• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

NS: 16/11/2018

NG: Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 51: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH (TIẾP) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính.

- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.

2. Kỹ năng

- Kỹ năng trình bày và giải toán bằng hai phép tính.

3. Thái độ

- Yêu thích môn toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ(3’): 2 h/s lên bảng chữa bài tập - Lớp và Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb

+Bài toán: Gv nêu bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Bài giải bằng mấy phép tính + B1: tìm gì?

+ B2: tìm gì?

- 1 h/s lên bảng giải - Lớp nhận xét bài.

? Muốn giải bài toán bằng 2 phép tính ta phải thực hiện qua mấy bước?

* Thực hành(20’) + Bài 1- 2 h/s đọc

- Gv hướng dẫn h/s tóm tắt bài toán.

- Gv hướng dẫn cách giải.

? Muốn biết quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài bao nhiêu km ta phải biết gì?

- Lớp giải vào vở- 1 h/s lên bảng giải.

? Bài thuộc dạng toán nào?

- Gv nhận xét chữa.

Bài 2: Đọc yêu cầu.

Bt cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Muốn biết trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào?

- 2 h/s đọc lại bài.

Thứ 7 bán được 6 xe, chủ nhật bán được gấp 2 lần.Hỏi tổng số xe bán được?

Giải

Ngày chủ nhật bán được số xe:

6 x 2 = 12( xe)

Cả 2 ngày bán được số xe : 12 + 6 = 18 ( xe)

Đ/s: 18 xe Giải

Quãng đường từ chợ đến bưu điện dài là:

5 x3 = 15 (km)

Quãng đường từ nhà đến bưu điện dài là:

5 + 15 = 20(km)

Đs: 20 km

- 2 h/s đọc

(2)

+ Bài 3. Số: Hs đọc yêu cầu.

- Gv hướng dẫn mẫu.

- Hs làm bài cá nhân.

- 1 h/s lên bảng chữa dòng -1học sinh dọc kết quả dòng 2.

-> Đổi chéo vở kiểm tra- Gv chấm 1 số bài.

? Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào?

? Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?

? Muốn thêm bớt 1 số đơn vị ta làm thế nào?

- Hs làm theo HD của Gv Giải

Đã lấy ra số lít mật ong là:

24 : 3= 8 (l)

Còn lại số lít mật ong là:

24 -8 = 16 (l) Đ/S: 16 l

5 gấp 3 lần-> 15 thêm3 -> 18 6 gấp 2 lần-> 12 bớt 2-> 10 - Hs nêu các quy tắc.

3. Củng cố-Dặn dò(3’): Gv chốt phương pháp giải toán có 2 phép tính.

VN làm bài tập.

……….

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN(2t) TIẾT 31-32: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Đọc đúng các từ dễ lẫn.Phân biệt lời dẫn và lời nhân vật.

- Đọc thầm nhanh và nắm cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a.

- Hiểu ý nghĩa truyện : Đất đai, tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quý nhất.Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

- Biết sắp xếp lại các tranh minh họa trong Sgk theo đúng thứ tự câu truyện. Dựa vào tranh kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện.

2. Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện được sắc thái của bài.

3. Thái độ

- Yêu quý quê hương đất nước mình.

*QTE: Quyền có quê hương. Bổn phận phải biết yêu quý và trân trọng.

II. CÁC KN CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị

- Giao tiếp.

- Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ(3’): 2, 3 h/s đọc bài” Thư gửi bà + trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb 1.Luyện đọc(30’) a, Gv đọc mẫu toàn bài

(3)

b, Hs đọc+ giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu + Đọc nối tiếp lần 1 + Phát âm từ khó + Đọc nối tiếp lần 2 - Đọc đoạn

+ Đọc nối tiếp lần 1 + Đọc câu dài

+ Đọc nối tiếp lần 2.

Đọc trong nhóm + Các tổ thi đọc + Lớp nhận xét.

Tiết 2 2. Tìm hiểu bài(10’)

- Lớp đọc thầm đoạn 1

? Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?

- Hs đọc to đoạn 2

? Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?

? Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ.

- 3 h/s đọc nối tiếp 3 đoạn

? Theo em phong tục trên nói lên điều gì?Em có yêu quê hương mình không?

3.Luyện đọc lại(10’)

- Gv đọc diễn cảm lại đoạn 2

- Hs hướng dẫn đọc theo lời nhân vật.

- Hs thi đọc đoạn 2(đọc nhóm) - Lớp nhận xét bình chọn.

- 1, 2 h/s đọc cả bài.

4.Kể chuyện(20’) a, Gv nêu nhiệm vụ

+ Sắp xếp lại cho đúng thứ tự theo các bức tranh.

B, Hướng dẫn h/s kể lại câu chuyện.

- Từng cặp h/s kể.

- 4 h/s nối tiếp nhau kể theo 4 tranh - Lớp nhận xét bạn kể hay

- 2, 3 h/s thi kể câu chuyện.

? Em hãy đặt 1 tên khác cho chuyện.

? Câu chuyện nói lên điều gì?

* Liên hệ bản thân.

- mỗi em đặt 1 câu.

- 3, 4 em đọc.

- mỗi em đặt 1 câu.

- 4 em đọc lần 1.

- 3, 4 em đọc.

- 4 em đọc lần 2.

- 2 em 1 nhóm.

- vua mời họ vào cung mở tiệc chiều đãi

- viên quan yêu cầu cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày.

- Đất là tài sản vô giá.

- Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương.

- Đọc phân vai.

- Quan sát tranh.

- Hs nêu miệng.

- kể nhóm đôi.

- h/s kể nối tiếp.

- kể cả chuyện.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN kể lại chuyện.

(4)

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KỲ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp h/s có hành vi đúng trong cuộc sống và biết vận dụng những hành vi đó vào cuộc sống hàng ngày.

2. Kỹ năng

- Biết vận dụng những điều dã học vào cuộc sống 3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Hệ thống câu hỏi thảo luận

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ (3’) : Hãy kể 1 số việc em đã làm thể hiện tình cảm chia sẻ buồn vui cùng bạn.

2. Bài mới: gtb 1.Gv nêu nhiệm vụ

+ Ôn lại các bài đạo đức đã đọc + Thảo luận nhóm theo các câu hỏi.

*HĐ1(15’):Thảo luận nhóm

? Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng yêu quý Bác Hồ?

? Hãy kể những việc bạn đã làm thể hiện lòng kính yêu Bác?

? Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được lời mình hứa?

? Em đã bao giờ làm sai lời hứa chưa?

? Kể 1 số việc làm mà ông bà, cha mẹ đã quan tâm chăm sóc?

? Em đã làm gì để quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ?

? Vì sao phải chia sẻ buồn vui cùng bạn?

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả + Gv kết luận

*HĐ2(15’). Bày tỏ ý kiến quan điểm - Gv phát phiếu cho h/s

-Hs lựa chọn ý đúng để đánh dấu +.

- Hs làm bài

- Mỗi h/s nêu 1 ý và cả lớp giơ thẻ.

- Giải thích lí do.

- Gv kết luận các ý đúng.

- 2 bàn 1 nhóm quay mặt vào nhau.

- Mỗi nhóm cử 1 thư kí ghi chép lại các ý kiến thảo luận.

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Hs tự làm bài.

- Hs giơ thẻ bày tỏ thái độ.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN vận dụng thực hành.

(5)

NS: 17/11/2018

NG: Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 52: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng giải toán có 2 phép tính.Biết tìm ra nhiều cách giải nhau.

2. Kỹ năng

- Rèn khả năng nhận biết dạng toán.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Bài cũ: (3’)

- 2 h/s lên bảng giải bài toán theo tóm tắt.

- Lớp nhận xét chữa bài.

2.Bài mới: gtb

+ Bài 1.Hs đọc yêu cầu(10’)

- Gv hướng dẫn h/s tóm tắt bài toán.

- Hs nhìn vào tóm tắt đọc lại bài toán.

Tổng số: 45 ôtô Lần1 : 18 ôtô rời bến Lần 2: 17 ô tô rời bến

? Còn lại ? quả

- Gv hướng dẫn h/s phân tích bài toán để tìm lời giải và phép tính trung gian. Tìm tiếp phần còn lại.

- 1 h/s lên giải- lớp làm vở BT.

- Lớp nhận xét.

- Gv hướng dẫn h/s cách giải cách thứ 2.

+ Bài 2. Hs đọc(8’)

- Gv hướng dẫn h/s tóm tắt tìm phép tính trung gian và lời giải.

Tổng số: 48 con thỏ Bán đi 1/6 số con thỏ

? Số con thỏ còn lại là bao nhiêu?

- 1 h/s lên bảng giải.

- Lớp nhận xét chữa bài.

- Gv hướng dẫn h/s giải cách 2.

+ Bài 3. Lập bài toán theo tóm tắt rồi giải.

(8’)

- Hs đọc đề toán.

- Hs tìm cách giải.

- Gv hướng dẫn 2 cách giải khác nhau.

- 2 h/s đọc.

Bài giải

C1: 2 lần rời bến số ô tô là:

18+ 17 = 35 (ôtô) Còn lại số ôtô là:

45 – 35 = 10 ( ôtô)

Đ/s: 10( ô tô).

Giải

Đã bán số con thỏ là:

48 : 6 = 8 (con) Số con thỏ còn lại là:

48 – 8 = 40( con thỏ) Đ/s: 40 con thỏ

- 2, 3 h/s đọc.

C1: Số học sinh khá là:

14 +8 = 22 ( học sinh) Tổng số học sinh là:

14 +22 = 36 ( học sinh)

(6)

- 2 h/s lên giải.

- Lớp nhận xét 2 cách giải.

+ Bài 4. Tính( mẫu)(7’) - Gv hướng dẫn mẫu.

- 3 h/s lên bảng- lớp làm vào vở?

- Gv nhận xét- lớp đổi vở kiểm tra.

- Gv chấm 1 số bài.

Đáp số: 36 học sinh.

Gấp 24 lần lên 4 rồi bớt 47 24 x 4- 47 = 96- 47 = 49

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN làm bài tập.

………

CHÍNH TẢ (nghe - viết)

TIẾT 21: TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng bài viết, đúng tên riêng.

- Luyện phân biệt ong, oang.Giáo dục tình yêu quê hương.

2. Kỹ năng

-Trình bày, viết đẹp, đúng chính tả.

3. Thái độ

- Giữ vở sạch viết chữ đẹp II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết nội dung bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Bài cũ: (3’)

- Thi giải nhanh câu đố tuần trước.

- Gv nhận xét bài viết.

2. Bài mới: gtb

1. Hướng dẫn viết chính tả(23’) a, Gv hướng dẫn h/s chuẩn bị - Gv đọc đoạn viết

? Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi tác giả nhớ đến điều gì?

? Em có yêu quê hương mình không?

? Bài viết có mấy câu( 4 câu)

? Nêu các tên riêng có trong bài.

- Hs viết từ khó: 2 h/s lên bảng, lớp viết nháp: Gió chiều, lơ lửng ngang trời, chảy lại.

b, Gv đọc cho h/s viết bài.

- Gv nhắc nhở h/s trước khi viết.

- Gv đọc- h/s nghe viết vào vở.

c, Chấm chữa bài.

- Gv đọc- h/s soát lỗi chính tả.

- Gv chấm 1 số bài- Nhận xét.

2. Hướng dẫn h/s làm bài tập.(10‘)

- 2 em đọc lại. lớp đọc thầm.

- Hs trả lời.

- Hs tự nêu.

- Gái, Thu Bồn.

- 2 h/s lên bảng.

- Lớp viết nháp.

- Hs chuẩn bị tư thế viết bài.

- Hs đổi chéo vở.

(7)

+ Bài 2(a) Hs đọc yêu cầu - Thi làm đúng, nhanh.

- Lớp nhận xét chữa bài.

- 3, 4 h/s đọc các từ đã chữa đúng.

+ Bài 3. Hs đọc yêu cầu.

- Hs làm vở BT - 1 h/s lên bảng làm

- Lớp nhận xét kết quả- hs đọc.

- 2 h/s lên bảng.

- Kính coong, đường cong, xong việc, cái xoong.

- Hs làm bài.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét Tuyên dương h/s viết tốt.

……….

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 21: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể biết cách xưng hô đúng với những người họ hàng nội, ngoại.

- Vẽ được sơ đồ nội ngoại.

2. Kỹ năng

-Biết dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, ngoại của mình.

3. Thái độ

- Luôn yêu quý mọi người.

* QTE: Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc, được cha mẹ chăm sóc. Bổn phận phải biết tôn trọng, kính yêu, vâng lời ông bà cha mẹ. Quyền bình đẳng giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Hình vẽ Sgk. Ảnh họ hàng của gia đình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1.Khởi động(5’): TC: “ Đi chợ mua gì? cho ai?”

* HĐ1(10’).Làm việc theo nhóm - Quan sát tranh Sgk và làm vở BT.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

-> Gv chốt ý đúng.

* HĐ2(10’). Vẽ sơ đồ

- Gv vẽ mẫu- giải thích cách vẽ và giải thích mối quan hệ họ hàng trong gia đình.

- Hs tự vẽ vào giấy khổ A4 ghi tên các thành viên trong gia đình của mình.

- Hs vẽ xong lên dán trên bảng và giải thích trước lớp.

- Gv khen ngợi h/s nói to rõ.

* HĐ3(10’). Chơi trò “ xếp hình”

- Hs xếp ảnh gia đình của mình theo

- nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Hs làm việc cá nhân.

- Đại diện các cá nhân lên trình bày.

- Hs tự xếp và phân loại theo nhóm( nội, ngoại).

(8)

các thế hệ từ cao -> thấp(nội, ngoại).

- Các cá nhân gt’ về ảnh gia đình mình.

- Gv nhận xét khen ngợi 3. Củng cố- Dặn dò(3’):

Nhận xét

? Các em có những quyền gì trong gia đình? Có nên phân biệt nam nữ hay không?

VN tập phân tích sơ đồ.

...

NS: 18/11/2018

NG: Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 53: BẢNG NHÂN 8 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tự lập được bảng nhân 8 và học thuộc bảng nhân 8.

- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.

2. Kỹ năng

- Vận dụng bảng nhân 8 vào làm bài.

3. Thái độ

- Luôn giữ sách vở sạch sẽ và yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Các tấm bìa, mỗi tấm 8 chấm tròn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ: (3’) 2 h/s lên bảng chữa bài tập.

- Gv kiểm tra vở BT của h/s.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb.

1.Hướng dẫn lập bảng nhân 8(10’)

- Gv hướng dẫn h/s lập bảng nhân 8 dựa vào bộ đồ dùng.

- Gv hướng dẫn lập như bảng  6, 7.

- Hs học thuộc bảng nhân 8.

2.Thực hành( 20’) + Bài 1. Tính - Hs làm vở BT.

- Hs nêu miệng kết quả - Gv nhận xét.

+ Bài 2. Giải toán

- Gv hướng dẫn h/s cách tóm tắt.

- 2 h/s lên giải.

- Lớp đổi chéo vở nhận xét kiêm tra.

- Gv nhận xét.

Bài 3: đếm thêm 8

- Lấy các tấm bìa có 8 chấm tròn.

- Hs đọc thuộc.

- Lớp làm vở BT.

- Mỗi em nêu kết quả 1 cột tính.

Bài giải 6 can có số lít là:

8 x 6 = 48 (l) Đ/s:48l 8 + 8 = 16

(9)

Đọc yêu cầu GVHD hs làm.

1Hs làm bảng.

Nhận xét

16 + 8 = 24 24 + 8 = 32.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN học thuộc bảng nhân.

……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 33: VẼ QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc đúng các từ: xanh tươi, làng xóm, lượn quanh, nắng lên, bức tranh. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp quê hương và thể hiện tình cảm, tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ.

- Học thuộc lòng bài thơ. Giáo dục tình yêu quê hương.

2. Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

3. Thái độ

- Luôn yêu quý quê hương mình.

* QTE : Quyền có quê hương, bổn phận phải biết yêu quý quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa Sgk.

- Bảng phụ chép bài thơ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ(3’): 3h/s kể nối tiếp câu chuyện” Đất quý, đất yêu”

? Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ-> Gv nhận xét đánh giá cho điểm.

2. Bài mới: gtb 1.Luyện đọc( 13’) - Gv đọc mẫu

a, Luyện đọc+ giải nghĩa từ + Đọc nối tiếp 2 dòng thơ.

- phát âm từ khó: lúa xanh, lượn quanh, nắng lên.

- Đọc nối tiếp câu lần 2.

+ Đọc từng khổ thơ.

- Đọc nối tiếp lần 1

- Gv hướng dẫn cách ngắt nghỉ từng khổ thơ.

(khổ 1 và 4)

- Đọc nối tiếp lần 2+ giải nghĩa từ: sông máng, cây gạo.

+ Đọc khổ thơ trong nhóm.

- Thi đọc khổ thơ

- H/s đọc thầm

- mỗi h/s đọc 2 dòng thơ.

- 4 h/s đọc nối tiếp 4 khổ thơ.

- 3, 4 h/s đọc.

- 2 h/s trả lời.

(10)

- Lớp nhận xét.

2.Tìm hiểu bài(10’)

- Hs đọc thầm trả lời câu hỏi

? kể tên những cảnh vật được tả trong bài?

? Cảnh vật quê hương được tả bằng những màu sắc? Hãy kể tên những màu sắc ấy?

? Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp?

(Hs thảo luận để tìm ý đúng nhất)

? Nội dung bài thơ nói lên điều gì?

3.Luyện đọc lại+ học thuộc lòng(12’) - 2 h/s đọc lại cả bài thơ.

- Hs đọc thuộc lòng bài thơ.

- Gv xóa bảng dần.

- Hs đọc thuộc từng khổ thơ.

- Kiểm tra hs học thuộc cho điểm.

- lớp đọc thầm.

- 2, 3 h/s nêu.

- xanh xanh, xanh tươi, đỏ tươi, đỏ thắm.

- 2 h/s nêu nội dung bài.

- Hs nhẩm thuộc lòng bài thơ.

- Hs đọc thuộc.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét Liên hệ bản thân.

...

TÂP VIẾT

TIẾT 11:ÔN CHỮ HOA G (TIẾP) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ hoa G qua các bài tập ứng dụng:

+ Viết tên riêng: Gềnh Ráng.

+ Viết câu ca dao - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cảnh đẹp quê hương.

2. Kỹ năng

- Viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ viết.

3. Thái độ

- Luôn có ý thức giữ gìn sách vở II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Mẫu chữ hoa: G, R, D.

- Tên riêng và câu ca dao.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ(3’): 2 h/s lên bảng viết+ lớp viết bảng con.

Gi, Ông Gióng - Lớp nhận xét.

2. Bài mới: gtb

1.Hướng dẫn h/s luyện viết trên bảng con(13’).

a, Luyện viết chữ hoa.

? Em hãy tìm trong bài những chữ cái viết hoa.

- Gv treo chữ mẫu hoa G, R, D.

- Nhận xét độ cao, k/c, các nét.

- Gv viết mẫu+ nêu cách viết.

G, R, Đ

(11)

- Hs viết bảng con các chữ hoa.

- Gv uốn nắn sửa sai.

b, Luyện viết từ ứng dụng - Hs đọc tên riêng.

- Hs nhận xét độ cao các chữ, cách nối nét, đặt dấu ghi thanh.

- Gv viết mẫu+ nêu cách viết.

- Hs viết bảng con- Gv nhận xét.

c, Viết câu ứng dụng.

- Hs đọc câu ứng dụng

? Câu ca dao nói về điều gì? Liên hệ

? Nhận xét độ cao, k/c, cách nối nét, cách trình bày.

- Gv viết mẫu+ nêu cách viết - Hs viết bảng con: Ai, Ghé.

- Gv nhận xét sửa sai.

2.Hướng dẫn h/s viết bài vào vở.(18’)

- Gv nêu số dòng viết: Viết theo từng dòng Sgk.

- Hs viết từng dòng.

- Gv uốn nắn sửa sai.

3. Gv chấm chữa bài.(4’) - Gv chấm 5-7 bài.

- Nhận xét khen ngợi h/s viết đẹp.

- 2 h/s đọc.

Ghềnh Ráng

- 2 h/s đọc

Ai Ghé

- Hs chuẩn bị viết.

- Hs viết bài.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN viết bài ở nhà

...

NS: 19/11/2018

NG: Thứ 4 ngày 22 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 54: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân 8.

2. Kỹ năng

- Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ( 3’) 2 em lên bảng lớp đọc bảng nhân 8 8 x 9 -36 ; 8 x 8 + 26

- Gv nhận xét cho điểm.

2.Bài mới: gtb

(12)

+ Bài 1(8’).Tính

- Hs làm vào vở BT, 1 em lên bảng.

- Mỗi em đọc kết quả 1 cột tính.

- Nhận xét tính và các thừa số.

Bài 2. Tính.

GVHD hs làm . Dáng tính hai dấu bằng theo hàng ngang.

+ Bài 3(10’). Giải toán

- Gv hướng dẫn h/s cách tính toán- tìm phép tính trung gian.

- Lớp giải vào vở- 1 h/s lên bảng giải.

- Lớp nhận xét lời giải.

- Tìm cách giải khác.

+ Bài 3(10’).

- Hs nêu phép tính để tìm số ô vuông.

- So sánh kết quả rút ra nhận xét.

- 1 h/s lên bảng- lớp nhận xét.

8 x 4 = 32 4 x 8 = 32 8 x3 +8= 24 +8 = 32 8 x8 +8 = 64+8 = 72

Giải

4 đoạn dài số mét là 8 x 4 =32 (m)

Cuộn dây còn lại số mét là:

50 - 32 = 18(m) Đ/s: 18 m 8 x 3 = 3 x 8 = 24(ô)

Đ/s: 24 ô vuông 3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét

VN hoàn thành bài tập.

……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 11: TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG- ÔN TẬP “AI LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU 1. Kiên thức

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ vê “Quê hương”

- Củng cố mẫu câu “ Ai làm gì?” Giáo dục tình yêu quê hương 2. Kỹ năng

- Nhận biết mẫu câu và biết đặt câu theo mẫu.

3. Thái độ

- Luôn giữ sách vở sạch sẽ và yêu thích môn học.

* QTE : Quyền có quê hương, bổn phận phải yêu quê hương II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết B2,4 - 4 tờ giấy kẻ sẵn bài T3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ (3’): 2 h/s lên bảng 1 bạn đặt câu Ai làm gì? 1 bạn viết 1 câu so sánh tả về 1 cây.

- Lớp nhận xét.

2. Bài mới: gtb.

Bài 1(10’). Hs đọc yêu cầu - Gv giải thích yêu cầu bài tập.

- Hs trao đổi nhóm chọn các từ để ghép vào 2 cột.

- Gv tổ chức trò chơi: xếp nhanh xếp đúng + 2 đội chơi, mỗi đội 6 em, mỗi em được

- 2 h/s đọc.

- thảo luận.

- 2 đội chơi.

(13)

bốc 2 lần thẻ từ để dán vào các cột đúng.

+ 2 đội chơi cả lớp cổ vũ.

- Gv và lớp nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.

- 2 h/s đọc các từ vừa tìm được.

? Tìm thêm những từ chỉ sự vật, tình cảm.

? Đặt câu với 1 trong các từ đó.

+ Bài 2(7’). Hs đọc thầm - Gv giải thích yêu cầu.

- Hs hiểu nghĩa từ cần điền.

- Hs trao đổi để chọn từ đúng.

- Hs nêu miệng- đọc câu văn đó sau khi thay từ. Liên hệ bản thân.

- Lớp và Gv nhận xét chốt lời giải đúng.

+ Bài 3(8’). 2 h/s đọc to yêu cầu

? Bài có mấy yêu cầu.

- Gv giải thích rõ các yêu cầu:+ Tìm câu viết theo mẫu Ai làm gì? Phân tích các bộ phận của câu.

- 1 h/s nêu các câu theo mẫu.

- Gv hướng dẫn mẫu 1 câu.

- Gv phát 3 băng giấy cho 3 h/s làm.

- Lớp và Gv nhận xét.

? 1 câu có mấy bộ phận chính?

? Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi nào?Bộ phận chính thứ 2 trả lời câu hỏi nào?

+ Bài 4(7’). Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

? Các từ cho trước trả lời câu hỏi nào?

- Nhiệm vụ: tìm thêm bộ phận trả lời câu hỏi làm gì cho thành câu.

* Gv tổ chức h/s thi đặt câu nhanh.

- 1 h/s nêu vế 1-> 3 h/s khác nêu vế câu còn lại.

- Bạn nào không nêu được nhanh bạn đó sẽ thua cuộc.

? Mẫu câu Ai là gì có đặc điểm gì?

+ Chỉ sự vật: cây đa, dòng sông, con đò

+ Chỉ tình cảm: gắn bó, nhớ thương, yêu quý.

- 2 h/s đọc to - Hs thảo luận.

- 2, 3 h/s nêu.

- Hs giải thích vì sao chọn từ đó.

- Nêu nội dung đoạn văn.

- 2 yêu cầu

- Hs trả lời.

- 3 em làm- lớp làm vở.

- Hs trả lời.

- Hs nêu.

Ai, con gì,…

- Bác nông dân gặt lúa.

- Bác nông dân cày ruộng.

- Bác nông dân cấy lúa.

3.Củng cố-Dặn dò(3’): Gv kết luận chốt kiến thức cần nhớ.

VN hoàn thành bài tập.

CHÍNH TẢ (nhớ viết) TIẾT 22: VẼ QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

(14)

- Nhớ và viết lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài” Vẽ quê hương”

- Luyện đọc, viết đúng 1 số chữ chứa âm vần dễ lẫn s/x.

2. Kỹ năng

- Viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ viết.

3. Thái độ

- Luôn có ý thức giữ gìn sách vở II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Băng giấy, bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ ( 3’): 2 h/s lên viết những tiếng có âm s, x lớp viết nháp.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb

1. Hướng dẫn h/s viết chính tả(23’).

- Gv đọc đoạn viết.

- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt.

? Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp?

? Trong bài có những chữ nào viết hoa?

? Cần trình bày bài thơ như thế nào?

- Hs viết từ khó: Làng xóm, lượn quanh, xanh ngắt, ước mơ.

- Gv nhắc nhở h/s trước khi viết: cách trình bày, tư thế ngồi.

- Hs gấp sách, viết bài.

- Gv giúp đỡ h/s yếu.

- Gv treo bảng phụ- h/s soát lỗi.

- Gv chấm 1 số bài- nhận xét.

2. Hướng dẫn h/s làm bài tập(10‘) Bài 2(a)- Hs đọc yêu cầu

- Gv dán 3 băng giấy- 3 hs lên bảng thi làm đúng, nhanh.

- Lớp nhận xét bình chon.

- 5, 6 h/s đọc lại khổ thơ hoàn chỉnh.

- 2, 3 h/s đọc thuộc.

- Bạn rất yêu quê hương.

- Hs viết bảng.

- Hs chuẩn bị viết bài.

- Hs viết bài.

- Hs soát lỗi.

- Nhà sàn, đơn sơ, suối chảy, sáng lưng đồi.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN hoàn thành bài tập.

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 22: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại

- Biết phân tích mối quan hệ họ hàng giữa những người trong gia đình.

2. Kỹ năng

-Biết dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, ngoại của mình.

(15)

3. Thái độ

- Luôn yêu quý mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: kiểm tra dụng cụ

2. Bài mới:

* HĐ1. Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng(15’)

- Gv vẽ mẫu- phân tích.

- Hs vẽ sơ đồ họ hàng vào tờ giấy A4 điền tên từng người vào sơ đồ.

- Gv khen ngợi h/s vẽ và giải thích to rõ.

* HĐ2. Trò chơi xếp hình(15’).

+ Tiến hành: dùng các tấm bìa quy định màu cho các thế hệ căn cứ vào đó để xếp theo thế hệ gia đình.

- Thi đua giữa các nhóm.

- Lớp nhận xét nhóm làm tốt.

- Lớp quan sát.

- Hs làm bài cá nhân.

- Trò chơi: Xếp theo 3 thế hệ, 4 thế hệ.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét Vn chuẩn bị bài sau.

………

NS: 20/11/2018

NG: Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 55: NHÂN SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết nhân số có 3 chữ số với số có 2 chữ số 2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhẩm.

3.Thái độ

- Yêu thích môn học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Bài cũ: (3’) 2 h/s lên bảng làm- Lớp đọc bảng nhân 6, 7, 8 - Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb

1.Giới thiệu phép nhân(10’) - Gv nêu phép tính: 123 x 2 =

- Gv hướng dẫn h/s tự đặt tính- nhân từ phải-> trái

+ Gv nêu ví dụ 2: 326 x 3 - Hs thực hiện như ví dụ 1.

- Hs thực hiện các thao tác.

- Hs thực hiện ví dụ 2.

(16)

- So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 ví dụ.

? Số nhớ nhớ vào đâu?Khi nào có nhớ?

-> muốn nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số ta làm thế nào?

2.Thực hành ( 20’) + Bài 1.Tính

- Hs làm vở BT- 2 h/s lên bảng thực hiện phép nhân

- Lớp nhận xét.

? Những phép nhân nào không nhớ phép nhân nào có nhớ

+ Bài 2. Đặt tính- tính - Hs lưu ý cách đặt tính.

- Lớp làm vở BT, 3 h/s lên bảng thực hiện.

+ Bài 3. Giải toán.

- Hs đọc bài- tóm tắt- nêu cách giải.

? Bài giải bằng mấy phép tính.

- 1 h/s lên bảng giải.

- Lớp nhận xét bài giải.

+ Bài 4. Tìm x

? x được gọi là gì?

- 2 h/s lên bảng giải - Lớp nhận xét.

? Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

- 2, 3 h/s nhắc lại

341 213 x 2 x 3 682 619

-Hs lên bảng làm Giải

Chở đựơc số người là:

116 x 3 = 348 (người) Đ/s: 348 người x : 7 = 101

x = 101 x 7 x = 707

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN làm bài.

………

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 11: NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết nói về quê hương của mình theo gợi ý. Diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác.Câu văn ngắn gọn có hình ảnh..

2. Kỹ năng

- Diễn đạt được lưu loát nói về quê hương của mình.

3. Thái độ

- Luôn yêuquê hương đất nước

* QTE: Các em có quyền tham gia nói viết về quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ chép câu gợi ý

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ (3’): 2 h/s đọc bức thư của mình viết từ tuần trước.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb

(17)

+Bài 1(giảm tải)

+Bài 2. Nói về quê hương(32’)

- Gv phân tích yêu cầu: giải nghĩa về quê hương.

- 1, 2 h/s đọc gợi ý- Gv nói mẫu.

- 1 h/s giỏi nói trước lớp.

- Hs kể trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi kể

+ Lớp nhận xét bình chọn cá nhân kể hay.

- Gv đọc 1 bài văn mẫu của 1 h/s năm trước cho cả lớp nghe.

+Học sinh viết những điều mình vừa kể vào giấy nháp.

_Quê hương em có những cảnh đẹp nào?

- Hs làm mẫu.

- 2 em 1 nhóm tự kể cho nhau nghe.

-- Hs kể trước lớp.

Học sinhviết vào vở nháp chuẩn bị cho giờ sau.

3.Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN chuẩn bị viết thành bài hoàn chỉnh.

...

SINH HOAT- KĨ NĂNG SỐNG I. KĨ NĂNG SỐNG(20')

CHỦ ĐỀ 2 : KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI. (TIẾT 1) I.MỤC TIÊU:

- HS hiểu được lời chào đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người : Lời chào cao hơn mâm cỗ.

- Giúp Hs biết nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi trong một số tình huống cụ thể.

- Rèn cho các em có kĩ năng và thái độ giao tiếp tốt với mọi người xung quanh.

- Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4,5 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu bài tập : BT1, BT3, BT4.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1. Kiểm tra bài cũ

+ Ở nhà em đã tự làm lấy những việc gì?

+ Tại sao em phải tự làm lấy những việc của bản thân?

2. Bài mới a) Giới thiệu bài

b) hướng dẫn Hs làm các bài tập

* Hoạt động 1: Đọc truyện: Lời chào - GV đọc truyện :Lời chào( T.7) - Hoạt động nhóm : ( Nhóm 4)

GV phát phiếu thảo luận cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau

- 2Hs trả lời

- Hs nghe giới thiệu

- Hs theo dõi

- 2 HS đọc lại truyện, Cả lớp theo dõi

(18)

+Vì sao cha yêu cầu con chào bà cụ ? + Sau khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại , cậu bé cảm nhận được điều gì mà trước đó không có ?

- Gọi nhận xét, bổ sung

*GV kết luận : Khi gặp người lớn tuổi chúng ta cần chào hỏi lễ phép

*Hoạt động 2: Xử lí tình huống và đóng vai

Bài tập 2: - Hs đọc yêu cầu của bài - Phân tích, tìm hiểu yêu cầu của bài.

- Gv chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống.

- Từng nhóm lên trình bày ý kiến và đóng vai trước lớp

- Gv cùng Hs nhận xét , đánh giá Bài tập 3:

(1)- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Khi gặp gỡ mọi người chúng ta cần làm gì?

+ Khi chia tay mọi người chúng ta cần làm gì?

- Chia nhóm để Hs đóng vai theo nhóm - Từng nhóm lên thực hành đóng vai trước lớp.

- Gv nhận xét

(2)- Hs đọc yêu cầu của bài

* Cách tiến hành.

- Hs hoạt động nhóm

- Các nhóm làm việc ghi vào phiếu

Đại diện các nhóm trình bày câu hỏi thảo luận :

+ Gặp người lớn tuổi hơn con, con phải chào người đó trước.

Vì thế cha yêu cầu con phải chào bà cụ

+ Sau khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại , cậu bé cảm nhận mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Mặt trời rực rỡ . Trên cành cây cao gió lướt nhẹ

nhàng . Những chiếc lá rung rinh đùa giỡn. Chú bé cảm thấy vui sướng trong lòng .

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Hs đọc đầu bài

- Hs thảo luận theo nhóm + Nhóm 1: Tình huống 1 + Nhóm 2: Tình huống 2 + Nhóm 3: Tình huống 3 + Nhóm 4: Tình huống 4

- Đại diện từng nhóm lên đóng vai về cách giải quyết của nhóm mình trước lớp

- Hs nhận xét, bổ sung.

- Hs đọc yêu cầu của bài

- Thực hành chào hỏi ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người khi gặp gỡ, khi chia tay.

+ Cần phải chào hỏi + Cần chào tạm biệt

- Hs thảo luận và đóng vai - Đại diện nhóm lên thực hành đóng vai, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.

- Ghi lại cảm xúc của em sau khi chào mọi người và thái độ của

(19)

- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập.

- Mời các nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình.

- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm hoàn thành nhanh và đúng.

*GV kết luận : Lời chào có tác dụng kì lạ, nó khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi với nhau giữa người với người. Nó làm cho tâm hồn con người rộng mở .

Lời chào cao hơn mâm cỗ

*Hoạt động 3: Làm phiếu bài tập Bài tập 4: - Cho Hs đọc yêu cầu bài tập - Gọi 2 Hs nêu yêu cầu bài tập

- Gv phát phiếu, yêu cầu Hs làm trên phiếu bài tập

- Mời một số Hs nêu kết quả trước lớp - Chốt câu điền đúng: 1- cảm ơn, 2- xin lỗi

*Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến Bài tập 5: Cho Hs đọc đầu bài - Phân tích tìm hiểu yêu cầu của bài - GV lần lượt đọc từng ý kiến

- GV cho HS thảo luận về lý do đưa ra ý kiến đó

- GV kết luận kết quả nối đúng

*Hoạt động 5: Liên hệ

- Em đã biết chào hỏi người lớn tuổi và khi có khách đến nhà ?,...

- Em đã biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ chưa?

- Em biết xin lỗi khi phạm lỗi hoặc khi làm phiền người khác chưa?

3. Củng cố, dặn dò

- Goị Hs đọc lại phần ghi nhớ . - Nhận xét tiết học

mọi người sau khi được em chào - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.

- Các nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình.

- Hs nhắc lại

- Hs đọc yêu cầu bài tập - Điền từ “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” vào một chỗ....trong mỗi câu dưới đây cho phù hợp.

1. Cần nói....khi được người khác quan tâm, giúp đỡ .

2. Cần nói....khi làm phiền người khác.

- Hs làm trên phiếu bài tập - Hs nêu kết quả trước lớp

- Hs đọc yêu cầu bài

- HS suy nghĩ, bày tỏ từng ý kiến - Hs giải thích lí do

- Hs tự liên hệ bản thân

- 2 Hs đọc

SINH HOẠT TUẦN 11(20') I, MỤC TIÊU

(20)

- Học sinh nắm được yêu nhược điểm của bản thân cũng như của các thành viên trong lớp từ đó có hướng khắc phục

II. Gv đánh giá các hoạt động tuần 10 -Vẫn còn hiện tượng Hs quyên vở Tiếng anh.

- Tình trạng học sinh lười học các môn học thuộc diễn ra phổ biến, chỉ tập trung ở một số em.

-Nhiều h/s có tiến bộ về chữ viết: Quang Minh, Hoài An, Phương..

- Các giờ thể dục giữa giờ nhanh nhẹn - Trong lớp vẫn còn h/s xé giấy bừa bãi.

- Ý thức giữ vệ sinh chưa cao, chưa tự giác - Trong lớp còn trầm

- Khả năng diễn đạt chưa tốt

- Bài làm ở nhà nhiều học sinh trình bày bẩn, làm hay sai: Nga, Nhung, Kiên, Phương Anh.

II. Kế hoạch tuần tới

- Thi đua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

- Không ăn quà vặt, không đem đồ chơi tới lớp, không mua viên nở.

- Soạn sách vở đầy đủ.

- Học thuộc các bài thuộc lòng, TNXH - Rèn chữ viết cách trình bày.

- Ôn bài đầu giờ có hiệu quả

- Tập 1 tiết mục văn nghệ biểu diễn vào ngày 20-11.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.. Như thế làm mất trật

a/ Trong gìơ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường ,em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em .Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với

- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.. - Đoàn kết, thân ái với bạn bè