• Không có kết quả nào được tìm thấy

B. Lý thuyết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "B. Lý thuyết "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15- HKII - TIẾT 2:

ÔN TẬP 2 ( Bài 22 – bài 24)

A.BÀI TẬP:

Câu 1) Hãy tính và so sánh tổng lượng nước ( bằng m3 ) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn v à mùa lũ? (3.0 điểm)

Sông Hồng Sông Mê Công

Lưu vực ( km2) 143 700 795 000

Tổng lượng nước( tỉ m3/năm) 120 507

Tổng lượng nước mùa cạn (%) 25 20

Tổng lượng nước mùa lũ (%) 75 80

Hướng dẫn làm bài : (Nguồn SGK Nhà xuất bản giáo dục năm 2018) -Sông Hồng tổng lượng nước mùa cạn = (25x120): 100= 30 (Tỉ m3)

=> Tương tự các em làm mùa lũ cùa sông Hồng và mùa lụ, mùa cạn của sông Mê Công.

Câu 2) Dựa vào tập bản đồ địa lí lớp 6 trang 14, 5 (hình thể Việt Nam) Em hãy kể ít nhất 7 con sông mà em biết. (3.5 điểm)

Câu 3 ) Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu? Hãy vẽ vào vở: hình Trái Đất, Chú thích đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất. (Hướng dẫn SGK bài 22 ) (3.5 điểm)

B. Lý thuyết

Câu 1) Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?

-Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.

Câu 2) Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đây là bao nhiêu?

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

+ Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

+ Lượng mưa TB: 1000mm – 2000mm

Câu 3) Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc, Nam đến vòng cực Bắc, Nam

- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được TB, các mùa thể hiện rõ rệt trong năm.

+ Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.

+ Lượng mưa TB: 500 – 1000mm

(2)

Câu 4) Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

- Giới hạn: từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 cực Bắc, Nam

- Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm.

+ Gió đông cực thổi thường xuyên.

+ Lượng mưa 500mm.

Câu 5) Thế nào là hệ thống sông? Lưu vực sông?

- Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho một con sông.

- Hệ thống sông gồm dòng sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành . Câu 6) Sông và hồ khác nhau như thế nào?

- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.

Câu 7: Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông?

-Tổng lượng nước trong mùa cạn của một con sông là lượng nước tổng cộng của con sông đó trong các tháng mùa cạn.

-Tổng lượng nước trong mùa lũ là lượng nước tổng cộng trong các tháng mùa mưa.

Câu 8: Cho biết lợi ích của sông?

- Tưới tiêu, thủy điện, thủy lợi, nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải.

- Bồi đắp phù sa, thoát nước vào mùa lũ.

- Du lịch sinh thái trên sông…..

Câu 9: Vì sao độ muối của nước biển và đại dương lại khác nhau?

Độ muối của nước biển và đại dương khác nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Câu 10 : Nước biển và đại dương có mấy hình thức vận động ? - Có 3 hình thức vận động : sóng, thủy triều và dòng biển.

Câu 11: Sóng là gì ? N guyên nhân hình thành sóng ?

- Sóng là sự dao động tại chỗ của các hạt nước theo chiều thẳng đứng - Nguyên nhân : do gió

Câu 12 : Thủy triều là gì ? Hãy nêu n guyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất

- Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì

- Nguyên nhân chính sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Mặt Trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời, nhưng gần Trái Đất, nên có ảnh hưởng lớn hơn Mặt Trời.

Câu 13: Dòng biển là gì ? N guyên nhân ?

- Dòng biển hay hải lưu là những dòng nước chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân : do các loại gió thổi thường xuyên như Tín Phong, Tây ôn đới.

Câu 14 : Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua ?

- Nơi có các dòng biển nóng chảy qua mang đến khí hậu ấm áp và mưa nhiều cho các vùng đất ven biển.

(3)

- Nơi có các dòng biển lạnh chảy qua mang đến khí hậu lạnh và ít mưa hơn các vùng đất biển có cùng vĩ độ.

Câu 15: Kể t ên các dòng biển nóng và dòng biển l ạ nh mà em biết.

- Dòng biển nóng : Đông Úc, Braxin, cư rô si ô ,…..

- Dòng biển lạnh : Pê ru , Ben ghê la, ca li foóc ni a…….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Minh Loan. Häc sinh

HiÖn t îng nµy xuÊt hiÖn nhiÒu trong c¬ quan, ®oµn thÓ, trë thµnh mét bÖnh khã ch÷a... HiÖn t îng häc sinh ham mª ch¬i ®iÖn tö, sao nh ng viÖc

Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu - Các biện pháp phòng tránh khi thiên tai xảy ra:.. + Trước thiên tai: gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ

Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi ngƣời xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của

+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.. + Ở vùng vĩ độ cao,

Nhìn chung, khi khảo sát các giai đoạn văn học trước khi chủ nghĩa hiện thực xuất hiện chính thức vào những năm 30 thế kỉ XX tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường xem