• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14 Ngày soạn: 6.12. 2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2019 Tập đọc

CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài văn: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách của từng nhân vật: cô bé thơ ngây, hồn nhiên;

chú Pi- e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng thật thà..

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

* QTE:Quyền được yêu chia sẻ. Quyền có sự riêng tư. Quyền nhận được sự thông cảm, yêu quy. Bổn phận phải yêu thương, tôn trọng con người.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

-Yêu cầu HS đọc bài “Trồng rừng ngập mặn”

- GV nhận xét 2.Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10')

- GV chia bài làm hai đoạn

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc mẫu toàn bài.

c)Tìm hiểu bài(12')

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

+ Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không?

- GV tiểu kết, chuyển ý.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 của bài.

+ Chị cô bé tìm Pi- e để làm gì?

+ Vì sao Pi- e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?

- GV tiểu kết, chuyển ý.

- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?

Hoạt động của trò - HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.

- HS đọc phần chú giải - HS luyện đọc theo cặp - HS đọc lướt đoạn 1.

- Tặng chị nhân ngày lễ Nô- en ..

- Cô bé không đủ tiền..

1.Cuộc đối thoại của Pi- e và cô bé.

- HS đọc đoạn 2 của bài.

- Hỏi Pi- e chuỗi ngọc đó giá bao nhiêu tiền,…

- Vì em đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em đã dành ...

2. Cuộc đối thoại của Pi- e và chị cô bé.

- Ca ngợi các nhân vật trong truyện có lòng nhân hậu...

(2)

=> Ca ngợi ba nhân trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu và đem lại niềm vui cho nhau.

*QTE: Qua câu chuyện trẻ em có quyền gì bổn phận gì?

- GV liên hệ giáo dục Hs d)Đọc diễn cảm(9') Hướng dẫn đọc đoạn 2

GV yêu cầu HS phân vai luyện đọc bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(4')

+ Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS nhắc lại.

- HS trả lời: Quyền được yêu chia sẻ. Quyền có sự riêng tư. Quyền nhận được sự thông cảm, yêu quy. Bổn phận phải yêu thương, tôn trọng con người.

- Hs lắng nghe

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- Luyện đọc diễn cảm.

- 4 HS thi đọc phân vai.

- Nhận xét.

Toán

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

2.Kĩ năng: Thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân,

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Chữa bài tập 2,3 - GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn thực hiện phép chia(11') - GV đưa ví dụ 1:

Tóm tắt: Sân trường hình vuông Chu vi: 27m

Cạnh :… m?

+ Muốn biết cạnh của sân trường dài bao

Hoạt động của trò - 2 HS làm bài tập.

- Lớp nhận xét.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, nêu phép tính cần

(3)

nhiêu ta làm như thế nào?

- GV hướng dẫn HS đặt tính, thực hiện tính:

27 4 30 6,75 20 0

Vậy 27 : 4 = 6,75

- GV nêu ví dụ 2: 43 : 52 = …?

- GV theo dõi, giúp HS làm bài.

- GV nhận xét chốt lại cách chia đúng.

43 52 430 0,82 140

36

+ Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên nếu còn dư ta làm thế nào?

* Qui tắc SGK.

c)Thực hành

Bài 1(7') Đặt tính rồi tính.

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài.

Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?

Bài 2(9') Giải toán.

- Gọi Hs đọc bài toán

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Tóm tắt:

25 bộ hết : 70m 6 bộ hết : …m?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bạn nào có cách làm khác?

Bài 3(4'): Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân

- Nhận xét, chốt kết quả

- Củng cố về các cách làm(2 cách: chuyển về phân số thập phân hoặc thực hiện phép chia)

thực hiện.

- 27 : 4 = … m - HS thực hiện.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1HSlàm trên bảng. Lớp làm nháp.

- Chữa bài, nhận xét.

- HStrả lời.

- 3 HS đọc SGK.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm bài.

- 3HS làm bảng, nói cách thực hiện.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS đổi chéo vở, chữa bài.

- HS đọc bài toán.

- Hs trả lời

- HS suy nghĩ, làm bài.

- 1HS làm bảng phụ.

Bài giải

Số vải để may một bộ quần áo là:

70 : 25 = 2,8 (m)

Số vải để may 6 bộ quần áo là:

2,8 6 = 16,8 (m)

Đáp số: 16,8 (m) - HS nêucách làm khác.

(70 : 25) x 6 = 16,8 (m) - HS nêu yêu cầu

- Tự làm, nêu cách làm - Nhận xét

(4)

3. Củng cố- dặn dò(4')

Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Thực hành Toán TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố cho HS:

- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân.

- Nhân nhẩm một số với 10; 100; 0,1; 0,01.

2.Kĩ năng: Giải bài toán có lời văn.

3.Thái độ: Phát triển tư duy, rèn ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.Vở thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Đặt tính rồi tính: 243,2 : 8 ; 12,24 : 20 - Nhận xét.

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài (1') b)Luyện tập

Bài tập 1(8'): Đặt tính rồi tính

a) 24 : 5 b) 79 : 4 c) 438 : 15 - Quan sát, giúp đỡ HS

- GV nhận xét, thống nhất kết quả.

- GV củng cố cho HS cách đặt tính thực hiện tính.

Bài tập 2(8'): Đặt tính rồi tính a) 5 : 2,5 b) 15: 2,5 c) 946 : 2,2 - Quan sát, giúp đỡ HS.

Nhận xét, chữa bài

Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như thế nào?

Bài tập 3 (6'):Tính nhẩm

a) 32 x 10 = … b) 825 : 100 = … 32 : 0,1 = … 825 x 0,01 = … - Qs, giúp HS.

- Nhận xét, chữa bài.

Muốn nhân nhẩm với 10; 100; 0,1; 0,01 ta làm như thế nào?

Hoạt động của trò - 2 HS

- HS đọc yêu cầu.

- 3HS làm trên bảng - lớp làm vở - Chữa, nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 3HS làm bảng, nói cách thực hiện.

- HS làm vở, báo cáo, nhận xét, chữa bài.

- 1HS đọc yêu cầu

- 1HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Chữa bài, nhận xét.

(5)

Bài tập 4(9'): Bài toán

Có 36l nước mắm chia đều vào các chai, mỗi chai chứa 0,75l. Hỏi có tất cả bao nhiêu chai nước mắm?

- Gọi Hs đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Cho Hs làm bài, 1 Hs làm bảng phụ - Nhận xét, chữa bài.

Bạn nào có câu trả lời khác?

3. Củng cố- dặn dò:(4')

- Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;0,1;0,01?

- Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?

- GV tổng kết bài, Nhận xét tiết học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

- 1HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- 1HSlàm bảng, lớp làm.

- Chữa bài nhận xét.

Bài giải

Có tất cả số chai nước mắm là:

36: 0,75 = 48 (chai) Đáp số: 48 chai

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 1

I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- HS đọc đúng câu chuyện "Cậu bé nhân hậu" (99) hs đọc to, rõ ràng, rành mạch đọc theo giọng nhẹ nhàng chậm dãi.

2. Kĩ năng:- Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi bài tập 2 (trang 99).

3. Thái độ:Giúp hs biết quyên góp giúp đỡ những bạn nhỏ khi gặp khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Vở thực hành-Tranh Sgk/99 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ (5')

-GV yêu cầu hs đọc lại bài văn mình đã viết

-Gọi hs nhận xét bài viết của bạn -GV nhận xét

II. Bài mới (30') 1. Giới thiệu bài(1') 2. Luyện đọc: (VTH/99)

*GV đọc bài thơ, hướng dẫn cách đọc - Gọi 2 HS đọc nội dung câu chuyện -Gọi hs luyện đọc cá nhân

-Gv hướng dẫn hs luyên đọc từ khó,câu trong mỗi đoạn.

-Gọi hs giải nghĩa từ khó trong bài +Cho hs luyện đọc trong nhóm (3 p')

2 HS đọc bài:

- HS theo dõi và lắng nghe.

-HS lắng nghe

- 2HS đọc HS khác theo dõi.

-Hs luyện đọc cá nhân

-Luyện đọc từ khó ,giải nghĩa từ khó trong bài"Ha-i-ti;Cha -li-Xim -

xơn;Luân Đôn;

in- tơ - nét; đô la; nạn nhân"

(6)

-Gọi đại diện nhóm đọc,gv nhận xét + Cho hs đọc đồng thanh câu truyện.

Bài tập 1(VTH/ 100-101)

Đọc câu truyện :Chọn câu trả lời đúng:

-Gọi HS đọc yêu cầu

a) Cậu bé 7 tuổi Cha-li đã quyên góp được bao nhiêu tiền để giúp đỡ các nạn nhân của trận động đất ở Ha-i -ti?

b) Cha-li đã quyên góp tiền bằng cách nào?

c)Vì sao mới 7 tuổi Cha -li đã có việc làm đầy ý nghĩa như vậy ?

d)Theo em vì sao cậu bé huy động được nhiều tiền như vậy ?

e) Dòng nào liệt kê đủ và đúng các tên riêng nước ngoài trong bài?

g)Trong câu "Số tiền Cha-li quyên góp được đã lên tới 95000 bảng Anh",bộ phận nào là chủ ngữ?

h)Các từ in đậm trong câu"Ban đầu cậu bé hy vọng huy động được 500 bảng Anh,nhưng rất ngạc nhiên khi em cứ tiếp tục đạp xe thì lại nhận được thêm tiền" thuộc những từ loại nào"?.

i)Trong câu văn"Cháu nói là muốn giúp đỡ các bạn nhỏ và chúng tôi bàn cách thự hiện" những từ nào là đại từ xưng hô"

*Gv chốt nhận xét câu

-Y/c lớp đọc đồng thanh cả bài một lượt -Gv nhận xét

3.Củng cố dặn dò: (2')

- Hệ thống lại nội dung bài học.

- HS đọc trong nhóm -Đại diện nhóm đọc - 2 HS đọc

-Lớp đọc đồng thanh -Hs đọc y/c của bài.

-Là 95000 bảng Anh.

-Hs trả lời "Vừa gửi thông điệp lên mạng vừa đạp xe vận động ở công viên

"

-Hs trả lời "Vì cậu rất thương các nạn nhân".

- Vì cả 2 lí do trên

-Hs trả lời "Ha-i-ti;Cha -li-Xim - xơn;Luân Đôn Anh ;Mĩ."

-Số tiền Cha-li quyên góp đuợc.

Từ hi vọng là: Tính từ Từ Anh là:Danh từ

Từ nhưng là: Quan hệ từ

-Hs trả lời "Cháu , chúng tôi"

Hs lắng nghe

-Lớp đọc đồng thanh lại bài một lượt -Hs lắng nghe

Ngày soạn: 7.12. 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố cho HS về chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân

(7)

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân

- Giải bài toán liên quan đến chu vi và diện tích các hình, bài toán liên quan đến số trung bình cộng.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đặt tính rồi tính: 13: 5 ; 76:12

Nêu quy tắc chia 1số tự nhiên cho 1số tự nhiên mà thương là một số thập phân

– GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài (1') b)Hướng dẫn luyện tập Bài 1 (7'):Tính.

- GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét

Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức?

Bài 2(6'): Tính rồi so sánh kết quả tính Yeu cầu HS làm

Nhận xét, chốt kết quả

Củng cố: Nhân với 0,4 chính là chia cho 25 Bài 3(6'): Giải toán.

Bài toán cho biết gì bài toán hỏi gì?

Bài toán thuộc dạng toán gì? Cách giải?

- GV nhận xét

Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật Bài 3(9'): Giải toán.

- GV gọi HS tóm tắt bài toán - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, chữa bài Bạn nào có cách giải khác?

3. Củng cố, dặn dò(3')

Khi chia 1số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?

Hoạt động của trò

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nêu yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần, HS cả lớp làm vào vở - Chữa bài, nhận xét.

- HSgiải thích cách làm.

- HS nêu yêu cầu

- Hs làm bài. 2HS làm bảng nhóm Nhận xét, chữa bài

- 1HS đọc bài toán.

- Tóm tát miệng.

- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

- Chữa bài, nhận xét.

- HS đọc bài toán.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

- 1 HS nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở báo cáo.

- HSnêu cáchlàm khác.

(8)

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Dặn: chuẩn bị bài sau.

Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn BT1.

- Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học BT2.

2.Kĩ năng: Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3, thực hiện yêu cầu của BT4(a,b,c).

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-VBT Tiếng Việt, Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

+ Quan hệ từ là gì?

+ Đặt câu có cặp quan hệ từ?

- GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài (1')

b)Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1(6'):Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung có trong bài văn.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài văn. Chú ý chỉ cần tìm được 3 danh từ chung, nếu tìm được nhiều hơn càng tốt.

- GV quan sát, giúp đỡ HS .

- GV nhận xét,chốt lại kết quả đúng.

+ Danh từ là gì?

+ Danh từ chung và danh từ riêng có gì khác nhau?

Bài tập 2 (7'):Viết tiếp vào chỗ trống.

- GV quan sát giúp đỡ HS

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS - GV chốt lại lời giải đúng.

Qui tắc viết hoa danh từ riêng đã học?

Bài tập 3(8'): Tìm đại từ trong đoạn văn.

- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, gạch

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp làm vở BT.

- HS dưới lớp đọc kết quả.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

+Danh từ riêng: Nguyên

+Danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt má, mặt, phía,...

* Danh từ chung là tên của một loại sự vật.

* Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bài vào phiếu.

- Nhận xét, chữa bài.

- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm việc cá nhân.

- HS phát biểu ý kiến.

(9)

chân dưới đại từ xưng hô trong đoạn văn.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Đại từ là gì?

Bài tập 4 (10') Xác định câu

- GV nhắc HS: Đọc từng câu văn, xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(4')

+ Đặt câu có cụm danh từ là chủ ngữ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn : chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

* Lời giải:

Đại từ trong đoạn văn: chị, em, tôi, chúng tôi.

- HSđặt câu với đại từ vừa tìm.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc thầm câu văn, xác định các kiểu câu.

- Lớp đổi chéo vở, chữa bài.

a)Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.

b)Tôi nhìn em cười trong hai dòng nước mắt kéo vệt trên má.

Kĩ thuật

CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN(t3) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học sinh cần phải biết làm 1 số sản phẩm khâu, thêu.

2.Kỹ năng:Biết cách thực hiện, làm được sản phẩm hoàn chỉnh 3.Thái độ:Yêu thích tự hào về sản phẩm mình làm ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.

- Mảnh vai, kim khâu, chỉ khâu. Kéo, khung thêu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - HS trưng bày sản phẩm 2.Giới thiệu bài mới

Nêu MT bài :

“ Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn” - HS nhắc lại 3. Phát triển các hoạt động

Hoạt động 1: Thực hành làm sản phẩm tự chọn

Hoạt động nhóm, lớp - GV phân chia vị trí cho các nhóm

thực hành

- HS thực hành nội dung tự chọn - GV quan sát, hướng dẫn và nhắc nhở

HS còn lúng túng.

Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả thực hành

Hoạt động cá nhân, lớp

- HS tự đánh giá sản phẩm đạt yêu cầu:

+ Hoàn thành sản phẩm ( khâu, thêu

(10)

- GV tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau.

hoặc nấu ăn) đúng thời gian quy định + Sản phẩm đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật, mĩ thuật

Hoạt động 3 :

- GV hỏi lại cách thực hiện làm ra sản phẩm.

4. Tổng kết- dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau

Hoạt động cá nhân, lớp - HS nêu trình tự thực hiện - Lắng nghe

- Chuẩn bị : “Lợi ích của việc nuôi gà Chính tả ( nghe - viết )

CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT2a.

2.Kĩ năng: Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam.

3.Thái độ: Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-VBT, Bảng phụ, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- HS viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/ x

- GV nhận xét.

2.Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe – viết(25') - GV đọc bài.

+Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

+Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc kông?

- GV hướng dẫn viết từ khó: trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ,…

Em hãy nêu cách trình bày bài?

- GV lưu ý HS cách viết câu đối thoại, câu hỏi, câu cảm...

- GV đọc từng câu HS viết.

- GV đọc lại toàn bài.

- GV thu 5-7 bài để nhận xét.

- Nhận xét chung.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(7')

Hoạt động của trò - 2 HS viết bảng, lớp nháp.

- Chữa, nhận xét.

- HS theo dõi SGK.

- Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en - Cô bé không đủ tiền mua chuỗi...

- HS tìm, đọc

- Lớp viết nháp, 2HS viết bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS nêu.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

(11)

Bài tập 2a

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài - GV cho HS làm bài nhóm.

- GV nhận xét Bài tập 3

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài - GV cho HS làm bài.

GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 3. Củng cố- dặn dò(3')

Tìm từ chứa tiếng tranh, chúng?

- GV nhận xét giờ học, chữ viết của HS.

- Dăn: chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS trao đổi nhanh trong nhóm Báo cáo

tranh ảnh-quả chanh ; tranh giành- chanh chua…

- HSđặt câu với từ vừa tìm được.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm vào vở bài tập- trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung

*Lời giải:

Các tiếng cần điền lần lượt là:

đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, trước,

Lịch sử

THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC MỒ CHÔN GIẶC PHÁP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học xong bài, HS biết:

- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

- ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

2.Kĩ năng: Kể và chỉ trên lược đồ, bản đồ.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học, thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam.

* Giảm tải: Không yêu cầu trình bày diễn biến chỉ kể lại một số sự kiên về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học tập của HS.

- ảnh tư liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ thể hiện điều gì ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài: (1') b) Nội dung

Hoạt động 1: (12')Âm mưu của địch - GV yêu cầu HS theo dõi SGK, thảo luận theo cặp các câu hỏi sau:

+ Muốn mau chóng kết thúc chiến tranh

- HS trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- Làm việc theo cặp

- Mở cuộc tấn công quy mô lên Việt

(12)

thực dân Pháp phải làm gì?

+ Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu của TD Pháp?

+ Trước âm mưu của thực dân Pháp Đảng đã có những chủ trương gì?

- GV nhận xét- bổ sung.

Hoạt động 3:(14') Một số sự kiện của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

- Yêu cầu HS theo dõi SGK, quan sát lược đồ:

+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường?Nêu cụ thể từng đường?

+ Quân ta đã tiến công và chặn đánh địch như thế nào?

+ Kết quả của chiến dịch?

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.

Hoạt động 4: (6')ý nghĩa của chiến dịch - GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

3. Củng cố- dặn dò:(3')

+ Tại sao nói Việt Bắc thu- đông mồ chôn giặc Pháp?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- VN học bài, chuẩn bị bài sau.

Bắc.

- Vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Nếu đánh thắng chúng có thể sớm kết thúc chiến tranh xâm lược đưa nước ta về chế độ thuộc địa.

- Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc.

- HS thảo luận theo nhóm 6.

+ Ba đường: Binh đoàn quân dù nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.

Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên Bông lau, Cao Bằng vòng xuống Bắc Cạn

Thuỷ binh từ Hà Nội theo sông Hồng và sông Lô qua Đoan Hùng đánh lên Tuyên Quang.

- Khi địch nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của ta.

Trên đường số 4 ta chặn đánh địch và giành thắng lợi.

Ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô của Pháp bị đốt cháy trên sông Lô.

- Ta đã đánh bại cuộc tấn công của địch, ...

- HS thảo luận.

+ Phá tan âm mưu của TD Pháp.

+ Cơ quan đầu não của kháng chiến tại VB được bảo vệ vững chắc,…

- HS trình bày trước lớp,nhận xét.

(13)

Khoa học

GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết một số tính chất của gạch gói.

- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.

2. Kĩ năng: Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, gói.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập, thích khám phá thế giới.

*BVMT: GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức BVMT

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Phiếu học tập.- vài mẩu ngói khô, chậu nước (theo nhóm)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

+ Nêu đặc điểm, tính chất của đá vôi ? + Nêu ích lợi của đá vôi?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài (1')

b)Hoạt động 1(6'): Thảo luận

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đọc thông tin rồi sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được các loại đồ gốm vào giấy của các nhóm.

+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?

+ Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

* Kết luận:

-Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét.

- Gạch, ngói hoặc nồi đất,…được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao không tráng men. Đồ sành, sứ đều là đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm từ đất sét trắng, cách làm rất tinh xảo.

c)Hoạt động 2(6'): Quan sát

GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

Hình Công dụng

1a 2a

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để sắp xếp các thông tin và tranh ảnh.

- Tất cả đồ gốm đều được làm từ đất sét.

- Gạch, ngói được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao: đồ sành được làm từ đất sứ trắng, …

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Làm việc theo nhóm.

- HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi.

- Đại diện HS báo cáo.

(14)

+ Để lợp mái nhà ở hình 5, 6 người ta sử dụng ngói nào ở hình 4?

- GV theo dõi, nhắc HS ghi lại kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Có nhiều loại gạch ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà…

Ngói dùng để lợp mái nhà…

d)Hoạt động 3(20'):Thực hành

( Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột) a/ Tình huống xuất phát:

-GV nêu câu hỏi:Gạch, ngói có tính chất gì ? b/ Nêu ý kiến ban đầu của HS:

-GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về tính chất của gạch, ngói vào vở thí nghiệm.

+GV theo dõi phát hiện các biểu tượng ban đầu khác biệt.

-Cho HS trình bày biểu tượng ban đầu về tính chất của gạch, ngói :

+Theo em, gạch, ngói có những tính chất gì?

+Em nào có ý kiến khác bạn?

-GV ghi nhanh lên bảng một số ý kiến tiêu biểu.

c/Đề xuất câu hỏi :

-GV yêu cầu HS so sánh :

+Em thấy các ý kiến trên có điểm nào giống và khác nhau?

-GV phân nhóm các biểu tượng ban đầu.

-GV hỏi HS:

+Từ những ý kiến khác nhau về tính chất của gạch, ngói như trên, hãy nêu điều thắc mắc của em?

-GV tập hợp các câu hỏi:

+Tất cả những thắc mắc của các em là đều muốn biết : tính chất của gạch, ngói.

d/ Đề xuất thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu:

-GV yêu cầu HS đề xuất thí nghiệm:

+Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, theo em chúng ta tiến hành cách thí nghiệm - nghiên cứu nào?

-GV chọn phương án:thí nghiệm .

-GV yêu cầu HS viết câu hỏi,dự đoán, cách

- Lớp nhận xét, bổ sung.

