• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Giải bài tập Sinh học 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Giải bài tập Sinh học 11"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Câu hỏi trang 6 SGK Sinh học 11: Hãy nêu vai trò của nước đối với tế bào?

Lời giải:

Nước có vai trò quan trọng đối với tế bào. Nước là môi trường hoà tan muối khoáng thành các ion khoáng. Tế bào cần hấp thụ các ion khoáng nên sẽ đồng thời hấp thụ nước.

Câu hỏi trang 6 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 1.1 và hình 1.2, mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.

Lời giải:

Hệ rễ cây gồm nhiều rễ, có thể chia thành rễ chính và rễ bên. Rễ có cấu trúc thuôn dài, trên đó có miền sinh trưởng giúp rễ dãn dài và miền lông hút với số lượng lông hút dày đặc. Mỗi lông hút có dạng sợi mảnh. Lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất, đảm bảo cho rễ hấp thu nuóc và ion khoáng từ đất.

Câu hỏi trang 9 SGK Sinh học 11: Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thu nước và các ion khoáng ở rễ cây.

Lời giải:

Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút là áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng khí của đất. Khi thiếu oxi, môi trường ưu trương, độ pH quá axit làm gãy và tiêu biến lông hút từ đó ảnh hưởng đến sự hấp thu nước và ion khoáng ở rễ.

Bài 1 trang 9 SGK Sinh học 11: Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?

Lời giải:

(2)

Hệ rễ thực vật trên cạn có nhiều rễ, các rễ mọc toả đi nhiều hướng khác nhau. Trên rễ có miền sinh trưởng dãn dài giúp rễ tìm kiếm nguồn nước và miền lông hút chứa rất nhiều lông hút cực nhỏ giúp hấp thu nước và ion khoáng.

Bài 2 trang 9 SGK Sinh học 11: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây.

Lời giải:

Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng

Cơ chế thụ động

Đất (thế nước cao)→ tế bào lông hút/tế bào biểu bì non (thế nước thấp)

Cơ chế thụ động

Đất (nồng độ ion khoáng cao)→tế bào lông hút (nồng độ ion khoáng thấp)

Cơ chế chủ động (tiêu tốn ATP)

Đất (nồng độ ion khoáng thấp)→tế bào lông hút (nồng độ ion khoáng cao)

Bài 3 trang 9 SGK Sinh học 11: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết.

Lời giải:

Khi cây bị ngập úng, môi trường đất sẽ chuyển sang trạng thái nhược trương, Oxi trong đất sẽ giảm làm cho các lông hút bị tiêu biến. Không có lông hút, rễ không hấp thu được nước và muối khoáng. Vì vậy khi ngập úng lâu cây sẽ chết.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đất đá ong: Nước và muối khoáng trong đất ít (do khả năng giữ nước kém)  Sự hút nước của rễ khó

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau và dẫn tới một số cá thể tách khỏi nhóm khi : Điều kiện sống (thức ăn, chỗ ở,…) không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể

Khoáng sản tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, ở đây phân bố một số loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: than, sắt, thiếc, mangan, apatit,

- Dân số đông -> thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên -> sức mua đang tăng lên. - Nguồn lao động dồi dào, có

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực

+ Khí hậu và nguồn nước: Ánh sáng ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống; Nhiệt độ quy định sự thích nghi của sinh vật

- Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênylalamin nên khi cùng nuôi 2 chủng vi

- Một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật: hoocmôn sinh trưởng, hoocmôn tirôxin, hoocmôn ơstrôgen ở nữ giới, testostêrôn ở