• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30 Ngày soạn: 10/4/2022

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 154: CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp chia có dư.

- HSNK làm thêm BT3(dòng 3).

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Tổ chức trò chơi: Xì điện

- GV nêu cách chơi: Lớp chia thành hai đội. GV sẽ châm ngòi đầu tiên, GV nêu một phép tính, chẳng hạn 22468: 2 rồi chỉ vào một em thuộc một trong hai đội, em đó phải bật ngay kết quả. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền xì điện một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, ví dụ 6000 : 2 và chỉ vào một bạn đội kia, cứ làm như vậy cho đến khi GV yêu cầu dừng lại.

- GV nhận xét, TD

- Dẫn dắt vào bài, ghi tên bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12p)

Hướng dẫn phép chia 12485 : 3 - Giáo viên ghi lên bảng phép chia:

12485 : 3 = ?

+ So sánh phép chia trên với phép chia hôm trước?

- Yêu cầu HS dựa vào cách chia bài trước để thực hiện.

- Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép chia và nêu cách chia.

- Lắng nghe, tham gia trò chơi

- Nhận xét

- Lắng nghe, nhắc lại tên bài

- HS nêu tên gọi thành phần trong phép chia.

- Giống: Cùng là phép chia số có năm chữ số chia cho số có một chữ số.

- Khác về các chữ số trong phép chia - 1 HS lên bảng. Lớp làm nháp

- HS nhận xét và nêu lại cách chia.

12485 3 04 4161 18

05

(2)

+ Vậy 12485 : 3 = ?

+ Con có nhận xét gì về số dư cuối cùng trong phép chia?

-> GV: Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 12485 : 3 = 4161 (dư 2) là phép có dư.

+ Phép chia hết và phép chia có dư khác nhau ở chỗ nào?

3. Hoạt đông luyện tập, thực hành (15 p)

Bài 1. Tính

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.

- Gọi HS chữa bài

-Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

- Giáo viên nhận xét, chốt cách chia.

Bài 3. Số?

+ Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi - Gọi các nhóm báo cáo kết quả - Gọi HS nhận xét

- Hỏi HS cách chia

+ Trong các phép chia trên phép chia nào là phép hết? phép chia có dư?

+ Phép chia hết và phép chia có dư khác nhau như thế nào?

4. Hoạt đông vận dụng, trải nghiệm (5 p)

Bài 2

- Gọi HS đọc đề toán

2

- 12485 : 3 = 4161 ( dư 2 ) - Số dư bé hơn số chia.

- Hai học sinh nêu lại cách chia.

- Phép chia hết số dư cuối cùng là 0;

phép chia có dư có số dư lớn hơn 0 và nhỏ hơn số chia.

- Một em nêu yêu cầu đề bài 1.

- Lớp thực hiện làm vào vở. 3 hS làm bảng phụ

- 3 HS nêu bài làm của mình - Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng:

a. 7364 dư 1 b. 5512 dư 4 c. 6323 dư 3

- Đổi chéo vở KT và báo cáo

- Tìm thương và số dư trong phép chia - Làm bài theo nhóm đôi.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng:

Số bị chia

Số chia Thương Số dư

15725 3 5241 2

33272 4 8318 0

42737 6 7122 5

- Phép chia hết: 33272 : 4 = 8318 Phép chia có dư là 2 phép chia còn lại - Khác nhau ở số dư cuối cùng....

(3)

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Muốn biết với 10250 m vải có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và dư mấy mét vải con làm như thế nào?

- Gọi HS thực hiện phép chia - Gọi HS trình bày bài làm - Nhận xét bài làm của HS

+ Con có nhận xét gì về số mét vải thừa ra so với số mét vải may 1 bộ quần áo?

- GV chốt cách chia, số dư trong phép chia có dư.

+ Bài học giúp con nắm được kiến thức gì?

- Gv hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét đánh giá tiết học - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Bài toán cho biết có 10250 m vải; mai 1 bộ quần áo hết 3 m. Hỏi...

- Lấy số mét vải có chia cho số mét vải may 1 bộ (10250 : 3)

- HS đứng tại chỗ thực hiện chia - Lớp làm vở, 1 HS lên bảng - Nhận xét, chốt bài đúng

Bài giải

Ta có: 10250 : 3 = 3416 (dư 2) Vậy may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa ra 2m vải.

Đáp số: 3416 bộ dư 2 m.

- Số mét vải thừa ra ít hơn số mét vải may 1 bộ quần áo.

- Cách chia số năm chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư)

- Lắng nghe

Tự nhiên và xã hội

Ngày và đêm trên Trái Đất

Tự nhiên & xã hội

BÀI 63: NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT I. Yêu cầu cần đạt

- Sử dụng được mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

- Nêu được một ngày có 24 giờ.

- Trình bày được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Quả địa cầu, đồ dùng thí nghiệm chứng minh hiện tuượng ngày và đêm trên trái đất.

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

- HS nêu m c bóng đèn to sáng tiêt h cụ ả ọ

(4)

- Nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Quan sắt tranh theo cặp

* Mục tiêu Giải thích được vì sao có ngày và đêm.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu quan sát hình 1 và 2 trang 120 và 121 SGK .

+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?

+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?

+ Khoảng thời gian phầnTrái Đất không được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?

- Yêu cầu một số em trả lời trước lớp.

- Lắng nghe nhận xét đánh giá ý kiến của học sinh .

-Rút kết luận như sách giáo viên 3. Hoạt động luyện tập thực hành Thực hành

* Yêu cầu cần đạt: Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm ks tiếp nhau không ngừng.

* Cách tiến hành:

-YC các nhóm thực hành làm như hướng dẫn trong SGK.

- Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên làm thực hành trước lớp .

- Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận như SGV.

Thảo luận cả lớp.

* Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày. Biết 1 ngày có 24 giờ.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đánh dấu một điểm trên quả cầu.

- Quay quả địa cầu đúng một vòng theo ngược chiều kim đồng hồ và đến khi điểm đánh dấu trở về chỗ cũ .

trước.

- Nêu s chuy n đ ng c a v tinh M tự ể ộ ủ ệ ặ Trăng quanh M t Tr i, hặ ờ ướng chuy nể đ ng.ộ

- L p m SGK quan sát H1, H2, T120, 121ớ ở và nêu.

-Vì phầ-n bên kia qu đ a cầ-u đã b cheả ị ị khuầt.

- Kho ng th i gian đả ờ ược chiêu sáng g i làọ ban ngày .

- Kho ng th i gian không đả ờ ược chiêu sáng g i là ban đêm .ọ

- Lầ-n lượt m t sô em nêu kêt qu quanộ ả sát.

- 4 HS nhăc l i n i dung ho t đ ng 1 .ạ ộ ạ ộ

- Các nhóm tiên hành trao đ i th o lu nổ ả ậ và c đ i di n lên làm th c hành trử ạ ệ ự ước l p.ớ

- L p quan sát và nh n xét đánh giáớ ậ phầ-n th c hành c a nhóm b n .ự ủ ạ

(5)

- Qui ước thời gian cho Trái Đất quay được một vòng trở về chỗ cũ là 1 ngày . 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm + Vậy một ngày có bao nhiêu giờ ?

+ Trái Đất ngừng quay thỡì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ?

- Nhận xét giờ học, dặn dò.

-L p quan sát giáo viên làm và đ a raớ ư nh n xét.ậ

- M t ngày có 24 gi .ộ ờ

- Nêu nh Trái Đầt ng ng quay thì trênư ừ Trái Đầt se9 không có ngày và đêm .

Đạo đức

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG I. Yêu cầu cần đạt

- Tìm hiểu về môi trường ở địa phương: Môi trường trong sạch sẽ mang lại cho con người sức khỏe. Học sinh biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm.

- Có thái độ phản đối những hành vi phá hoại môi trường sống.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Phiếu học tập, tranh ảnh về môi trường ở địa phưong phường Vàng Danh nơi em đang sinh sống.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Kiểm tra những kiến thức đã học ở tiết trước về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 12’)

Báo cáo kết quả điều tra

- Yêu cầu lớp vẽ tranh mô tả môi trường nơi em đang sống ?

- Mời lần lượt từng em mô tả lại bức tranh môi trường em vẽ .

+ Theo em nơi mình đang sống có phải là môi trường trong sạch không ?

+ Em đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sạch đẹp NTN ?

- GV lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.

- Tr l i cầu h i , nh n xét, bs.ả ờ ỏ ậ

- L p làm vi c cá nhần.ớ ệ

- Nh hình dung l i môi trớ ạ ường n iơ mình đang đ ve9 tranh.ở ể

- Lầ-n lượt t ng em lên gi i thi u b cừ ớ ệ ứ tranh c a mình trủ ướ ớc l p.

- T nêu lên nh n xét vê- môi trự ậ ường n i đang ơ ở

- Gi v sinh chung, không x rác b aữ ệ ả ừ bãi

(6)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18’)

-Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm trao đổi bày tỏ thái độ đối với các ý kiến do GV đưa ra và giải thích .

- Lần lượt nêu các ý kiến thông qua phiếu do giáo viên đưa ra.

-Mời đại diện từng nhóm lên trả lời trước lớp trước lớp .

-Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm .

* Giáo viên kết luận:

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5’) - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - GDHS ghi nhớ thực hành theo bài học.

- Các em khác lăng nghe nh n xét vàậ b sung .ổ

- Bình ch n em ve9 và có nh ng vi cọ ữ ệ làm tôt.

- L p chia ra t ng nhóm và th o lu nớ ừ ả ậ theo yêu cầ-u c a giáo viên .ủ

-Lầ-n lượt các nhóm c đ i di n lênử ạ ệ gi i quyêt và nêu thái đ c a nhómả ộ ủ mình cho c l p cùng nghe .ả ớ

-Các nhóm khác theo dõi và nh n xétậ ý kiên nhóm b n .ạ

-L p bình ch n nhóm có cách gi iớ ọ ả quyêt hay và đúng nhầt.

- Vê- nhà h c thu c bài và áp d ngọ ộ ụ bài h c vào cu c sông hàng ngày.ọ ộ

Ngày soạn: 10/4/2022

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 13 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 155. LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số trường hợp ở thường có chữ số 0.

- Giải được bài toán có hai phép tính.

- HS làm BT1, BT2, BT3; BT4 chỉ yêu cầu trả lời.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu thích môn học Toán II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 p)

- Tổ chức trò chơi: Bông hoa điểm 10 - GV nêu cách chơi: Chia hai đội chơi, mỗi đội 3 HS. Mỗi HS hái một bông hoa và trả lời câu hỏi trong bông hoa đó, mỗi câu TL đúng được 10 điểm, đội nào có số điểm nhiều hơn đội đó thắng

- HS chia đội, tham gia trò chơi

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu - Vài học sinh nhắc lại tựa bài.

(7)

cuộc.

- Nội dung câu hỏi:

+ Phép chia hết và phép chia có dư khác nhau như thế nào?

+ Con có nhận xét gì về số dư trong phép chia có dư?

+ Nêu kết quả phép chia: 64284 : 2 + Phép chia 39669 : 3 có kết quả bằng bao nhiêu?

+ Tìm số dư trong phép chia: 24423 : 2 + Số dư của phép chia 42425 : 2 là 3 đúng hay sai?

- GV nhận xét, TD

- Dẫn dắt và bài, ghi tên bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

Hướng dẫn phép chia: 28921 : 4 - Giáo viên ghi lên bảng phép chia : 28921 : 4 = ?

- Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép chia và nêu cách chia (Nêu miệng)

Gọi HS nhận xét, nêu lại cách chia + Vậy 28921 : 4 = ?

Trong lượt chia cuối cùng (Hạ 1; 1chia 4 bằng 0 viết 0 ở thương) ta tìm được số dư là 1, ta nói đây là phép chia có dư.

+ Phép chia hôm nay học có điểm gì khác với phép chia có dư bài trước?

- Chốt cách chia

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 p)

Bài 1. Tính (cá nhân)

- Gọi học sinh nêu bài tập 1 . - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở - Gọi HS chữa bài

+ Phép chia hết có số dư cuối cùng là 0;

phép chia có dư có số dư cuối cùng nhỏ hơn ố chia 1 đơn vị và lớn hơn 0

+ Số dư nhỏ hơn số chia + 32142

+ 13223 + 1

+ Sai, là 1

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Lắng nghe

- Học sinh nêu cách đặt tính và tính : 28921 4

09 7230 12

01 1

- HS thực hiện theo yêu cầu - Vậy: 28921 : 4 = 7230 ( dư 1 )

- Lớp theo dõi và nhận xét bạn thực hiện - Hai học sinh nêu lại cách chia.

- Phép chia hôm nay là trường hợp có chữ số 0 ở thương.

- Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.

- HS làm việc cá nhân. 3 HS làm bảng lớp - Nhận xét, chốt kết quả đúng:

12760 : 2 = 6380

18752 : 3 = 6250 (dư 2)

(8)

+ Các phép chia có điểm gì giống và khác nhau?

- Hỏi HS cách chia

- Giáo viên nhận xét chốt cách chia, cách ghi số 0 ở thương khi chia.

Bài 2. Đặt tính và tính (cặp đôi) - Gọi học sinh nêu bài tập 2

+ Bài tập có mấy yêu cầu? Là yêu cầu nào?

- Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở.

- Gọi các cặp báo cáo kết quả

- Giáo viên nhận xét, chốt cách đặt tính và cách chia.

3. Hoạt đông vận dụng, thực hành (10p)

Bài 3. Bài toán (cá nhân) - Gọi học sinh đọc bài 3.

- Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn

25704 : 5 = 5140 (dư 4)

- Giống: Là phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số và đều có chữ số 0 ở thường (chữ số cuối cùng ở thương).

- Khác: phép chia thứ nhất là phép chia hết; hai phép chia còn là có dư.

- Học sinh nêu cách chia - Lắng nghe

- Một em đọc đề bài 2.

- 2 yêu cầu: Đặt tính và tính

- Làm theo cặp. 3 cặp làm bảng phụ

- Đại diện các cặp trình bày bài làm. Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng:

a. 15273 : 3 = 5091

b. 18842 : 4 = 4710 (dư 2) c. 36083 : 4 = 9020 (dư 3)

- Một học sinh đọc đề bài 3.

- HS tóm tắt vào vở. 1 HS lên bảng.

(HS có thể tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ) Tóm tắt:

Thóc nếp và tẻ có: 27280 kg Thóc nếp bằng

1

4 thóc tẻ Mỗi loại: ... kg?

- Cả lớp thực hiện vào vở. Một học sinh lên bảng giải bài.

Bài giải

Số ki- lô-gam thóc nếp trong kho là:

27280 : 4 = 6820 (kg)

Số ki- lô-gam thóc tẻ trong kho là:

27280 - 6820 = 20460 (kg)

Đáp số: Nếp : 6820 kg Tẻ : 20460 kg

(9)

+ Nêu cách chia phép tính: 27280 : 4?

- Giáo viên nhận xét chốt cách chia, cách giải toán bằng hai phép tính.

Bài 4. Tính nhẩm

- Gọi học sinh đọc bài 4.

- GV ghi bảng: 12 000 : 6

- Gọi HS nêu kết quả, nêu cách nhẩm - Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính còn lại.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, chốt cách chia nhẩm.

+ Bài học giúp con nắm được kiến thức gì?

- Gv hệt thống nội dung bài.

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau

- 1-2 HS nêu

- Một học sinh nêu cách nhẩm.

- 12000 : 6 = 2000

Nhẩm: 12 nghìn : 6 = 2 nghìn - Nối tiếp nhau nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét, chốt kết quả:

15 000 : 3 = 5000 24 000 : 4 = 6000 56 000 : 7 = 8000 - HS nêu

- Lắng nghe.

Tập đọc

MỘT MÁI NHÀ CHUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, thuộc 3 khổ thơ đầu).

* HSNK trả lời được câu hỏi 4.

* GDBVMT: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống của vạn vật trên trái đất, bảo vệ ngôi nhà chung của muôn loài.

II. Đồ dùng dạy học

- Gv: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Hoạt động mở đầu ( 3-5 Phút)

- Cho học sinh xem đoạn video của bài hát “ chung tay bảo vệ môi trường”

- Gv kết nối, giới thiệu bài – ghi bảng II. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (8-10 phút)

HĐ1. Luyện đọc

- Hs nghe và vận động theo giai điệu bài hát.

(10)

a. GV đọc toàn bài

- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng vui, nhẹ nhàng, thân ái

b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng dòng thơ

- Sửa phát âm cho HS, kết hợp luyện phát âm từ khó.

* Đọc từng khổ thơ trước lớp.

- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng và tìm hiểu nghĩa của từ khó :dím, gấc, cầu vồng.

- Luyện đọc câu khó:

HĐ2. Tìm hiểu bài

+ Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ?

+ Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu ?

+ Mái nhà chung của muôn vật là gì ? + Hãy tả lại mái nhà chung của muôn vật bằng hai câu?

+ Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà ?

* GDBVMT: Các em cần có ý thức bảo vệ môi trường sống của vạn vật trên trái đất, bảo vệ ngôi nhà chung của muôn loài.

GV: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nhắn gửi đến các em. Mỗi vật đều có mái nhà riêng nhưng lại cùng chung sống dưới mái nàh chung là bầu trời xanh. Vậy hãy đoàn kết và cùng nhau giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung.

III. Hoạt động Luyện tập, thực hành (35 Phút)

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp nhau đọc mỗi em đọc 2 dòng thơ

- HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ trước lớp.

- HS giải nghĩa từ.

- HS nêu cách ngắt giọng và luyện đọc.

+ 3 khổ thơ đầu nói đến mái nhà riêng của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.

+ Mái nhà của chim là nghìn lá biếc.

Mái nhà của cá là sóng xanh rập rình.

Mái nhà của dím nằm sâu trong lòng đất. Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng.

+ Là bầu trời xanh.

+ Mái nhà của muôn vật là bầu trời cao xanh vô tận. Trên mái nhà ấy có cầu vòng bảy sắc rực rỡ.

+ Hãy yêu mái nhà chung. Chúng ta cũng giữ gìn và bảo vệ mái nàh chung nhé. Chúng ta là người sống chung một nhà hãy yêu thương và đoàn kết với nhau.

- HS lắng nghe.

- Theo dõi.

(11)

HĐ 1: Đọc từng đoạn trong nhóm - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- Bình chọn nhóm đọc hay.

HĐ2: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

- Yêu cầu 2 học sinh đọc bài thơ.

- Yêu cầu học sinh học thuộc từng khổ thơ.

- Yêu cầu học sinh học thuộc cả bài thơ - Gọi 3 - 5 học sinh đọc thuộc bài trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá.

IV. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 3- 5 phút)

+ Hãy nêu cảm nhận của em khi học xong bài thơ.

- Cho học sinh nói ngắn gọn suy nghĩ của bản thân trước lớp.

- Tuyên dương những học sinh có cảm nhận hay và nói lưu loát, rõ ràng.

=> Mái nhà chung của mọi vật và con người là Trái Đất cần phải có ý thức giữ vệ sinh chung dể bảo vệ môi trường sống.

- Về nhà học thuộc cả bài thơ.

- Chuẩn bị bài: Bác sĩ Y-éc –xanh

- HS đọc theo nhóm 3 - Đại diện các nhóm thi đọc - Theo dõi, nhận xét.

- 2 học sinh đọc bài thơ - Luyện đọc theo nhóm - Đại diện các nhóm thi đọc - 3 - 5 học sinh đọc toàn bài - Theo dõi, nhận xét.

- Hs chia sẻ

+ Muôn vật trên trái đất đều sống chung dưới một mái nhà. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó.

Ngày soạn: 10/4/2022

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 14 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 156: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện đặt tính và nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.

- Giải được bài toán có phép nhân, chia.

- Thực hiện được chia số có 5 chữ số với số có một chữ số.

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, tích cực trong môn học Toán.

* HS NK làm tất cả các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học

(12)

- GV: Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 p)

- Gv tổ chức trò chơi: Đoàn kết GV hô “ Đoàn kết, Đoàn kết”

HS hỏi “ Kết mấy, kết mấy”

Gv hô: “ Kết 105: 5; 120: 6; 105 2”

- Gv nhận xét, tuyên dương bạn trả lời đúng.

*GV tóm tắt và giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 15 - 20 phút)

Bài 1:Đặt tính rồi tính ( Cá nhân) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên yêu cầu 4 học sinh lên bảng - Nhận xét, chữa bài.

+ Hãy nêu cách đặt tính để thực hiện nhân , chia số có năm chữ số với số có một chữ số?

*GV củng cố cách thực hiện phép chia Bài 3: ( Nhóm đôi)

- Gọi 1 học sinh đọc bài toán.

+ Bài toán yêu cầu làm gì ?

- Hãy nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật ?

+ Vậy để tính được diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải đi tìm gì trước ?

Tóm tắt:

Chiều dài: 12cm Chiều rộng:

1

3 chiều dài Diện tích:…..cm2 ?

- Yêu cầu học sinh làm bài

- Hs tham gia chơi theo hướng dẫn của GV.

- HS nêu yêu cầu.

- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào bảng con.

- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

30755 5 48729 6 07 6151 07 8121 25 12 05 09

0 3 - HS nêu

- HS đọc to, lớp theo dõi SGK.

- Tính diện tích của hình chữ nhật.

- 1 HS nêu

- Tìm độ dài của chiều rộng hình chữ nhật.

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở

(13)

- Nhận xét, đánh giá học sinh.

*GV củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.

Bài 4: ( Nhóm đôi)

- Yêu cầu học sinh đọc đề

+ Mỗi tuần có mấy ngày?

+ Chủ nhật tuần này là mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày bao nhiêu?

+ Chủ nhật tuần này là mùng 8 thì chủ nhật tuần trước là ngày bao nhiêu?

*GV nhận xét, củng cố bài

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15 -17 p)

Bài 2: ( Cá nhân)

Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

+ Muốn tính số bạn được chia bánh ta làm thế nào ?

+ Bài toán còn có cách nào khác không ?

- Giáo viên giải thích lại 2 cách làm trên, sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài.

Tóm tắt:

Có: 105 hộp bánh Một hộp có: 4 bánh Một bạn được:2 bánh Số bạn có bánh:….bạn ?

- Giáo viên nhận xét và đánh giá

Bài giải

Chiều rộng hình chữ nhật là:

12 : 3 = 4 ( cm ) Diện tích hình chữ nhật là:

12 ¿ 4 = 48 ( cm2 ) Đáp số: 48 cm2

- HS: Ngày 8/3 là ngày chủ nhật. Hỏi những ngày chủ nhật trong tháng đó là những ngày nào?

- 7 ngày - Là ngày 15 - Là ngày 1

-> Vậy tháng 3 có 5 chủ nhật đó là các ngày 1, 8, 15, 22, 29.

- 2 HS đọc đề.

- Bài toán cho biết có 105 hộp bánh, mỗi hộp bánh có 4 cái bánh. Số bánh này được chia hết cho các bạn, mỗi bạn được 2 cái.

- Bài toán hỏi số bạn được chia bánh.

- Ta phải lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được nhận.

- Có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn, sau đó lấy kết quả nhân với số hộp bánh.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

* Cách 1:

Tổng số chiếc bánh nhà trường có là:

4 ¿ 105 = 420 ( chiếc ) Số bạn được nhận bánh là:

420 : 2 = 210 ( bạn ) Đáp số: 210 bạn.

(14)

*GV : Rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.

+ Nêu cách tính diện tích , chu vi hình chữ nhật.

- GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài :Bài toán liên quan rút về đơn vị ( trang 166 )

* Cách 2:

Mỗi hộp chia được cho số bạn là:

4 : 2 = 2 ( bạn ) Số bạn được nhận bánh là:

2 ¿ 105 = 210 ( bạn ) Đáp số : 210 bạn.

-1 Hs nêu

Luyện từ và câu

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM I. Yêu cầu cần đạt

- Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (BT1) - Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì? (BT2, BT3)

- Sử dụng dấu hai chấm phù hợp, đúng vị trí. (BT4) - Rèn luyện đức tính chăm chỉ học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ BT1, bài hát “Con Cào Cào”

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- Cho HS nghe và hát theo bài hát “Con Cào Cào”

+ Muốn khỏe đẹp thì em phải làm gì?

+ Hãy kể tên môn thể thao mà em biết?

Môn thể thao đó tập bằng gì?

- GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p)

Bài 1: Tìm các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Gạch dưới bộ phận đó. (10 phút)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

+ Voi uống nước bằng gì?

+ Vậy ta gạch chân dưới bộ phận nào?

- Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm đôi và

- Lắng nghe và hát theo.

- Phải tập thể thao

- Cầu lông, đá bóng, nhảy dây... Tập bằng vợt, dây nhảy...

- HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời: Voi uống nước bằng vòi Bộ phận : bằng vòi

- Các nhóm làm bài tập.

(15)

thực hiện làm phần b,c vào vở (2 phút).

Một nhóm làm bảng phụ

- Theo dõi nhận xét

- GV giới thiệu hình ảnh một số loại đèn ông sao khác và hỏi HS: Ngoài làm bằng nan tre dán giấy bóng kính, đèn ông sao còn được làm bằng gì?

- GV: muốn xác định được đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? các em cần tìm đúng bộ phận đứng đằng sau chữ bằng hoặc đặt câu hỏi cho câu trả lời.

Bài 2: Trả lời câu hỏi (7 phút) - Gọi một em đọc yêu cầu bài tập 2.

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hiện hỏi – đáp theo nhóm bàn, sau đó gọi 3 cặp HS thực hiện 3 câu hỏi trước lớp.

GV chốt lại câu trả lời đúng.

+ Em hiểu “mang” ở câu (c) có nghĩa là gì?

+ Khi trả lời câu hỏi Bằng gì? chúng ta cần lưu ý gì?

- GV: Khi trả lời các câu hỏi, các em cần chú ý nhắc lại cả ý hỏi.

Bài 4: Chọn dấu câu để điền vào ô trống (8 phút)

- HS đọc yêu cầu bài tập 4.

+ Các em đã được biết đến những dấu câu nào trong các bài chính tả?

- GV: Em hãy nhớ lại các dấu câu đã được biết trong bài chính tả, sau đó chọn dấu thích hợp để điền vào các ô trống trong bài.

Yêu cầu lớp làm bài theo nhóm bốn.

- Gọi đại diện nhóm lên bảng làm bài.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày + Voi uống nước bằng vòi.

+ Chiếc đèn ông sao… làm bằng nan tredán giấy bóng kính.

+ Các nghệ sĩ… bằng tài năng của mình - HS lắng nghe

- Làm bằng nan sắt, thép... dán đề can, vải bạt....

- Lắng nghe

- HS đọc

- Lớp làm việc theo nhóm.

- Ba em nối tiếp nhau đọc kết quả.

a, Hằng ngày em viết bài bằng bút bi / bút mực.

b, Chiếc bàn em ngồi học làm bằng nhựa / bằng gỗ / bằng đá...

c, Cá thở bằng mang.

+ Mang là một bộ phận của cá, dùng để thở

+ Lưu ý trả lời đầy đủ.

- Lắng nghe

- Đọc đề bài.

- Dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm than...

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm lên bảng

(16)

- Theo dõi nhận xét bài làm HS.

+ Trong câu (a) có gì đặc biệt?

Vậy trước lời nói của một người ta dùng dấu gì?

+ Đọc kĩ câu (b) chúng ta sẽ thấy đằng sau ô trống là phần liệt kê các vật dụng ở nhà. Như vậy chúng ta sẽ điền dấu gì?

+ Tương tự phần (c), sau ô trống là liệt kê tên các nước, như vậy chúng ta sẽ điền dấu gì?

- GV: Dấu hai chấm được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một người hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10 phút)

Bài 3: Trò chơi: Hỏi đáp với bạn em bằng cách đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có cụm từ “bằng gì?”

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 - Trò chơi: Xì điện

Cách chơi: GV đặt câu hỏi đầu tiên theo yêu cầu và gọi 1 HS trả lời. HS trả lời đúng sẽ được quyền đặt câu hỏi và mời bạn khác trả lời. Trò chơi diễn ra trong 5 phút. HS nào không trả lời hoặc không đặt được câu hỏi theo yêu cầu sẽ phải chịu phạt.

Luật chơi:

HS phải trả lời câu hỏi trong thời gian là 5 giây. Sau đó đặt ra câu hỏi tiếp theo trong 10 giây.

HS không trả lời được sẽ không được đặt câu hỏi và nhận phạt.

- Tổ chức cho HS chơi

a. Một người kêu lên: “Cá heo!”

b. Nhà an dưỡng …cần thiết: chăn màn,

c. Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam,

+ Có lời nói của một người Ta dùng dấu hai chấm + Dấu hai chấm

+ Dấu hai chấm

- Lắng nghe

- Đọc yêu cầu

- Lắng nghe cách chơi, luật chơi

- HS tham gia trò chơi

VD: HS1: Hằng ngày bạn đến trường bằng gì?

HS2: Mình đi bộ / Mình đi xe đạp

HS2: Cơm ta ăn được nấu bằng gì?

HS3: Cơm ta ăn được nấu bằng

(17)

- GV nhận xét trò chơi, chốt cách trả lời câu hỏi Bằng gì?

+ Qua bài học, chúng ta đã được củng cố kiến thức gì?

+ Khi nào chúng ta sử dụng dấu hai chấm?

- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau

gạo....

- Cách đặt, trả lời câu hỏi Bằng gì? và cách sử dụng dấu hai chấm.

- Khi bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một người hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Tự nhiên & xã hội NĂM, THÁNG VÀ MÙA I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.

* GDBVMT: Liên hệ đến những việc làm của con người để bảo vệ Ttrái Đất, bảo vệ môi trường sống chống sự biến đổi khí hậu.

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Tranh ảnh trong sách trang 122, 123 . III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Quan sát lịch

* Mục tiêu: Biết thời gian để trái Đất chuyển động được 1m vòng quanh Mặt Trời một năm, một năm có 365 ngày.

* Cách tiến hành:

Bước 1 :

-Hướng dẫn quan sát các quyển lịch và dựa vào vốn hiểu biết của mình để thảo luận.

+ Một năm có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng?

+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?

+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?

- Nêu l i vì sao có hi n tạ ệ ượng ngày và đêm trên Trái Đầt.

-Nh n xét, bsậ

- Chia ra t ng nhóm quan sát cácừ quy n l ch th o lu n và tr l i theo cácể ị ả ậ ả ờ cầu h i g i ý.ỏ ợ

- M t năm thộ ường có 365 ngày. Mô9i năm được chia ra thành 12 tháng. Sô ngày trong các tháng không bă-ng nhau ...

(18)

Bước 2 :

- Yêu cầu các nhóm lên trả lời trước lớp.

-Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh .

HĐ2: Làm việc với SGK theo cặp:

* Mục tiêu: Biết một năm thường có 4 mùa.

* Cách tiến hành:

Bước1 :

- Yêu cầu từng cặp làm việc với nhau quan sát tranh và theo gợi ý .

+ Tại các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trong hình 2 vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, hạ, thu, đông?

+ Hãy cho biết các mùa ở Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6 , 9 , 12 ?

Bước 2 :

-Yêu cầu một số em lên trả lời trước lớp.

-Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh .

* GDBVMT: Liên hệ đến những việc làm của con người để bảo vệ Trái Đất, bảo vệ môi trường sống chống sự biến đổi khí hậu.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Chơi trò chơi : Xuân , Hạ , Thu , Đông .

* Mục tiêu: HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.

*Cách tiến hành:

- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.

- Mời một số em chơi thử .

-Yêu cầu đóng vai các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Khi nghe giáo viên nói tới tên mùa thì trả lời theo đặc trưng mùa đó.

- Nhận xét bổ sung về cách thể hiện của học sinh .

- Các nhóm c đ i di n lầ-n lử ạ ệ ượt lên trình bày kêt qu trả ướ ớc l p.

-L p lăng nghe và nh n xét.ớ ậ - Hai em nhăc l i .ạ

- T ng c p ngô-i quay m t v i nhauừ ặ ặ ớ quan sát tranh SGK trao đ i theo sổ ự g i ý c a giáo viên .ợ ủ

- L p quan sát hình 2 SGK.ớ

- Th c hành ch hình 2 trang 123 SGKự ỉ và nêu: Có m t sô n i ( Vi t Nam ) cóộ ơ ệ 4 mùa xuần, h , thu , đông; các mùa ạ ở Băc bán cầ-u và Nam bán cầ-u trái ngược nhau

- Các em khác nh n xét ý kiên c a b n .ậ ủ ạ

- Liên h , nh n xét, bs.ệ ậ

- Hi u để ược s tác đ ng c a con ngự ộ ủ ười dầ9n t i s biên đ i khí h u, nh ng vi cớ ự ổ ậ ữ ệ cầ-n làm c a con ngủ ười và b n thần mô9iả chúng ta,..

- Làm vi c theo nhóm .ệ

- M t sô em đóng vai Xuần, H , Thu,ộ ạ

(19)

Đông.

- Khi nghe nói : mùa xuần ( hoa n )ở - Mùa h : ( Ve kêu)ạ

- Mùa thu : ( R ng lá )ụ - Mùa đông : ( L nh quá )ạ

- Quan sát nh n xét cách th c hi n c aậ ự ệ ủ b n ạ

Tập viết

Tiết 30: ÔN CHỮ HOA U I. Yêu cầu cần đạt

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U ( 1 dòng).

+ Viết tên riêng Uông Bí bằng chữ cỡ nhỏ.

+ Viết câu ứng dụng

Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn bi bô.

( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa U, bảng phụ - Hs: bảng con

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Hoạt động mở đầu (3-5 phút)

* Mời 2 học sinh lên bảng viết bài - 1 Hs viết từ: Trường Sơn

- 1 Hs Viết câu ứng dụng của bài trước Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan - Nhận xét, đánh giá.

- Trong tiết học này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa U có trong từ và câu ứng dụng

II. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (8-10 phút)

HĐ 1: Hướng dẫn viết chữ hoa:

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ

- 2 hs lên bảng thực hiện Yc, lớp theo dõi, nhận xét.

- Nghe giới thiệu

- HS: có các chữ hoa U; B; D

(20)

U; B; D

- Yêu cầu HS viết bảng các chữ trên - Theo dõi, uốn nắn

HĐ2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc từ ứng dụng + Em biết gì về Uông Bí?

- Nhận xét, chốt

+ Nhận xét độ cao các chữ?

+ Khoảng cách các chữ trong từ ứng dụng?

- Yêu cầu viết từ ứng dụng Uông Bí . - Theo dõi, uốn nắn

HĐ 3: Luyện viết câu ứng dụng:

- Gọi HS đọc câu ứng dụng

- Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành thói quen tốt cho con

+ Nhận xét độ cao các chữ trong câu ứng dụng?

- Yêu cầu viết bảng Uốn ; Dạy - Chỉnh sửa cho HS.

III. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 20-22 phút)

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết vào vở - Nêu yêu cầu

- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.

- Thu: 5 - 7 bài chấm, chữa bài.

- Nhận xét từng bài về chữ viết, trình bày.

- Theo dõi

- Cả lớp viết bảng con; 2 em viết bảng lớp (1 lượt)

- 1- 2 HS đọc: Uông Bí

+ Uông Bí là tên một thành phố ở tỉnh Quảng Ninh

+ Uông Bí nằm trên đường quốc lộ 18, nơi có nhà máy nhiệt điện Uông Bí,

có danh thắng Yên Tử nổi tiếng, hồ Yên Trung thơ mộng và có nhiều than đá,/…

+ Quan sát và nêu: chữ U, B, g cao 2,5 li. Các chữ còn lại cao 1li.

+ Bằng con chữ o.

- Tập viết trên bảng con - Sửa lỗi

- 3 HS đọc:

Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn bi bô.

- Nghe giảng

+ 2 - 3 HS: Các chữ U, D,y, h, b cao 2,5 li. Chữ t cao 1,5 li. Các chữ còn lại cao 1li.

- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con

- Nhận xét, sửa lỗi

- Lắng nghe

- Viết vào vở nắn nót, trình bày sạch:

+ 1 dòng chữ U, cỡ nhỏ + 1 dòng chữ B; D cỡ nhỏ + 2 dòng Uông Bí cỡ nhỏ + 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ

(21)

IV. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 3-5 phút)

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về việc dạy bảo, giáo dục con người.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc từ và câu ứng dụng, hoàn thành bài viết

+ Rút kinh nghiệm; học tập bài viết đẹp

- Hs nối tiếp nêu

Thủ công

BÀI 18: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (tiết 3) 1. Yêu cầu cần đạt

- Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật.

- HS thích làm được đồ chơi.

* Giáo dục SDNLTKHQ: Sử dụng quạt giấy tiết kiệm được điện.

2.Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên: - Mẫu quạt giấy, quy trình, giấy thủ công, kéo, hồ dán 2. Học sinh: - Giấy thủ công, keo dán, kéo.

3.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

- GV kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 15 - 20 phút)

GV hướng dẫn mẫu

- Bước 1: Cắt các bộ phận của quạt

+ Cắt hai tờ hình chữ nhật 24 ô 16 ô để gấp quạt.

+ Cắt hai tờ giấy cùng màu 16 ô 12 ô để làm cán quạt.

- Bước 2: Gấp giấy theo nếp thẳng, dán quạt.

+ Đặt tờ giấy lên bàn gấp các nếp cách đều 1 ô. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.

+ Gấp tờ giấy thứ hai giống tờ giấy thứ nhất.

+ Để mặt màu của hai tờ cùng một phía, bôi hồ và dán. Dùng chỉ buộc chặt vào nếp giữa

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài.

- HS quan sát.

- Cả lớp quan sát, ghi nhớ và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

(22)

và bôi hồ lên mép trong, ép chặt.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 - 17 phút)

-GV yêu cầu HS nêu lại cách gấp

+ Lấy từng tờ giấy làm cán gấp cuộn theo cạnh 16 ô .

+ Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và cán quạt.

+ Mở 2 cán quạt ép vào nhau.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)

- GV yêu cầu HS thực hành - GV cùng HS nhận xét sản phẩm - Yêu cầu HS nêu lại các bước gấp - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau học tiếp.

- 2,3 HS nêu lại các bước gấp

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS nhận xét sản phẩm của bạn

4. Điều chỉnh sau giờ dạy

………

………

………

Chính tả

BÀI HÁT TRỒNG CÂY I. Yêu cầu cần đạt

- Nhớ - viết đúng, trình bày đúng quy định bài chính tả.

- Làm đúng BT (2) a II. Đồ dùng dạy - học - GV: Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

- Bật nhạc, bắt nhịp cho HS hát tập thể bài Ở trường cô dạy em thế

2. Hoạt động hình thành kiến thức Tìm hiểu nội dung bài viết

* Đọc mẫu bài chính tả - Gọi HS đọc

+ Cây xanh mang lại những gì cho con

- Hát tập thể

- Theo dõi trong SGK

- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ

- Cây xanh mang lại: tiếng hót của chim trên vòm cây, ngọn gió mát, bóng mát

(23)

người?

- Đọc cho HS viết vào bảng con 3. Hoạt động luyện tập thực hành

* HS viết bài vào vở

- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, cầm bút viết đúng, trình bày bài sạch sẽ.

- Yêu cầu HS tự nhớ, viết bài vào vở

* Soát lỗi chính tả - Nhận xét

- Kiểm tra vở 1 số em nhận xét bài viết.

* HS làm bài tập

Bài 2a: Điền vào chỗ trống dong / rong hay giong

- Yêu cầu làm bài vào VBT - Gọi HS lên bảng chữa bài - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm -

trong vòm cây, hạnh phúc được mong chờ cây lớn lên từng ngày.

- Viết từ khó vào bảng con

trồng cây, ngọn gió, mờ say, lay lay - Lắng nghe

- Nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ - Viết bài vào vở

- Soát lại bài - Lắng nghe - 5 em

- 2 Nêu yêu cầu bài tập - Tự làm bài vào vở

- 1 em lên bảng chữa bài Nhận xét

Đáp án: rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong.

Ngày soạn: 10/4/2022

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 1 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 157: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ ( tiếp theo) 1.Yêu cầu cần đạt:

- Làm được giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan rút về đơn vị.

- Giáo dục Hs tính cẩn thận, tính chính xác.

- HS làm được bài tập 1,2, 3.

2.Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đầu( 5 phút) Gv đưa trò chơi: Xì điện

Gv chia thành 2 đội để thi đua. GV « châm ngòi » đầu tiên. Gv đọc phép tính 42 : 6 chỉ vào một em, em đó phải đọc ngay kết quả.

- Lắng nghe, tham gia trò chơi

(24)

Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền « xì điện » một bạn khác. Hết thời gian chơi đội nào có kết quả đúng thì thắng.

- Gv nhận xét, tuyên dương

*Gv dẫn dắt và giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 15 - 20 phút)

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

Tóm tắt 35 l : 7 can 10 l :…can ?

- Theo em, để tính được 10l đổ được đầy mấy can trước hết chúng ta phải tìm gì ?

- Tính số lít trong 1 can như thế nào ?

- Biết được 5 lít mật ong thì đựng trong 1 can, vậy 10l mật ong sẽ đựng trong mấy can ?

- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải

+ Trong bài toán trên, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ?

+ Cách giải bài toán này có điểm gì khác với các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị đã học

*GV: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng hai bước:

+ Bước 1: Tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau ( thực hiện phép chia )

+ Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của một giá trị ( thực hiện phép chia )

- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Có 35 l mật ong đựng đều vào 7 can.

Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế ?

+ Bài toán cho biết có 35l mật ong được rót đều vào 7 can.

+ Nếu có 10l thì đổ đầy được mấy can như thế ?

- Tìm số lít mật ong đựng trong 1 can - Thực hiện phép chia: 35 : 7 = 5 (l) - 10l mật ong đựng trong số can là:

10 : 5 = 2 ( can )

- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở Bài giải

Số lít mật ong trong mỗi can là:

35 : 7 = 5 ( l )

Số can cần để đựng 10 l mật ong là:

10 : 5 = 2 ( can ) Đáp số : 2 can

+ Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị.

+ Bước thứ hai, chúng ta không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia.

- 2 HS nêu trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.

(25)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 -17 phút)

Bài 1: Giải bài toán ( Nhóm đôi) - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài toán + Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào ? + Vậy trước hết chúng ta phải làm gì ?

+ Biết 5 kg đường đựng trong 1 túi, vậy 15kg đường đựng trong mấy túi ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài giải.

Tóm tắt 40kg: 8 túi 15kg:…túi ?

*GV củng cố bài toán liên quan rút về đơn vị Bài 2: Giải bài toán ( Cá nhân)

- Giáo viên gọi 1 HS đọc đề bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

Tóm tắt 24 cúc áo: 4 cái áo 42 cúc áo:…cái áo ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên chữa bài và đánh giá học sinh

+ Bài toán trên thuộc dạng toán nào ?

*GV củng cố bài toán liên quan rút về đơn vị.

Bước 1: Tính giá trị của một phần Bước 2: Tính giái trị của nhiều phần

- HS đọc đề.

+ Bài toán cho biết 40kg đường đựng đều trong 8 túi.

+ Bài toán hỏi 15kg đường đựng trong mấy túi.

+ Dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị

+ Phải tìm số đường đựng trong 1 túi: 40 : 8 = 5 ( kg )

+ 15 kg đường đựng trong 15 : 5 = 3 ( túi )

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở Bài giải

Số kg đường đựng trong 1 túi là:

40 : 8 = 5 ( kg )

Số túi cần để đựng 15kg đường là:

15 : 5 = 3 ( túi ) Đáp số: 3 túi

- HS đọc đề.

+ Cứ 4 cái áo như nhau thì cần có 24 cúc áo.

+ Hỏi 42 cúc áo thì dùng cho mấy cái áo như thế?

- 1 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở

Bài giải

Số cúc áo cần cho một chiếc áo là:

24 : 4 = 6 ( cúc áo )

Số áo loại đó dùng hết 42 cúc áo là:

42 : 6 = 7 ( cái áo ) ĐS: 7 cái áo

+ Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị

(26)

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)

Bài 3 (Cá nhân- chia sẻ trước lớp) Cách làm nào đúng, cách làm nào sai?

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Biểu thức nào đúng? Biểu thức nào sai? Vì sao?

- Nhận xét, củng cố bài

- Bài toán rút về đơn vị gốm mấy bước?

GV: Bước 1: Tính giá trị của một phần Bước 2: Tính giái trị của nhiều phần - HS nhắc lại nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài Luyện tập trang 167.

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- HS nêu: a, d đúng; c, b sai - 2 HS nhận xét.

- 2 HS nêu.

-2 Hs nhắc lại nội dung Tập làm văn

Tiết 30: VIẾT THƯ I. Yêu cầu cần đạt

*Rèn kỹ năng viết:

- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.

- Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư

- Yêu thương, đoàn kết với thiếu nhi trên toàn thế giới II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài

- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

- Tư duy sáng tạo.

- Thể hiện sự tự tin.

II. Đồ dùng dạy học

- Gv : Bảng phụ viết gợi ý; phong bì thư, giấy viết thư; tem thư III.Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

- Cho hs nghe bài hát “ Bác đưa thư”

- Gv kết nối – giới thiệu bài – ghi bảng:

Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ dựa vào gợi ý của SGK viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.

III. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 - 22 phút)

Hướng dẫn làm bài

- 2-3 HS - Lớp nhận xét

- Nghe giới thiệu

(27)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS đọc lại câu hỏi gợi ý

- Em hãy suy nghĩ để chọn một người bạn nhỏ mà em sẽ viết thư cho bạn. Bạn đó em có thể biết qua đài báo, truyền hình, nếu em không tìm được một người bạn như vậy, em hãy tưởng tượng ra một người bạn và viết thư cho bạn ấy.

- Em viết thư cho ai? Bạn đó tên là gì?

Bạn sống ở nước nào?

- Lý do để em viết thư cho bạn là gì?

- Nội dung thư: Em tự giới thiệu về mình ra sao? Em hỏi thăm bạn những gì? Em bày tỏ tình cảm của em đối với bạn như thế nào?

+ Nêu trình tự của một bức thư?

- Treo bảng phụ viết sẵn trình tự:

+ Dòng đầu thư (viết ngày, tháng,…) + Lời xưng hô

+ Nội dung thư: làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn + Cuối thư: lời chào, chữ ký và tên - Yêu cầu HS viết thư vào giấy rời - Gọi HS đọc thư của mình

- Nhận xét, chấm điểm một số bài viết hay

- Yêu cầu HS viết phong bì, dán tem, cho thư vào phong bì dán kín

III. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

- 2 HS đọc yêu cầu: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một người bạn ở miềm Nam (miền Trung) để bày tỏ tình thân ái

- 1- 2 HS đọc lại câu hỏi gợi - Nghe hướng dẫn

- HS nối nhau trả lời

- 3- 4 HS nêu (ví dụ: Em biết về các bạn nhỏ Lúc-xăm-bua qua bài tập đọc. Em thấy các bạn dễ mến nên viết thư cho bạn Giét-xi-ca./…)

- Em tên là Đặng Văn Hiếu là học sinh lớp 3B. Gia đình em sống ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Em muốn hỏi thăm bạn xem bạn có khoẻ không. Bạn thích học những môn gì? Thích những bài hát nào? Bạn có hay đi thăm các cảnh đẹp của thủ đô Luân Đôn không? Công viên ở đấy có lớn không?...Tuy chưa gặp mặt nhưng em rất mến bạn, mến đất nước Anh và muốn làm quen với các bạn.

- HS phát biểu

- 1- 2 HS đọc lại trình tự một lá thư

- Làm việc cá nhân - 5 - 6 HS đọc

- Lớp theo dõi, góp ý

(28)

(3-5 phút)

-GDHS: luôn qua tâm, đoàn kết với các bạn thiếu nhi.

- Về nhà viết lại

- Chuẩn bị bài: Thảo luận về bảo vệ môi trường.

- Lắng nghe ghi nhớ, thực hiện

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

 Use the phonics cards with sun, star, and snake, read the words out loud and have students repeat3.  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Mỗi giai đoạn trải nghiệm có thể có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, GV cần lựa chọn dạng hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn và ghép nối các giai đoạn thành