• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 06/10/2019

Ngày giảng: Tiết 14

THÂN DÀI RA DO ĐÂU ?

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Qua thí nghiệm HS trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh ( ngọn và lóng ở một số loài).

- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghịêm chứng minh về sự dài ra của thân ( GV lưu ý HS chú ý các vấn đề khi làm thí nghiệm: đối tượng thí nghiệm;thời gian thí nghiệm; các bước tiến hành; kết quả; giải thích kết quả).

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về sự dài ra của thân là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn hay tỉa cành đối với một số loại cây?

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực quan sát, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

- Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: Máy chiếu (tranh hình 14.1; 13.1) - HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm.

III. Phương pháp

- Phương pháp: Quan sát so sánh, hoạt động nhóm, thí nghiệm thực hành

(2)

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi và trả lời, kĩ thuật trình bày 1 phút.

IV. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục 1. Ổn định tổ chức:1’

2. Kiểm tra bài cũ:kiểm tra 15’

Đề bài:

I.Trắc nghiệm:

Khoanh tròn đáp án đúng:

Câu 1:Thân cây gồm những bộ phận nào?

a. Thân chính, cành, chồi ngọn

b. Cành, thân chính, chồi ngọn, chồi nách c. Cành, chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá d. Cành, chồi ngọn, thân chính, chồi hoa.

Câu 2: Chồi nách sẽ phát triển thành?

a. Ngọn cây b. Lá cây

c. Cành mang lá d. Cành mang hoa

Câu 3:Cây Ngô thuộc loại thân gì?

a. Thân đứng b. Thân cột c. Thân cỏ d. Thân leo

Câu 4: Khoanh tròn vào những đáp án đúng?

a. Cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột

b. Cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây nhãn là thân gỗ c. Cây lúa, cây cải, cây bàng là thân cỏ

d. Cây đậu ván, cây mướp, cây bầu là thân leo II. Tự luận:

Câu 1: Tùy theo vị trí của thân trên mặt đất người ta chia thân làm mấy loại?

Trình bày đặc điểm của từng loại?

Đáp án biểu điểm:

I.Trắc nghiệm: mỗi ý đúng 1 điểm.

1.b 2.c 3.c 4.a,b II.Tự luận:

Câu Đáp án Biểu điểm

1 Tiểu kết: Có 3 loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.

- Thân đứng có 3 loại:

+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành

(3)

+ Thân cột: cứng, cao, không cành.

+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.

- Thân leo: Leo bằng thân quấn và tua cuốn - Thân bò: Mềm, yếu, bò sát mặt đất

1đ 1đ 1đ 1đ 1đ 3. Bài mới

Trong thực tế, khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì? Để trả lời được câu hỏi đó thì hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài 14.

Hoạt động 1: Sự dài ra của thân 12’

Mục tiêu: Qua thí nghiệm HS biết được thân dài ra do phần ngọn.

Phương pháp: thí nghiệm thực hành, trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS báo cáo kết quả thí nghệm - GV ghi nhanh kết quả lên bảng.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm

? So sánh chiều cao của 2 nhóm cây trong thí nghiệm ngắt ngọn và không ngắt ngọn?

? Từ thí nghiệm trên hãy cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào?

? Giải thích vì sao thân dài ra được?(6A5) GV giải thích thêm:

+ Khi bấm ngọn, cây không cao thêm được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển.

+ Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài.

→ Bấm ngọn tỉa cành có ý nghĩa gì?

? Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi ở phần lệnh SGK trang 46 → đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.

-Cây bị ngắt ngọn thấp hơn cây không ngắt ngọn.

- Thân dài ra do phần ngọn

- Vì ở ngọn có mô phân sinh ngọn nên tế bào mô phân sinh ngọn thường xuyên phân chia

- HS đọc thông tin  SGK trang 47 rồi chú ý nghe GV giải thích.

(4)

sẽ như thế nào?

- Yêu cầu HS rút ra kết luận.

HS dựa vào giải thích của GV để trả lời -Sẽ không giống nhau.

- HS tự rút ra kết luận.

Tiểu kết:

- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế 10’

Mục tiêu: HS giải thích được tại sao đối với 1 số cây người ta bấm ngọn còn 1 số cây tỉa cành.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.

- GV nghe phần trả lời, bổ sung của các nhóm

? Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành?

- GV nghe phần trả lời của các nhóm.

- Sau khi học sinh trả lời xong GV hỏi:

Vậy hiện tượng cắt thân cây rau ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục đích gì?

- GV nhận xét giời học, giải đáp thắc mắc của HS.

- Nhóm thảo luận 2 câu hỏi GSK trang 47 dựa trên phần giải thích của GV ở mục 1.

- Yêu cầu đưa ra được nhận xét: cây đậu, bông, cà phê là cây lấy quả, cần nhiều cành nên người ta cắt ngọn. Cây lấy gỗ ,lấy sợi thì phảI tỉa cành.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết:

Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn.

Tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi.

Vì vậy để tăng năng suất cây trồng thì người ta sử dụng biện pháp bấm ngọn hoặc tỉa cành cho thích hợp.

Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK 4. Củng cố 4’

- HS đọc lại kết luận chung.

- Bài tập trắc nghiệm:

Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn:

a. Rau muống b. Rau cải

c. Đu đủ d. ổi

(5)

e. Hoa hồng f. Mướp Đáp án: a, e, f

Bài tập 2: Hãy đánh dấu + vào những cây không ngắt ngọn khi trồng:

a. Bạch đàn d. Đu đủ h. Mít

b. Lim e. Xoài I. Đay lấy sợi c. chè g. Dừa d. Khoai lang.

Đáp án: a, b, d, e, g, h, i

Bài tập 3. Hãy đánh dấu + vào những cây thân dài ra nhanh a. Mồng tơi. d. Đậu ván h. Ổi

b. Mướp e. Tre I. Nhãn c. Bí g. Mít k. Bạch đàn Đáp án: a, b, c, d, e.

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau 3’

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Ôn lại bài : “Cấu tạo miền hút của rễ” chú ý cấu tạo./.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

Chủng TNB8 được chọn lọc từ 26 chủng thuộc chi Bacillus phân lập tại một số vùng trồng chè Thái Nguyên, có tế bào dạng hình que và hình thành bào tử, sinh

A.. Các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... Các quá trình chuyển hoá trong cơ thể