-HS theo dõi.

-HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về tính chất của gạch, ngói vào vở thí nghiệm.

-HS phát biểu.

-HS khác phát biểu.

-HS nêu ý kiến.

-HS nêu thắc mắc.

-HS theo dõi.

-HS nêu.

-HS theo dõi.

-HS viết câu hỏi,dự đoán, cách

(15)

tiến hành thí nghiệm của mình vào vở thí nghiệm.

-GV nhắc lại yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

-Cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4:

Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào nước, nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra, thảo luận và giải thích hiện tượng đó rồi ghi kết quả vào vở thí nghiệm.

e/Kết luận, kiến thức mới:

-Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm-nghiên cứu.

-GV nhận xét.

-GV kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ.

-GV cho HS so sánh kết luận với ý kiến ban đầu để khắc sâu kiến thức:

+Hướng dẫn HS so sánh kết luận với các ý kiến ban đầu trên bảng lớp.

+Cho HS so sánh kết luận với biểu tượng ban đầu của mình.(Dự đoán ban đầu của em là gì?

Kết luận của chúng ta là gì?…..) 3.Củng cố- dặn dò(3')

+ Nêu tính chất của gạch, ngói ?

*BVMT: GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức BVMT...

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

tiến hành thí nghiệm của mình vào vở thí nghiệm.

-HS tiến hành thí nghiệm.Kết luận: Khi thả gạch, ngói vào nước thấy có vô số bọt nhỏ từ viên gạch hoặc viên ngói thoát ra, nổi lên mặt nước. Giải thích: Nước tràn vào các lỗ nhỏ li ti của viên gạch hoặc viên ngói, đẩy không khí ra tạo thành các bọt.

-Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành và giải thích hiện tượng.

-HS nghe.

-HS phát biểu.

Ngày soạn: 8.12. 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2019 Toán

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nắm được cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên.

(16)

2.Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Chữa bài tập 2,3 - GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài (1')

b)Hướng dẫn thực hiện phép chia(12') GV đưa ví dụ, yêu cầu HS tính kết quả : 25: 4 = ?

( 25 5 ) : ( 4 5 ) = ?

+ So sánh kết quả, rồi rút ra nhận xét.

- GV chốt lại: Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi.

- GV đưa ví dụ:

Tóm tắt: Hình chữ nhật Diện tích: 57 m2 Chiều dài: 9,5 m Chiều rộng: …m?

- GV theo dõi, giúp HS làm bài.

- GV hướng dẫn HS chia trực tiếp.

570 9,5 0 6 Vậy 57 : 9,5 = 6 (m)

- GV đưa ví dụ 2: 99 : 8,25 = ? 9900 8,25

1650 12 0

+ Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?

* Qui tắc SGK.

c) Thực hành

Bài 1(6'): Đặt tính rồi tính.

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài - GV nhận xét, chốt kết quả

Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập

Hoạt động của trò - 2 HS làm bài tập.

- Lớp nhận xét.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS tính rồi báo cáo kết quả.

- HSphát biểu.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nêu cách làm: 57 : 9,5 = ? - HS thảo luận, tìm cách tìm thương của phép chia.

57 : 9,5 = (57 10) : ( 9,5 10) = 570 : 95

= 6

- 1HSlàm trên bảng. Lớp làm vào nháp.

- 3 HS trả lời.

- HS đọc SGK.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm bài.

- HS đổi chéo vở, chữa bài.

(17)

phân ta làm như thế nào?

Bài 2(4'): Tính nhẩm

Nhận xét

Muốn chia 1STN cho 0,1;0,01;0,001;

10;100;1000;... ta làm như thế nào ? Bài 3(10'): giải toán.

Tóm tắt: 0,8m : 16kg 0,18m : …kg?

Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

Nhận xét, chữa bài Cách làm khác

- GV củng cố cách giải dạng toán.

3. Củng cố- dặn dò(3')

Khi chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu

- HS tự làm, báo cáo kết quả( nêu miệng)

- Nhận xét, chữa bài - Nêu quy tắc

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS lên bảng làm.

- HS tự làm

Bài giải:

Một mét nặng số ki-lô-gam là:

16 : 0,8 = 20 (kg)

0,18 mét nặng số ki-lô-gam là:

20 x 0,18 = 3,6(kg ) Đáp số: 3,6 kg.

Địa lí

GIAO THÔNG VẬN TẢI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông.

Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.

- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.

2.Kĩ năng: Xác định được trên Bản đồ giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế và cảng biển lớn.

3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.

*TNMT Biển đảo: Nêu vai trò của giao thông đường biển

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ Giao thông Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

+ Nêu một số ngành công nghiệp nước ta và sản phẩm của chúng?

- GV nhận xét.

2.Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: (1') b. Nội dung:

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

(18)

HĐ1.(14') Các loại hình giao thông vận tải.

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK, trả lời câu hỏi:

+ Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết?

+ Kể tên các phương tiện giao thông mà em biết?

+ Cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá?

+ Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?

*ATGT: Cho Hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về thực trạng tình hình giao thông ở nước ta?

- Gv nhận xét, liên hệ giáo dục hs

* Kết luận:

- Nước ta có đủ các loại hình giao thông vân tải: đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.

- Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá.

Hđ2.(18') Phân bố một số loại hình giao thông

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Chỉ trên bản đồ quốc lộ 1 A, đường sắt Bắc- Nam: các sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất: các cảng biển: Hải Phòng , Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh.

- Tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc-Nam?

- Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.

- Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc- Nam vì lãnh thổ theo chiều

- HS quan sát hình 1 và đọc SGK, trao đổi với bạn.

- HS trình bày.

+ Đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không.

+ Đường ô tô: ô tô các loại, xe máy,

+ Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá.

+ Ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình…

- Đại diện HS trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ, chỉ cho bạn bên cạnh, trao đổi tìm các địa điểm trên bản đồ.

- HSdo hình dáng đất nước.

- HS trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

(19)

Bắc- Nam.

- Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam là tuyến đường ô tô dài nhất và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.

*TNMT Biển đảo: Nêu vai trò của giao thông đường biển ?

-GV kết luận: giao thông đường biển là một loại hình giao thông hết sức quan trọng ở nước ta. Qua đó thấy được nguồn lợi của biển, có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

3 Củng cố- dặn dò:(3')

Nêu đặc điểm giao thông ở nước ta?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

- HS nêu, nhận xét, bổ sung.

Tập đọc

HẠT GẠO LÀNG TA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ bao mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc lòng 2-3 khổ thơ.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.

3. Thái độ: HS có tình cảm yêu quý người lao động.

* QTE: Quyền được tham gia góp sức mình vào công việc chung...Bổn phận phải giúp đỡ ông bà, cha mẹ...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu HS đọc bài “Chuỗi ngọc lam”

+ Qua bài văn tác giả muốn nói điều gì với chúng ta?

- GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài (1') b)Luyện đọc(10')

- Yêu cầu đọc theo khổ thơ

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS

Hoạt động của trò

- HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 HSđọc toàn bài

- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ(2 lần).

- HS đọc chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp- đại diện đọc

(20)

- GV đọc toàn bài.

c) Tìm hiểu bài(12')

- Yêu cầu HS đọc khổ thơ đầu trả lời : + Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

- GV tiểu kết, chuyển ý.

- Yêu cầu HS đọc các khổ thơ còn lại . + Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?

+ Vì sao hạt gạo là hạt vàng?

Qua bài thơ em hiểu được điều gì?

=> Hạt gạo được làm nên từ bao mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

*QTE: Qua bài thơ con thấy trẻ em có quyền và bổn phận gì?

d)Đọc diễn cảm(9')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

- GV đưa đoạn 3

- GV yêu cầu HS nhẩm thuộc hai khổ thơ cuối của bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(4')

+ Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS đọc lướt đoạn 1.

- Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất (có vị phù sa), của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy); công lo của con người, của cha mẹ (có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay)

- Giọt mồ hôi sa, những trưa tháng sáu, nước như ai nấu chết cả cá cờ, mẹ em xuống cấy.

1.Hạt gạo làm nên từ bao mồ hôi công sức của con người.

- HS đọc lướt các khổ còn lại.

- Gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến.

- Hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên từ bao mồ hôi và nước mắt ,…

2. Hạt gạo là hạt vàng.

- Hạt gạo được làm nên từ bao mồ hôi công sức

- 2HS đọc lại nội dung bài.

- Quyền được tham gia góp sức mình vào công việc chung...Bổn phận phải giúp đỡ ông bà, cha mẹ...

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- Luyện đọc theo cặp.

- 4 HS thi đọc diễn cảm.

- HS nhẩm thuộc hai khổ thơ cuối, thi đọc thuộc lòng.

- Nhận xét

(21)

Kể chuyện

PA - XTƠ VÀ EM BÉ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.

2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Pa- xtơ và em bé bằng lời của mình.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ truyện.

- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài (1') b)GV kể chuyện(6')

- GV kể chuyện lần 1: Giới thiệu ảnh của Pa- xtơ (1822- 1895)

- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.

c)Hướng dẫn HS kể chuyện (25')

Kể lại từng đoạn câu chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện với bạn.

+ Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, em hãy nối tiếp kể lại từng đoạn của câu chuyện?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS kể chuyện + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- GV chia nhóm, yêu cầu HS kể nối tiếp các đoạn, kể cả câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

- GV theo dõi, uốn nắn HS kể chuyện.

+ Vì sao Pa- xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc- xin cho Giô- dép?

+ Câu chuyện muốn nói điều gì?

Hoạt động của trò - 2 HS kể

- Nhận xét.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS nghe + kết hợp quan sát tranh.

-1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Từng cặp HS kể chuyện mỗi em có thể kể 2 tranh và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Lớp nhận xét.

- HS kể lại được toàn bộ câu chuyện - Vì vắc-xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm trên loài vật nhưng chưa lần nào thí nghiệm trên người. Pa- xtơ muốn em bé khỏi nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm.

- Ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân

(22)

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?

*QTE:-Quyền được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ y tế.

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Dặn: kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.

hậu, yêu thương con người hết mực..

- Lớp nhận xét, đánh giá.

Ngày soạn: 9.12. 2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2019 Tập làm văn

LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp: thể thức của biên bản, nội dung.

2.Kĩ năng: Xác định được những trường hợp nào cần ghi biên bản; Biết đặt tên cho biên bản cần lập.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

*QTE: Quyền được tham gia sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong HCM.

* KNS- Ra quyết định, giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản)

- Tư duy phê phán: phê phán những trường hợp sai.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- VBT.Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

+ HS trình bày lá đơn xin gia nhập đội tình nguyện... .

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Nhận xét(10')

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đọc Biên bản đại hội chi đội.

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời + Chi đội 5A ghi biên bản để làm gì?

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời.

- Nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS đọc Biên bản đại hội chi đội.

- Lớp đọc thầm.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trao đổi để trả lời câu hỏi

-… để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống

(23)

*QTE: Quyền được tham gia sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong HCM.

+ Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống, khác cách mở đầu đơn?

+ Cách kết thúc biên bản có gì giống, khác cách kết thúc của đơn?

.

+ Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản?

- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả..

c)Ghi nhớ(2') d)Luyện tập.

Bài tập 1 (10'): Xác định các trường hợp cần ghi biên bản

- GV tổ chức cho HS trao đổi theo cặp để trả lời:

+ Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không?

- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2(10') Đặt tên cho các biên bản ở bài 1.

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

nhất…nhằm thực hiện đúng những thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.

- Hs lắng nghe

- Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản

- Khác: biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.

- Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm

- Khác: có hai chữ kí, không có lời cảm ơn như đơn.

- Thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ toạ, chữ kí, nội dung họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí.

- 3 HS đọc lại.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trao đổi theo cặp.

- HS phát biểu.

- Lớp thống nhất kết quả.

Cần ghi Không cần

Đại hội chi đội Bàn giao tài sản Xử lí vi phạm..

Xử lí việc xây nhà trái phép.

Họp lớp phổ biến kế hoạch…

Đêm liên hoan văn nghệ.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét, chữa bài.(thêm vào chữ biên bản)

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

2.Kĩ năng: Thực hiện chia, tìm x và giải các bài toán có lời văn.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

(24)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, PHTM, Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

387 : 8,6 36: 0,75

Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

=> GV nhận xét 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện tập:

Bài tập 1(6'):Tính rồi so sánh kết quả tính

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

=>Chia cho 0,5 chính là nhân số đó với 2

Chia cho 0,2 chính là nhân số đó với 5 Chia cho 0,25 chính là nhân số đó với 4 Bài tập 2 (6'): Tìm x

* PHTM: Phân phối tệp tin

a) x x 8,6 = 387 b) 9,5 x x = 399

- Cho HS làm, nhận xét, chữa bài.

- Cho HS nêu cách làm.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng

Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?

Bài tập 3 (10'): Giải toán - Gọi hs đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Quan sát, giúp đỡ HS Nhận xét, chữa bài

Bài 4(10'): Giải toán

Hoạt động của trò - 2 HS làm bảng

- HS nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS nhận xét bài bạn.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Hs đăng nhập vào máy tính bảng để làm bài

a) x x 8,6 = 387 x = 387 : 8,6 x = 45 b) 9,5 x x = 399 x = 399: 9,5 x = 42 - 1 HS nêu lại quy tắc - 1 HS đọc bài toán.

- HS làm vào vở.

- 1 HS lên bảng phụ, chữa bài.

- Cả lớp nhận xét.

Bài giải

Số dầu ở 2 thùng có tất cả là:

21 + 15 = 36 (l)

36l chứa được vào chai 0,75l thì được số chai là:

36 : 0,75 = 48 (chai) Đáp số: 48 chai

(25)

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Muốn tính được chu vi ta cần biết gì?

- GV nhận xét, chốt kết quả.

Muốn tính diện tích hình vuông, chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?

3. Củng cố- dặn dò(3')

Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc bài toán.

- Hs trả lời - Chiều dài

- HS làm bài. Chữa bài Bài giải

Diện tích hình vuông cũng là diện tích hình chữ nhật là:

25 x 25 = 625 (m2) Chiều dài hình chữ nhật là:

625 : 12,5 = 50 (m) Chu vi hình chữ nhật là:

(50 + 12,5) x 2 = 125 (m) Đáp số: 125 m - Nêu quy tắc

Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.

2.Kĩ năng: Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu(BT2).

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-VBT Tiếng việt, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Tìm các danh từ riêng, danh từ chung trong câu văn sau:

Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe:

- Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là tớ gài lên đấy.

- GV nhận xét 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1(12'):Tìm động từ, tính từ,

Hoạt động của trò - 2 HS chữa bài.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

(26)

quan hệ từ trong đoạn văn sau.

+ Động từ, tính từ, quan hệ từ là gì?

- GV giúp HS nhớ lại các kiến thức về tính từ, danh từ, động từ, quan hệ từ.

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các từ loại đó.

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.

- GV lưu ý học sinh phân loại từ loại vào bảng cho dễ theo dõi.

- GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(19'): Viết đoạn văn ngắn tả người mẹ….

- GV nhấn mạnh thêm: dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. Sau đó, chỉ ra 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ đã dùng trong đoạn văn.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự viết đoạn văn dựa vào ý của khổ thơ.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, tuyên dương những bài viết hay sáng tạo.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Thế nào là động từ? tính từ? Quan hệ từ?

- GV tổng kết bài,nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS nhớ lại các kiến thức.

* Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

* Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái…

* Quan hệ từ là những từ nối các từ ngữ hoặc các câu văn với nh....

- Lớp nhận xét.

- HS đọc kĩ đoạn văn, ghi lại kết quả vào VBT, 1HS làm vào bảng phụ.

- HS dưới lớp đọc kết quả.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Động từ Tính từ

Quan hệ từ trả lời,

vịn, trào, đón, bỏ

xa,vời vợi, lớn

qua, ở, với - HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS đọc to hai khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.

- Lớp đọc thầm lại.

- HS làm việc cá nhân.

- HS viết bài vào vở.

- 1 HSviết vào bảng phụ.

- HS nối tiếp nhau đọc bài làm.

- Lớp nhận xét

Khoa học XI MĂNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được một số cách bảo quản xi măng.

- Nhận biết một số tính chất của xi măng.

2.Kĩ năng: Quan sát nhận biết xi măng.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học, thích tìm hiểu xung quanh.

(27)

*BVMT:-GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- VBT, tranh ảnh, PHTM, Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

+ Gốm được làm như thế nào để trở thành gạch ngói?

+ Nêu đặc điểm của gạch ngói, cách bảo quản?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài(1')

b)Hoạt động 1(13'): Thảo luận

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận các câu hỏi sau:

+ Ở địa phương em, xi măng được dùng để làm gì?

+ Kể tên một số nhà máy xi măng của nước ta mà em biết?

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng như nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Lam Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên,…

c)Hoạt động 2(18'):Thực hành xử lí thông tin

GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:

+ Xi măng có tính chất gì? Tại sao phải bảo quản các bao xi măng cẩn thận để nơi khô, thoáng khí?

+ Nêu tính chất của vữa xi măng? Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay?

- Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông, bê tông cốt thép? Nêu công dụng của bê tông và bê tông cốt thép?

- GV theo dõi, nhắc HS ghi lại kết quả thảo luận.

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo nhóm.

.

- Xi măng dùng để trộn vữa xây nhà.

- Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Lam Thạch

- HS lắng nghe.

- Làm việc theo nhóm.

- HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi.

- Xi măng có màu xanh (nâu đất). Xi măng không tan trong không khí bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo, khô, kết thành tảng, cứng hơn đá...

- Khi mới trộn vữa xi măng dẻo, khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không tan. Vì vậy phải dùng ngay sau khi trộn.

- Bê tông: xi măng, cát, sỏi trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, được dùng để lát đường.

- Bê tông cốt thép: trộn đều xi măng cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, được dùng

(28)

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

+ Xi măng làm từ những vật liệu gì?

* Kết luận:

Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông, bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong ..

* PHTM: câu hỏi khảo sát – nhiều lựa chọn

1/ Xi măng được làm từ những vật liệu gì ? A. Đất sét

B. Đá vôi

C. Đất sét và đá vôi

D. Đất sét, đá vôi và một số chất khác 2/ Màu nào dưới đây không phải là màu của xi măng?

A. Trắng B. Xám xanh C. Nâu đất D. Xanh

3/ Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của xi măng khi được trộn với nước ?

A. Hòa tan trong nước B. Không tan trong nước C. Dẻo

D. Chóng bị khô, kết thành tảng, cứng như đá

- Cho Hs làm bài

- Nhận xét, chữa bài;1: D; 2: D; 3: A 3. Củng cố- dặn dò(4')

+ Nêu tính chất của xi măng? Cách bảo quản xi măng?

*BVMT:-GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường...

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

để xây nhà cao tầng, cầu đập nước,…

- Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HStrả lời.

- Hs đăng nhập vào máy tính bảng để làm bài, chữa bài

- Hs nêu

HĐNGLL Đạo đức Bác Hồ

BÀI 4: THƯ BÁC HỒ GỬI BÁC SĨ VŨ ĐÌNH TỤNG I. MỤC TIÊU

(29)

1.Kiến thức:-Cảm nhận được tấm lòng bao dung, đồng cảm của Bác trước nỗi đau của nhân dân và tình cảm lớn lao của Người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc

2. Kĩ năng:- Nhận thức về giá trị của cuộc sống hòa bình và tự do ngày nay 3. Thái độ: - Biết ơn, trân trọng đối với những người đã hi sinh vì đất nước và có những hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn đó.

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu và trò chơi ô chữ- Các câu hỏi ghi trên giấy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ . Không có việc gì khó

- Nêu ý nghĩ 4 câu thơ mà Bác Hồ đã đọc?

2.Bài mới : Thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng a.Giới thiệu bài

b.Các hoạt động Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện “ Thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng ”

+ Gia đình BS Vũ Đình Tụng đã phải chịu đựng những nỗi đau gì trong chiến tranh?

+ Trong thư Bác đã dùng hình ảnh so sánh gì khi nói về nỗi đau của Người khi mất đi một thanh niên VN yêu nước?

+ Trong bức thư Bác Hồ đã động viên Bác sĩ Tụng như thế nào?

+Lá thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng cho em suy nghĩ gì về tình cảm của Bác đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc?

Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 + Để có hòa bình, tư do hôm nay, nhân dân ta phải đánh đổi bằng nhiều sự hy sinh, mất mát. Trước sự hi sinh đó, chúng ta phải làm gì?

+ Kể về một tấm gương đã hi sinh vì Tổ quốc mà em biết?

Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng

+. Kể những việc em nên làm để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã mang lại hòa bình, tự do cho đất nước chúng ta.

Nội dung Việc em nên làm

+ Viết vào giấy những điều các em đang được hưởng trong cuộc sống tự do, hòa bình ngày hôm nay và những điều xảy ra trong chiến tranh?

-HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân

-Hoạt động nhóm 4

- HS thảo luận theo nhóm- Đại diện nhóm trình bày -Các nhóm khác bổ sung - HS tự nguyện trả lời - Các bạn sửa sai, bổ sung - HS làm bài cá nhân trên

giấy nháp

-Hoạt động nhóm - HS thảo luận nhóm 2- TLCH

- Nhận xét

- HS làm bài trên bảng nhóm

(30)

Hòa bình, tự do Chiến tranh + Trò chơi ô chữ: GVhướng dẫn HS sinh chơi trên mẫu ô chữ kẻ trên bảng phụ theo đội 4 người- GV tuyên dương

3. Củng cố, dặn dò:

-Để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã mang lại hòa bình, tự do cho đất nước chúng ta, em phải làm gì?

Nhận xét tiết học

- Đại diện nhóm trình bày - Các bạn bổ sung

-HS tham gia chơi -HS trả lời

Ngày soạn: 10.12. 2019

Ngày giảng:Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2019 Tập làm văn

LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. MỤC TIÊU

.Kiến thức: Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung,theo gợi ý của SGK.

2.Kĩ năng: HS có kĩ năng ghi biên bản cuộc họp.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học ,tự giác tích cực trong học tập.

* Kĩ năng sống:-Ra quyết định/giải q

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa

- Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi,câu khiến,câu cảm trong bài. Biết đọc diễn cảm vở

Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc

Kiến thức: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa

*Mục tiêu học sinh Quảng: Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.. * Giáo dục kĩ năng sống - Tư

Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc

Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc

Kiến thức:- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau