• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế chi nhánh – TP. HCM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế chi nhánh – TP. HCM"

Copied!
83
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP NHẤT

QUỐC TẾ - CHI NHÁNH TP.HCM

GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh Sinh viên: Phùng Thị Diệu Huê Lớp: K51B KDTM - QTKD Khóa: 2017–2021

Huế, 01/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

L ờ i C ảm Ơn

Em gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường cùng quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh đã hướng dẫn, giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua.

Em bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến cô TS. Lê Thị Phương Thanh đã tận tình theo sát, hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực tập cuối khóa và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn đến Giám Đốc chi nhánh Công Ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại công ty cùng với các anh chị ở Phòng Thông Quan Miền Nam đểhoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp lần này.

Mặc dù với sự hướng dẫn của giáo viên, sự giúp đỡ của các anh chị Phòng Thông Quan Miền Nam và nỗ lực của bản thân em mới hoàn thiện được bài luận văn tốt nghiệp này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung, trình bày có thể vì sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đúng về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Kính mong nhận được lời góp ý xây dựng của quý thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, Tháng 01, Năm 2021 Sinh viên thực hiện Phùng ThDiu Huê

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn...I MỤC LỤC ... II DANH MỤC SƠ ĐỒ...VI DANH MỤC BIỂU ĐỒ...VI DANH MỤC BẢNG BIỂU...VI DANH MỤC HÌNHẢNH ... VII DANH MỤC VIẾT TẮT ...VIII

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

1. Lý do chọn đềtài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát ... 2

2.2. Mục tiêu cụthể... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ... 3

4.1. Quy trình nghiên cứu ... 3

4.2. Thiết kếnghiên cứu ... 3

5. Kết cấu của đềtài... 4

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀHOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG... 6

1.1. Tổng quan vềgiao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 6 1.1.1. Định nghĩa giao nhận hàng hóa và người giao nhận ... 6

1.1.1.1. Khái niệm vềgiao nhận hàng hóa nhập khẩu ... 6

1.1.1.2. Khái niệm về người giao nhận ... 7

1.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụvà trách nhiệm của người giao nhận ... 8

1.1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụcủa người giao nhận ... 8

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

1.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận ... 8

1.1.2.2.1. Khi là đại lý của chủhàng... 8

1.1.2.2.2. Khi là người chuyên chở (principal) ... 9

1.1.3. Phương thức và nguyên tắc giao nhận... 10

1.1.4. Cơ sởpháp lý của giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không . 11 1.1.5. Quy trình giao nhận hàng hóa ... 11

1.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụgiao nhận hàng hóa nhập khẩu ... 11

1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận - Tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận . 11 1.2.1.1. Doanh thu, lợi nhuận ... 11

1.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ... 12

1.2.2. Chất lượng dịch vụkhách hàng ... 12

1.2.3. Mức độan toàn của hàng hóa giao nhận ... 13

1.2.4. Thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không ... 13

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 13 1.3.1. Nhân tốbên ngoài doanh nghiệp ... 13

1.3.1.1. Quan hệhợp tác giữa các nước ... 13

1.3.1.2. Đối thủcạnh tranh ... 14

1.3.2. Nhân tốbên trong doanh nghiệp ... 14

1.3.2.1. Nhân tố con người ... 14

1.3.2.2. Nhân tốvật chất... 14

1.3.2.3. Nhân tốtài chính ... 14

1.4. Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không... 15

1.4.1. Các tổchức hàng không dân dụng... 15

1.4.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế... 15

1.4.3. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế... 16

1.5. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa ... 17

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.5.1. Hóa đơn thương mại ... 17

1.5.2. Phiếu đóng gói hàng hóa... 19

1.5.3. Tờkhai hàng hóa nhập khẩu... 20

1.5.4. Tờkhai vận chuyển (OLA) ... 23

1.5.5. Mã vạch hải quan... 25

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC ... 27

2.1. Giới thiệu vềquá trình giao nhận hàng hóa tại HNC ... 27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HNC ... 27

2.1.2. Triết lý vềcông ty HNC ... 29

2.1.3. Mô hình tổchức của HNC... 29

2.1.4. Văn hóa con ngườiởHNC ... 29

2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC ... 30

2.2.1. Tình hình kết quảkinh doanh những năm gần đây của HNC ... 30

2.2.2. Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không ... 33

2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không ... 48

2.3.1. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ... 48

2.3.2. Những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa nhập khẩu... 53

2.4. Phân tích thị trường hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC ... 54

2.4.1. Phân tích thị trường ... 54

2.4.2. Phân tích đối thủcạnh tranh ... 56

2.5. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không... 61

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC ... 62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

3.1. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của HNC ... 62

3.1.1. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không ở Việt Nam... 62

3.1.2. Mục tiêu ... 67

3.1.3. Phương hướng phát triển ... 67

3.2. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC... 68

3.2.1. Biện pháp vềthị trường ... 68

3.2.2. Biện pháp về cơ sởvật chất ... 69

3.3. Các biện pháp hỗtrợtừ nhà nước... 69

3.3.1. Hỗtrợvềmặt tài chính ... 69

3.3.2. Cần có chính sách hỗ trợ kỹthuật tốt trong quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không... 70

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 71

1. Kết luận... 71

2. Kiến nghị... 72

2.1. Đối với Công Ty CổPhần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh Tại TP. Hồ Chí Minh ... 72

2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1. 1: Quy trình nghiên cứu ... 3

Sơ đồ1. 2: Quy trình nhận hàng bằng đường hàng không tại HNC ... 49

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2. 1: Lợi nhuận đạt trên tổng doanh thu của công ty HNC ... 31

Biểu đồ2. 2: Doanh thu từhoạt động giao nhận hàng không ... 36

Biểu đồ2. 3: Biểu đồsố lượng hàng hóa năm 2018... 37

Biểu đồ2. 4: Biểu đồsố lượng hàng hóa năm 2019... 40

Biểu đồ2. 5: Biểu đồsố lượng hàng hóa năm 2020... 42

Biểu đồ2. 6: Biểu đồSản lượng hàng hóa XNK hàng quốc tế qua 3 năm... 46

Biểu đồ2. 7: Biểu đồsản lượng hàng hóa XNK hàng quốc nội ... 48

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2. 1: Bảng kết quảkinh doanh của công ty HNC... 31

Bảng 2. 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụvới Việt Nam ... 32

Bảng 2. 3: Khối lượng hàng hóa giao nhận qua các năm... 34

Bảng 2. 4: Doanh thu từhoạt động giao nhận hàng không ... 35

Bảng 2. 5: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2018)... 37

Bảng 2. 6: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Năm Trước (2018/2017)... 38

Bảng 2. 7: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2019)... 39

Bảng 2. 8: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Với Năm Trước (2019/2018)... 41

Bảng 2. 9: Báo Cáo Số Lượng Hàng Hóa (2020)... 42

Bảng 2. 10: So Sánh Số Lượng Hàng Hóa Với Năm Trước (2020/2019)... 43

Bảng 2. 11: Bảng Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc tế qua 3 năm... 45

Bảng 2. 12: Bảng Sản lượng hàng hóa XNK hàng quốc nội qua 3 năm... 47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Bảng 3. 1: Dựbáo giá trị sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 2021 đến

2025 ... 63

Bảng 3. 2: Dựbáo hàng nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2035... 63

Bảng 3. 3: Dựkiến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn 2020 - 2035.... 65

Bảng 3. 4: Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tếtại Việt Nam ... 66

Bảng 3. 5: Dựbáo thị trường vận tải hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2020–2035 ... 66

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1: Hóađơn thương mại ( Invoice) ... 19

Hình 1. 2: Phiếu đóng gói hàng hóa... 20

Hình 1. 3 Tờkhai hàng hóa nhập khẩu ... 22

Hình 1. 4: Tờkhai vận chuyển ... 24

Hình 1. 5: Mã vạch hải quan ... 26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC VIẾT TẮT

HNC : CÔNG TY CỔPHẦN HỢP NHẤT QUỐC TẾ

FIATA : LIÊN ĐOÀN CÁC HIỆP HỘI GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ

IATA HIỆP HỘI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

MTO :NGƯỜI KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

INCOTERM : ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

OLA : TỜKHAI VẬN CHUYỂN

ICAO : MÃ SÂN BAY

NXB : NHÀ XUẤT BẢN

TMĐT : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

SF EXPRESS : CÔNG TY DỊCH VỤ GIAO NHẬN VÀ HẬU CẦN ĐA QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC CÓ TRỤ SỞ TẠI THÂM QUYẾN, QUẢNG ĐÔNG

HANJIN : TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA CỦA HÀN QUỐC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BAO GỒM CÁC ĐƯỜNG BIỂN VÀ HÀNG TẢI KHÔNG

WAREHOUSE : KHO HÀNG HÓA

E-COMMERCE : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KV : KHU VỰC

KPI : CHỈSỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

BHYT : BẢO HIỂM Y TẾ

BHXH : BẢO HIỂM XÃ HỘI

LN/DT : LỢI NHUẬN/DOANH THU

AWB : VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

OPN : NHÂN VIÊN DỊCH VỤ

NK : NHẬP KHẨU

XK : XUẤT KHẨU

XNK : XUẤT NHẬP KHẨU

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được công nghệkhoa học tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Việc gia nhập tổchức thương mại, ký kết các hiệp định thương mại đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát huy những thếmạnh, tạo lập môi trường thương mại mới. Sự tăng trưởng xuất khẩu và đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế trong thời gian qua như một minh chứng cho thấy Việt Nam đã biết tận dụng các cơ hội này một cách hiệu quả.

Nền kinh tế đang trên đà phát triển, cùng xu hướng hội nhập với kinh tế quốc tế nên nhu cầu đời sống xã hội ngày càng cao và kéo theo đó là nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ phát triển mạnh. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộnền kinh tế và mang lại nguồn lợi đáng kểcho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Muốn hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp.

Việc tổchức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có hoàn thành tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, khâu giao nhận hàng hóa cũng rất quan trọng vì:

o Liên quan đến chất lượng, số lượng hàng hoá nên phải kiểm tra hàng hoá trong quá trình giao hàng.

o Khi giao nhận hàng hoá được diễn ra thuận lợi thì kết quảkinh doanh sẽtốt nếu thực hiện không tốt sẽdẫnđến hậu quảlà doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đềra vì bị mất khách hàng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh và gây mất uy tín trên thương trường.

Là một trong những doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, Công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào đểnâng cao hiệu quảhoạt động giao nhận, tiết kiệm chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

và hạn chế rủi ro trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận, đặc biệt là đối với hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường hàng không.

Kết hợp với những kiến thức được trang bị tại nhà trường, cùng mục đích cốgắng học hỏi và tìm hiểu thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty em nhận thấy công ty còn một số bất cập trong khâu quản lý, tổ chức hoạt động giao nhận dẫn đến hoạt động giao nhận có hiệu quả nhưng chưa cao em quyết định chọn đề tài: “Phân tích giao nhận hàng hóa nhp khu bng đường hàng không ti công ty c phn Hp Nht Quc Tế chi nhánh TP.

HCM”

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát

Biết thực trạng tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty có hiệu quảhơn.

2.2. Mục tiêu cụ thể

o Hệthống hóa những lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến giao nhận hàng hóa nhập khẩu

o Phân tích vềthực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty CổPhần Hợp Nhất Quốc Tế- Chi Nhánh TP. HồChí Minh

o Dựa vào các phân tích thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ Phần Hợp Nhất Quốc Tế- Chi Nhánh TP. HồChí Minh

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC - chi nhánh TP.HCM

3.2. Phạm vi nghiên cứu o Nội dung nghiên cứu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Tập trung nghiên cứu sâu vào thực trạng giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không và những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC–chi nhánh TP.HCM o Phạm vi không gian:

Nghiên cứu thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại HNC – chi nhánh TP. HCM

o Phạm vi thời gian:

Các thông số, tài liệu được tham khảo đưa làm dẫn chứng, hình ảnh minh họa nằm ở giai đoạn 2018 – 2020, định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC - chi nhánh TP.HCM cho những năm tiếp theo.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để làm rõ các vấn đề hướng đến:

4.1. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ1. 1: Quy trình nghiên cứu

( Trích tài liệu phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Th.s Hồ Sĩ Minh, chương 1, trang 11)

4.2. Thiết kế nghiên cứu

o Phương pháp thu thập dữliệu

 Dữliệu sơ cấp

Quan sát, thực hiện việc tiếp cận, tìm hiểu và quan sát quá trình giao nhận hàng hóa tại HNC

Xác định vấn đềnghiên cứu

Viết báo cáo nghiên cứu

Phân tích dữ liệu

Thu thập dữ liệu Bình luận các

nghiên cứu liên quan

Thiết kế nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Điều tra: phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong công ty

 Dữliệu thứcấp

 Các báo cáo, tài liệu vềkinh doanh của công ty

 Tham khảo các tài liệu liên quan đến việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của các doanh nghiệp Việt Nam.

o Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sửdụng trong hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc sao sánh doanh thu của côngty qua các năm. Từ đó, nhận thấy xu hướng biến động về tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty tốt hay là xấu, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo

o Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh trong quá trình phân tích nhằm thấy được sự thay đổi tỷlệphần trăm trong quá trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu, giúp chúng ta nhận thấy hiệu quả từng nội dung nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Sửdụng phương pháp phân tích trong thống kê kinh doanh đểphân tích các dữ liệu, qua đó đánh giá, tổng hợp thành những vấn đềchủchốt nhằm đưa ra biện pháp tương ứng để cải thiện tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại HNC

Phươngpháp so sánh:

Trên cơ sở các số liệu đã có, tiến hành so sánh và đưa ra các nhận định vềtình hình giao nhận hàng hóa tại HNC:

 So sánh sốliệu vềdoanh thu giao nhận hàng hóa từ năm 2018- 2020.

 So sánh sốliệu vềsản lượng giao nhận hàng hóa năm 2018- 2020 5. Kết cấu của đề tài

Đềtài gồm 3 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổphần Hợp Nhất Quốc tế- Chi Nhánh TP.HCM

Chương 2: Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công Ty CổPhần Hợp Nhất Quốc tế- Chi Nhánh TP.HCM

Chương 3: Một số giải pháp giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty CổPhần Hợp Nhất Quốc Tế- Chi Nhánh TP.HCM

Phần 3: Kết Luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1.1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không 1.1.1. Định nghĩa giao nhận hàng hóa và người giao nhận

1.1.1.1. Khái niệm về giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.

Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng. Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không.

Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng không có thể là chủ hàng, các hãng hàng không, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác.

Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không thường do đại lý hàng hóahàng không và người giao nhận hàng không thực hiện.

 Đại lý hàng hóa hàng không là bên trung gian giữa một bên là người chuyên chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

người nhập khẩu). Nói đến đại lý hàng hóa hàng không, người ta thường gọi là đại lý IATA vìđây là đại lý tiêu chuẩn nhất.

Đại lý hàng hoá IATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên của IATA chỉ định và cho phép thay mặt họ.

o Các điều kiện để trởthành một đại lý hàng hoá IATA

Để có thể được đăng ký làm đại lý hàng hoá IATA, người giao nhận hoặc tổ chức giao nhận phải gửi đơn xin gia nhập, trong đó phải đưa ra các bằng chứng chứng minh có đủ các khả năng sau đây :

 Chứng minh được khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hóa hàng không mà đang đảm nhiệm.

 Có đội ngũ nhân viên có trình độ, trong đó có ít nhất 2 chuyên viên đủ trìnhđộ làm hàng nguy hiểm, đã tốt nghiệp lớp học do IATA tổ chức.

 Có nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết kể cả cơ sở làm việc thích hợp.

 Có tiềm lực tài chính cần thiết để tiến hành các hoạt động tiếp thị, xử lý hàng hoá và cấp các chứng từ tài liệu kèm theo.

 Đơn xin gia nhập IATA được gửi trực tiếp đến ban quản lý IATA.

 Người giao nhận hàng không : Là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không. Người giao nhận hàng không có thể là đại lý IATA hoặc không phải là đại lý IATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu là dịch vụ gom hàng.

1.1.1.2. Khái niệm về người giao nhận

Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụgiao nhận theo sựuỷthác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳmột người nào khác thực hiện dịch vụ đó.

Theo Liên đoàn quốc tếcác Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

động vì lợi ích của người uỷ thác mà không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủtục hải quan, kiểm hoá …”

1.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 1.1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận

Ðiều 167 Luật thương mại quyđịnh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

o Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.

o Thực hiện đầy đủnghĩa vụcủa mình theo hợp đồng

o Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thểthực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

o Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉdẫn thêm.

o Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoảthuận vềthời gian thực hiện nghĩa vụvới khách hàng.

1.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận 1.1.2.2.1.Khi là đại lý của chủ hàng

Tuỳtheo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủcác nghĩa vụcủa mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

o Giao hàng không đúng chỉdẫn

o Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.

o Thiếu sót trong khi làm thủtục hải quan o Chở hàng đến sai nơi quy định

o Giao hàng cho người không phải là người nhận o Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

o Tái xuất không theo những thủtục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế o Những thiệt hại vềtài sản và người của người thứba mà gây nên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết

Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.

1.1.2.2.2. Khi làngười chuyên chở (principal)

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu :

Phải chịu trách nhiệm vềnhững hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.

Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cảcủa dịch vụcung cấp chứkhông phải là tiền hoa hồng.

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chởkhông chỉ trong trường hợp tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (performing carrier) mà còn trong trường hợp bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở- contracting carrier).

Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối ... thì người giao nhận sẽchịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụý là họchịu trách nhiệm như một người chuyên chở

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tếhoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm vềnhững mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từnhững trường hợp sau đây:

o Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷthác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

o Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp o Do nội tỳhoặc bản chất của hàng hoá

o Do chiến tranh, đình công

o Do các trường hợp bất khảkháng.

1.1.3. Phương thức và nguyên tắc giao nhận 1.1.3.1. Phương thức giao nhận

Phương thức giao nhận bằng đường hàng không ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến thời điểm hiện nay, vận tải hàng không cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thương mại quốc tế. Phương thức vận tải hàng không thích hợp để vận chuyển các lô hàng nhỏ, hàng hóa đòi hỏi giao hàng ngày, an toàn và chính xác, hàng hóa có giá trị cao và hàng hóa có cự ly vận chuyển dài. Phương thức này có một số ưu điểm sau:

o Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau.

o Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh.

o Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác.

o Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sửdụng công nghệcao.

o Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụtiêu chuẩn hơn hẳn các phương tiện vận tải khác.

o Vận tải hàng không đơn giản hóa vềchứng từthủtục so với các phương thức vận tải khác.

1.1.3.2. Nguyên tắc giao nhận

Tùy theo tính chất của từng loại hàng hoá mà hai bên chủhàng và vận tải quy ước với nhau trong hợp đồng và ghi vào giấy vận chuyển là giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thểtích hoặc vừa sốlượng, vừa trọng lượng kết hợp.

Hàng hóa nhận đểchở đi theo nguyên tắc nào thì khi trảcũng theo nguyên tắc ấy, nghĩa là nhận theo số lượng thì trả theo số lượng, nhận theo trọng lượng thì trảtheo trọng lượng…

Hàng hóađóng gói trong thùng, hòm, bao… có gắn xi, cặp chì, thì khi trả hàng, thùng hòm, bao phải nguyên vẹn, xi, chì không mất dấu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Nếu hàng hoá thuộc loại có hao hụt trong thời gian vận chuyển thì ghi rõ tỷlệ hao hụt vào hợp đồng vận tải và giấy vận chuyển. Nếu không thể ghi rõ tỷ lệhao hụt thì giải quyết theo thỏa thuận giữa hai bên.

1.1.4. Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật Quốc tếvà của Việt Nam…

o Các công ước về vận đơn, vận tải, Các công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa…Ví dụ: Công ước Vienne 1980 vềbuôn bán quốc tế.

o Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồngđảm bảo quyền lợi của chủhàng XNK.

Ví dụ: Luật, bộluật, nghị định, thông tư o Bộluật hàng hải 1990

o Luật thương mại 1997

o Nghị định 25CP, 200CP, 330CP

o Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải; quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam…

1.1.5. Quy trình giao nhận hàng hóa

1.2.Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận- Tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận 1.2.1.1. Doanh thu, lợi nhuận

Bill đến HNC nhận TBHĐ

Làm thủtục HQ nhận hàng vềkho HNC làm TKTQ

Qua TCS/SCSC bốc số, đóng tiền lấy phiếu xuất kho

HNC làm thủtục nhập hàng vào kho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Doanh thu là toàn bộ tiền cung cấp dịch vụvà bán hàng, bao gồm cảtiền trợ giá mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

Doanh thu phản ánh được tình hình doanh thu của công ty qua các kỳ kinh doanh. Dựa vào sự tăng trưởng của doanh thu mà công ty xác định được hiệu quảkinh doanh của công ty.

Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại sau mỗi kỳkinh doanh. Lợi nhuận là tổng chênh lệch giữa doanh thu bán hàng (dịch vụ) và chi phí kinh doanh của các công ty thương mại. Khi đó, công ty có lợi nhuận kinh doanh cao thì chứng tỏcông ty hoạt động có hiệu quả.

1.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Biểu thị sựbiến động về doanh thu, lợi nhuận qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bằng doanh thu/ lợi nhuận năm nay chia cho lợi doanh thu/ lợi nhuận năm trước đó trở đi một để xem tốc độphát triển hiệu quảkinh doanh của công ty như thế nào. Dựa trên chỉ số tốc độ tăng trưởng mà công ty có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của kỳ này so với kỳ trước. Khi chỉ số này dương chứng tỏdoanh thu/ lợi nhuậnnăm sau cao hơn năm trước và ngược lại.

1.2.2. Chất lượng dịch vụ khách hàng

Với một công ty giao nhận không thể thiếu dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Là một bộ phận kết nối, cung cấp thông tin lô hàng đến sân bay Tân Sơn Nhất cho khách hàng, giải đáp những thắcmắc của khách hàng về những vấn đề chưa được rõ trên giấy thông báo hàng đến.Bộ phận chămsóc khách hàng của HNC sẽ theo dõi lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển cho tới khi hàng tới được đích đếncuốicùng.

HNCđem đếnsựhài lòng trong việc cung cấpdịchvụvận tải đường hàng không với hệ thống chuyên nghiệp, giá cước luôn có ưu thế. Với ưu thế về hệ thốngmạng lướisẽ đem lạihiệu quảvềthờigian và tiềnbạccho khách hàng.

Các sảnphẩmvà dịchvụvậntải đườnghàng không chủyếu:

Khách hàng cần hỗ trợ thì gọi điện đến tổng đài 1900558866 hoặc đường dây hotline:

o Dịch vụ Chuyển phát nhanh: 0366660202 o Dịch vụ vận chuyển hàng TMĐT: 0962163328

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

o Dịch vụ TMĐT: 0898916699 / 0868916699

Khách hàng cũng có thể gửi email về địa chỉ:info@hopnhat.vn (đối với các dịch vụ vận chuyển) hoặcinfo@hncmua.com(đối với dịch vụ TMĐT) để được hỗ trợ. Nhân viên của HNC sẽ liên hệ quý khách trong thời gian sớm nhất (trong giờ làm việc).

1.2.3. Mức độ antoàn của hàng hóa giao nhận

Mức an toàn của hàng hóa được vận chuyển đường hàng không tỷ lệ an toàn rất cao so với đường biển. Trong 90 phút sẽcó một vụ đắm tàu(theo thống kê của thếgiới), còn hàng không việc xảy ra tai nạn rất hiếm khi xảy ra.

Với trường hợp thiếu kiện, mất hàng, hàng bị vỡ đa số so đầu nước gửi không kiểm tra kỹsố lượng hàng hóa trong kiện trước khi gửi hàng đi.

Nếu nói tới mức độ an toàn thì chuyển phát nhanh là hình thức vận chuyển đảm bảo nhất, bởi qua một quy trình làm việc chuyên nghiệp và cẩn thận, hàng sẽ được đóng gói và bảo quản cẩn thận.

1.2.4. Thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Thị phần là tỷ lệ phần trăm về thị trường mà một công ty nắm giữ so với tổng quy mô thị trường. Công ty có thị phần cao nhất được xem là thương hiệu dẫn đầu. Thị phần là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp.

Một thương hiệu dẫn đầu về thị phần có rất nhiều lợi ích chưa không chỉ đơn thuần là doanh số cao. Chẳng hạn như mức độ ảnh hưởng, uy tín của doanh nghiệp trong ngành cũng được đánh giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

1.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.3.1.1. Quan hệ hợp tác giữa các nước

Nhân tố mối quan hệ giữa các nước tác động không ít đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không. Các quan hệ giữa Việt Nam và các nước tốt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam hưởng các chế độ thuế quanrẻ hơn các nước khác, có các mặt hàng được hưởng 0% thuế xuất – nhập khẩu. Vì

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

vậy, quan hệ giữa các nước ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không.

1.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động của một doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ hoạt động cùng ngành, trong hoạt động giao nhận.

Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành giao nhận tác động mạnh mẽ đến giá cước, phí dịch vụ của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp giao nhận luôn xây dựng giá dịch vụ cạnh tranh nhất có thể tồn tại trong ngành, duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu dài.

Không chỉ những công ty giao nhận cạnh tranh với nhau mà còn các công ty vận tải và đối thủ tiềm ẩn khác. Công ty hoạt động chung lĩnh vực thì cạnh tranh nhau về khách hàng, những công ty hoạt động chung trong những ngành liên quan cũng tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp giao nhận

1.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.2.1. Nhân tố con người

Trìnhđộ chuyên môn của nhân viên trong công tyảnh hưởng không ít đến phát triển công ty. Đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, tích cực chắn chắn công ty sẽ cóhiệu quả kinh doanh cao.

1.3.2.2. Nhân tố vật chất

Đầu tiên là môi trường, văn phòng thông quan gần ở kho ngoại quan, sân bay thuận tiện cho việc nhận hàng từ kho TCS/SCSC về kho HNC giảm bớt thời gian hơn và xử lý hàng hóa thông quan cho khách hàng nhanh hơn.

Ngoài ra, công ty có phương tiện vận tải cũng chủ động hơn trong việc giao hàng cũng như kéo hàng từ kho TCS/SCSC về.

1.3.2.3. Nhân tố tài chính

Để một công ty hoạt động được và ngày càng phát triển không thể thiếu tài chính. Một công ty có tài chính phong phú và nhiều thì có nhiều cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình.

Nguồn vốn của công ty giao nhận ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao nhận của công ty. Công ty giao nhận thường phải ứng trước nộp tiền thuế để thực hiện thông quan hàng hóa, giao hàng cho khách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.4. Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không

1.4.1. Các tổ chức hàng không dân dụng

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO là Tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập năm 07/12/1944. Có 6 chi nhánh khu vực ở Pari (Pháp); Cairô (AiCập); Băngkôc (Thái Lan); Lima (Pêru); Mêhicô City (Mêhicô) và Đăcca (Xênêgan). Đến nay có khoảng 160 nước là thành viên chính thức của ICAO. Mục đích của ICAO là xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch hóa vận tải hàng không để đảm bảo an toàn hàng không dân dụng quốc tế, khuyến khích phát triển các tuyến đường hàng không, sân bay, các công trình và phương tiện hàng không dân dụng... Các cơ quan của ICAO gồm:

Đại hội đồng là cơ quan tối cao của ICAO gồm tất cả đại diện các nước thành viên. Mọi vấn đề quan trọng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Đại hội đồng. Cứ 3 năm, Đại hội đồng họp một lần do Hội đồng triệu tập vào thời gian thích hợp.

Hội đồng là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng, gồm 27 nướcthành viên do Đại hội đồng bầu ra trong phiên họp đầu tiên và cứ3 năm được bầu lại một lần. Hội đồng có chức năng hành chính, trọng tài, thông tin, tư vấn và thực hiện các đềán của Đại hội đồng. Các cơ quan của Hội đồng gồm có Ủy ban không vận; Ủy ban không tải; Ủy ban pháp luật; Ủy ban phối hợp tài trợ; Ủy ban chống các can thiệp trái phép vào các hoạt động của ngành hàng không.

Ban thư ký có nhiệm vụthực hiện công việc hàng ngày của ICAO. Đứng đầu ban thư ký là tổng thư ký.

1.4.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tếhay còn gọi là IATA, là một tổchức tự nguyện phi chính trị của các hãng hàng không có danh sách đăng kí ở những nước thành viên của ICAO và một số thành viên khác. (Theo International Air Transport Association - IATA)

IATA được thành lập từngày 19/4/1945 tại Havana, Cuba. Hiệp hội chính là tổ chức kếnghiệm của International Air Traffic Association (tên tiếng việt là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Hiệp hội vận chuyển hàng không Quốc tế) được thành lập vào năm 1919 tại Hague.

Mục đích củaIATAlà thúc đẩy vận chuyển hàng không an toàn, thường xuyên và kinh tế vì lợi ích của nhân dân thế giới, khuyến khích thương mại bằng đường hàng không và nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vận chuyển hàng không, phối hợp hành động giữa các xí nghiệp hàng không tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong dịch vụ vận tải hàng không quốc tế.

Ngoài hợp tác với ICAO và tổ chức khác,IATA còn nghiên cứu để thống nhất các quy định luật lệ quốc tế về hàng không, nghiên cứu tập quán hàng không.

Hoạt động củaIATA bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kỹthuật, pháp lý, tài chính của vận tải hàng không nhưng quan trọng nhất là liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu giá cước và giá vé của các tổ chức hội viên.

IATA có hai trụ sở chính ở Motreal (Canada) để giải quyết các vấn đề ở Châu Mỹ và ở Genève (Thụy Sĩ) để giải quyết các vấn đề ở châu Âu, Trung Đông và Châu Phi và có một văn phòng khu vực ở Singapore để kiểm soát các hoạt động ở Châu Á và Thái Bình Dương.

Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị điều kiện cho bộ phận hàng không của mình hội đủ trình độ gia nhậpIATAvà làm đại lý hàng không cho IATA. (Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB Lao động Xã hội)

1.4.3. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tếhay còn gọi là FIATA, là tổchức lớn nhất thếgiới trong lĩnh vực giao nhận vận tải. FIATA được thành lập năm 1926, bao gồm các thành viên chính thức là những hiệp hội quốc gia những người giao nhận và thành viên cộng tác là những hãng giao nhận tư nhân trên thế giới. (Theo International Federation of Freight Forwarders Associations - FIATA)

FIATAđược thừa nhận bởi các tổ chức quốc tế có liên quan đến thương mại và vận tải nhưPhòngThương mại Quốc tếICC, tổ chức vậntải hàng không quốc tếIATA cũng như những tổ chức của người vận chuyển và người gửi hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Mục tiêu chính củaFIATA là bảo vệ và phát huy lợi ích của người giao nhận, nghiên cứu cải tiến các biện pháp, trình tự, thủ tục giao nhận nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ giao nhận, đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở.

Trong cơ cấu của FIATA Viện Vận chuyển hàng không. Cơ quan này chuyên giải quyết những vấn đề về cước hàng không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các đại lý hàng không. FIATA và Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cùng những tổ chức quốc tế khác liên quan đến công nghệ chuyên chở hàng không có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hoạt động củaFIATA cònđược thông qua nhiều tiểu ban bao gồm:

 Tiểu ban về các quan hệ xã hội;

 Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận tải đường bộ, đường không, đường sắt,...;

 Tiểu ban về luật pháp, chứng từ và bảo hiểm;

 Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp;

 Tiểu ban về hải quan;

 Ủy ban đơn giản hóa thủ tục buôn bán;

 Ủy ban về vận tải đường biển và vận tải đa phương thức;...

Hiện nay, nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức củaFIATA. (Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB Lao độngXã hội)

1.5. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa 1.5.1. Hóa đơn thương mại

o Khái niệm:

Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán hàng phát hàng ra để yêu cầu người mua phải trả sốtiền hàng đã ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại ghi rõ đặc điểm loại hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng (phụ thuộc vào điều kiện INCOTERM), phương thức thanh toán, vận chuyển hàng hóa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Hóa đơn thươngmại thường lặp được nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau trong doanh nghiệp. Hóa đơn thương mại được xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm trong trường hợp để tính phí bảo hiểm khi mua hàng hóa, xuất trình cho hải quan để tính tiền thuếvà thông quan hàng hóa.

Hóa đơn thương mại có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thương mại. Là cơ sởghi nhận hoạt động mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp. Là một kế toán thương mại dịch vụ.

o Nội dung hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh nghiệp. Kế toán thương mại cần chú ý hóa đơn thương mại cần phải phải có những nội dung sau:

 Ngày tháng lập hóa đơn

 Thông tin người mua, người bán hàng hóa: tên, địa chỉ, mã sốthuế ( đối với hàng hóa doanh nghiệp),...

 Thông tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, ...

 Ngày gửi hàng

 Tên hãng bay, sốchuyến

 Ngày rời kho, ngày dựkiến hàng đến

 Điều kiện và điều khoản thanh toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Hình 1. 1: Hóa đơn thương mại ( Invoice)

1.5.2. Phiếu đóng gói hàng hóa o Khái niệm:

Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List) với những tên gọi khác nhau như phiếu chi tiết hàng hóa, bảng kê hàng hóa sản phẩm. Đây là giấy tờ quan trọng buộc phải có trong bộ hồ sơ chứng từ xuất nhậpkhẩu để làm thủ tục hải quan.

Trên List packing phải thể hiện đầy đủ thông tin về hàng hóa người bán đã bán cho người mua, từ đó người mua có cơ sở để đối chiếu và kiểm tra về chất lượng, mã hiệu, số lượng theo đơn được đặt hàng.

Thông thường nội dung mộtphiếu đóng gói hàng hóa sẽ thể hiện cho ta biết được về số lượng hàng, phương thức đóng hàng nhưng nếu dùng chung mẫu củaPacking List và invoice thì sẽ thể hiện cả giá trị thực tế lô hàng

o Nội dung của phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Tiêu đề trên (Header) Thông tin cơ bản gồm logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty,..

Seller (người bán) Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của đơn vị bán hàng

Buyer (Người mua) Thông tin về người mua như: tên, địa chỉ, điện thoại, số fax của bên mua hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Quantity Số lượng bao nhiêu hàng theo mỗi đơn vị

Packing Số lượng bao nhiêu kiện, thùng và hộp đóng gói NWT (Net weight) Trọng lượng tịnh của hàng

GWT (Gross weight)

Trọng lượng tổng kiện hàng (tính cả thùng, hộp, dây buộc…), đây là trọng lượng tương đối để đảm bảo không vượt quá trọng lượng quy định của tàu vận chuyển

Hình 1. 2: Phiếu đóng gói hàng hóa

1.5.3. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu o Khái niệm:

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu là một loại văn bản mà theo đó người chủ của hàng hóa phải kê khai số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm soát khi xuất nhập khẩu hàng hóa vào nước ta (hay còn gọi là xuất cảnh ). Cũng có thể hiểu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

một cách khác như, khicó một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì phải làm thủ tục hải quan ,trong đó việc tờ khai hải quan là không thể thiếu, bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Hiểu một cách đơn giản, nếucó hàng hóa cần xuất/nhập khẩu thì phải làm thủ tục hải quan, và tờ khai hải quan là một trong những chứng từ cần thiết bắt buộc phải có. Nội dung của tờ khai hải quan có thể gồm phần chính và kèm theo phụ lục.

o Nội dung tờkhai:

Nội dung cơ bản nhất là ở phần giữa tờ khai có tham số chiếu, ngày giờ gửi và sốtờ khai đăng ký bên bưu cục hải quan. Cònở góc bên phải của tờ khai gồm có 2 phần: phần A dùng cho người kê khai hải quan và tính thuế, còn phần B dùng cho bên cục Hải quan.

Ngày nay, người ta đã sử dụng kê khai hàng hóa này bằng tờ khai điện tử, tức là việc kê khai hàng hóa đãđược in trực tiếp từ phần mềm của cục hải quan.

Ngoài ra, với mẫu kê khai hàng hóa theo kiểu truyền thống vẫn còn được sử dụng nhưng hiện nay đã không còn phổ biến rộng khắp nữa, do đó là tờ khai hàng phi mậu dịch.

Tờ khai báo hàng hóa hải quan được sử dụng với giấy A4 màu trắng, không được phép sử dụng giấy màu, khi bạn xuất khẩu hàng hóa sẽ có mẫu tờ khai khác so với hàng nhập khẩu, để tránh ra tình trạng nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Hình 1. 3 Tờkhai hàng hóa nhập khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

1.5.4. Tờ khai vận chuyển (OLA) o Khái niệm:

OLA là tờ khai vận chuyển để cơ quan Hải quan cấp phép vận chuyển là hàng hóa xuất nhập khẩu và các loại hàng hóa khác đang chịu sự giám sát hải quan, được phép vận chuyển giữa hai địa điểm lưu giữ hàng hóa. Hay nói đơn giản tờ khai vận chuyển này có chức năng tương tự như đơn xin chuyển cửa khẩu mà doanh nghiệp thường khai báo trên hệthống điện tử trước đây.

o Nội dung tờkhai vận chuyển:

 Nội dung cần có của tờ khai vận chuyển là mã phương chuyển vận chuyển, mục đích vận chuyển, loại hình vận tải, địa điểm dỡ hàng tuyệt đối không được sai.

 Mã phương tiện vận chuyển: 31 ô tô

 Mục đích vận chuyển: IFS hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa nhập khẩu về địa điểm thu gom hàng lẻ

 Loại hình vận tải: KS hàng hóa đối với thủtục đơn giản

 Địa điểm dỡhàng:

 Mã ( khu vực chịu sựgiám sát hải quan) :02B1A04

 Tên: kho SCSC

 Địa điểm xếp hàng

 Mã ( khu vực chịu sựgiám sát hải quan) : 02DSED3

 Tên: kho Hợp Nhất

 Tuyến đường: SÂN BAY - KHO HỢP NHẤT

 Ghi chú 1: Tổng sốkiện, kg

 Người nhập khẩu:

 CHI NHÁNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP NHẤT QUỐC TẾ

 Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Athena, 146 – 148, Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HồChí Minh

1. Người xuất khẩu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

 SF–EXPRESS CO.,LTD

 Địa chỉ: BAO AN INTERNATIONAL AIRPORT SHENZHEN CN Hình 1. 4: Tờkhai vận chuyển

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

1.5.5. Mã vạch hải quan o Khái niệm

In mã vạch hải quan được xem như là một trong các thủ tục cần thiết để rất có thể đưa hàng hóa thông quan. Bất kể một công ty, doanh nghiệp nào đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Thì đều rất cần phải tìm hiểu và nắm rõ về in mã vạch hải quan.

Để không phải tốn thời gian nhập danh sách thông tin các container vận chuyển hàng hóa tại những cảng biển bằng cách thủ công. Nên tổng cục hải quan của nước ta đã cập nhật việc in mã vạch hải quan để tiến hành cho việc giám sát hải quan.

Cũng giống như bất kỳ một loại mã vạch hàng hoá thông thường. Mã vạch hải quan cũng vậy nhưng nó được in trực tiếptrên tờ khai hải quan.

Khi in mã vạch hải quan sẽ sở hữu được thông tin cho những cán bộ giám sát kiểm tra tự động trên hệ thống. Các cán bộ kiểm tra đối chiếu nếu đúng với thông tin đã khai báo thì được trải qua khu vực cổng giám sát. Nhờ có in mã vạch hải quan mà các cán bộ hải quan nhanh lẹ kiểm tra, xử lý, giám sát các container. Rút ngắn được thời gian và giảm tối đa áp lực.

o Mục đích của việc in mã vạch hải quan như sau:

Đối với doanh nghiệp: in mã vạch hải quan để giúp kiểm soát xác nhận thông tin trên tờ khai hải quan có trùng khớp với hàng hoá đã qua khu vực giám sát hay không. Việc này sẽ hỗ trợ cho hàng hóa được nhập vào hoặc xuất ra khi trùng khớp thông tin

Đối với cơ quan hải quan: giảm tối đa được thời gian kiểm tra, kiểm soát hàng hóa khi thông quan. Cũng từ đó mà cơ quan hải quan có các số liệu cụ thể để có cơ sở tính và nộp thuế cho nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Hình 1. 5: Mã vạch hải quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI HNC

2.1. Giới thiệu về quá trình giao nhận hàng hóa tại HNC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HNC

Được thành lập từ năm 2007, qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, HNC đã khẳng định vị thế hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực: chuyển phát nhanh, vận chuyển nội địa và quốc tế, vận tải đường biển – đường bộ - đường hàng không, dịch vụ kho vận, thông quan, dịch vụ vận chuyển hàng TMĐT từ nước ngoài về Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng từ Việt Nam đến kho Amazon, dịch vụ Thương Mại Điện Tử,...

Đến nay, mạng lưới nội địa của HNC đã bao phủ khắp 63 tỉnh thành, với trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, HNC đã phát triển mạnh và vươn ra toàn thế giới, với 5 công ty con tại Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và các văn phòngđại diện tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Mạng lưới chuyển phát nhanh của HNC được kết nối trực tiếp với mạng lưới của OCS – Nhật bản, SF – Trung Quốc và Aramex – Trung Đông, DHL, UPS.... Bên cạnh đó, HNC tự hào cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng thương mại điện tử từ 113 nước trên toàn thế giới về Việt Nam.

Nắm bắt được xu thế của thị trường, HNC luôn phát triển theo hướng hiện đại, tự xây dựng phần mềm quản lý Fast Link trên công nghệ điện toán đám mây để trở thành một công ty thông minh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng thông qua hệ thống các website: hopnhat.com, hncmua.com, portal.hopnhat.com cũng như các website chuyên tuyến cung cấp dịch vụ mua hộ và vận chuyển hàng thương mại điện tử từ nước ngoài về Việt Nam. Ngoài ra, HNC đã phát triển thành công các App: HNCcourier dùng cho nhân viên giao nhận của HNC để giao hàng, HNCmua – bán hàng TMĐT, HNCbooking – dùng cho dịch vụ vận chuyển hàng TMĐT.

Tại HNC, chúng tôi không ngừng cố gắng, cải thiện từng ngày để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng. Với hơn 600 nhân viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm, nhiệt huyết, chuyên nghiệp tại Việt Nam và các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

hub ở nước ngoài, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và mang đến cho khách hàng những giải pháptốt nhất.

HNC Quốc tế là công ty con thuộc tập đoàn HNC Group thành lập năm 2001. HNC cung cấp các dịch vụ về:

o Dịch vụ hàng xuất o Dịch vụ hàng nhập o Dịch vụ phát báo quốc tế o Xuất nhập khẩu

o E - commerce

* Các đối tác chiến lược:

-Năm 2007, thành lập HNC Quốc tế,

-Năm 2007: kí hợp tác chiến lược với OCS/ANA của Nhật Bản -Năm 2007: kí hợp tác chiến lược với City Link/ Malaysia

-Năm 2013: kí hợp tác chiến lược với SF Express của Trung Quốc -Năm 2015: kí hợp tác chiến lược với Hanjin của Hàn Quốc

* Nănglực thông quan:

- HNC có giấy phép thông quan theo thông tư 100/2010/TT - BTC về chuyển phát nhanh qua đường hàng không

- HNC có giấy phép thông quan theo thông tư 36/2011/TT - BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.

- HNC có điểm thông quan trực tiếp tại sân bay Nội Bài – Hà Nội và sân bay Tân Sơn Nhất –Hồ Chí Minh

* Định hướng phát triển:

o Đầu tư phát triển kho vận, phương tiện vận tải, cảng biển,...

o Mở rộng mạng lướitoàn quốc để thu gom hàng hóa đi quốc tế

o Mở chi nhánh ra nước ngoài: USA, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hongkong, Singapore, Trung Quốc,Thái Lan, Đài Loan...

o Cung cấp dịch vụ: chuyển phát nhanh hàng hóa, logistics, warehouse, e- commerce, thông quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

o Xây dựng đội ngũ nhân sự làm việc chuyên nghiệp, có người nước ngoài làm việc trực tiếp

o Tạo phúc lợi, chính sách hướng đến nâng cao đời sống người lao động 2.1.2. Triết lý về công ty HNC

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, sự tin tưởng của khách hàng chính là thước đo cho sự thành công của HNC. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều không nằm ngoài mục tiêu mang đến sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng.

Với slogan “Đi là đến”, chúng tôi khẳng định ý chí quyết tâm cao nhất, không bao giờ từ bỏ, xây dựng HNC trở thành một thương hiệu mạnh tại Việt Nam và vươn tầm quốc tế. Sự phát triển đó luôn luôn đồng hành với các lợi ích của cổ đông, người lao động, khách hàng, cũng như đóng góp phúc lợi cho xã hội.

2.1.3. Mô hình tổ chức của HNC

o Ban giám đốc: 1 Tổng Giám Đốc, 2 Phó Tổng

o 10 Phòng/Ban: P. Chiến lược kinh doanh, P. Bán hàng, P. Chăm sóc khách hàng, P. Kế hoạch – đầu tư, P. Nghiệp vụ - đào tạo, P. Tổchức lao động, P. Tài chính, P. Hành chính nhân sự, P. IT, Ban kiểm soát nội bộ

o 1 trung tâm đường trục: 1 Giám Đốc Trung Tâm, 1 Phó Giám Đốc Trung Tâm, 3 Ban ( ban tài chính, ban kếhoạch, ban hàng chính tổng hợp)

o 1 đội xe trung tâm đường trục, 04 khu vực (KV1: Hà Nội; KV2: Đà Nẵng;

KV3: HCM, KV4: Cần Thơ)

o Hệthống trung tâm giao dịch: các trung tâm giao dịch trái đều trên 2.1.4. Văn hóa con người ở HNC

Với phương châm “ lấy con người làm trọng tâm”, công nghệ thông tin làm nền tảng cho sự phát triển vững chắc, HNC hướng đến xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nguyên tắc, minh bạch dành cho đội ngũ của mình. Trong đó văn hóa của công ty là sự kết hợp hài hòa của 5 giá trị: kiên trì, bản lĩnh, trí tuệ, hài hòa và sáng tạo. Qua đó lấy điều này làm thước đo cho hiệu quảcông việc.

Một trong những giá trị tạo nên thành công trong hơn 18 năm qua là xây dựng được một đội ngũ mạnh. HNC hiểu rõ nền tảng của một doanh nghiệp là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(39)

đội ngũ nhân sự vững mạnh, giỏi và phù hợp với vị trí công việc, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Với mong muốn có một đội ngũ giỏi, HNC chú trọng vào việc tuyển dụng đầu vào của công ty. HNC luôn định hướng chọn lựa những người có chuyên môn, phù hợp với công việc, có thểlàm việc tới năng suất cao và hiệu quả công việc tốt.

Qua đó, HNC cũng thực hiện chính sách bố trí đúng người đúng việc. Mỗi nhân viên được bố trí làm đúng công việc yêu thích, đúng sở trường để họ cảm thấy hăng say, đam mê công và tậntâm để đạt được hiệu quảcông việc tốt nhất.

Nhằm khuyến khích các thành viên phát huy hết năng lực bản thân, công ty áp dụng hết hệ thống KPI cho tất cảcác vị công việc. Theo đó, KPI sẽ là tiêu chí đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của từng cá nhân. HNC có chính sách lương thưởng xứng đáng dựa vào năng lực của từng thành viên.

Mục tiêu của HNC là tạo ra sựcân bằng nghĩa vụvà lợi ích của tất cảcác nhân viên thông qua các chính sách:

o Lương thưởng hấp dẫn o Thưởng tháng 13

o Lương tăng bình quân 10% so với năm trước đó o Tăng phúc lợi, chế độ BHYT, BHXH đầy đủ.

2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại HNC

2.2.1. Tình hình kết quả kinh doanh những năm gần đây của HNC

Là một trong 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2020 - Nhóm ngành:

Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Đây là sự khẳng định về việc nâng cao chất lượng dịch vụ mà HNC đang cung cấp cho khách hàng và là sựtiến bộ vượt bậc của HNC sau những cố gắng, sự kiên trì không ngừng nghỉ trong bối cảnh cơn bão đại dịch Covid-19 tàn phá “sức khỏe” của các doanh nghiệp nói chung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(40)

Bảng 2. 1: Bảng kết quảkinh doanh của công ty HNC

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉtiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Tổng doanh thu 880 980 1200 100 220

Tổng nộp ngân sách 100 250 365 150 115

Lợi nhuận 200 350 486 1

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan