• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17 Ngày soạn: 30/12/2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 2 tháng 1 năm 2019 Toán

Tiết 81: LUYỆN TẬP (SGK T89) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.

- Giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng:

- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn.

DCNĐH: không làm phần b bài 1,3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

- SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3.

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’):

2. Hướng dẫn luyện tập.

Bài 1: Đặt tính rồi tính : (8’) - HS đọc đề bài.

- Y/C HS tự đặt tính rồi tính.

- Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.

- GV nhận xét HS.

Bài 2: (7’) Gọi hs đọc y/c bt.

Bài toán hỏi gì?

Muốn tìm một gói có bn kg ta làm như thế nào?

- GVNX chốt lời giải đúng.

HS lên bảng làm bài tập 3 Đáp số: 162 sản phẩm

- HS đọc đề bài.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện hai phép tính. Cả lớp làm vào vở ô li.

54322: 346= 157 25275: 108= 234(dư 3) 86679: 214= 405(dư 9)

- HS nhận xét bài làm của bạn. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- 1hs đọc.

- Hỏi mỗi gói có bao nhiêu kg muối?

- Ta lấy 18kg chia cho 240 gói.

- HS nhận xét

Bài giải Đổi 18kg= 18000g Mỗi gói có số kg muối là:

18000: 240 = 75(g) Đáp số: 75 g

- Diện tích : 7140m2

- Chiều dài: 105m

- Tìm chiều rộng?

Bài giải

Chiều rộng của sân bóng là 7140: 105= 68(m)

Đáp số: 68m.

(2)

- GV nhận xét HS Bài 3: (10’)

- BT cho biết gì ? - BT hỏi gì ?

C. Củng cố dặn dò (3’):

- nhận xét giờ học

_______________________________

Tập đọc

Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc phù hợp và trả lời được các câu hỏi - Vương quốc, miễn là, nghĩ, cô chủ nhỏ, cửa sổ, cổ,…

- Đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Lời chú hề: vui, điềm đạm. Lời nàng công chúa: hồn nhiên, ngây thơ. Đoạn kết của bài đọc với giọng vui, nhanh hơn.

- Nhấn giọng: xinh xinh, bất kì, không thể thực hiện, rất xa, hàng nghìn lần, cho biết, bằng chứng nào, móng tay, gần khuất, trèo ở đâu.

trong sgk.

3. Thái độ:

- Hs tự giác học tập và yêu thích bộ môn

* Giáo dục Quyền và Quyền trẻ em: Quyền được suy nghĩ riêng tư: cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh trang 163 trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 4 học sinh đọc phân vai truyện trong quán ăn “Ba cá bống”

Em thích hình ảnh chi tiết nào trong truyện?

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) - Treo tranh.

Bức tranh vẽ gì?

- Học sinh thực hiện.

(3)

2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc(10’)

- Gọi 1 học sinh đọc (lớp đọc thầm) - Chia đọạn: ( 3 đọan)

- Chú ý ngắt giọng và phát âm những từ khó

- Học sinh đọc chú giải.

- Giáo viên đọc mẫu: chú ý giọng đọc.

b. Tìm hiểu bài (10’) Đoạn 1

Chuyện gì xảy ra với cô công chúa?

Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?

Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?

Tại sao họ lại cho rằng đó là một đòi hỏi không thể thực hiện được?

Nội dung chính của đoạn 1 là gì?

Đoạn 2

Nhà vua đã than phiền với ai?

Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị thần và các nhà khoa học?

Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?

Đoạn 2 cho em biết điều gì?

Đoạn 3

Chú hề đã làm gì? Để có được “mặt trăng cho công chúa” ?

Thái độ của công chúa như thế nào? khi nhận được món quà đó ?

Câu chuyện rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì ?

Nội dung chính của đoạn 3 là gì ?

* Đoạn 1:……nhà vua.

* Đoạn 2:…… bằng vàng rồi.

* Đoạn 3: …tung tăng khắp vườn.

+ Cô bị ốm nặng. Mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.

+ Cho mời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.

+ Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.

+ Vì mặt trăng ở xa và to gấp hàng ngàn lần đất nước của nhà vua.

*Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.

+ Nhà vua than phiền với chú hề.

+ Chú hề nói trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng ntn đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.

+ Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, Mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.

*Mặt trăng của nàng công chúa.

+ Tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng...

+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

(4)

Giáo dục Quyền và Quyền trẻ em:

Quyền được suy nghĩ riêng tư:cách nghĩ của trẻ em về thế giới,về mặt trăng c. Đoạn diễn cảm bài (9’)

- Gọi 3 học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa) - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc - Tổ chức thi đọc phân vai.

- Nhận xét

C. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Về đọc lại truyện.

+ Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.

*Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một “mặt trăng” như cô mong muốn.

- Học sinh đọc phân vai lớp theo dõi.

- Luyện đọc theo cặp.

- Thi đọc 3 lượt.

- HS lắng nghe.

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 31/12/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 3 tháng 1 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Thực hiện các phép tính nhân, chia cho số có ba chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

- Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ:

- Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Giáo án + SGK + SGV + Vở BT - HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức: (2’)

- Hát, KT sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi HS chữa bài trong vở b tập.

III. Dạy học bài mới: (30’) 1) Giới thiệu bài (1’)

2) Hướng dẫn luyện tập: 26’

Bài 1:Viết số thích hợp vào ô trống : - Viết số thích hợp vào ô trống:

- Lần lượt gọi HS lên bảng điền kết quả.

- Hát tập thể

- HS chữa bài trong vở bài tập.

- Nêu yêu cầu và làm bài tập.

(5)

- Nhận xét HS.

Bài 2: Đặt tính rồi tính

- Bài yêu cầu ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu học sinh làm bài.

- Nhận xét.

Bài 3 :

- Bài tập cho biết gì?

- BT yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài tập.

- Nhận xét

Bài 4 :

- GV yêu cầu HS làm bài tập.

III. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét giờ học.

- Về làm bài trong VBT

- HS làm ra nháp, điền kết quả vào ô trống :

- HS chữa bài

- Thực hiện nhân, chia trước rồi cộng, trừ sau.

- Đặt tính rồi tính

A, 39870: 123= 324(dư 18) B, 25863: 251= 103(dư 10) C, 30395: 217= 140(dư 10) - Hs nhận xét bài làm.

Bài giải

Sở GD- ĐT có số bộ Đd học toán là:

468 x 40= 18720(bộ)

Mỗi tường nhận đc số đồ dùng là 18720: 156= 120(bộ)

Đáp số: 120 bộ - Đổi vở để kiểm tra, chữa bài.

Kq :a) Tuần 1 bán được 4500 cuốn sách

Tuần 4 bán được 5500 cuốn sách.

Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là :

5500 – 4500 = 1000 ( cuốn sách ) b) 6250 – 5750 = 500 ( cuốn sách) c) 5500 (cuốn sách)

- Lắng nghe _____________________________________

Chính tả (Nghe - viết)

Tiết 17: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn Mùa đông trên rẻo caonhận xét 2. Kĩ năng:

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc ất/ ấc.

3. Thái độ:

- Chú ý viết đúng chính tả và rèn chữ viết đẹp.

* GD BV MT: Yêu quý môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Phiếu ghi nội dung bài tập 3.

(6)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS lên bảng viết: ra vào, gia đình, cặp da, cái giỏ, rung rinh, gia dụng,…

B. Dạy học bài mới - Nhận xét

1. Hướng dẫn viết chính tả (19’) a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi học sinh đọc đoạn văn.

Những dấu hiệu nào cho thấy mùa đông đã về trên rẻo cao?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu luyện viết từ khó dễ lẫn.

c. Nghe, viết chính tả - Đọc cho học sinh viết bài.

d. Soát lỗi và chấm bài - Nghe soát lỗi.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (9’)

*Bài 2(a).Điền vào chỗ trống : a, Tiếng có âm đầu l hoặc n - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Gọi học sinh đọc bài và bổ sung - Kết luận lời giải đúng.

*Bài 3 : Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau :(giấc / giất ; làm/nàm ; xuac/xuất ; lửa/nửa ; lất láo/

lấc láo ; nấc/náo ; cấc/cất ; lên/nên ; nhấc/nhất ; đấc/đất ; lảo/nảo ;

thậc/thật ; lắm/nắm)

- Tổ chức thi làm bài: Chia lớp thành hai nhóm. Lần lượt lên bảng dùng bút gạch chân vào từ đúng.

- Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc (nhóm làm đúng và nhanh).

C. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về đọc lại bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh đọc to.

+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng rên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành.

*Từ ngữ:

Rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, chít bạc, quanh co, nhẵn nhụi, sạch sẽ, khua lao sao.

- Nghe viết bài vào vở.

- Nghe soát lại bài viết.

*Lời giải: Loại nhạc cụ, lễ hội nổi tiếng.

*Lời giải: Giấc ngủ, đất trời, vất vả.

- Học sinh đọc.

- Thi làm bài, mỗi học sinh chỉ chọn một từ.

*Lời giải: giấc mộng, làm nguời, xuất hiện, rửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.

- HS lắng nghe.

____________________________

(7)

Luyện từ và câu CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?

2. Kỹ năng:

- Tìm được các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

3. Thái độ:

- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai làm gì? khi nói hoặc viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Đoạn văn bài tập 1, phần nhận xét viết văn trên bảng lớp.

- Giấy khổ to và bút dạ.

- Bài tập 1 phần luyện tập viết vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

Thế nào là câu kể?

- Nhận xét

B. Dạy học bài mới: (25’) 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu ví dụ (12’)

*Bài 1,2

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.

- Viết: Người lớn đánh trâu ra cày. Từ chỉ hoạt động là người lớn.

- Phát giấy bút cho hoạt động nhóm.

- Xong dán phiếu, nhận xét bổ sung.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc BT1 - đọc BT2.

- Nghe.

- Thảo luận xong trước dán phiếu.

- Nhận xét, bổ sung.

Câu TN chỉ hoạt

động

TN chỉ người hoạt động 3. Các cụ già nhặt

cỏ đốt lá

4. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm 5. Các bà mẹ tra ngô

6. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ 7. Lũ chó sủa om cả rừng.

Nhặt cỏ, đốt lá Bắc bếp thổi cơm Tra ngô

Ngủ khì trên lưng mẹ

Sủa om cả rừng

Các cụ già Mấy chú bé Các bà mẹ Các em bé Lũ chó

- Câu: trên nương, mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ là cụm danh từ.

*Bài 3

- Học sinh nghe.

(8)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?

