc kết quả, HS khác nhận xét bài làm

- GV nhận xét , kết luận

Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, kết luận

- Tính thể tích hình hộp chữ nhật … - 2 HS nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- HS làm bài, nêu kết quả

a. a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm Thể tích hình hộp chữ nhật là:

5 x 4 x 9 = 180 (cm3) b. a = 1,5m; b = 1,1m ; c = 0,5m

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m3) c. a =5

2

dm ; b = 3

1

dm; c =4

3

dm Thể tích hình hộp chữ nhật là:

dm X

X 10

1 4 3 3 1 5

2

2

- Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật.

- Tính tổng thể tích của hai hình hộp chữ nhật.

4. Hoạt động vận dụng :(5 phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- VG mời một số bạn chia sẻ với cả lớp.

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố - dặn dò:

- Về nhà tính thể tích một đồ vật hình hộp chữ nhật của gia đình em.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

... KHOA HỌC

NĂNG LƯỢNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.

- Nêu được ví dụ về mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Yêu thích khoa học, góp phần bảo vệ môi trường.

*GDBVMT: bảo vệ môi trường khi sử dụng các dạng năng lượng để hoạt động và biến đổi.

(21)

* GDMTBHĐ: Biển cung cấp một nguồn năng lượng quý giá : dầu khí, năng lượng gió, thủy triều.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên: Máy tính,Power Point 2. HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động:(3phút)

- Nêu một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: GV chỉ lọ hoa và quyển sách trên bàn và hỏi:

+ Lọ hoa đang ở vị ví nào trên bàn?

- GV cầm lọ hoa để xuống bàn HS và hỏi: Lọ hoa đang ở vị trí nào?

+ Tại sao lọ hoa từ trên bàn giáo viên lại có thể nằm trên bàn của bạn A

- Như vậy là thầy đã cung cấp năng lượng cho lọ hoa. Vậy năng lượng là gì ? Hôn nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: Năng lượng

- 2 HS nêu

- Lớp nhận xét

+ Lọ hoa ở phía bên trái của góc bàn.

+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A.

+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A là do thầycầm lọ hoa từ bàn giáo viên xuống bàn của bạn A.

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(18 phút) Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng

mà các vật có thể biến đổi vị trí, hình dạng.

- GV yêu cầu hs gđọc thí nghiệm và trao đổi kết quả HS làm thí nghiệm tại nhà.

1. Thí nghiệm với chiếc cặp.

+ Chiếc cặp sách nằm ở đâu?

+ Làm thế nào để có thể nhấc nó lên cao?

- Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu?

- Kết luận: Muốn đưa cặp sách lên cao hoặc đặt sang vị trí khác ta có thể dùng tay để nhấc cặp lên. Khi ta dùng tay nhấc cặp là ta đã cung cấp cho cặp sách một

-Hs đọc nội dung thí nghiệm

+ Chiếc cặp sách nằm yên ở trên bàn.

+ Có thể dùng tay nhấc cặp hoặc dùng que, gậy móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên.

- Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó đi.

- Lắng nghe.

(22)

năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí.

2. Thí nghiệm với ngọn nến.

Yêu cầu HS chia sẻ khi tắt điện trong phòng, thắp nến khi tắt điện

+ Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện?

+ Khi thắp nến, em thấy gì được toả ra từ ngọn nến?

+ Do đâu mà ngọn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng?

- Kết luận: Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.

3. Thí nghiệm với đồ chơi

- GV yêu cầu HS chia sẻ chiếc ô tô khi chưa lắp pin.

+ Tại sao ô tô lại không hoạt động?

- Yêu cầu HS lắp pin vào ô tô và bật công tắc, nêu nhận xét

+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra?

+ Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu?

- Kết luận: Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm ô tô chạy, đén sáng, còi kêu.

- GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì?

- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK.

Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện

- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK.

- GV nêu: Em hãy quan sát các hình minh hoạ 3, 4, trang 83- SGK và nói tên

- Quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Khi tắt điện phong trở nên tối hơn.

+ Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng.

+ Do nến bị cháy.

- Lắng nghe.

- Nhận xét: ô tô không hoạt động.

+ Ô tô không hoạt động vì không có pin.

- Nhận xét: ô tô hoạt động bình thường khi lắp pin.

+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc, ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu.

+ Nhờ điện do pin sinh ra điện đã cung cấp năng lượng làm cho ô tô hoạt động.

- Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp năng lượng.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe.

- 2 HS đọc - Lắng nghe.

(23)

những nguỗn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc.

- Gọi HS trình bày.

+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?

+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK

3. Hoạt động luyện tập: 4’

* Liên hệ thực tế

.- Gv tổ chức cho hs liên hệ thực tế về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động.

- Tổ chức cho hs chia sẻ trong 5 đến 6 phút.

GV nhận xét

- HS trình bày.

+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở.

+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn.

- 1 HS đọc bài.

- 4 hs chia sẻ -

3.Hoạt động vận dụng:(5 phút)

* Biển mang lại những lợi ich gì?Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ vùng biển tổ quốc?

- Chia sẻ với mọi người cần có ý thức bảo vệ các nguồn năng lượng quý.

- HS phát biểu

- HS nghe và thực hiện

*Củng cố dặn dò:

+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?

- Nhận xét giờ học

- Dặn dò: Về nhà tìm hiểu thêm về các nguồn năng lượng sạch có thể thay thế các nguồn năng lượng cũ.

- Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở.

-Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Ngày soạn 30/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 01 năm 2022

TẬP ĐỌC

(24)

Tiết 45. PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu và ghi lại được nội dung bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: rưng rưng, lấy trộm, … Đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật.Nói được nghĩa các từ ngữ khó trong bài: quan án, công đường, vẫn cảnh, biện lễ, sư vãi, chạy đàn, khung cửi, niệm phật,

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Giáo dục HS tính trung thực, thẳng thắn

*CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Máy tính,Power Point 2. Học sinh: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động Mở đầu (2p)

+ Đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng.

+ Em có nhận xét gì về người Cao Bằng?

+ Nội dung của bài thơ là gì?

- Gọi HS nhận xét

- Nhận xét, đánh giá từng HS

- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:

Hãy mô tả những gì vẽ trong tranh?

-> Giới thiệu: Chúng ta đã biết ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử và bắt cướp. Hôm nay các em sẽ biết thêm về tài xét xử của một vị quan toà khác.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15p)

a) Luyện đọc

- Yêu cầu 1 Hs đọc toàn bài và chia đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm

- 3 HS đọc

+ Người Cao Bằng rất đôn hậu, mến khách và yêu nước.

+ Tình yêu đất nước của con ngươi Cao Bằng cao như núi không thể tả được, trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.

+ Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của tổ quốc.

- Nhận xét.

- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ ở công đường một vị quan đang xử án.

- Lắng nghe.

- HS đọc toàn bài và chia đoạn.

(25)

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài

* Lần 1: Sửa lỗi phát âm: Rưng rưng, lấy trộm, làm chứng, lấp tức…

* Lần 2: Giải nghĩa từ: Quan án, văn cảnh, biện lễ, sư vãi, chạy đàn

* Lần 3: Đọc đánh giá:

+ YCHS đọc bài cá nhân + GV gọi HS đọc

+ Gọi các cặp khác nhận xét, đánh giá.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GVHD cách đọc + đọc mẫu.

* Toàn bài đọc với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Chú ý giọng của từng nhân vật.

b) Tìm hiểu bài

1. Vụ phân xử tìm ra người ăn cắp vải.

- Gọi HS đọc 2 đoạn đầu.

+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gi?

+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

-> GV tiểu kết, chuyển ý.

2. Vụ phân xử tìm ra kẻ trộm tiền của nhà chùa.

- Gọi HS đọc đoạn 3.

+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa?

+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?

+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?

* HS đọc nối tiếp và sửa lỗi phát âm.

* HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ.

- HS đọc cá nhân.

- 2 HS đọc cá nhân - 1 HS đọc toàn bài - HS lắng nghe.

- HS đọc 2 đoạn đầu.

+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.

+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:

* Cho đòi người làm chứng...

* Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi...

* Sai xé tấm vải làm đôi...

+ Vì quan hiểu phải tự mình làm ra tấm vải...

- HS lắng nghe

- HS đọc đoạn 3.

+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở...chỉ kẻ có tật mới giật mình.

+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng ...

+ Quan án đã phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội.

(26)

+ Nội dung của câu chuyện là gì?

- GV chốt nội dung + yêu cầu lớp ghi lại nội dung chính của bài vào vở.

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (10p) - GV nêu giọng đọc toàn bài.

- Gọi 4 HS đọc chuyện theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung của bài để tìm giọng đọc phù hợp.

* Treo bảng phụ có đoạn 3 hướng dẫn luyện đọc.

+ GV đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân + Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.

+ Nhận xét, đánh giá từng HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3p) + Em có nhận xét gì về cách phá án của quan án?

*Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tìm đọc những câu chuyện về quan án xử kiện và soạn bài Chú đi tuần.

+ Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

- HS nghe và thực hiện yêu cầu của GV.

- 3 HS đọc lại nội dung.

- 4 HS đọc theo vai: Người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án.

Toàn bài đọc với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Chú ý giọng của từng nhân vật.

- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc.

- Lắng nghe - HS đọc cá nhân.

- 3 HS đọc.

- Cách phá án của quan án rất thông minh và quyết đoán

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

TOÁN

THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT- THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG (2/4) (tr.

120-125)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.

- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

(27)

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Cẩn thận, chính xác.

- CV3969: Ghép thành chủ đề.

Tập trung yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương và vận dụng để giải một số bài tập liên quan; biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:

+ Nêu các đặc điểm của hình lập phương?

+ Hình lập phương có phải là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật?

+ Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: Thể tích hình lập phương

- HS chơi trò chơi

- 6 mặt là các hình vuông bằng nhau.

- 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau

- V = a x b x c (cùng đơn vị đo) - HS nhận xét

- HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(12 phút)

Hình thành cách tính thể tích hình lập phương:

- Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK

- GV yêu cầu HS tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 3cm, chiều rộng bằng 3cm, chiều cao bằng 3cm.

-Yêu cầu HS nhận xét hình hộp chữ nhật

- Vậy đó là hình gì ?

- GV treo mô hình trực quan .

- Hình lập phương có cạnh là 3cm có thể tích là 27cm3.

- Ai có thể nêu cách tính thể tích hình lập phương?

- HS đọc ví dụ SGK.

- HS tính:

Vhhcn=3 x 3 x 3 =27(cm3)

- Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau.

- Hình lập phương - HS quan sát

- Thể tích hình lập phương bằng cạnh nhân cạnh nhân cạnh.

(28)

- Yêu cầu HS đọc quy tắc, cả lớp đọc theo.

- GV treo tranh hình lập phương. Hình lập phương có cạnh a, hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương.

- GV xác nhận kết quả.

-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc thức tính thể tích hình lập phương

- Để tính thể tích hình lập phương trên bằng cm3, ta có thể làm như thế nào?

* Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?

- Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật, a là độ dài cạnh hình lập phương hãy nêu công thức tính thể tích hình lập phương

- HS đọc + HS viết:

V = a x a x a

V: là thể tích hình lập phương;

a là độ dài cạnh lập phương - HS nêu

- Tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp vào đầy hộp.

- Mỗi lớp có :

3 x 3 = 9 (hình lập phương) - 3 lớp có:

3 x 3 x 3 = 27 (hình lập phương) 3 x 3 x 3 = 27 (cm3 )

* Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh - V = a x a x a

3. Hoạt động luyện tập: (10 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài

- Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương để làm bài - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính thể tích hình lập phương.

Bài 3: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài

- Viết số đo thích hợp vào ô trống

- HS làm bài vào vở, đổi vở để kiểm tra chéo

Hình LP (1) (2) (3) (4)

Độ dài cạnh

1,5 m dm 8

5 6

cm

10 dm Diện tích

một mặt

2,25

m2 64 25 dm2

36 cm2

100 dm2 Diện tích

toàn phần

13,5

m2 64 150 dm2

216 cm2

600dm

2

Thể tích 3,375 m3 64

125 dm3

216 cm2

1000 dm3

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Bài 24 trang 137 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Trong các hình dưới đây, mỗi hình có bao nhiêu đơn vị diện tích và bao nhiêu đơn vị thể tích (mỗi hình nhỏ là một hình

+) BF vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau EF và FG của mặt phẳng (EFGH) nên BF vuông góc với mặt phẳng (EFGH). +) BF vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AB và

Tập trung yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương và vận dụng để giải một số bài tập liên quan; biết vận dụng các công thức tính diện tích,

[r]

Hãy tính diện tích mặt khinh khí cầu đó (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

Biết vận dụng công thức tính diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương để giải một số bài tập liên quan... Tính:. a)Diện tích kính dùng làm bể cá

Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập

Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan..