• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Ngày soạn:8/5/2020

Ngày dạy: 11/5/2020 Lớp dạy:4A, 4B

BÀI 55 + 56. ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I.MỤC TIÊU

Giúp HS:

-Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng.

-Củng cố các kỹ năng: quan sát, làm thí nghiệm.

-Củng cố những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến phần vật chất và năng lượng.

-Biết yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kỹ thuật, lòng hăng say khoa học, khả năng sáng tạo khi làm thí nghiệm.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi nilông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế, …

-Tranh ảnh của những tiết học trước về việc sử dụng: nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

-Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định 1’

2.Kiểm tra bài cũ: 3’

-Gọi 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài học trước.

+Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật ?

+Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?

-Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.

3.Bài mới 30’

a.Giới thiệu bài:1’

Trong bài ôn tập này chúng ta cùng ôn tập lại những kiến thức cơ bản đã học ở phần vật chất và năng lượng. Các em cùng thi xem bạn nào nắm vững kiến thức và say mê khoa học.

* Hoạt động 1: Các kiến thức khoa học cơ bản

-GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

Hát

-HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

-Lắng nghe.

-Hoạt động theo hướng dẫn của GV.

-2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.

-2 HS lên bảng lần lượt làm từng câu

(2)

-Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2.

-Yêu cầu HS tự làm bài.

-Gọi HS nhận xét, chữa bài.

-Chốt lại lời giải đúng.

-Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời.

-Gọi HS trả lời, HS khác bổ sung.

hỏi. HS dưới lớp dùng bút chì làm vào VBT.

-Nhận xét, chữa bài của bạn làm trên bảng.

-Câu trả lời đúng là:

-1 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.

-Câu trả lời đúng là:

Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động.

Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.

-Câu trả lời đúng là:

6. Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ

1. So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn dựa trên bảng sau:

Nước ở thể lỏng Nước ở thể khí Nước ở thể rắn

Có mùi không ? Không Không Không

Có nhìn thấy bằng

mắt thường không ?

Có hình dạng nhất

định không ? Không Không

2. Điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp.

Đông đặc

Ngưng tụ Nóng chảy

Bay hơi NƯỚC Ở THỂ

LỎNG

HƠI NƯỚC

NƯỚC Ở THỂ RẮN

NƯỚC Ở THỂ LỎNG

(3)

-Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.

-Câu 4, 5, 6 (tiến hành như câu hỏi 3).

4. Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.

5. Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.

 Hoạt động 2: Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”

Cách tiến hành:

-GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS của nhóm mình.

-Yêu cầu đại diện 5 nhóm lên bốc thăm câu hỏi trước. 5 nhóm đầu được chuẩn bị trong 3 phút. Sau đó các nhóm lần lượt lên trình bày. 2 nhóm trình bày xong tiếp tục 2 nhóm lên bốc thăm câu hỏi để đảm bảo công bằng về thời gian.

-GV nhận xét, cho điểm trực tiếp từng nhóm. Khuyến khích HS sử dụng các dụng cụ sẵn có để làm thí nghiệm.

-Công bố kết quả: Nhóm nào đạt 9, 10 điểm sẽ nhận được danh hiệu: Nhà khoa học trẻ.

-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật.

-Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí. Nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí cácbôníc, nước tiểu, các chất

truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.

* Ví dụ về câu hỏi: bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ:

+Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.

+Nước ở thể rắn có hình dạng xác định.

+Nguồn nước đã bị ô nhiễm.

+Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

+Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.

+Sự lan truyền âm thanh.

+Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.

+Bóng của vật thay đổi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

+Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

+Không khí là chất cách nhiệt.

-1 HS lên bảng mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường qua sơ đồ.

-Lắng nghe.

Hs lắng nghe, ghi nhớ

(4)

thải khác

 Hoạt động 3: Triển lãm

GV vẽ các hình sau lên bảng.

-Yêu cầu HS:

+Quan sát các hình minh họa.

+Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc.

-Nhận xét câu trả lời của HS.

-Kết luận:

1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.

2. Buổi trứa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.

3. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.

Củng cố,dặn dò 3’

HS 1: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên nhưng đặt trong góc tối.

HS 2: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên, đặt chỗ có ánh sáng nhưng dùng keo dán giấy bôi lên 2 mặt của lá cây.

HS 3: Gieo 1 hạt đậu, để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.

HS 4: Gieo 2 hạt đậu, để nới có ánh sáng, tưới nước thường xuyên, sau khi lên lá nhổ 1 cây ra trồng bằng sỏi đã rửa sạch.

KHOA HỌC

BÀI 57+58+59:THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?(TIẾT 1) I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với thực vật.

-Hiểu được những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường, mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.

-Kể được một số loài cây thuộc họ ưa ẩm, ưa nước, sống nơi khô hạn.

-Ứng dụng nhu cầu về nước của thực vật trong trồng trọt.

2.Kĩ năng:Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc thực vật.

3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây xanh, chăm sóc cây.

  

1 2 3

(5)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.

-GV có 5 cây trồng theo yêu cầu như SGK.

-Phiếu học tập theo nhóm.

-Hình minh hoạ trang 116, 117 SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định

2.kiểm tra bài cũ:3’

+ Nước có thể ở những thể nào?

+Ở mỗi thể nước có tính chất như thế nào?

3.Bài mới

a)Giới thiệu bài:

Thực vật cần gì để sống ? Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm

-Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS.

-Tổ chức cho HS tiến hành báo cáo thí nghiệm

-Yêu cầu: Quan sát cây các bạn mang đến.

Sau đó mỗi thành viên mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình.

-Gọi HS báo cáo công việc các em đã làm.

GV kẻ bảng và ghi nhanh điều kiện sống của từng cây theo kết quả báo cáo của HS.

-Nhận xét, khen ngợi hs đã có sự chuẩn bị chu đáo, hăng say làm thí nghiệm.

+Các cây đậu trên có những điều kiện sống nào giống nhau ?

+Các cây thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ?

Hát -Hs trả lời

-Lắng nghe.

-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị cây trồng trong lon sữa bò của các thành viên.

-Hoạt động cá nhân HS theo sự hướng dẫn của GV.

+Đặt các lon sữa bò có trồng cây lên bàn.

+Quan sát các cây trồng.

+Mô tả cách mình gieo trồng, chăm sóc cho các bạn biết.

+Ghi và dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống vào mỗi từng cây.

-Đại diện trình bày:

-Lắng nghe.

-Trao đổi theo cặp và trả lời:

+Các cây đậu trên cùng gieo một ngày, cây 1, 2, 3, 4 trồng bằng một lớp đất giống nhau.

+Cây số 1 thiếu ánh sáng vì bị đặt nơi tối, ánh sáng không thể chiếu vào được.

+Cây số 2 thiếu không khí vì lá cây đã được bôi một lớp keo lên làm cho lá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí với môi trường.

+Cây số 3 thiếu nước vì cây không được tưới nước thường xuyên. Khi hút

(6)

+Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ?

+Theo em dự đoán thì để sống, thực vật cần phải có những điều kiện nào để sống ?

+Trong các cây trồng trên, cây nào đã có đủ các điều kiện đó ?

-Kết luận: Thí nghiệm chúng ta đang phân tích nhằm tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của cây. Các cây 1, 2, 3, 5 gọi là các cây thực nghiệm, mỗi cây trồng đều bị cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng cây số 4 gọi là cây đối chứng, cây này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng.

Hoạt động 2: Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.

-Yêu cầu: Quan sát cây trồng, trao đổi, dự đoán cây trồng sẽ phát triển như thế nào và hoàn thành phiếu.

-GV đi giúp đỡ Hs

-Gọi hs trình bày. Các hs khác bổ sung. GV kẻ bảng như phiếu học tập và ghi nhanh lên bảng

-Nhận xét, khen ngợi những HS làm việc tích cực.

hết nước trong lớp đất trồng, cây không được cung cấp nước.

+Cây số 5 thiếu chất khoáng có trong đất vì cây được trồng bằng sỏi đã rưa73 sạch.

+Thí nghiệm về trồng cây đậu để biết xem thực vật cần gì để sống.

+Để sống, thực vật cần phải được cung cấp nước, ánh sáng, không khí, khoáng chất.

+Trong các cây trồng trên chỉ có cây số 4 là đã có đủ các điều kiện sống.

-Lắng nghe.

-Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.

-Quan sát cây trồng hoàn thành phiếu.

-Đại diện trình bày. Các hs khác bổ sung.

PHIẾU HỌC TẬP Nhóm . . . .

Đánh dấu  vào các yếu tố mà cây được cung cấp và dự đoán sự phát triển của cây.

Các yếu tố mà cây được cung cấp

Ánh sáng

Không khí

Nước Chất khoáng có trong đất

Dự đoán kết quả

Cây số 1 Cây còi cọc, yếu ớt sẽ bị chết

Cây số 2 Cây sẽ còi cọc, chết nhanh

Cây số 3 Cây sẽ bị héo, chết nhanh

Cây số 4 Cây phát triển bình thường

Cây số 5 Cây bị vàng lá, chết nhanh

(7)

+Trong 5 cây đậu trên, cây nào sẽ sống và phát triển bình thường ? Vì sao ?

+Các cây khác sẽ như thế nào ? Vì sao cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh ?

+Để cây sống và phát triển bình thường, cần phải có những điều kiện nào ?

-GV kết luận hoạt động :Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường được. Đất có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây. Đất cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây. Ánh sáng, không khí giúp cây quang hợp, thực hiện các quá trình tổng hợp chất hữu cơ, quá trình trao đổi chất, trao đổi khí giúp cây sống, sinh trưởng và phát triển bình thường. Thiếu một trong các điều kiện trên cây sẽ bị chết

 Hoạt động 3: Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau

-Yêu cầu : Phân loại tranh, ảnh về các loại cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước.

-Gọi HS trình bày yêu cầu

-Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết, ham đọc sách để biết được những loài cây lạ.

Ví dụ :

-Lắng nghe.

-Hs Trao đổi theo cặp và trả lời:

+Trong 5 cây đậu trên, cây số 4 sẽ sống và phát triển bình thường vì nó được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần cho sự sống: nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng có ở trong đất.

+Các cây khác sẽ phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh vì :

 Cây số 1 thiếu ánh sáng, cây sẽ không quang hợp được, quá trình tổng hợp chất hữu cơ sẽ không diễn ra.

 Cây số 2 thiếu không khí, cây sẽ không thực hiện được quá trình trao đổi chất.

 Cây số 3 thiếu nước nên cây không thể quang hợp, các chất dinh dưỡng không thể hòa tan để cung cấp cho cây.

 Cây số 5 thiếu các chất khoáng có trong đất nên cây sẽ bị chết rất nhanh.

+Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có đủ các điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng có ở trong đất.

-Lắng nghe.

-Làm việc cá nhân.

-3 HS trình bày.

-HS trả lời.

(8)

+Nhóm cây sống dưới nước: bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước, đước, chàm, cây bụt mọc, vẹt, sú, rau muống, rau rút, …

+Nhóm cây sống ở nơi khô hạn :xương rồng, thầu dầu, dứa, hành, tỏi, thuốc bỏng, lúa nương, thông, phi lao, …

+Nhóm cây ưa sống nơi ẩm ướt : khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, bóng nước, ráy, rau cỏ bợ, cói, lá lốt, rêu, dương xỉ, … +Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước : rau muống, dừa, cây lưỡi mác, cỏ, …

+Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây ?

-Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 SGK.

-GV kết luận : Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cây sống ở nơi ưa ẩm hay khô hạn cũng đều phải hút nước có trong đất để nuôi cây, dù rằng lượng nước này rất ít ỏi, nhưng phù hợp với nhu cầu của nó.

 Hoạt động 4: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây

-Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117, SGK và trả lời câu hỏi.

+Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ

?

+Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước ?

+Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước ?

+Em còn biết những loại cây nào mà ở

Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

-HS hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.

-Cùng nhau phân loại cây trong tranh, ảnh và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác +Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được trên cạn , vừa sống được ở dưới nước.

-Lắng nghe.

-Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước.

+Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa. Bề mặt ruộng lúa khô.

+Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúc lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.

+Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt.

+ Cây ngô: Lúc ngô nẩy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến bắt

(9)

những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?

+Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào ?

-GV kết luận: Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn. Biết được những nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới nước hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của cây mới có thể đạt năng suất cao.

4 .Củng cố

+Thực vật cần gì để sống ?

đầu vào hạt thì không cần nước.

+ Cây rau cải: rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên.

+ Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến lúc quả chín, cây cần ít nước hơn.

+ Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần tưới nước thường xuyên, đến khi mía bắt đầu có đốt và lên luống thì không cần tưới nước nữa …

+Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây.

-Lắng nghe.

(10)

Ngày soạn:8/5/2020 Ngày dạy: 11,12/5/2020 Lớp dạy:5A, 5B, 5C

KHOA HỌC

BÀI 48 : AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Sau bài học HS biết :

- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.

- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp cúng như ý thức về việc tiết kiệm điện.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà, tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp cúng như ý thức về việc tiết kiệm điện.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.

* GDHS sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: - Chuẩn bị theo nhóm : Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin: đèn pin, đồng hồ, đồ chơi … pin. Hình và thông tin trong SGK trang 98, 99.

- HS: SGK, Vở ô ly,…

III. KNS CƠ BẢN

- Kỹ năng ứng phó, xử lý tình huống đặt ra (khi có người bị điện giật/khi dây điện đứt…

- Kỹ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí) IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5p) - Gọi 2HS trả lời câu hỏi:

HS1: + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.

HS2: + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? Kể tên một sốvật liệu không cho dòng điện chạy qua.

2. Dạy bài mới:

Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.

Hoạt động1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật . (10p) - Cho HS làm việc theo nhóm : Thảo

- 2hs trả lời

Hs lắng nghe

- Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật .

(11)

luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.

- Liên hệ thực tế : Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ?

- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại :

Hoạt động 2: Thực hành (10p)

- Cho HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:

- Điều gì có thể xảy ra nếu nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6V?

-Nêu vai trò của cầu chì, của công tơ điện ?

- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn.

- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu giao khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.

Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện : (8p)

- Cho HS thảo luận theo cặp các câu

- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.

- Đại diện nhóm trả lời:

+ Cầm phích cắm điện bị ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật .

+ Nghịch ổ lấy điện hoặc dây điện , như cắm các vật vào ổ điện cũng có thể bị điện giật ….

- Các biện pháp để phòng điện giật:

+Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.

-Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết.

- Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như cắt cầu giao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa, … gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.

- HS lắng nghe

- HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:

- Nếu sử dụng nguồn điện 12Vcho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6Vthì có thể làm hỏng dụng cụ đó.

+ Cầu chì dùng để đóng và mở điện.

+ Công tơ điện dùng để đo số điện đã dùng (đã tiêu thụ)

- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn, quan sát cầu chì.

(12)

hỏi:

+ Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện ?

+ Nêu các biện pháp để tánh lãng phí năng lượng điện?

- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận. Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Gọi HS trả lời :

+ Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện ?

3. Củng cố - Dặn dò (5p) - 2HS đọc lại mục Bạn cần biết.

- GV nêu câu hỏi :

+ Bạn cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật ?

+ Bạn cần làm gì để tránh lãng phí điện

?

- Giáo dục hs luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước.

-Về nhà học bài và áp dụng bài học vào thức tế,chuẩn bị bài : Vật chất và năng lượng.

- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:

+Vì năng lượng điện có hạn, nếu dùng quá tải sẽ không đủ.

+ Không dùng điện bừa bãi + Tắt đèn khi không sử dụng nữa.

+ Tắt quạt khi không sử dụng nữa….

- HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà và nêu:

- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,…Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo - vì những việc này dùng nhiều năng lượng điện.

Lắng nghe HS ghi nhớ

Ngày soạn:10/5/2020 Ngày dạy: 13,14/5/2020 Lớp dạy:5A, 5B, 5C

KHOA HỌC

BÀI 49 + 50:ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Sau bài học, HS được củng cố về:

+ Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng ; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.

+ Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng

2. Kĩ năng: Nhớ các kiến thức đã học 3.Thái độ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Hình trang 101, 102 SGK

- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm : + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

(13)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ:5p

- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

- HS1 : + Em cần làm gì và không nên làm gì để tránh bị điện giật ?

- HS 2 : + Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện ?

- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm từng HS.

2. Dạy bài mới:30’

Hướng dẫn HS ôn tập:

Hoạt động 1 :7p

- Cho HS tìm hiểu cá nhân. Sau đó gọi trình bày trước lớp.

- Một Hs này nêu câu hỏi. Một HS của khác chọn câu trả lời đúng và nêu.

- GV cùng cả lớp nhận xét, thống nhất : + Đồng có tính chất gì?

+ Thủy tinh có tính chất gì ? + Nhôm có tính chất gì ?

+ Thép được sử dụng để làm gì?

+ Sự biến đổi hóa học là gì ?

+ Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?

a. Nước đường

b. Nước chanh pha với đường và nước sôi để nguội

c. Nước bột sắn (pha sống)

+ Sự biến đổi hóa học của các chất dưới đây xảy ra trong điều kiện nào?

- Cho hs quan sát tranh SGK để trả lời câu hỏi

- 2 hs trả lời , lớp nhận xét

Lắng nghe

- Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt - Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.

- Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.

- Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hỏa, máy móc,..

- Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.

- Nước bột sắn

- Hs quan sát tranh và trả lời:

a) Nhiệt độ bình thường.

b) Nhiệt độ cao.

c) Nhiệt độ bình thường.

d) Nhiệt độ bình thường.

(14)

Hoạt động 2 : Quan sát và trả lời câu hỏi.10p

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:

+ Các phương tiện máy móc dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động

*Hoạt động 3: Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện (6p)

- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng tìm cá nhân

- Cách tiến hành:

Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện

+ GV cùng HS cả lớp kiểm tra số dụng cụ, máy móc có sử dụng điện mà HS tìm được.

+ GV tổng kết tuyên dương

* Hoạt động 4: Nhà tuyên truyền giỏi (7’)

- Cách tiến hành:

+ GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền:

1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.

2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.

3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.

+ Tổ chức cho HS vẽ tranh cổ động theo nhóm.

- Sau khi vẽ xong, đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.

- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền.

- Tuyên dương hs vẽ tranh và có lời tuyên truyền hay

3. Củng cố -Dặn dò 3p

- HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK :

- HS nối tiếp nhau trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung, thống nhất :

+ Hình a) : Năng lượng cơ bắp của người.

+ Hình b) : Năng lượng chất đốt từ xăng.

+ Hình c) : Năng lượng gió.

+ Hình d) : Năng lượng chất đốt từ xăng.

+ Hình e) : Năng lượng nước.

+ Hình g) : Năng lượng chất đốt từ than đá.

+ Hình h) : Năng lượng Mặt trời.

Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện

- Hs nào viết đúng tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện được khen.

- VD: Quạt, ti vi, bàn là, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm nước điện, ….

- Đọc yêu cầu, nội dung

- Chọn tên đề tài, thi vẽ tranh cổ động tuyên truyền.

- HS vẽ tranh cổ động cá nhân sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.

HS lắng nghe

(15)

- GV nêu một vài câu hỏi vừa ôn tập để củng cố bài.

+ Em hãy nêu tính chất của đồng?

+ Sự biến đổi hoá học là gì? GV nêu câu hỏi :

+ Hãy kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.

+ Chúng ta cần phải làm gì để tránh lãng phí điện?

+ Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt?

- Giáo dục hs luôn có ý thức tiết kiệm năng lượng chất đốt, năng lượng điện.

- Dặn HS về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị cho tiết học sau.

- hs trả lời

HS lắng nghe

Ngày soạn:10/5/2020 Ngày dạy: 13/5/2020 Lớp dạy:3A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 49: ĐỘNG VẬT I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người

2.Kĩ năng: Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.

3.Thái độ:Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật.

* BVMT: Nhận ra sự đa dạng, phong phú của các vất sống trong môi trường tự nhiên. Cần phải bảo vệ các con vật, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các con vật.

* GDTNMTBĐ: Liên hệ một số loài động vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: Giáo án.Tranh ảnh về loài động vật. Hình ảnh minh hoạ trong SGK 2. Học sinh: HS sưu tầm các loại tranh ảnh về động vật. Chuẩn bị bài .

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả - Nhận xét, ghi nhận

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài : ( 1 phút )

- 2 HS lên bảng trả lời

(16)

b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật

* Cách tiến hành:

- Hs lắng nghe

+ Bước1: Làm việc theo nhóm

- Quan sát các hình trong SGK và cho biết đó là con vật gì, có dặc điểm gì về hình dạng, kích thước.

- Y/c các nhóm ghi kết quả vào giấy.

- Các nhóm dán bài của mình lên bảng.

+ GV: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật.

Chúng có hình dạng, kích thước khác nhau.

- Động vật sống ở đâu?

- Động vật di chuyển bằng cách nào?

Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể động vật

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Các nhóm quan sát các hình trong SGK trả lời câu hỏi

- Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật có trong tranh?

- Gọi đại diện các nhóm trả lời.

+ GVKL: Cơ thể động vật thường gồm 3 phần: Đầu, mình và cơ quan di chuyển.

Chân, cánh, vây, đuôi gọi chung là cơ quan di chuyển.

Hoạt động 3: Trò chơi “Thử tài hoạ sĩ ” - Y/c các nhóm lấy giấy, bút. Trong thời gian 5p vẽ một con vật bất kì mà mình thích.

- Y/c các nhóm dán bài lên bảng

- Y/c các nhóm giới thiệu về con vật được vẽ là gì? Hẫy chỉ và gọi tên các bộ phận chính?

- Nhận xét, khen ngợi các nhóm vẽ đẹp, chỉ đúng tên bộ phận.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Tổ chức trò chơi: Đố bạn con gì?

- GV phổ biến cách chơi cho HS: 5 hs nhận các miếng bìa ghi tên các con vật. 5 hs còn lại nhận miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh ở SGK và thảo luận

- Các nhóm thảo luận ghi kết quả - Các nhóm dán bài

- Nhận xét.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- Sống trên mặt đất, dưới mặt đất, dưới nước, trên không..

- Bằng chân, cánh, vây..

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét và bổ sung.

- Hs lắng nghe

- Các nhóm lấy giấy bút và vẽ.

- Thực hiện

- Đại diện các nhóm thực hiện.

- Lắng nghe luật chơi.

(17)

và có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. HS có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu và chạy đến bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mình cầm trên tay.

- Gọi 10 hs lên chơi - Gv nhận xét, khen ngợi.

- Con đã làm gì để bảo vệ loài vật có ích?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài “ Côn trùng”

- 10 hs lên chơi - Lắng nghe - HS nêu

Ngày soạn:10/5/2020 Ngày dạy: 14/5/2020 Lớp dạy:3A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 50: CÔN TRÙNG I/ MỤC TIÊU

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.

- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.

* Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ côn trùng có lợi và diệt các côn trùng có hại.

* BVMT: Cần phải bảo vệ các con vật, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các con vật.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động ( thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án.Hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 96, 97.

2. Học sinh: HS sưu tầm các loại tranh ảnh về các loại côn trùng. Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động GV Hoạt động HS

1/ KTBC : ( 5 phút )

- Cơ thể động vật có những bộ phận nào?

- GV nhận xét

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) - Ghi tên bài lên bảng.

- 2 HS lên bảng trả lời.

- Nghe giới thiệu.

- 2 HS nhắc lại tên bài.

b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài côn trùng.

* Cách tiến hành:

(18)

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: nói tên và chỉ ra các bộ phận: đầu, ngực, bụng, chân, cánh của các con côn trùng trong các hình.

- Tổ chức làm việc cả lớp.

- Côn trùng có bao nhiêu chân? Chân côn trùng có gì đặc biệt không?

- Trên đầu côn trùng thường có gì?

- Cơ thể côn trùng có xương sống không?

* Kết luận: Côn trùng ( sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các côn trùng đều có cánh.

Hoạt động 2 : Sự phong phú, đa dạng về đặc điểm bên ngoài của côn trùng.

* Cách tiến hành :

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trả lời.

- Nêu màu sắc của các con côn trùng?

- Chân của các con côn trùng khác nhau có gì khác nhau?

- Cánh của các con côn trùng khác nhau ntn?

- Gọi đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

+GVKL: Côn trùng có nhiều loài khác nhau, mỗi loài có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau

Hoạt động 3: Ích lợi và tác hại của côn trùng

- Y/c HS kể tên một số côn trùng mà em biết.

- Tổ chức thảo luận nhóm.Y/c các nhóm phân loại côn trùng ghi trên bảng thành 2 nhóm:

Côn trùng có ích- côn trùng có hại.

- Y/c các nhóm dán kết quả lên bảng và giải thích tại sao loài côn trùng có lợi hoặc có hại ntn.

- Nhận xét, tuyên dương.

+GVKL: Côn trùng như ( ong, tằm ) có lợi cho con người và cây cối. Một số loài côn trùng có hại như bướm đẻ trúng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt hút máu….

- Một số loài côn trùng không ảnh hưởng gì

- Quan sát các hình trang 96, 97 thảo luận theo câu hỏi gợi ý .

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

- Có 6 chân. Chân được chia thành các đốt.

- Trên đầu côn trùng có mắt, râu, mồm..

- Côn trùng không có xương sống.

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại.

- Hoạt động theo nhóm 4 và trả lời.

- Có màu sắc khác nhau như trắng, xanh, nâu, vàng..

- …khác nhau. Có con chân ngắn, mập;

có con chân dài, mảnh…

- Cánh cũng rất khác nhau. Có con nhiều lớp cánh, phía ngoài là cánh cứng, trong là cánh mỏng..

- Đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét.

- Lắng nghe và nhắc lại

- HS kể.

- Các nhóm thảo luận về ích lợi và tác hại của côn trùng

- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng và trả lời.

- Lắng nghe và nhắc lại

(19)

đến cuộc sống con người 3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Đọc phần ghi nh- Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Tôm, cua”

- 2 HS đọc lại.

- Lắng nghe Ngày soạn:10/5/2020

Ngày dạy: 12,13/5/2020 Lớp dạy:2A, 2B

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 25: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN,CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết nói tên được một số cây sống trên cạn,cây sống dưới nước. Nêu được ích lợi của những loại cây đó.

2. Kĩ năng

- Hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, mô tả.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ cây xanh II. ĐỒ DÙNG

- Học sinh: Sưu tầm 1 số loại cây sống trên cạn,cây sống dưới nước (tranh cảnh, cây thật).

- GV: Sưu tầm cây, máy chiếu.

*Các kĩ năng sống cơ bản (HĐ củng cố)

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

- Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quang cùng bảo vệ cây cối.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động:

- HS hát bài: Cái cây xanh xanh + Cây sống ở đâu?

+ Kể tên 1 số cây sống trên cạn (dưới nước) mà em biết?

- Nhận xét, tuyên dương những HS trả lời đúng.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về chủ đề tự nhiên bài học đầu tiên đó là

“Một số loại cây sống trên cạn”.

1. Hoạt động 1: Nhận biết một số loài cây sống trên cạn

- HS thực hiện - HS nêu

- HS lắng nghe

(20)

- Mục tiêu: Nhận dạng và nói tên được một số cây sống trên cạn

- Cách tiến hành

- Hãy kể tên và nói nơi sống của các loại cây có trong hình?

- Slied 1: Từng cặp quan sát 7 hình trong + 1 số cá nhân trong cặp lên chỉ nêu lại - Lớp theo dõi nhận xét tuyên dương những bạn quan sát và nêu đúng.

- Gọi hs Minh nói tên từng cây. GV nhấn mạnh để hs Minh biết đây là những cây sống trên cạn.

* Hình 1: Cây Mít thân thẳng có nhiều cành lá quả to có gai, có rễ bám sâu xuống đất, là cây sống trên cạn.

* Hình 2: Phi lao thân tròn, lá nhọn dài. Là cây sống trên mặt đất.

* Hình 3: Cây ngô thân mềm không có cành cho quả để ăn. Là cây sống trên cạn

* Hình 4: Cây đu đủ thân thẳng nhiều cành cho quả để ăn. Là cây sống trên cạn

* Hình 5: Cây thanh long giống cây xương rồng quả mọc đầu cành cho quả để ăn. Là cây sống trên cạn

* Hình 6: Cây sả không có thân, lá dài. Là cây sống trên cạn

* Hình 7: Cây lạc không có thân mọc lan trên mặt đất cho củ để ăn. Là cây sống trên cạn - GV theo dõi cặp làm việc, nhận xét

=> Có nhiều cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật, ngoài ra chúng còn có nhiều ích lợi khác.

Hoạt động :Tìm hiểu một số loài cây sống dưới nước. (10p)

- Slied 1: GV đưa tranh một số loài cây lên máy chiếu

- Giúp HS biết được một số loài cây sống dới nước phổ biến.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi:

- HS thảo luận cặp, quan sát tranh - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp

- Nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức

- HS nêu trước lớp

- HS khác nhận xét, bổ sung

- HS ghi ra vở nháp

- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến

(21)

+ Nêu tên các cây trong hình?

+ Nêu nơi sống của cây?

+ Nêu đặc điểm giúp cây sống được?

* MTBĐ: Có nhiều loại cây sống dưới nước, trong đó có một số cây sống trôi nổi, một số cây có rễ bám vào bùn dưới đáy nước để sống (VD như : rong, rêu, tảo biển...)

2. HĐ2: Trưng bày tranh ảnh(vật thật) một số loài cây sống dưới nước. (8p)

2. Hoạt động 2: Ích lợi của cây

- Mục tiêu: Nêu được ích lợi của những loại cây sống trên cạn và cây sống dưới nước.

- Cách tiến hành:

- Bước 1: GV nêu tình huống có vấn đề - Vậy theo em các loại cây nói trên cây nào thuộc loại cây ăn quả?

+ Loại cây lương thực, thực phẩm?

+ Loại cây cho bóng mát?

+ Thuộc loại cây lấy gỗ?

+ Thuộc loại cây làm thuốc?

Bước 2: Suy nghĩ ban đầu

- HS ghi nhanh các dự đoán của cá nhân vào vở ghi chép (2 phút)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm tổng hợp lại ý kiến của nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày. GV ghi nhanh ý kiến của các nhóm

- Em làm thế nào để biết cây có ích lợi gì?

- HS đề xuất các hình thức như tìm hiểu. VD:

trên Internet, xem tivi, trên sách, báo Bước 3: Tiến hành thực nghiệm.

- Các nhóm tiến hành quan sát và ghi lại kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: So sánh kết quả với dự đoán ban đầu

- GV + HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.

Suy nghĩ ban đầu

Kết quả thực nghiệm

- Đại diện nhóm trình bày - HS trả lời

- HS thực hành thời gian (3p) - Trình bày trước lớp

- HS lắng nghe

- HS qua sát, nêu tên và nơi sống của cây

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

(22)

Bước 5: Kết luận + mở rộng.

=> Có nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật, ngoài ra chúng còn có nhiều ích lợi khác.

* Ngoài những cây ở trong SGK em còn biết những loại cây sống trên cạn nào khác? Cho biết ích lợi của loài cây đó.

- Cây sống trên cạn,cây sống dưới nước mỗi cây đều cho ta 1 ích lợi. Vậy ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài cây?

+ Chăm sóc, bảo vệ như thế nào?

=> Cần trồng cây, gây rừng, tưới nước bón phân, nhổ cỏ, bắt sâu, tỉa lá vàng,..Đó cũng chính là các em góp phần vào bảo vệ môi trường.

- Slied 2: GV đưa thêm hình ảnh một số cây 3.Hoạt động 3: Trò chơi: Đố bạn.

- Mục tiêu: Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả.

- Cách tiến hành:

- Gv hướng dẫn cách chơi:

+ Lớp trưởng đọc câu đố

- Cả lớp lắng nghe, suy nghĩ ghi tên cây đó vào bảng con, cá nhân nào tìm sai ở câu nào thì bị loại, bạn tìm đúng câu cuối cùng là người thắng cuộc, tuyên dương.

- GV nêu các câu gợi ý

* Củng cố - dặn dò:

- KNS: GDHS không trèo cây rất nguy hiểm....Với những loài cây sống dưới nước chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ chúng như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

HS trả lời

Lắng nghe

Quan sát

Lắng nghe và trả lời

HS nêu

Ngày soạn:10/5/2020 Ngày dạy: 13,14/5/2020 Lớp dạy:1A, 1B, 1C

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 25 : CON CÁ A. MỤC TIÊU

(23)

1. Kiến thức : Kể tên 1 số loại cá và nêu ích lợi của cá.

2. Kĩ năng : Chỉ được và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá. Kể được một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn.

3. Thái độ : Hs cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương. Bảo vệ loài cá quý hiếm.

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng ra quyết định: ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá.

- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về cá.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các kĩ HĐ học tập.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Trò chơi. – Hỏi – đáp.

- Qsát và thảo luận nhóm. – Tự nói với bản thân.

D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Các hình trong SGK, con cá sống - Vở bài tập

E. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I- Kiểm tra bài cũ( 5’)

- Kể tên 1 vài cây gỗ và nêu ích lợi của chúng.

- Hãy chỉ và nêu tên các bộ phận chính cây gỗ - Gv nhận xét, đánh giá

II- Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) trực tiếp 2. HD Hs tìm hiểu bài

*Hoạt động 1: ( 10’) quan sát con cá

a) Mục tiêu: - Hs Nhận ra các bộ phận của con cá.

- Mô tả được con cá bơi và thở ntn.

b) Cách tiến thành:

* Trực quan: con cá

- Gv Y/C Hs thảo luận nhóm - Gv chia nhóm

- Gv yêu cầu hs quan sát con cá và trả lời các câu hỏi

+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá.

+ Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi?

+ Cá thở như thế nào?

- Gv Qsát HD các nhóm - Trình bày Kquả thảo luận.

=>KL: Con cá có đầu, mình, đuôi và các vây. Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di

chuyển...

- 2 Hs nêu.

- 2 Hs chỉ và nêu - Hs Nxét

- Hs quan sát và thảo luận nhóm 4 Hs.

- Hs đại diện các nhóm chỉ và nêu tên các bộ phận con cá.

(24)

* Hoạt động 2: ( 8’) Làm việc với sgk.

a) Mục tiêu:- Hs biết đặt câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK.

- Biết một số cách bắt cá.

- Biết ăn cá có lợi cho sức khoẻ b) Cách tiến hành:

- Gv Y/C Hs làm việc theo cặp

- Y/C Hs Qsát tranh, đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.

- Gọi hs trình bày:

+ ... Người ta dùng cái gì để bắt cá?

+ Nói về 1 số cách bắt cá khác mà em biết.

+ Kể tên các loại cá mà em biết.

+ Em thích ăn loại cá nào?

+ Tại sao chúng ta ăn cá?

+ ....

=> KL: Có nhiều cách bắt cá: Kéo vó, kéo lưới, câu...; Ăn cá có nhiều chất đạm, tốt cho sức khỏe...

* Liên hệ giới thiệu các loài cá biển (và sinh vật biển) đối

*Hoạt động 3: ( 6’) Làm việc cá nhân a) Mục tiêu: Giúp Hs khắc sâu về con cá.

b) Cách tiến hành:

- Y/C Hs làm bài tập (VBT) + Bài Y/C gì?

- HD đọc, Qsát kĩ từng bộ phận con cá để nối và vẽ cho đúng.

- Gv HD Hs học yếu - Gv trưng bày 1số bài - Gv Nxét đánh giá

III. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

- Hãy chỉ và nêu tên các bộ phận ngoài của con cá?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn lại bài.

- Chuẩn bị bài 26. Con gà

- Hs làm việc theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs trả lời

+ Bài Y/C nối ô chữ với từng bộ phận của con cá sao cho phù hợp. Vẽ con cá

- Hs làm bài

- 2 Hs làm bảng lớp, Hs Nxét.

- Hs Nxét

- 2 Hs nêu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kểvới điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

2.Kĩ năng: Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Măng mọc thẳng”.. 3.Thái

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần iêu,yêu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iêu, yêu.. - Phát

2.Kĩ năng: Đặt tính và thực hiện tính cộng hai số thập phân 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực diều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau2. - Nhận biết được biểu

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ

* Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.. * Cách