Muốn nói cho từ ngữ chỉ hoạt động ta làm thế nào?

- Học sinh đọc thành tiếng.

+ Là câu: Người lớn làm gì?

+ Hỏi Ai đánh trâu cày?

Câu TN chỉ hoạt

động

TN chỉ người hoạt động 2. Câu 2 người

lớn…

3. Các cụ già nhặt cỏ đốt lá

4. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm 5. Các bà mẹ tra ngô

6. Các em bé ngủ khì trên …

7. Lũ chó sủa om cả rừng.

Người lớn làm gì?

Các cụ già làm gì?

Mấy chú bé làm gì?

Các bà mẹ làm gì?

Các em bé làm gì ?

Lũ chó làm gì?

Ai đánh trâu ra cày?

Ai nhặt cỏ đốt lá?

Ai bắc bếp thổi cơm?

Ai tra ngô?

Ai ngủ khì trên lưng mẹ?

Con gì sủa om cả rừng?

3. Ghi nhớ (2’)

- Yêu cầu học sinh dọc phần ghi nhớ.

4. Luyện tập (15’)

*Bài 1

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Học sinh đọc.

- Học sinh đọc.

- Học sinh lên bảng gạch chân dưới những câu kể Ai làm gì? Học sinh dưới lớp gạch chân bằng bút chì vào vbt

*Câu 1: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

*Câu 2: Mẹ đựng hạt giống đầy nón lá cọ để gieo cấy mùa sau.

*Câu 3: Chị tôi đan nón là cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Bài 2

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu tự làm bài: gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ. Danh giới giữa chủ ngữ, vị ngữ có dấu gạch chéo.

- Học sinh đọc.

- Học sinh làm trên bảng lớp, lớp làm vào vở.

Câu 1: Cha tôi / làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

CN VN

Câu 2: Mẹ / đựng hạt giống đầy nón lá cọ để gieo cấy mùa sau.

CN VN

Câu 3: Chị tôi/ đan nón là cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

(9)

CN VN - Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh tự làm.

- Gọi học sinh trình bày, sửa lỗi dùng từ, đặt câu. Cho điểm học sinh viết tốt.

C. Củng cố dặn dò :(3’) - Nhận xét

- Về nhà viết lại bài tập 3 và chuẩn bị bài sau

- Học sinh đọc to.

- Viết bài vào vở. Gạch chân bằng chì những câu kể Ai làm gì? Trao đổi chéo và chữa bài cho nhau.

- Học sinh trình bày.

___________________________________

KHOA HỌC

Tiết 33: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

2. Kĩ năng:

- Nêu vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

3. Thái độ:

- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.

- Các thẻ điểm 8, 9, 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 1-2’

2. Kiểm tra bài cũ: 4-5’

Gọi 3 HS lên bảng:

? Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1?

? Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2?

? Không khí gồm những thành phần nào?

- GV nhận xét

3. Dạy bài mới: 25- 27’

a) Giới thiệu bài.

b) Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(10)

cho từng HS.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.

- GV thu Tiết

- GV nhận xét Tiết làm của HS.

c) Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.

- Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.

- Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:

+ Vai trò của nước.

+ Vai trò của không khí.

+ Xen kẽ nước và không khí.

- Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung thuyết trình.

- Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.

- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.

- Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.

+ Nội dung đầy đủ.

+ Tranh, ảnh phong phú.

+ Trình bày đẹp, khoa học.

+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.

+ Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).

- GV nhận xét chung.

d) Hoạt động 3:

Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.

- GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người.

Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:

+ Bảo vệ môi trường nước.

+ Bảo vệ môi trường không khí.

- GV tổ chức cho HS vẽ.

- Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.

- GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm

- HS nhận phiếu và làm Tiết.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động.

- Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân.

- Trong nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh, ảnh sưu tầm vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.

- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

- 2 HS cùng bàn.

- HS lắng nghe.

- HS vẽ.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

(11)

đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.

3. Củng cố- dặn dò: 2-3’

- GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 2/1/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 4 tháng 1 năm 2019 Tập đọc

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- ND: Trẻ đều rất ngộ nghĩnh đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như nghĩ về các vật có thật trong cuộc sống, các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích khác người lớn.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc phù hợp và trả lời được các câu hỏi trong sgk.

- Đọc đúng: Vằng vặc, của sổ, vầng trăng,…

- Đọc với giọng căng thẳng ở đoạn đầu khi các quan đại thần và các nhà khoa học bó tay, nhà vua lo lắng;

- Nhấn giọng tự nhiên: Lo lắng, vằng vặc, chiếu sáng, mỉm cười, mọc ngay, mọc lên, rất mừng, mọc ra, thay thế, mặt trăng, thế chỗ, điều như vậy, nhỏ dần…

3. Thái độ:

- Hs tự giác học tập và yêu thích bộ môn

* Giáo dục Quyền và Quyền trẻ em: Quyền được suy nghĩ riêng tư: cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh trang 168 sách giáo khoa.

- Bảng phụ ghi đoạn văn, câu văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 3 học sinh đọc tiếp nối đoạn truyện và TLCH nội dung bài.

B. Dạy học bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc (10’)

- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài - Chia đoạn: (3 đoạn)

- Gọi học sinh đọc tiếp nối (2 lượt)

*Lần 1: Tiếng khó

*Lần 2: đọc thầm, chú ý cách đọc.

b. Tìm hiểu bài (10’)

- Học sinh thực hiện.

- Đọc toàn bài. Chia đoạn.

+ Đoạn 1: …đều bó tay.

+ Đoạn 2: …dây truyền ở cổ.

+ Đoạn 3: …khỏi phòng.

(12)

Nhà vua lo lắng điều gì?

Nhà vua cho mời các vị đại thần và các nhà khoahọc đến để làm gì?

Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học không giúp được nhà vua?

Nội dung của đoạn 1 là gì?

Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

Công chúa trả lời thế nào?

.

Nội dung bài?

c. Đọc diễn cảm (9’)

- Yêu cầu 3 học sinh đọc phân vai:

- Các nhân vật: người dẫn chuyện, chú hề, công chúa

- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.

“Làm sao mặt trăng nhỏ dần nắng đã ngủ”.

- Tổ chức thi đọc phân vai.

- Nhận xét giọng đọc.

C. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Về kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

+ …đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời...

-…. Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.

- Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng nên không có cách noà làm cho công chúa không nhìn thấy được.

*Nỗi lo lắng của nhà vua.

+ Chú hể đặt câu hỏi như vậy để dò hỏi công chúa, nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng ...

+ Khi ta mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy khi ta cắt những bông hoa trong vườn, ...

*Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn

- Học sinh đọc phân vai, lớp theo dõi tìm ra cách đọc.

- Luyện đọc theo nhóm.

- Đọc 3 lượt thi đọc.

- HS lắng nghe.

________________________________

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.

- Nhận bết số chẵn và số lẻ.

2. Kĩ năng:

Vận dụng để giải các bt liên quan đến chia hết cho 2 và k chia hết cho 2.

3. Thái độ:

(13)

- Tự giác làm bài tập và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức: (1’)

II. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.

III. Dạy học bài mới: (30’) 1) Giới thiệu bài (1’)

2) Ví dụ:14’

a) Y/c HS nêu kết quả miệng các ví dụ.

Những số nào chia hết cho 2?

b) dấu hiệu chia hết cho 2:

Nhận xét các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là mấy?

Những số như thế nào thì không chia hết cho 2

c) Số chẵn số lẻ:

Hãy nêu dãy số chẵn liên tiếp?

Các số chẵn thì như thế nào?

* Tương tự với dãy số lẻ và nêu kết luận 3) Luyện tập :16’

* Bài 1:Trong các số 65 ; 108 ; 79 ; 200 ; 904 ; 6012 ; 98717 ; 70126 ; 7621

- Gọi HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

* Bài 2:

a) Viết vào mỗi hình vuông một số có 2 chữ số và chia hết cho 2.

b) Viết vào hình tròn một số có 2 chữ số và không chia hết cho 2.

- Nhận xét

* Bài 3:

a) Viết các số chẵn thích hợp vào chỗ chấm :

652 ;654 ;656 ;.... ;.... ;662 ;.... ;... ;668.

b) Viết số lẻ thích hợp vào chỗ chấm :

- Hát tập thể

- HS chữa bài trong vở bài tập.

- HS nêu miệng kết quả.

10 : 2 = 5 11 : 2 = 5 dư 1 32 : 2 = 16 33 : 2 = 16 dư 1 14 : 2 = 7 15 : 2 = 7 dư 1 36 : 2 = 18 37 : 2 = 18 dư 1 28 : 2 = 14 29 : 2 = 14 dư 1 + Những số chia hết cho 2 là 10;

32 ; 14 ; 36 ; 28.

+ Các số chia hết cho 2 có tận cùng là : 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.

- Các số có tận cùng là :

1 ;3 ;5 ;7 ;9 không chia hết cho 2.

- 0 ; 2 ;4 ;6 ;8 ;... 156 ; 158 ; 160 ; 162 ; 164 ;...

- Số chia hết cho 2 là số chẵn.

- Các số không chia hết cho 2 là số lẻ.

a) Các số chia hết cho 2 là:

108; 200; 904 ;6012 ;70126 b) Các số không chia hết cho 2 là:

65 ; 79; 98717; 7621

- Nêu yêu cầu và làm bài tập.

a) 76 ; 92 ; 44 ; 68 b) 47 ; 93 ; 81 ; 55 - Nhận xét, sửa sai (nếu có)

(14)

4569 ;4571 ;.... ;... ;4579 ;.... ;... ;4585 - Nhận xét

* Bài 4:Với ba chữ số 6 ;8 ;5

a, Hãy viết các số chẵn có 3 chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó

b, , Hãy viết các số chẵn có 3 chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó

III. Củng cố dặn dò (3’):

- Nhận xét giờ học.

- Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2.

- Nêu y/cầu của bài tập, làm bt vào vở.

a) 658 ; 660 ; 664 ;666 b) 4575 ;4577 ;4581 ;4583 - Nêu yêu cầu, làm bài tập.

a, 586; 568; 856; 658.

b, 685 ; 865

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 3/1/2019

Ngày giảng: Sáng thứ 7 ngày 5 tháng 1 năm 2019 Tập làm văn

ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật hình thức nhận biết mỗi đoạn văn.

2. Kĩ năng:

- Xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.

3. Thái độ:

- Đoạn văn miêu tả chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo khi dùng từ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bài văn Cây bút máy viết sẵn trên bảng lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Trả bài văn viết: Tả một đồ chơi mà em thích.

- Nhận xét chung về cách viết văn của học sinh.

B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu ví dụ (13’)

*Bài 1+2+3

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Gọi đọc bài “Cái cối tân” trang 143, 144 trong sách giào khoa trao đổi và trả lời câu hỏi.

- Gọi lần lượt trình bày.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi, trao đổi, dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn.

- Học sinh chỉ nói về một đoạn.

*Đoạn 1: (mở bài): Cái cối xinh xinh…. đến gian nhà trống (gi/thiệu về cái cối được tả trong bài)

(15)

*Đoạn 2: (thân bài): U gọi là cái cối tân…. Cối kêu ù ù.( tả hình dáng bên ngoài của cái cối).

*Đoạn 3: (kết bài): Cái cối xay cũng như…. Bước anh đi. (nêu cảm nghĩ về cái cối)

Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?

Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn?

3. Ghi nhớ (2’)

- Gọi đọc phần ghi nhớ.

4. Luyện tập (15’)

Bài 1: Đọc bài văn Cây bút máy trả lời các câu hỏi sau :

- Gọi đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu suy nghĩ, thảo luận và làm bài.

- Gọi học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung.

- Thường giới thiệu về đồ vật được tả, tả hình dáng, hành động của đồ vật đó hay nếu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó.

- Nhờ các dấu chấm xuống dòng biết được số đoạn trong bài văn.

- Học sinh đọc.

- Học sinh tiếp nối đọc yêu cầu và nội dung.

- Học sinh cùng bàn trao đổi, thảo luận dùng bút chì đánh dấu vào sách giào khoa.

- Tiếp nối trình bay.

a) Đoạn văn gồm có 4 đoạn:

* Đoạn 1: Hồi học lớp 2…..cây bút máy bằng nhựa.

* Đoạn 2: Cây bút dài gần một….. bằng sắt mạ bóng loáng.

* Đoạn 3: Mở nắp ra em thấy…. Khi cất vào nắp.

* Đoạn 4: Đã mấy tháng rồi…… Cày trên đường ruộng.

b) Đoạn 2 tả hình dáng của cây bút.

c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút.

d) Trong đoạn 3:

- Câu mở đoạn: Mở nắp ra em tháy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, không rõ.

- Câu kết đoạn: Rồi em tra nắ bút cho ngỏi khỏi bị toè trước khi cất vào cặp.

- Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn học sinh giữ gìn ngòi bút.

Bài 2 : Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút chì của em.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu tự làm bài

- Gọi trình bày, sửa lỗi dùng từ, cho điểm bài viết tốt.

C. Củng cố dặn dò (3’)

Mỗi đoạn văn miêu tả có ý nghĩa gì ? Khi viết mỗi đoạn văn chú ý điều gì ? - Nhận xét tiết học.

- Học sinh đọc

- Học sinh trình bày

- HS lắng nghe.

(16)

- Về hoàn thành bài tập 2 và quan sát kĩ chiếc cặp của em.

_______________________________

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.

2. Kĩ năng:

-Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5.

- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5.

3. Thái độ:

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Giáo án + SGK + SGV + Vở BT - HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức: (1’)

- Hát, KT sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ (5’):

Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ?

III. Dạy học bài mới: (30’) 1) Giới thiệu bài (1’)

2) HDHS tự phát hiện dấu hiệu chia hết cho 5:

3) Tổ chức thảo luận tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5:

Số như thế nào thì chia hết cho 5?

Số như thế nào thì không chia hết cho 5?

4) Luyện tập:16

* Bài 1: Trong các số

85 ;98 ;1110 ;617 ;6714 ;9000 ;2015 ; 1053.

a,Các số chia hết cho 5 là

- Hát tập thể

- Các số có tận cùng là

0 ;2 ;4 ;6 ;8 thì chia hết cho 2.

20 : 5 = 4 30 : 5 = 6 ...

41 : 5 = 8 dư 1 32 : 5 = 6 dư 2 ...

- Các số có số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

- Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.

a) Các số chia hết cho 5 là: 85;

1110 ;9000 ;2015 ;3430

(17)

b, Các số không chia hết cho 5 là

* Bài 2: Viết vào chỗ chấm số chia hết cho 5 thích hợp :

- Nhận xét

* Bài 3: Với ba chữ số 5 ;0 ;7 hãy viết các số có ba chữ số và chia hết cho 5,mỗi số có cả ba chữ số đó .

- Nhận xét

*Bài4:

Trongcácsố 35;8 ;57 ;660 ;3000 ;945 ;555 3

a) Các số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 là:

b) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là:

c) Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là :

III. Củng cố dặn dò (3’):

- Nhận xét giờ học.

- Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 5.

b) các số không chia hết cho 5 là : 98;617;6714; 1053

- HS đọc yêu cầu bài tập a) 230 < 235 < 240 b) 4525 <4530< 4535

c) 175 ; 180 ; 185 ; 190 ; 195 ; 200.

- HS đọc yêu cầu bài tập

-Các số có tận cùng là 0,5 thì chia hết cho 5

570 ; 750 ; 705

- HS đọc yêu cầu bài tập

a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 3000; 660

b) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 945 ;35 2) Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 8 - Làm lại các bài tập.

______________________________

Luyện từ và câu

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể: Ai là gì?

- Hiểu vị ngữ trong câu kể ai làm gì? Thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng câu kể ai làm gì? Một cách linh hoạt, sáng tạo khi nói hoặc viết.

3. Thái độ:

- Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập và sử dụng trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét.

- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 phần luyện tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

Câu kể Ai làm gì? Thường có những bộ phận nào?

- Nhận xét.

B. Dạy học bài mới: (25’)

- Học sinh trả lời.

- Nhận xét, sửa sai.

(18)

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu ví dụ (13’)

*Bài 1: Đọc đoạn văn và tìm các câu kể Ai làm gì?

- Yêu cầu tự làm bài.

- Gọi nhận xét chữa bài.

*Bài 2: Xác định vị trong các câu vừa tìm.

- Yêu cầu tự gạch bằng chì vào SGK, học sinh lên làm bảng lớp.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

*Bài 3: Vị ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì?

- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hành động của người, con vật (đồ vật, cây cối được nhân hoá).

*Bài 4: Vị ngữ trong các câu kể do từ ngữ nào tạo thành.

- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? có thể là động từ, hoặc động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm từ.

Vị ngữ trong câu có ý nghĩa gì ? 3. Ghi nhớ (2’)

- Gọi đọc phần ghi nhớ.

- Yêu cầu đặt câu kể Ai làm gì ? 4. Luyện tập (15’)

*Bài : Đọc đoạn văn và gạch chân các câu kê Ai làm gì và xác định vị ngữ trong mỗi câu.

- Phát phiếu, hoạt động nhóm.

- Trao đổi cặp đôi.

- Đọc lại câu kể.

1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.

2. Người các buôn làng kéo về nườm nượp.

3. Mấy thanh niên khua chiêng rộn ràng.

- Tự làm vào vở bài tập.

1. Hàng trăm con voi/đang tiến về bãi

VN 2. Người các buôn làng/ kéo về nườm nượp.

VN

3.Mấy thanh niên/khua chiêng rộn ràng.

VN

- Vị ngữ trong các câu trên nêu lên hành động của người của vật trong câu.

- Học sinh đọc

- Vị ngữ trong các câu trên do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thêm.

- 1 Học sinh đọc , lớp đọc thầm.

* Bà em đang quét sân.

* Cả lớp em đang học tập toán…

(19)

- Gọi nhận xét, bổ sung phiếu.

*Bài 2 : Nỗi các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì

- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.

* Bài 3 : Quan sát tranh vẽ dưới đây.

Viết 3 đến 5 câu kể Ai làm gì miêu tả hoạt động của các nhân vật.

- Gọi 1 học sinh đọc lại các câu kể.

- Yêu cầu quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn

C. Củng cố dặn dò (3’):

- Nhận xét tiết học.

- Về viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc y/c và làm theo nhóm

* Thanh niên/ đeo gũi bên dòng nước.

VN

* Em nhỏ/ đùa vui trước nhà sàn.

VN

*Các cụ già/ chụm đầu bên những chén rượu..

VN

*Các bà, các chị/ sửa soạn khung cửi.

VN - Học sinh đọc yêu cầu.

- H/sinh lên bảng nối. Học sinh làm vào sách.

* Đàn có trắng bay lượn trên cánh đồng.

* Bà em kể chuyện cổ tích.

* Bộ đội giúp dân gặt lúa.

- Học sinh đọc

Vd:Trong tranh các bạn nam đang đá cầu, mấy bạn nữ chơi nhảy dây, dưới gốc câu, mấy bạn nam đang đọc báo.

- HS lắng nghe.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 3/1/2019

Ngày giảng: Chiều thứ 7 ngày 5 tháng 1 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.

2. Kĩ năng:

- Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.

3. Thái độ:

- Hs biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập có liên quan II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Giáo án + SGK + SGV + Vở BT - HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức : (1’)

(20)

- Hát, KT sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ (5’) :

Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 cho ví dụ?

III. Dạy học bài mới : (30) 1) Giới thiệu bài (1’) 2) Hướng dẫn luyện tập :

* Bài 1 : Trong các số 3457 ;

4568 ;66811 ;2050 ;2229 ;3576 các số chia hết cho 2 là

- Nhận xét,

* Bài 2 : Trong các số 900 ;

2355 ;5551 ;5550 ;9372 ;285 các số chia hết cho 2 là

- Nhận xét, sửa sai.

* Bài 3 :

a) Viết vào mỗi hình vuông một số có 3 chữ số chia hết cho 2.

b) Viết vào mỗi hình tròn một số có 3 chữ số chia hết cho 5.

- Nhận xét, sửa sai.

*Bài 4 :Trongcác số :345 ;480 ;296 ; 241 ;2000 ;3995 ;9010 ;324.

a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.

c) Số nào chí hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.

* Bài 5 : Viết vào chỗ chấm các số thích hợp vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 :

0.10….,….,….,50,60,…,…..,…..,100.

- - Nhận xét, sửa sai.

III. Củng cố dặn dò (3’) : - Nhận xét giờ học.

- Về học thuộc dấu hiệu chia hết 2 và 5.

- Hát tập thể

- Các số có tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5, các số có số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho

- Nêu yêu cầu và làm bài tập vào vở.

a) Các số chia hết cho 2 là : 4568 ; 2050 ; 3576.

- Nhận xét, sửa sai.

- HS đọc yêu cầu bài tập

a) Các số chia hết cho 5 là : 5550;

900; 285;2355 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập

a) Số có 3 chữ số chia hết cho 2 là : 672 ; 984 ; 756 ;342

b) Số có 3 chữ số chia hết cho 5 là : 150 ; 465 ; 970 ;995

- Nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài tập

a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là : 480 ; 2000 ; 9010 b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là : 296; 324.

c) Số chia hết cho 5 nhưng không chí hết cho 2 là: 345; 3995.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- 0,10,20,30,40,50,60,70,80,90,100.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Về nhà học kỹ bài _________________________________________

Tập làm văn

(21)

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.

2. Kĩ năng:

- Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo.

3. Thái độ:

- Hs biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập có liên quan II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Đoạn văn tả chiếc cặp trong bài tập1 viết sẵn trên bảng lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi đọc phần ghi nhớ trang 170

- Gọi học sinh đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.

B. Dạy học bài mới: (25’) 1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn làm bài tập (29’)

*Bài 1 : Đọc các đoạn văn tả chiếc cặp và trả lời các câu hỏi sau :

- Gọi đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu trao đổi, thực hiện yêu cầu.

- Gọi trình bày và nhận xét.

- Học sinh đọc thuộc lòng.

- Học sinh đọc đoạn văn của mình.

- Học sinh tiếp nối đọc.

- Cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.

- Trình bày, nhận xét.

a) Các đoạn văn trên đều thuộc thân bài trong bài văn miêu tả.

b) Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi…..đến sáng long lanh. (tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).

*Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt….. đeo chiếc ba lô. (tả quai cặp và dây đeo)

*Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy….. và thước kẻ (tả cấu tạo bên trong của cặp).

c) ND miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:

*Đoạn 1: màu đỏ tươi….

*Đoạn 2: Quai cặp…

*Đoạn 3: Mở cặp ra…

*Bài 2: Quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc bạn em. Hãy viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiêc cặp đó.

- Gọi đọc yêu cầu và gợi ý.

- Yêu cầu quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài.

- Gọi trình bày và sửa lỗi dùng từ và diễn đạt.

*Bài 3: Bài 2: Hãy viết đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiêc cặp đó.

- Đọc yêu cầu

- Học sinh đọc thành tiếng.

- Quan sát cặp, nghe Giáo viên gợi ý và tự làm bài.

- Học sinh trình bay.

- Học sinh đọc to.

- Quan sát và làm bài.

(22)

- Yêu cầu quan sát bên trong cặp và tự làm theo gợi ý.

* Chỉ viết một đoạn bên trong chứ không viết cả bài.

- Trình bày - sửa lỗi diễn đạt.

3. Củng cố dặn dò (3’):

- Nhận xét tiết học.

- Về hoàn thành bài văn: tả chiếc cặp sách của em hoặc của bạn em.

- Học sinh trình bày

- HS lắng nghe.

_____________________________________

SINH HOẠT TUẦN 17 I. Mục tiêu

- Tổng kết các hoạt động trong tuần .

- Giáo dục học sinh tinh thần phê bình và tự phê bình để tiến bộ.

- Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm..

II. Nội dung sinh hoạt

- Tổ trưởng tổ trực nhật nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.

- Lớp trưởng nhận xét bổ sung.

- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét từng mặt, tổng kết điểm thi đua cuối tuần.

1. Học tập:

- Tổ chức truy bài đầu buổi thường xuyên, đã có hiệu quả.

- Còn một số ít học sinh chưa chuẩn bị kỹ bài cũ trước khi đến lớp như chưa làm bài tập, chưa thuộc bài, chưa chuẩn bị điều khiện học tập.

- Phê bình:

2. Phẩm chất, năng lực:

- Lễ phép, ngoan ngoãn, chấp hành tốt nọi qui nhà trường. 100% thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ học sinh.

3. Lao động:

- Trực nhật thường xuyên, giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, bảo vệ tốt môi trường.

4. Văn thể mỹ:

Tập thể dục giữa giờ thường xuyên, đều đặn.

III. Công tác tuần tới

- Thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Truy bài tốt, thi đua hoàn thành tốt các hoạt động trong tuần.

- Thi đua học tốt.

- Thường xuyên ôn tập kiến thức cũ . - Thực hiện đôi bạn cùng tiến

__________________________________

KHOA HỌC

Tiết 33: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

(23)

2. Kĩ năng:

- Nêu vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

3. Thái độ:

- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.

- Các thẻ điểm 8, 9, 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 1-2’

2. Kiểm tra bài cũ: 4-5’

Gọi 3 HS lên bảng:

? Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1?

? Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2?

? Không khí gồm những thành phần nào?

- GV nhận xét

3. Dạy bài mới: 25- 27’

a) Giới thiệu bài.

b) Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.

- GV thu Tiết

- GV nhận xét Tiết làm của HS.

c) Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.

- Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.

- Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:

+ Vai trò của nước.

+ Vai trò của không khí.

+ Xen kẽ nước và không khí.

- Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung thuyết trình.

- Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nhận phiếu và làm Tiết.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động.

- Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân.

- Trong nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh, ảnh sưu tầm vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.

(24)

giám khảo.

- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.

- Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.

+ Nội dung đầy đủ.

+ Tranh, ảnh phong phú.

+ Trình bày đẹp, khoa học.

+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.

+ Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).

- GV nhận xét chung.

d) Hoạt động 3:

Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.

- GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người.

Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:

+ Bảo vệ môi trường nước.

+ Bảo vệ môi trường không khí.

- GV tổ chức cho HS vẽ.

- Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.

- GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.

3. Củng cố- dặn dò: 2-3’

- GV nhận xét tiết học.

- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

- 2 HS cùng bàn.

- HS lắng nghe.

- HS vẽ.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

___________________________________

Hát nhạc

ÔN TẬP: TĐN SỐ 2, SỐ 3 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết hát theo gia điệu và đúng lời ca một số bài hát.

2. Kĩ năng:

- Tập biểu diễn bài hát.

3. Thái độ:

- Biết đọc nhạc, chép lời ca và kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 2, số 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ gõ, đàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.

(25)

- Đàn cho HS trình bày lại1-2 bài hát mới ôn trước lớp.

- Hỏi HS đó là giai điệu của bài hát nào? Tác giả?

2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.

3. HĐ3. Ôn tập TĐN số 2, số 3.

- Treo bảng phụ có bài TĐN số 2, số 3.

- Hỏi lại HS : bài TĐN viết ở nhịp gì? có mấy nhịp?

- Cho HS nói tên nốt trên khuông.

- Cho HS luyện tập cao độ các nốt trên khuông.

* Bài TĐN số 2:

- Đàn ( hoặc xướng nguyên âm) từ 2-3 âm cho HS nghe, đoán tên nốt nhạc và đọc lên cho đúng độ cao.

VD: Cho HS nghe một âm bất kì:

S – L; S – L – S – L; S –M – S; M- R - Đ.

- Cho HS đọc ôn lại bài TĐN với các bước sau:

Bước1: TĐN và gõ theo phách.

Bước3: TĐN và ghép lời ca.

Chú ý: Thể hiện với tốc độ vừa phải.

Đọc đúng cao độ, trường độ.

- Chia lớp thành 2 dãy:

Dãy A: TĐN + gõ theo phách.

Dãy B: TĐN + ghép lời ca.

( Sau đó đổi ngược lại ) - Kiểm tra HS đọc lại bài TĐN.

( Sửa cho HS còn yếu, kém ). Nhận xét.

* Bài TĐN số 3: Thực hiện tương tự bài TĐN số 2.

4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.

- Cho HS đọc ôn lại 2 bài TĐN.

- Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.

-HS khá biểu diễn.

- HS khá nêu.

- Mở đồ dùng.

- Theo dõi.

- Cá nhân nêu.

- Cá nhân nêu.

- Đọc cao độ.

- Thảo luận nhóm.

Cá nhân nêu.

- Thực hiện.

- Từng dãy thực hiện.

- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.

( HS khá nhận xét ) - Thực hiện.

- Ghi nhớ.

- Lắng nghe

__________________________________

HĐNGLL

Bài 4: THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận thức được sự quý trọng thời gian của Bác Hồ 2. Kĩ năng:

(26)

- Trình bày được ý nghĩa của thời gian. cách sắp xếp công việc hợp lý 3. Thái độ:

- Biết cách tiết kiệm, sử dụng thời gian vào những việc cụ thể một cách phù hợp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

a) Bài cũ:

- Người biết cách tiết kiệm cuộc sống như thế nào? 2 HS trả lời

b) Bài mới: Thời gian quý báu lắm 1. Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện.

- Bác đã chỉ cho người đi họp chậm thấy chậm 10 phút có tác hại như thế nào?

- Để không làm mất thời gian của người chờ đợi mình đến họp, Bác đã làm gì ngay cả khi trời mưa gió?

- Theo Bác, vì sao thời gian lại quý báu như thế?

2.Hoạt động 2:

-Tìm và nhắc lại một câu nói của Bác hay một câu văn trong bài này mà em thích để các bạn cùng nghe, trao đổi, bình luận.

- Em sử dụng thời gian hàng ngày vào những việc gì?

- Theo em, việc sử dụng thời gian của mình đã hợp lý chưa?

-Em hiểu như thế nào về việc có ích và việc mình thích làm?

3.Hoạt động 3: Trò chơi: Thời gian có ích với ta

HDHS chơi như tài liệu trang 17.

Kết luận: Bác Hồ luôn luôn biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian trong sinh hoạt cũng như trong mọi công việc.

3. Củng cố, dặn dò: - Người biết quý thời gian là người như thế nào?

- Nhận xét tiết học

-HS lắng nghe

- HS trả lời cá nhân

-HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS trả lời cá nhân

- HS tham gia chơi theo nhóm

- HS lắng nghe, nhắc lại

__________________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

Hoạt động 1: Đóng vai giới thiệu về các thành viên trong gia đình... Hoạt động 2: Trò chơi nhìn hình đoán tên

Với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố động cơ, sự kỳ vọng và mức độ sẵn sàng chuẩn bị học đại học đến kết quả học tập của sinh viên ngành Kế toán tại trường Đại

Để hoàn thành đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Internet và truyền hình của FPT” và kết

Giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan được sạch sẽ, không bị hôi, không bị ngứa và không bị nhiễm trùng.... Để bảo vệ và giữ vệ

- Chuẩn bị theo nhóm: + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.. -

GDĐH đóng vai trò quan trọng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho thị trường lao động vì vậy nhiều công trình nghiên cứu về năng lực làm việc của

ảnh, về việc sử dụng nước âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho KH, đẹp mắt - GV