• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34 Ngày soạn: 6/5/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2022 Tập đọc – Kể chuyện

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Giải nghĩa các từ trong bài: tiều phu, khoảng dập bã trầu, phú ông, rịt.

- Nêu được nội dung bài: ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội;

giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

- Kể lại từng đoạn câu chuyện một cách tự nhiên, trôi chảy dựa vào các câu hỏi gợi ý.

- Lắng nghe, nhận xét bạn kể và kể tiếp đoạn truyện bạn vừa kể

- Yêu thương, giúp đỡ người thân và mọi người xung quanh; yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

*BVMT: yêu quý thiên nhiên, có ý thức BVMT sống xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: video nhạc, hình ảnh về mặt trăng tròn, hình ảnh con người thám hiểm mặt trăng câu văn cần hướng dẫn đọc,……

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Mở video cho HS nghe và hát bài: Chú cuội chơi trăng - nhạc sĩ An Thuyên

+ Bài hát nói đến ai?

+ Theo con, vì sao trên cung trăng có hình chú cuội ngồi gốc cây đa?

- GV: Mỗi khi nhìn lên mặt trăng, đặc biệt là những ngày trăng sáng các em thấy vệt đen nhạt nằm ở một góc mặt trăng. Đó được người xưa tưởng tượng là hình cây đa và chú cuội (chỉ tranh). Vì sao mặt trăng lại có hình ảnh chú cuội ngồi gốc cây đa?

Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài hôm nay để hiểu rõ về điều kì lạ này nhé.

- GV ghi tên bài lên bảng

2. HĐ hình thành kiến thức mới (40-45p) a. Luyện đọc

- HS múa phụ họa và hát theo

- Bài hát nói đến chú cuội ngồi gốc cây đa chơi trên trăng

- HS trả lời theo ý hiểu - Lắng nghe

(2)

* Đọc mẫu toàn bài - Đọc mẫu toàn bài 1 lượt - Hướng dẫn đọc toàn bài:

* Đọc từng câu:

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - Theo dõi, sửa phát âm cho HS

- Ghi bảng một số từ khó cho HS luyện đọc: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Yêu cầu đọc HS đọc nối tiếp đoạn - Hướng dẫn đọc:

Ngày nay,/ mỗi khi nhìn lên mặt trăng,/

ta vẫn thấy chú Cuội/ ngồi dưới gốc cây thuốc quý.//

- Gọi HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu đọc từng đoạn theo cặp - Tổ chức thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương - Mời 1 HS đọc cả bài b. Tìm hiểu nội dung bài - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1

+ Nhờ đâu mà chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?

- Mời một em đọc đoạn 2.

+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?

+ Hãy thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3

+ Vì sao chú Cuội lại bay lên cung trăng?

+ Theo em, chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào?

- HS theo dõi SGK

- Đọc nối tiếp câu (2 lượt) - Luyện đọc từ khó

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn

- HS nêu cách ngắt câu rồi luyện đọc câu vừa ngắt

- Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Đọc từng đoạn trong nhóm - 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 - Lớp nhận xét, bình chọn - 1 HS đọc

- Lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi - Tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý

- Một em đọc, lớp đọc thầm theo.

- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người, Cuội đã cứu sống nhiều người trong đó có con gái phú ông và được phú ông gả con gái cho

- Vợ Cuội bị té vỡ đầu, rịt thuốc nhưng không tỉnh lại, Cuội nặn bộ óc bằng đất sét rồi rịt thuốc vào vợ Cuội tỉnh lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.

- Lớp đọc thầm đoạn 3.

- Vợ Cuội không nhớ lời Cuội dặn nên lấy nước giãi tưới cho cây vì thế cây bay lên trời Cuội sợ mất cây thuốc quý nên túm rễ kéo lại và cứ thế cây đưa Cuội bay lên trời.

- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.

+ Chú rất buồn vì nhớ nhà./ Chú rất buồn vì sống một mình không có người

(3)

+ Vậy câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?

=> GV nhận xét, bổ sung

3. HĐ luyện tập, thực hành (22-25p) a. Luyện đọc lại

- GV đọc mẫu hoặc gọi HSNK đọc mẫu toàn bài

- Hướng dẫn cách đọc

- Yêu cầu 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn câu chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương b. Kể chuyện

- Mời 1 HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý - Mở bảng đã viết sẵn các câu hỏi gợi ý tóm tắt mỗi đoạn.

- Mời 1 HS kể lại đoạn 1 câu chuyện - Mời HS nối tiếp thi kể lại 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay - Mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5-7p) + Con học được ở chú Cuội phẩm chất gì tốt đẹp?

+ Hãy tìm và nêu những câu đồng dao vui nói về chú cuội?

*BVMT:

+ Câu chuyện còn giải thích hiện tượng gì trong thiên nhiên?

=> GV: Theo góc nhìn khoa học, hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa thực tế chỉ là vết lõm trên bề mặt Mặt trăng, những vết lõm ấy là lớp bụi dày màu nâu. Được khám phá những điều bí ẩn trên mặt trăng là ước mơ của loài người từ xa xưa và mong muốn thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người.

(Cho HS quan sát hình ảnh con người thám hiểm mặt trăng).

Thiên nhiên vừa tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp vừa phục vụ lợi ích con người. Yêu quý thiên nhiên, có ý thức

thân bên cạnh./ ….

- 1 - 2 HS nêu: câu chuyện ca ngợi lòng thuỷ chung, nhân hậu của Cuội….

- Lắng nghe

- Từng tốp 3 HS nối tiếp thi đọc diễn cảm 3 đoạn của câu chuyện.

- Lớp nhận xét

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- 1 HS kể mẫu

- HS nối tiếp thi kể 3 đoạn của câu chuyện.

- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất

- Tấm lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ mọi người xung quanh,…

- HS nêu: Chú cuội ngồi gốc cây đa./Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời./...

- Giải thích vì sao có hình ảnh chú cuội ngồi gốc cây đa. Câu chuyện còn cho thấy ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

- Lắng nghe và quan sát

(4)

BVMT sống xung quanh là việc làm góp phần bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe

Toán ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Xác định số liền trước của một số, số lớn nhất (hoặc bé nhất) trong một nhóm phép tính.

- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính

- Đọc và nhận định về số liệu của một bảng thống kê.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu

- Tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”

Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp.

Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng.

+ Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11.

Hỏi là mấy giờ ?

+ 7m3cm, bằng bao nhiêu cm

+ Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m - GV tổng kết trò chơi

- GV kết nối vào bài học 2. HĐ luyện tập, thực hành Bài 1

- HS tham gia trò chơi

- Lớp theo dõi giới thiệu - Vài học sinh nhắc lại tựa bài.

(5)

- Gọi một em nêu đề bài 1 SGK

- Đọc từng số yêu cầu nêu số liền trước của số đó

- Gọi HS lên bảng viết số liền trước.

+ Làm thế nào để tìm được số liền trước?

- GV gọi HS nêu đáp án phần b

+ Muốn tìm số lớn nhất, ta phải làm gì?

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra.

- GV nhận xét bài làm học sinh.

Bài 2:

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính.

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.

- Gọi em khác nhận xét bài bạn

- GV nhận xét, củng cố cách đặt tính và tính.

Bài 3

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Ghi tóm tắt bài toán lên bảng.

- Yêu cầu học sinh ở lớp làm vào vở.

- GV nhận xét bài làm của học sinh.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (10p) Bài 4

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS quan sát bảng ở SGK.

Xem bảng và trả lời câu hỏi.

- HS đọc đề bài

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Một em lên bảng giải bài.

Số liền trước 8270: 8269 Số liền trước 35461: 35460 Số liền trước 10000: 9999

- Một em khác nhận xét bài bạn

+ Muốn tìm số liền trước ta lấy số đó trừ đi 1

- Đáp án D

+ Phải so sánh các số với nhau - HS đổi chéo vở kiểm tra

- Một em đọc đề bài 2 trong SGK - 2 HS lên bảng đặt tính và tính - Lớp thực hiện vào vở.

×

- Em khác nhận xét bài bạn.

- 1 HS nêu đề bài tập 3 trong sách.

+ HS nêu

+ Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu bút chì?

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở Bài giải

Số bút chì đã bán được là:

840 : 8 = 105 (cái) Số bút chì cửa hàng còn lại là:

840 – 105 = 735 (cái)

Đáp số: 735 cái bút chì - Hai em khác nhận xét bài bạn.

-1 HS đọc nội dung bài tập.

- HS quan sát ở SGK.

- HS trả lời các câu hỏi

2918 9 21 324 38 4605

4 18420 49154

3728 45426 8129

5936 14065

+ - ×

(6)

+ Mỗi cột của bảng trên cho biết điều gì.

+ Mỗi bạn Nga, Mĩ, Đức mua những loại đồ chơi nào và số lượng của mỗi loại là bao nhiêu tiền.

+ Mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền

+ Em có thể mua những loại đồ chơi nào với số lượng mỗi loại là bao nhiêu để phải trả 20000 đồng.

- GV chốt đáp án đúng, lưu ý khi đọc bảng thống kê

- GV nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS về nhà học và làm bài tập.

* Cột 1: tên người mua hàng.

+ Cột 2 : giá tiền 1 búp bê và số lượng búp bê mỗi người mua

+ Cột 3 : Giá tiền 1 ô tô đồ chơi và số ô tô đã mua của từng người.

+ Cột 4 : Giá tiền 1 máy bay đồ chơi và số máy bay đã mua của từng người.

+ Cột 5 : Tổng số tiền đã mua đồ chơi của mỗi người.

+ Nga mua : 1 búp bê, 4 ôtô

+ Mỹ mua : 1 búp bê, 1 ôtô , 1 máy bay + Đức mua : 1 ôtô, 3 máy bay

+ Mỗi bạn đều phải trả 20000 đồng.

- HS có thể trả lời nhiều cách khác nhau.

- HS lắng nghe

Chính tả(nghe – viết) THÌ THẦM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ "Thì thầm"; bài viết mắc không quá 5 lỗi.

- Viết đúng tên một số nước Đông Nam Á, điền đúng vào chỗ trống các âm đễ lẫn tr/

ch, giải đúng câu đố.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích chữ viết đẹp, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, tình đoàn kết hữu nghị các nước trong khu vực và trên thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở nháp, vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Trò chơi: Tiếp sức

- Các chơi: 2 đội, mỗi đội 3 HS lên bảng thi viết đúng tên 5 nước Đông Nam á đã học tiết trước

- GVnhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV kết nối vào bài học

2. HĐ hình thành kiến thức mới (8-10p)

- 2 đội tham gia chơi - Tổ trọng tài nhận xét

(7)

- Đọc bài thơ: Thì thầm - Mời 1 em đọc lại bài

+ Những sự vật, con vật nào nói chuyện với nhau trong bài thơ?

=> GD HS tình yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, vạn vật xung quanh….

+ Bài viết được viết theo thể thơ gì?

+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào?

+ Trình bày các khổ thơ, dòng thơ như thế nào cho đẹp?

+ Tìm các tiếng từ khó viết?

- Mời 2 HS lên bảng viết từ khó - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa

3. HĐ luyện tập, thực hành (20-22p) a. HS viết bài

- Mời 1 HS nhắc lại tư thế ngồi

- GV đọc toàn bài chính tả một lượt, sau đó đọc từng dòng thơ cho HS viết.

- GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút,...

- GV đọc cho HS soát lỗi, chữa lỗi.

- Chấm 3-5 bài, nhận xét về nội dung bài, chữ viết, cách trình bày,…

b. Làm bài tập chính tả Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Gọi 2 - 3 HS đọc tên các nước Đông Nam á - GV chỉnh sửa cách đọc

- Yêu cầu HS nhắc lại cách ghi tên nước ngoài.

- GV nhận xét, chốt cách viết tên nước ngoài - Đọc cho HS viết vào vở, 1 HS viết vào bảng phụ

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Mời HS đọc lại tên các nước Đông Nam á + Khu vực Đông Nam á có tất cả bao nhiêu nước?

=> Hiệp hội các quốc gia ĐNA gọi tắt là

- HS theo dõi SGK

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm

- Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau. …

- Thể thơ 5 chữ

- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa

- Một số HS nêu. Chẳng hạn: gió, trời, tưởng, im lặng,…

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp

- Lớp nghe và viết bài vào vở

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- 2 - 3 HS đọc tên các nước Đông Nam á

- 2 HS nhắc lại cách viết tên các nước (Thái Lan viết hoa hai chữ cái đầu còn tên các nước khác viết hoa chữ cái đầu và viết thường sau dấu gạch nối)

- HS viết vào vở, 1 HS viết bảng phụ

- Lớp nhận xét

- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả - 2 HS đọc

- HS trả lời

(8)

ASEAN là một tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội nhằm tăng cường hợp tác, phát triển, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau….

Bài 3 a): Điền tr hay ch?

- Mời HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- GV nhận xét, chốt kết quả:

đằng trước - ở trên ( là: Cái chân) - Gọi HS đọc lại câu đố

- Nhận xét cách phát âm

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3p) + Hãy đặt câu phân biệt cặp từ: che/tre, chồng/trồng,….

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS có tiến bộ về chữ viết.

- Dặn HS chuẩn bài sau.

- 1 HS nêu

- HS làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ

- Lớp nhận xét

- 2 HS đọc trước lớp. Lớp nhận xét

- Một số HS đặt miệng:

Cây cối xum xuê che mát sân vườn.

Luỹ tre xanh rì rào.

- Lớp nhận xét, chữa - Lắng nghe

Đạo đức

THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh ôn tập củng cố lại các chuẩn mực đạo đức đã học ở kì II.

- Kiểm tra việc nắm những kiến thức và các hành vi đã học trong học kì II.

- Giải thích vì sao phải thực hiện đầy đủ các chuẩn đạo đức đó.

- Thực hành làm bài nhanh, chính xác với những hành vi đúng.

- Phát triển NL: Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. Năng lực điều chỉnh hành vi. Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.

- Phát triển phẩm chất: Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có ý thức, thái độ và các hành vi đúng đắn qua các bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy chiếu

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. HĐ mở đầu (5p)

- Trò chơi “ Bắn tên”. Yêu cầu HS:

(9)

+ Kể tên các bài đã học trong học kì 2.

- GV nhận xét và đánh giá, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu bài mới và ghi bài 2. HĐ luyện tập, thực hành (15p) - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV phát phiếu học tập có hệ thống câu hỏi

- HS nói cho nhau nghe theo nhóm đôi - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày.

+ Khi gặp khách nước ngoài, chúng ta nên làm gì và không nên làm gì?

+ Tại sao cần phải tôn trọng đám tang?

+ Tại sao cần tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?

- GV nhận xét, tuyên dương.

* GV kết luận: Chúng ta cần thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi trên. Tổ chức cho

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (20p) - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4

- Yêu cầu các nhóm HS thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống.

- HS thảo luận, phân công đóng vai - HS thực hiện nhiệm vụ được phân công

- Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình.

- GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chia sẻ bổ sung.

- GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai. - GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi sau:

+ Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện như mình.

+ Tôn trọng khách nước ngoài + Tôn trọng đám tang

+ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày - HS nêu

- HS lắng nghe

- HS hoạt động nhóm 4 2. Đóng vai:

TH1: Có một vị khách nước Anh đến thăm trường em và yêu cầu các em giới thiệu cho nghe về trường mình.

TH2: Tuấn và Hải đang trên đường đi học thì gặp một đám tang.

TH3: Áo khoác của Nam tren trên móc tự nhiên rơi xuống. Mấy bạn nam đi qua giẫm chân lên. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS thực hiện

(10)

Ngày soạn: 7/5/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2022

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT (Làm đề do trường ra)

Ngày soạn: 8/5/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2022

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TOÁN

(Làm đề do trường ra) Ngày soạn: 9/5/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2022 Toán

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giải được bài toán bằng hai phép tính và tính giá trị biểu thức.

- HSNK làm thêm bài 4.

- Phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp toán học, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

1. Hoạt động mở đầu ( 3 - 5p) - Trò ch i: ơ Bắn tên

- GV ph biến lu t ch i, cách ch i.ổ ậ ơ ơ

+ Quy tắc tính chu vi hình ch nh t, hìnhữ ậ vuông?

+ Quy tắc tính tính di n tích hình chệ ữ nh t, hình vuông?ậ

- T ng kết trò ch i, tuyến dổ ơ ương HS tích c c.ự

- Gi i thi u bài, ghi bài m i lến b ng.ớ ệ ớ ả 2. HĐ luyện tập thực hành: (23-25p) Bài 1:

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

- 2 HS đọc đề bài.

(11)

- G i HS đ c đế3 bàiọ ọ - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yếu cầ3u gì?

- Yếu cầ3u HS tóm tắt và gi i bài vào v . ả ở - Khuyến khích HS làm cách gi i.ả

- Nh n xét, ch a bài.ậ ữ

- C ng côủ gi i bài toán bắ3ng 2 phép tính.ả

Bài 2:

- G i HS đ c đế3 bài.ọ ọ + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán h i gì?ỏ - GV vẽA s đô3 lến b ngơ ả

Tóm tắt:

1245 cái áo

đã bán ? cái áo

- Nh n xét, ch a bài.ậ ữ

- C ng côủ gi i bài toán bắ3ng 2 phép tính.ả

Bài 3:

- G i HS đ c đế3 bài.ọ ọ - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán h i gì?ỏ

- Hướng dầAn HS nếu tóm tắt và gi i vàoả

- Hai năm trước đây số dân của một xã là 4728 người, năm ngoái số dân của xã tăng thêm 76 người, năm nay tăng thêm 86 người.

- Tính số dân của xã năm nay.

- Nêu tóm tắt, giải vào vở, 1HS làm bảng lớp.

Cách 1:

Bài giải Số dân năm ngoái là:

4728 + 76 = 4804(người) Số dân năm nay là : 4804 + 86 = 4890(người) Đáp số : 4890người - 1 HS đọc đề bài.

- Một cửa hàng có 1245 cái áo, cửa hàng đã bán

1

3 số áo.

- Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cái áo?

- 1 HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán - HS làm giải vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.

Bài giải

Số cái áo cửa hàng đã bán là:

1245 : 3 = 415 (cái) Số cái áo cửa hàng còn lại là:

1245 - 415 = 830 (cái) Đáp số: 830 cái áo

- 1 HS đọc đề bài.

- Theo kế hoạch, một tổ công nhân phải trồng 20 500 cây, tổ đã trồng được

1

5 số cây.

- Hỏi theo kế hoạch, tổ đó còn phải trồng bao nhiêu cây nữa?

- HS nêu tóm tắt và giải vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.

Bài giải Số cây đã trồng là:

20500 : 5 = 4100 (cây)

(12)

v .ở

GV nh n xét, chôt.ậ

- C ng cô các d ng toán v a ôn t p.ủ ạ ừ ậ 3. . HĐ vận dụng, trải nghiệm: (10p) Bài 4.

- Bài t p yếu cầ3u chúng ta làm gì?ậ

- Trước khi điế3n vào ô trông, chúng ta ph i làm gì?ả

- HS làm vào v ở

- Yếu cầ3u đ c kết qu và gi i thích.ọ ả ả a. Đúng b. Sai c. Đúng - GV ch a bàiữ và chôt đán án đúng.

- Nh n xét gi h c.ậ ờ ọ

- HD h c và chu n b bài sau.ọ ẩ ị

Số cây còn phải trồng là:

20500 - 4100 = 16400 (cây) Đáp số : 16400 cây.

- Điền đúng hay sai vào ô trống.

- Ta phải tính và kiểm tra kết quả tính.

- HS làm bài.

- HS lắng nghe.

Môn : Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.

- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

- Yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, một số hình ảnh lũ lụt, sạt lở đất,...

- Học sinh: VBT Tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 -5p)

- Trò chơi: Chuyền hoa

Cách chơi: GV sẽ bắt nhịp 1bài hát, cả lớp cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi. Khi bài hát dừng lại học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấy trong bông hoa. Nếu trả lời đúng sẽ được nhận quà. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền cho bạn khác + Em hiểu thế nào là nhân hoá?

- HS tham gia chơi

(13)

+ Đặt câu nhân hoá sự vật bằng những từ ngữ tả hoạt động hoặc đặc điểm của con người.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết trò chơi.

- GV kết nối vào bài học: Trong giờ học LTVC tuần này các con sẽ tìm các từ ngữ theo chủ điểm về thiên nhiên và ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.

2. HĐ luyện tập, thực hành (27 - 30p) Bài 1: Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì?

- Hướng dẫn HS đọc, hiểu yêu cầu, mẫu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào VBT, một nhóm làm trên bảng và gắn lên bảng.

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Cây cối mang lại những gì?

+ Mỏ than mang lại ích lợi gì?

+ Tỉnh nào có lượng than đá lớn nhất cả nước?

- GV kết luận: Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người.

Vậy con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta cùng chuyển sang BT2 Bài 2: Con người làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm.

- Hướng dẫn HS đọc, hiểu yêu cầu, mẫu.

- GV viết mẫu lên bảng, HD hiểu mẫu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi làm vào VBT.

- HS nhận xét bổ sung.

- Nêu yêu cầu, đọc mẫu trong SGK.

- Làm bài theo nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng

a. Trên mặt đất: cây cối, hoa lá, rừng, núi...

b. Trong lòng đất: than, vàng, sắt…

- HS nhận xét, bổ sung.

+ Cây cối mang lại bóng mát, rau xanh, quả chín,..

+ Mang lại than để đun nấu, xuất khẩu,..

- Quảng Ninh - Nhận xét - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở, 1 nhóm làm vào bảng phụ.

VD: + Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, chế tạo ra máy bay, tàu thủy, tàu du hành vũ trụ,…

+ Xây dựng trường học, bệnh viện, trạm xá, khu vui chơi giải trí, cung văn hoá,…

+ Gieo trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây hoa, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm,…

+ Nạo vét kênh rạch, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí,…

- Đại diện nhóm trình bày

(14)

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV kết luận: Việc giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên giúp cho thiên nhiên thêm giàu đẹp hơn, trở nên có ích và phục vụ cho cuộc sống con người.

Bài 3: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT, 1HS làm trên bảng.

+ Câu chuyện trên có gì đáng cười?

+ Dấu chấm, dấu phẩy thường được đặt ở vị trí nào trong câu?

- GV nhận xét, củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong câu.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3- 5p) + Bên cạnh những việc làm tích cực làm cho thiên nhiên giàu đẹp hơn, con người còn có tác động tiêu cực gì đối với thiên nhiên?

- Cho HS xem những hình ảnh lũ lụt, sạt lở đất,....

+ Ngay từ bây giờ con cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?

- GV nhận xét tiết học, dặn HS thực hiện giữ vệ sinh môi trường trong cuộc sống hàng ngày, chuẩn bị bài sau.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

- HS nêu.

- HS làm bài cá nhân

Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi.

Một lần, em hỏi bố:...

- Đúng đấy, con ạ

- Đáng cười ở câu hỏi thơ ngây của em bé cuối câu chuyện vì thực ra Mặt Trời luôn tồn tại, chỉ có điều vào ban đêm chúng ta không nhìn thấy Mặt Trời mà thôi

- Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu dùng để tách các bộ phận cùng loại, tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu, tách các vế câu ghép.

- HS lắng nghe.

- Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, săn bắt thú rừng, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường,....

- Không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon, tích cực trồng cây xanh, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí....

- Lắng nghe

Tập viết ÔN CHỮ HOA A, M, N, V (kiểu 2)

(15)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng mẫu chữ hoa A, M, N, V (kiểu 2) thông qua các BT ứng dụng:

- Viết đúng tên riêng An Dương Vương, câu ứng dụng: Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ bằng chữ cỡ nhỏ.

- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở Tập viết.

- Yêu thích chữ viết đẹp, cẩn thận khi trình bày.

- Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mỹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ viết hoa A, M, N, V. Tên riêng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

- HS: Vở tập viết, vở nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Trò chơi: “Thi viết nhanh”

- GV tổ chức cho HS chơi theo tổ, mỗi tổ cử 1 đại diện tham gia trò chơi.

- Cách chơi: Đại diện của 3 tổ sẽ viết lại các từ của bài trước, yêu cầu viết đúng , đẹp. Dưới lớp HS sẽ hát bài “ Chữ càng đẹp, nết càng ngoan” để cổ vũ các bạn thi.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS viết đúng, đẹp.

- GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (10p) a. Hướng dẫn quan sát, nhận xét.

+ Trong bài có các chữ hoa nào được viết kiểu 2?

- GV treo 4 mẫu chữ yêu cầu HS nhắc lại cách viết của từng chữ.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

- GV cho HS viết ra bảng con

- GV quan sát và uốn nắn HS cách viết các nét chưa đúng.

- GV nhận xét, chỉnh sửa (nếu cần) b, Hướng dẫn viết từ ứng dụng.

- GV giới thiệu từ ứng dụng - GV gọi HS đọc từ ứng dụng?

+ Con biết gì về An Dương Vương?

* GV: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Ông đã cho xây thành Cổ Loa....

- HS lắng nghe và tham gia trò chơi

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- Các chữ hoa được viết kiểu 2: A, M, N, V

- HS quan sát nhắc lại cấu tạo và cách viết

- HS tập viết trên bảng con, 2 HS viết bảng lớp

- Nhận xét

- HS quan sát

- 2 HS đọc: An Dương Vương - HS trình bày

- HS lắng nghe.

(16)

+ Từ ứng dụng gồm có mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- GV viết mẫu

- GV yêu cầu 2HS lên bảng viết , dưới lớp viết từ ứng dụng ra giấy nháp.

c, Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- GV giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ + Con hiểu nghĩa của câu ứng dụng là gì?

- GV giúp HS hiểu: Tháp Mười nổi tiếng với hoa sen, Việt Nam nổi tiếng trên thế giới vì có Bác Hồ. Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.

+ Trong từ ứng dụng các chữ cái có độ cao như thế nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

+ Nhận xét cách nối từ chữ hoa sang chữ thường?

- Viết mẫu: Tháp Mười, Việt Nam

+ Yêu cầu viết: Tháp Mười, Việt Nam vào bảng con

3. HĐ thực hành viết (20p) - Mời HS nhắc lại tư thế ngồi viết - GV nêu yêu cầu viết:

+ Chữ A, M: 1 dòng + Tên riêng: 2 dòng + Viết chữ N, V: 1 dòng + Câu thơ: 2 lần

- Yêu cầu HS viết bài

- Theo dõi, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.

- Nhận xét từng bài về chữ viết, trình bày.

4. HĐ vận dụng sáng tạo (2p)

+ HS tìm thêm những câu ca dao ca ngợi công lao của Bác Hồ?

- Dặn HS học thuộc câu ứng dụng - GV nhận xét, đánh giá giờ học.

+ HS nêu: An Dương Vương

+ Chữ A, D, V, g cao 2,5 li, chữ n, ư, ơ cao 1 li.

- 2 HS lên bảng. Cả lớp viết vào giấy nháp An DươngVương

- HS quan sát - 1, 2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- 1 HS

- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con

- 1 HS nêu - HS lắng nghe

- HS viết vào vở tập viết theo yêu cầu.

HSNK viết hết bài.

+ HS nêu - Lắng nghe

(17)

Chính tả(nghe –viết) DÒNG SUỐI THỨC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng bài chính tả bài thơ Dòng suối thức

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: ch/ tr hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.

- Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, Nl giiat quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Phát triển phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Trò chơi: “Thi viết nhanh”

- GV tổ chức chơi theo nhóm 4, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng, dưới lớp quan sát và cổ vũ cho các bạn.

- GV yêu cầu HS viết đúng, đẹp cách từ cô yêu cầu: chân lí, chân tình, trân trọng, chân tay, chân trời,…

- GV quan sát HS tham gia trò chơi.

- GV gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới ( p) - GV đọc bài thơ: Dòng suối thức.

- GV mới HS đọc lại bài thơ.

+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?

+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?

+ Cách trình bày bài thơ?

+ Bài thơ có những chữ nào cần viết hoa?

+ Bài thơ có những chữ nào dễ viết sai?

- GV yêu cầu HS luyện viết những chữ dễ viết sai.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS dưới lớp theo dõi.

- HS nêu

- HS lắng nghe

- HS theo dõi SGK

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.

+ Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời; bé ngủ với bà; gió ngủ ở tận thung xa; chim ngủ ngọn cây; núi… mây,…) + Trong đêm, dòng suối thức để nâng nhịp cối giã gạo,…

+ HS nêu

+ Những chữ cần viết hoa: Chữ đầu dòng

+ Những chữ dễ viết sai trong bài:

thung xa, la đà, chăn mây, nương, lượn quanh, thậm thình, …

- 3 HS lên bảng, cả lớp viết nháp.

(18)

- GV quan sát HS viết và uốn nắn với HS viết chưa đúng.

3. HĐ luyện tập, thực hành (20-22p)

* HS nghe – viết

- Mời HS nhắc lại tư thế ngồi viết

- GV đọc toàn bài chính tả một lượt, sau đó đọc từng dòng thơ cho HS viết.

- GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút,...

- GV đọc cho HS soát lỗi, chữa lỗi.

- GV chấm 3- 5 bài

- Nhận xét về nội dung bài, chữ viết, cách trình bày,…

* HS làm bài tập chính tả Bài 2: Tìm các từ:

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài

a, Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:

- GV gọi 3 HS lên bảng chữa bài - Nhận xét, chốt lời giải đúng:

+ Khoảng không bao la chứa đất và các vì sao: vũ trụ.

+ Nơi xa tít tắp, tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó: chân trời.

=> Lưu ý phân biệt âm tr/ch

Bài 3: Điền vào chỗ trống tr hay ch?

- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài - GV gọi 2 HS lên bảng.

- GV nhận xét và chốt kết quả đúng:

trời - trong - trong - chớ - chân - trăng - tròn.

4. HĐ vận dụng (3p)

+ Hãy tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr

- GV nhận xét giờ học

- GV dặn HS hoàn thành bài tập và học thuộc lòng bài chính tả: Dòng suối thức.

- HS thực hiện

- 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết - HS viết thứ ngày tháng, tên bài,….

- HS nghe - viết vào vở ô li.

- Tự soát lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- Đổi chéo vở soát lỗi cho bạn

- Trả vở và nhận xét bài viết của bạn - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS tự làm bài

- 3 HS lên bảng viết lời giải.

- Lớp nhận xét

- 2 HS đọc lại kết quả

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm

- 2 HS đọc lại bài thơ sau khi đã điền đúng.

- HS thực hiện - HS lắng nghe

ÂM NHẠC

ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT EM YÊU TRƯỜNG EM, CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG

(19)

TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hs trình bày những kiến thức, những kĩ năng đã được học.

- Động viên hs mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1, Giáo viên

- Nhạc cụ : Đàn, thanh phách.

2, Học sinh - Vở ghi, sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Bước 1: Ổn định tổ chức.

Bước 2: Bài mới.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:

* Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức cũ đã học.

*Ổn định tổ chức( Nhắc hs ngồi ngay ngắn)

*Kiểm tra bài cũ:

- Gọi Hs lên bảng biểu diễn.

- Gv gọi 1 hs nhận xét - Gv nhận xét.

2. Trải nghiệm – Khám phá:

* Mục tiêu: HS nắm được mục tiêu của bài học.

- Giới thiệu bài.

- Gv treo tranh minh hoạ bài hát.

-? Bức tranh vẽ những gì ? - Gv hát mẫu.

3. Vận dụng – Thực hành

* Hoạt động 1: Ôn tập và tập biểu diễn các bài hát.

* Mục tiêu: HS biểu diễn tự nhiên.

a, Bài hát: Em yêu trường em.

- Gv đàn giai điệu các bài hát cho hs nghe.

Yêu cầu hs lần lượt nhớ tên bài hát? tác giả?

- Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ theo bài hát. Gv đệm đàn cho hs hát.

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs lên bảng biểu diễn.

- Gv động viên hs mạnh dạn, tự tin khi lên

- Hs nghe, quan sát và trả lời.

- Hs hát kết gõ đệm, vận động phụ hoạ.

- Hs biểu diễn.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Hs hát.

- Hs thực hiện.

- Hs lêng bảng.

- Hs nhận xét.

(20)

biểu diễn.

- Gv có thể cho hs lên bảng biểu diễn theo nhóm

- Gv mời hs nhận xét - Gv nhận xét.

b, Bài hát: Cùng múa hát dưới trăng.

- Giáo viên dùng 1 vài động tác thể hiện.

gv ? hs đó là các động tác có trong bài hát nào mà các em đã được học.

- Gv gọi 1 hs trả lời

- Gv y/c hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- Gv gọi hs nhận xét.

- Gv y/cầu hs múa phụ họa cho bài hát.

- Gv gọi 1 nhóm hs lên bảng thực hiện.

c, Ôn hát: Tiếng hát bạn bè mình.

- Gv cho hs nge lại giai điệu bài hát.

- Gv đàn hs hát.

- Gv y/c hs hát kết hợp gỗ đệm theo nhịp.

- Gv cho hs hát kết hợp múa phụ họa.

- Gv gọi 1 nhóm hs lên bảng thực hiện.

- Gv gọi hs nhận xét.

- Gv động viên hs mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.

* Hoạt động: Nhận xét.

*Mục tiêu: HS tự nhận xét.

- Gv khen ngợi biểu dương những hs tích cực hoạt động trong giờ học, nhắc nhở động viên những hs chưa tích cực cần cố gắng hơn.

4. Định hướng học tập tiếp theo:

-? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào?

- Gv củng cố lại nội dung bài học. Gv đàn cho hs hát lại bài hát.

-Nhắc hs về học bài.

- Hs lắng nghe.

Ngày soạn: 10/5/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2022 Toán

TRẢ BÀI KIỂM TRA

Tập làm văn Nghe - kể: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO.

(21)

GHI CHÉP SỔ TAY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại (kể) được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.

- Viết vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.

- Phát triển Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Phát triển Phẩm chất: bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ảnh minh họa từng mục trong bài: Vươn tới các vì sao.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Đếm sao”.

- GV hỏi:

+ Trong lời bài hát có nhắc đến các vì sao, vậy bạn nào có thể kể tên các vì sao mà em biết?

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS

- Bài học hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ như thế nào qua câu chuện “ Vươn tới các vì sao”.

- GV ghi tên bài.

2. HĐ luyện tập, thực hành (30p) Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV đọc bài Vươn tới các vì sao lần 1 và hỏi HS:

+ Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông I?

+ Ai là người chỉ huy con tàu đó?

+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất?

+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?

+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến

- HS cả lớp hát.

- HS nêu

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe

+ Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông I là ngày 12/ 4/ 1961.

+ Người chỉ huy con tàu là Ga-ga-rin.

+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất là 1 vòng.

+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày ngày 21/ 7 1969)

+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia

(22)

bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào?

- GV khen ngợi HS nói chính xác, đầy đủ thông tin, thông báo hay, hấp dẫn.

Bài 2: Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên.

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV nhắc HS ghi vào sổ tay những ý chính của từng thông tin. Không ghi dài, mất thời gian, khó nhớ.

- GV nhận xét, chốt ý đúng, hay:

+ Ý a: Ngày 12/ 4/ 1961: Ga-ga-rin, là người đầu tiên bay vào vũ trụ.

+ Ý b: Ngày 21/ 7/ 1969, Am-xtơ-rông, người Mĩ, là người đầu tiên lên mặt trăng.

+ Ý c: Năm 1980, Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.

3. HĐ vận dụng (5p) - GV yêu cầu:

+ Kể cho các bạn trong lớp nghe về mốc sự kiện trong bài học.

+ Tìm hiểu thêm về con tàu vũ trụ và các hành tinh (sao hoả, mặt trăng).

- Ghi nhớ thông tin vừa nghe được và đã ghi chép lại vào sổ tay.

- Đọc các bài tập đọc trong SGK, chuẩn bị kiểm tra.

chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm 1980.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS thực hành viết vào sổ tay.

- HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 34 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phòng chống dịch covid- 19.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

(23)

III. NỘI DUNG SINH HOẠT 1. Ổn định tổ chức

2. Nhận xét chung trong tuần.

a. Lớp trưởng nhận xét - Ý kiến của các thành viên trong lớp.

b. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần:...

Ôn bài: ...

Thể dục vệ sinh: ...

Đồng phục:...

*Học tập:...

*Các hoạt động khác:...

- Lao động: ...

-Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh Covid-19, bệnh giao mùa. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán