• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18 NS : 13/1/2019

ND: Thứ 2 ngày 24 tháng 1 năm 2019 (học bù 10/1) Kể chuyện

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 4) I) MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Kiểm tra đọc – hiểu - Yêu cầu như tiết 1.

2.Kĩ năng:

- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nhân vật.

3.Thái độ:

- Sử dụng các thành ngữ tục ngữ phù hợp vời các tình huống cụ thể.

II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài (2’)

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.

2. Kiểm tra đọc: 13’

(Tiến trình tương tự tiết 1)

3. Ôn luyện về kĩ năng đặt câu: 14’

- Gọi đọc yêu cầu và mẫu.

- Gọi trình bày.

- Sửa lỗi dùng từ và câu văn cho học sinh.

- Học sinh đọc to.

- Tiếp nối đọc câu văn đã đặt.

VD:

a) Từ xưa tới nay, nước ta chưa có người nào đỗ trạng nguyện từ năm 13 tuổi như Nguyễn Hiền./ Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.

b) Lê-ô-nác-đô vin-xin kên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh hoạ.

c) Xi-ôn-cốp-xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ.

d) Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ.

e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lới.

4. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ: 8’

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.

- Yêu cầu trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.

- Gọi trình bày và nhận xét.

3. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dăn ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc to.

- Học sinh cùng bàn trao đổ, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.

- Học sinh trình bày, nhận xét.

Tập đọc

(2)

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 6) I) MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Kiểm tra đọc hiểu - Yêu cầu như tiêt 1.

- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật.

2.Kĩ năng: Hs tự lập dàn ý, viết mở bài, kết bài 3.Thái độ: Hs tự giác học tập và yêu thích bộ môn II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.(như tiết 1).

- Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ trang 145 và 170 trong sách giáo khoa.

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài (2’)

- Nêu mục tiêu và ghi bài lên bảng.

2. Kiểm tra bài đọc:10’

- Tiến hành tương tự tiết 1.

3. Ôn luyện về văn miêu tả:25’’

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.

- Yêu cầu tự làm bài. Giáo viên nhắc học sinh:

* Đây là bài văn miêu tả đồ vật.

* Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm nhứng đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.

* Không nên miêt tả quá chi tiết, rườm rà.

- Gọi học sinh trình bày. Giáo viên ghi nhanh ý chính lên dàn ý lên bảng.

- Học sinh đọc thành tiếng, yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết bài.

- Học sinh trình bày.

3. Củng cố dặn dò (3’):

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút; chuẩn bị kiểm tra định kì.

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 và 9.

2.Kĩ năng:

- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải toán.

3.Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(3)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức : 1’

- Hát, KT sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ (5’)

(?) Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 ? Cho ví dụ minh hoạ.

III. Dạy học bài mới:

1) Giới thiệu bài (1’) 2) Luyện tập :30’

* Bài 1:

- Cho HS tự làm vào vở, gọi HS chữa bài.

- Nhận xét, chữa bài.

* Bài 2:

- Gọi HS nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở.

- Gọi 3 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chữa bài.

* Bài 3:

- GV cho HS tự làm vào vở, đổi vở để tự kiểm tra lẫn nhau.

- Nhận xét, bổ sung.

* Bài 4:

- Cho HS làm bài vào vở, gọi 4 HS lên bảng chữa bài.

- Nhận xét

* Bài 5:

- Gọi HS đọc bài toán, phân tích bài toán và làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài IV. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét giờ học.

- Giao việc về nhà

- Hát tập thể

- HS lên bảng nêu và cho ví dụ.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS nêu miệng:

a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050;

35766

b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.

c) Các số chia hết cho 5 là: 7435; 2050.

d) Các số chia hết cho 9 là: 35 766.

- Nhận xét, sửa sai (nếu có) - HS lên bảng làm bài:

a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620; 5270.

b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57324;

64620.

c) Số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là: 64620.

- HS lên bảng điền vào ô trống.

a) 528 ; 558 ; 588. b) 603 ; 693 c) 240 d) 354 - HS lên bảng làm bài.

a) 2253 + 4315 – 173 = 6395; chia hết cho 5.

b) 6438 – 2325 x 2 = 1788; chia hết cho 2.

c) 480 – 120 : 4 = 450; 450 chia hết cho 5 và 2.

d) 63 + 24 x 3 = 135; 135 chia hết cho 5.

- HS phân tích:

- Kq : Vậy số HS của lớp là 30.

ĐỊA LÍ

(4)

ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A/ KTBC:

- Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác?

Đến nay HN được bao nhiêu tuổi?

- Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố? ) Nhận xét, cho điểm

B/ Ôn tập:

HĐ1 : Vị trí miền núi và trung du

- Chúng ta đã học những vùng nào về miền núi và trung du?

- Treo bảng đồ địa lí tự nhiên VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.

- Nhận xét

HĐ 2 : Đặc điểm thiên nhiên - Phát phiếu học tập cho các nhóm - Gọi hs đọc nhiệm vụ thảo luận.

- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày

HĐ 3 : Con người và hoạt động

- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để hoàn thành bảng kiến thức sau (phát phiếu cho các nhóm)

- Gọi HS lên dán kết quả và trình bày

- Còn có tên gọi là Thăng Long, đến nay đã được 1000 tuổi

- Khu phố cổ mang tên các nghề thủ công và buôn bán ở khu phố đó. Nhà cửa thấp mái ngói, kiến trúc cổ kính, đường phố nhỏ hẹp, yên tĩnh

- Dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phan- xi-păng), trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt, đồng bằng Bắc Bộ

- 4 hs lần lượt lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và TP Đà Lạt.thủ

- Chia nhóm nhận phiếu học tập - 1 hs đọc to y/c

- HS trong nhóm lần lượt trình bày (mỗi em trình bày 1 đặc điểm)

- Lắng nghe

- Chia nhóm, nhận phiếu học tập Đặc điểm

thiên nhiên

Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên

Địa hình Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu

Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau

Khí hậu Ở những nơi cao lạnh Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và

(5)

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

- Kết luận phiếu đúng

- Gọi hs nhìn vào phiếu đọc lại bảng kiến thức vừa hoàn thành

Kết luận: Cả hai vùng đều có những đặc điểm đặc trưng về thiên nhiên , con người, văn hóa và hoạt động sản xuất.

* HĐ4: Vùng trung du Bắc Bộ và ĐBBB.

- Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?

- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?

1) ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên?

2) Trên bản đồ ĐBBB có hình dạng gì? Địa hình của ĐBBB như thế nào?

3) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB.

4) ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?

5) Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB.

Kết luận: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi đồng thời tích cực trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc C/ Củng cố, dặn dò:

- Ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập - Bài sau: Kiểm tra cuối học kì I.

- Nhận xét tiết học

- Lần lượt 2 nhóm sẽ trình bày nhiệm vụ của nhóm mình (nhóm 1, 2: dân tộc và trang phục, nhóm 3,4: Lễ hội ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, nhóm 5,6: Con người và hoạt động sản xuất ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên

- Nhiều hs nối tiếp nhau đọc kiến thức trong bảng

- Lắng nghe

- Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.

- Trồng lại rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, dừng hành vi phá rừng, khia thác gỗ bừa bãi.

1) ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp

2) Trên bản đồ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, địa hình ở ĐBBB khá bằng phẳng.

3) Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,...

4) Nhờ đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước.

5) + Cây trồng: ngô, khoai, đậu phộng, cây ăn quả

+ Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, vịt, gà, nuôi, đánh bắt cá

- Lắng nghe

KHOA HỌC ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

- Tháp dinh dưỡng cân đối.

(6)

- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.

- Các thẻ điểm 8, 9, 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A/ KTBC:

- Không khí gồm mấy thành phần chính?

Đó là thành phần nào?

- Ngoài 2 thành phần chính, trong không khí còn chứa những thành phần nào khác?

- Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài:

2) Ôn tập:

* HĐ1: Củng cố kiến thức về "Tháp dinh dưỡng cân đối"

- Đưa tháp dinh dưỡng: (hình 1 SGK/68)..

Các em hãy làm việc trong nhóm 4 để hoàn thiện tháp dinh dưỡng cân đối này.

Nhóm nào điền đúng và nhanh nhóm đó thắng.

- Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm xong trước, trình bày đẹp và đúng.

HĐ2 : Củng cố về tính chất của nước và không khí, thành phần chính của K2 - Gọi hs lên bốc thăm trả lời câu hỏi 1) Không khí và nước có tính chất giống nhau là:

a) Không màu, không mùi, không vị b) Không có hình dạng xác định c) Không thể bị nén

2) Các thành phần chính của không khí là:

a) Ni-tơ và các-bô-níc

- Không khí gồm 2 thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.

- Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi bẩn, các khí độc, vi khuẩn.

- lắng nghe

- Chia nhóm 4 hoàn thiện tháp dinh dưỡng

- Trình bày sản phẩm - Nhận xét

- 4 hs lần lượt lên bốc thăm và trả lời 1) a. Không màu, không mùi, không vị

2) c. Ni-tơ và ô xi

(7)

b) Ôxi và hơi nước c) Ni-tơ và ô xi

3) Thành phần của không khí quan trọng nhất đối với con người là:

a) Ô-xi b) Hơi nước c) Ni-tơ 4) Em hãy hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

HĐ 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:

+ Bảo vệ môi trường nước.

+ Bảo vệ môi trường không khí.

- Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.

- GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra HKI

- Nhận xét tiết học

3) a. ô xi

- Hs hoàn thành vòng sơ đồ tuàn hoàn của nước.

- HS lắng nghe.

- Hs làm việc cặp đôi

- Các nhóm lên triển lãm tranh

TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A . Ổn định ( 2’) B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (3’)

Nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:

- Gv yêu cầu hs bốc thăm bài tập đọc.

- Yêu cầu hs đọc + gv đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài.

- Gv nhận xét, ghi điểm.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2:

- Gv hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu:

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs bốc thăm bài, chuẩn bị trong 1 phút.

-Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs xác định yêu cầu bài: Đây là dạng

(8)

a, Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:

- Gv yêu cầu hs nêu lại những điều cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.

- Yêu cầu hs quan sát, lập dàn ý.

- Lắng nghe hs trình bày dàn ý, nhận xét, chữa bài cho các em.

b, Viết phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs nếu các em gặp khó khăn.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Ghi điểm một số bài viết tốt.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà làm bài.- Chuẩn bị bài sau.

văn miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.

- 1 hs đọc nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.

- Hs chọn một đồ dùng học tập để quan sát.

- Từng hs quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp rồi chuyển thành dàn ý.

- Hs phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trước lớp.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài, hoàn thiện bài của mình.

- 2 học sinh trả lời.

Ngày soạn: 12/1/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 15 tháng 1 năm 2019 TOÁN ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

- Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 5

- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5 - Làm bài tập 1,4. Các bài còn lại HS khá giỏi làm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A.Kiểm tra bài cũ (5’)

- nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 - Nêu ví dụ về các số chia hết cho 2?

- Thế nào là số chẵn, thế nào là số lẻ?

- Nhận xét B. Bài mới :

1) Giới thiệu bài (2’)

2. Dấu hiệu chia hết cho 5 (12’)

-Yêu cầu hs thảo luận về các số chia hết

- 3 HS trả lời

- HS nêu ví dụ về các số chia hết cho

(9)

cho 5 và không chia hết cho

- GV chốt lại: Muốn biết 1 số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải, nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5, chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5.

3. Thực hành:

Bài tập1:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập - Yêu câu hs làm bài

- Nhận xét

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5.

C2 về dấu hiệu nhận biết số chia hết cho 5.

Bài tập2: ( dành cho hs K - G)

- Cho HS làm vào vở sau đó cho 2 HS ngồi cùng bàn kiểm tra lẫn nhau.

- Gọi 1 HS làm bảng phụ - Nhận xét

C2 về dãy số cách đều dựa vào dấu hiệu chia hết cho 5.

Bài tập 3 (dành cho hs K- G) - Gọi hs nêu yêu cầu bài tập

- Gv hướng dẫn hs lập các số có ba chữ số từ 3 số đã cho, sau đó dựa vào dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn các số.

C2 kĩ năng lập số chia hết cho 5 cách đều từ ba chữ số đã đã cho

Bài tập 4

- Yêu cầu hs làm bài tập - Nhận xét

C.Củng cố - dặn dò:

- Gọi HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5.

- Gv nhận xét dặn dò.

5 và không chia hết cho 5 5 : 5 = 1

10 : 5 = 2 15 : 5 = 3 20 : 5 = 4 25 : 5 = 5

16 : 5 = 3 dư 1 17 : 5 = 3 dư 2 18 : 5 = 3 dư 3 19 : 5 = 3 dư 4

- Hs làm bài rồi chữa

a) Những số chia hết cho 5 là: 660;

3000; 945

b) Những số không chia hết cho 5 là:

8; 57; 4674; 5553 - HS làm bài vào vở.

a) 150 <150 < 160 b)3575 < 3580 < 3585

c) 335; 340; 345;350; 355; 360

- 1hs nêu yêu cầu

- hs làm bài và giải thích lí do điền

* Các số chia hết cho 5 là: 570; 750;

705;

- Nhận xét, củng cố.

- Nhận xét bài

a) Số vừa chia hết cho 5 và 2 là:

660; 3000 (vì có chữ số tận cùng là 0) b) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 945

- 1 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5.

Tập làm văn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 5 ) I) MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Kiểm tra đọc, hiểu - Yêu cầu như tiết 1.

(10)

2.Kĩ năng:

- Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ “Đôi que dan”

3.Thái độ:hs tự giác học tập và yêu thích bộ môn II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng ( như tiết1)

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài (2’)

- Nêu mục tiêu và ghi bài lên bảng.

2. Kiểm tra đọc: 16’

- Tiến hanh tương tự như tiết 1.

3. Nghe - viết chính tả: 14’

a. Tìm hiểu nội dung bài thơ - Đọc bài thơ Đôi que đan.

- Yêu cầu học sinh đọc.

(?) Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra ?

(?) Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào ?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

c. Nghe - viết chính tả - Đọc lại cho HS soát lỗi.

d. Soát lỗi - chấm bài

- Lắng nghe.

- Học sinh đọc to.

- Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé. Của mẹ cha.

- Rất chăm chỉ và yêu thương những người thân trong gia đình.

- Mũ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre ngọc ngà,…

- Soát lại lỗi chính tả.

V. Củng cố- Dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Về học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.

TOÁN ÔN TẬP I.MỤC TIÊU

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản

- Bài tập : 1, 2, 3

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, cho ví dụ ?

- Gv nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (3’)

- 2, 3 hs trả lời..

- Lớp nhận xét.

(11)

2. Hướng dẫn hs làm bài trong Sgk.

Bài tập 1:

Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, 3, 5, 9 ?

- Yêu cầu hs làm việc cá nhân, gv theo dõi, giúp đỡ hs khi cần.

- Gv củng cố bài.

C2 về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 Bài tập 2

Trong các số sau, số nào chia hết cho ...

- Gv lưu ý hs số chia hết cho cả 2 & 5 sẽ có chữ số tận cùng là 0. Số chia hết cho 2 & 3 phải là số chẵn có tổng các chữ số chia hết cho 3. Số chia hết cho 9 cũng chia hết cho 3.

- Gv củng cố bài.

C2 về kết hợp giữa các dấu hiệu chia hết

Bài tập 3:

- Tìm thích hợp điền vào chỗ trống:

- Gv hướng dẫn hs làm bài dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- Gv củng cố bài.

C2 kĩ năng lập số mới dựa vào dấu hiệu chia hết

Bài tập 4 (dành cho hs K- G)

- Yêu cầu hs tính từng giá trị của biểu thức, sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 &

5.

- Gv củng cố bài.

C2 kĩ năng tính giá trị biểu thức rồi xét xem sô nào chia hết cho 2, 5 dựa vào dấu hiệu chia hết

3. Củng cố, dặn dò:

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập 1, 2, 3. Sgk - Chuẩn bị bài sau.

- Hs tự làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 4568; 2050; 35766; b, 2229; 35766 c, 7435; 2050. d, 35766.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài trong Sgk.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- Nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

a, 64620; 5270;

b, 57234; 64620.

c, 64620.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

Đáp án:

a, 528; 558; 588. c, 240.

b, 603; 693. d, 354.

- Nhận xét bài bạn

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 6395 chia hết cho 5.

b, 1788 chia hết cho 2.

c, 450 chia hết cho 2 và 5.

d, 135 chia hết cho 5.

- 2 học sinh trả lời.

TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP

(12)

I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A . Ổn định ( 2’) B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (3’)

Nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:

- Gv yêu cầu hs bốc thăm bài tập đọc.

- Yêu cầu hs đọc + gv đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài.

- Gv nhận xét, ghi điểm.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2:

- Gv hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu:

a, Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:

- Gv yêu cầu hs nêu lại những điều cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.

- Yêu cầu hs quan sát, lập dàn ý.

- Lắng nghe hs trình bày dàn ý, nhận xét, chữa bài cho các em.

b, Viết phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs nếu các em gặp khó khăn.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Ghi điểm một số bài viết tốt.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà làm bài.- Chuẩn bị bài sau.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs bốc thăm bài, chuẩn bị trong 1 phút.

-Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs xác định yêu cầu bài: Đây là dạng văn miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.

- 1 hs đọc nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.

- Hs chọn một đồ dùng học tập để quan sát.

- Từng hs quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp rồi chuyển thành dàn ý.

- Hs phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trước lớp.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài, hoàn thiện bài của mình.

- 2 học sinh trả lời.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP

(13)

I. MỤC TIÊU

- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?(ND Ghi nhớ).

- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì ? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai Làm gì?

- Gọi HS trả lời câu hỏi : Câu kể Ai làm gì thường có mấy bộ phận ?

- Nhận xét câu trả lời và câu HS đặt cho điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Phần nhận xét Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn.

-Yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi và làm bài tập.

- Gọi HS nhận xét chữa bài.

- Gv kết luận: Đoạn văn có 6 câu, ba câu đầu là những câu kể Ai làm gì?

Bài 2, 3:

-Yêu cầu hs xác định vị ngữ trong các câu kể trên

- Gv dán 3 băng giấy viết 3 câu văn lên bảng.

-Gọi HS nhận xét, chữa bài.

-Nhận xét kết luận lời giải đúng

+Vị ngữ của các câu trên có ý nghĩa gì?

GV: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Nêu lên hoạt động của người, con vật (đồ vật cây cối được nhân hoá)

Bài 4:

- Vị ngữ trong câu kể thường do những từ nào tạo thành?

GV:Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có thể là động từ, hoặc động từ kèm theo

- 3 HS lên bảng viết.

-2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.

-Trao đổi thảo luận cặp đôi -Đọc lại câu kể Ai làm gì ?:

1) Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.

2) Người các buôn làng kéo về nườm nượp.

3) Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng

- 3 hs lên bảng thực hiện tìm các VN trong câu

1) Hàng trăm con voi / đang tiến về bãi.

2) Người các buôn làng / kéo về nườm nượp.

3) Mấy anh thanh niên / khua chiêng rộn ràng.

* Ý nghĩa của VN: nêu hoạt động của người, của vật trong câu.

- Vị ngữ trong câu trên do động từ và

(14)

một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm động từ

3. Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì?

4. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS tiếp tục xác định bộ phận VN trong câu

+Phát giấy và bút dạ cho HS – nhóm nào làm xong dán lên bảng

+Gọi HS nhận xét bổ sung phiếu.

+Nhận xét, kết luận lời giải đúng .

Bài 2: Dán 4 băng giấy lên bảng, y/c 1 bạn nam, 1 bạn nữ lên bảng thi đua nối cột A thích hợp với cột B

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn nối đúng, nhanh

- Gọi hs đọc câu đúng Bài 3:

- Tranh vẽ gì?

- Tranh vẽ cảnh sân trường vào giờ chơi.

Nhìn vào tranh các em hãy nói 5 câu kể Ai làm gì miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.

- Gọi hs phát biểu ý kiến

C. Củng cố - dặn dò

- Trong câu kể Ai làm gì? Vị ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì?

- Nhận xét tiết học

các từ kèm theo nó.

- 2 hs đọc ghi nhớ

- Tìm câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn( các câu 3, 4, 5, 6, 7.)

- HS hoạt động theo nhóm.

+Hoạt động theo cặp

+Bổ sung, hòan thành phiếu Lời giải:

Thanh niên /đeo gùi vào rừng.

Phụ nữ/ giặt giũ bên nhưng giếng nước.

Em nhỏ/ đùa vui trước nhà sàn.

Các cụ già/ chụm đầu ….. ché rượu cần.

Các bà,các chị/ sửa soạn khung cửi.

- Một vài hs đọc

1) Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.

2) Bà em kể chuyện cổ tích.

3) Bộ đội giúp dân gặt lúa.

- Vẽ các bạn nam đang đá cầu, mấy bạn nữ chơi nhảy dây dưới gốc cây, mấy bạn nam đang đọc báo.

- Lắng nghe

- Nối tiếp nhau trình bày

Trong giờ ra chơi, sân trường thật náo nhiệt. Dưới bóng mát của cây bàng, mấy bạn đang túm tụm đọc truyện. Giữa sân, các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó, mấy bạn nữ chơi nhảy

(15)

dây.

- Đọc ghi nhớ

Ngày soạn: 24/12/2013

Ngày giảng: Thứ 6, 27/12/2013

TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.

- Nhận biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản

- Làm bài tập 1, 2, 3; Bài 4:(HSG) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu hs nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5. Ví dụ.

- Gv nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài : Luyện tập 2. Hướng dẫn hs thực hành Bài 1:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài tập.

-Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.

? Dựa vào đâu mà con biết các số đó chia hết cho 2 hoặc cho 5 ?

- Gv nhận xét.

C2 kĩ năng nhận các số chia hết cho 2 và cho 5 dựa vào dấu hiệu chia hết.

Bài 2:

- Gọi học sinh yêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài tập.

-Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.

- Gv nhận xét.

C2 kĩ năng dựa vào dấu hiệu chia hết

- 2 nêu

- Cả lớp nhận xét

- Nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài, 1 hs làm bảng phụ

a/ Các số chia hết cho 2 là : 4568, 66814, 2050, 3576, 900

b/ Các số chia hết cho 5 là : 2050, 900, 2355

- Dựa vào dấu hiệu nhận biết - HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài, 2 hs làm bảng phụ

a) HS có thể chọn bất kì số chẵn nào có ba chữ số “ 218, 432, 768

b) Chọn số có ba chữ số có chữ số ở

(16)

cho 2 và cho 5 để tạo số mới.

Bài 3:

- Gọi học sinh yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs nêu dấu hiệu chia hết cho 2,5

- yêu cầu hs làm bài - Nhận xét

C2 kĩ năng nhận biết một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 dựa vào sự kết hợp của các dấu hiệu chia hết của số đó.

Bài 4: (dành cho hs K - G) - Gọi học sinh yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs nêu dấu hiệu chia hết cho 2,5 từ đó nêu dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5.

- Gọi hs làm bài - Nhận xét

C2 kĩ năng nhận biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

Bài 5: (HS K - G ) - Gọi hs đọc bài toán - Gv phân tích

- Yêu cầu hs làm bài - Nhận xét

C2 kĩ năng tìm số dựa vào điều kiện cho trước

3. Củng cố- Dặn dò:

- Vừa rồi chúng ta học bài gì ?

- Xem lại bài và hoàn thành các bài tập chưa làm xong.

hàng đơn vị là 0 hoặc 5 là 105, 480, 965

- Nêu yêu cầu của bài.

a) Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480, 2000, 9010

b) Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296, 324

c) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là : 345, 3995.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- 1hs nêu yêu cầu bài tập - Hs làm bài

Số chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0 hoặc 5. Số chia hết cho 2 phải là số chẵn.

Vậy số chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0

- 1 hs nêu yêu cầu bài tập - Hs làm bài, 1 hs làm bảng lớp

Loan có 10 quả táo. (vì 10 < 20 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5)

TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.

- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs A . Ổn định ( 2’)

B. Bài mới:

(17)

1. Giới thiệu bài (3’)

Nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:

- Gv yêu cầu hs bốc thăm bài tập đọc.

- Yêu cầu hs đọc + gv đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài.

- Gv nhận xét, ghi điểm.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2:

- Gv hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu:

a, Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:

- Gv yêu cầu hs nêu lại những điều cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.

- Yêu cầu hs quan sát, lập dàn ý.

- Lắng nghe hs trình bày dàn ý, nhận xét, chữa bài cho các em.

b, Viết phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs nếu các em gặp khó khăn.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Ghi điểm một số bài viết tốt.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà làm bài.- Chuẩn bị bài sau.

Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs bốc thăm bài, chuẩn bị trong 1 phút.

-Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs xác định yêu cầu bài: Đây là dạng văn miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.

- 1 hs đọc nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.

- Hs chọn một đồ dùng học tập để quan sát.

- Từng hs quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp rồi chuyển thành dàn ý.

- Hs phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trước lớp.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài, hoàn thiện bài của mình.

- 2 học sinh trả lời.

SINH HOẠT TUẦN 18b I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- Giáo dục học sinh mặc ấm khi đến trường.

II. Đồ dùng dạy học:

- Những ghi chép trong tuần.

III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:

(18)

Hoạt động của giáo viên A. ổn định tổ chức.

- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.

B. Tiến hành sinh hoạt:

1. Nêu yêu cầu giờ học.

2. Đánh giá tình hình trong tuần:

a. Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

b. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp.

c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.

* ưu điểm :

- Nề nếp: Duy trì tốt nề nếp đi học đều, ôn bài 10 phút và đọc báo đội đều đặn.

- Học tập:

+ Đa số các em có ý thức ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì I

+ Tích cực hưởng ứng thi đua dành nhiều hoa điểm 10 và xây dựng nhiều đôi bạn cùng tiến : - LĐVS: Thực hiện tốt lao động theo điều động, biết giữ vs trường, lớp học sạch sẽ.

VS cá nhân gọn gàng trước khi đến lớp.

- Hoạt động khác: Thực hiện tốt các phong trào do trường, lớp phát động.

* Một số hạn chế:

- Vẫn còn hiện tượng quên vở BT ở nhà.

3. Phương hướng tuần tới.

- Duy trì nề nếp học tập tốt.

- Tiếp tục phong trào thi đua hái nhiều hoa điểm 10.

- Tiếp tục ôn luyện chữ đẹp

- Tiếp tục và nâng cao ý thức lớp tự quản, tự giác học tập .

Hoạt động của học sinh - Học sinh hát tập thể.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Hs lắng nghe rút kinh nghiệm bản thân.

- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

Ngày ... tháng ... năm 2019 Nhận xét của Tổ trưởng

Vũ Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kểvới điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

2.Kĩ năng: Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Măng mọc thẳng”.. 3.Thái

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần iêu,yêu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iêu, yêu.. - Phát

2.Kĩ năng: Đặt tính và thực hiện tính cộng hai số thập phân 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực diều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau2. - Nhận biết được biểu

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ

-Tranh ảnh của những tiết học trước về việc sử dụng: nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi