• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

Ngày soạn: 6/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ 2/ 9/ 4/ 2018

Toán

Tiết 141

: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được các số từ 111 đến 200, biết đọc viết các số từ 111 đến 200, biết so sánh các số từ 111 đến 200, biết thứ tự các số từ 111 đến 200.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số từ 111 đến 200

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng toán.

- Các hình vuông, các hình chữ nhật, các hình vuông nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - Gọi HS lên bảng làm bài

+Đọc các số sau: 170; 200; 105; 109 +So sánh: 105...109 104...102 130...190 190...190 - GV nhận xét .

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Giới thiệu các số từ 101 đến 110 (10) - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?

- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi:

- Có mấy chục và mấy đơn vị?

- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.

- Giới thiệu số 112, 115 tương tự như giới thiệu số 111.

- Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng:

118, 120, 121, 122, 127, 135.

-Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.

3. Thực hành Bài 1 (6)

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài bảng con.

- Nhận xét

- Nghe

- Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết vào cột trăm.

- Có 1 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.

- HS viết và đọc số 111.

- Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số.

- Nhiều HS đọc nối tiếp; đọc đồng thanh

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK

(2)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

- Gọi HS đọc lại các số vừa viết?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Vẽ lên bảng tia số lên và hỏi:

- Số liền sau 111 là số mấy?

- Số liền sau 112 là số mấy?

- Số đứng trước hơn kém số đứng sau bao nhiêu lần?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài làm - GV nhận xét Bài 3 (6)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.

-Viết lên bảng: 123 … 124 và hỏi:

- Hãy so sánh chữ số hàng trăm ( hàng chục) của số 123 và số 124.

- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị?

- 3 như thế nào so với 4?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Ý nào sau đây các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn ?

A. 111; 109 ; 123 ; 145.

B. 111 ; 109 ; 123 ; 145.

C. 111 ; 109 ; 145 ; 123.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Các số có 3 chữ số

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT.

111: Một trăm mười một 117: Một trăm mười bẩy 154: Một trăm năm mươi tư 181: Một trăm tám mươi mốt 195: Một trăm chín mươi lăm - Nhận xét

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK --->

111 112 … 114 … 116 117… 110 - Trả lời

- HS làm bài cá nhân

- HS đọc, đỏi chéo vở kiểm tra - Nhận xét

- HS đọc

- Chữ số hàng trăm cùng là 1,chục là 2.

- Số 123 là 3, số 124 là 4

- 3 < 4HS làm bảng, lớp làm VBT 123 < 124 120 < 152 129 > 120 186 = 186 126 > 122 135 > 125 136 = 136 148 > 128 155 < 158 199 < 200 - HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS nghe

(3)

Tập đọc

Tiết 85+86:

NHỮNG QUẢ ĐÀO

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Nhờ quả đào ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn bị ốm. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 SGK).

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, và cụm từ rõ ý; đọc trôi chảy toàn bài; bước đàu biết đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời các nhân vật.

3, Thái độ: Biết nhường nhịn chia xẻ với các bạn trong cuộc sống hàng ngày.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Tự nhận thức

- Xác định được giá trị bản thân.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài Cây dừa, trả lời câu hỏi:

- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?

- Tác giả dùng hình ảnh của ai để tả cây dừa?

- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10)

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- làm vườn, hài lòng, tiếc rẻ, thốt lên, nhận xét

- Cá nhân, ĐT

(4)

- Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

- Chẳng bao lâu,/ nó sẽ thành một cây đào to đấy,/ ông nhỉ?

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, 3, 4 tương tự

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12)

-Người ông dành những quả đào cho ai?

- Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

- Cô bé Vân đã làm gì với quả đào?

- Còn Việt đã làm gì với quả đào?

- Ông đã nhận xét Xuân như thế nào?

Vì sao?

-Ông đã nhận xét về Vân như thế nào?

Vì sao?

- Ông đã nhận xét về Việt như thế nào?

Vì sao

- Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

-Qua bài đọc giúp em hiểu điều gì?

4. Luyện đọc lại (18)

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.

- HS nêu : 4 đoạn - HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.

- Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào 1 cái vò.

- Vân ăn hết quả đào của mình thì vứt hạt đi. Đào ngon quá cô bé ăn xong vẫn còn thèm.

- Việt giành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào trên giường bạn rồi trốn về.

- Người ông nói rằng sau này Xuân sẽ trở thành một người làm vườn giỏi.Vì Xuân yêu thích trồng cây.

- Ông nhận xét: Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá.

- Ông nói Việt là người có tấm lòng nhân hậu.Vì em biết thương và nhường cho bạn....

- HS phát biểu ý kiến.

- Ông hài lòng về các cháu, khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã biết nghĩ, biết nhường cho bạn quả đào.

(5)

- Yêu cầu HS đọc bài theo vai.

- GV nhận xét – tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Người ông dành những quả đào cho ai A.Cho vợ

B.Cho các cháu C.Cho vợ và các cháu - Nhận xét tiết học

- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Cây đa quê hương.

- 4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện.

- HS nhận xét.

- Trả lời

- HS nghe.

_____________________________________

Ngày soạn: 7/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ 3/ 10/ 4/ 2018 Toán

Tiết 142: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1 Kiến thức: Nhận biết được các số có 3 chữ số, biết cách đọc viết chúng. Nhận biết số có 3 chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số có 3 chữ số.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV yêu cầu HS đọc các số từ 111 đến 2000

- So sánh: 134...142 160...143 167...167 193...187 183...129 130...153 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Giới thiệu các số có 3 chữ số (10) - GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm?

- Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biễu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục?

- Gắn tíêp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị?

- Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Nghe - Có 2 trăm.

- Có 4 chục - Có 3 đơn vị.

- 1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào bảng con: 243.

(6)

- Yêu cầu HS đọc số vừa viết được.

-243 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

- Tiến thành tương tự để HS đọc, viết và nắm bước cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252.

- GV đọc số, yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số được GV đọc.

3. Thực hành Bài 1 (6)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV yêu cầu HS làm bài

- GV hường dẫn HS sửa bài bằng cách lần lượt từng HS đứng nêu lại kết quả từng phép tính.

- GV tuyên dương những em làm đúng Bài 2 (6)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hướng dẫn: Các em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng trong các cách đọc được liệt kê.

- Nhận xét Bài 3 (6)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- Yêu cầu HS nhận xét bài bài trên bảng - GV nhận xét - chữa bài.

- Yêu cầu đọc các số vừa viết

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Số bốn trăm hai mươi lăm được viết là : A. 40025 B. 425 C. 452 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

So sánh các số có ba chữ số.

- 1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh: Hai trăm bốn mươi ba.

- 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.

- HS đọc các số có 3 chữ số

- Mỗi số sau chỉ số ô vuông trong hình nào?

- HS làm bài vào vở

- Lần lượt từng em đọc : a - 310;

b – 132; c – 205; d – 110; e - 123 - Nhận xét

- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm cách đọc tương ứng với số.

- Làm bài vào vở bài tập: Nối số với cách đọc.

- 315 – d; 311 – c; 322 – g; 521 – e;

450 – b; 405 – a.

- Nhận xét

- Viết (theo mẫu)

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT

+ 820 560

911 427

991 231

673 320

675 901

705 575

800 891 - Nhận xét

- HS trả lời - Lắng nghe

___________________________________

(7)

Chính tả

Tiết 55

: NHỮNG QUẢ ĐÀO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. Làm được các BT 2a/b.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết, ngồi viết, chữ viết cho HS.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- 2 HS lên bảng viết các tiếng sau: dừa xanh, dang tay, bạch phếch, rượu, quanh - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - Gv đọc mẫu đoạn viết

- Các cháu của ông đã làm gì với những quả đào?

- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa

- Gv chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi: Xuân, Vân, Việt, trồng, quả, dại - GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nghe câu dài, cụm từ ngắn để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8) Bài 2a:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2,3 HS đọc lại đoạn viết.

- Xuân, Vân, Việt,....

- Những chữ cái đứng đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa.

- 2,3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết nháp.

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- Điền vào chỗ trống s hay x.

- 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

+ sổ, sáo, sổ, sân, xồ, xoan - Nhận xét

(8)

- Những từ nào viết sai chính tả?

A. Xân gạch B. Chim sáo C. Cửa sổ - Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau : Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- HS chọn ý đúng và giải thích lí do.

- HS nghe

Kể chuyện

Tiết 29

: NHỮNG QUẢ ĐÀO

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu (BT1). Dựa vào trí nhớ và tóm tắt kể lại được từng đoạn câu chuyện. HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp được lời của bạn.

3, Thái độ: HS yêu thích kể chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Kho báu

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện

a. Kể lại từng đoạn câu chuyện (15) - GV kể mẫu lần 1

- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa + Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện.

- Gọi 1 HS yêu cầu của bài tập 1.

- Đoạn này còn cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1?

- SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 như thế nào?

- Bạn nào có cách tóm tắt khác?

- Nội dung của đoạn 3 là gì?

- Nội dung của đoạn cuối là gì?

- Nhận xét phần trả lời của HS.

+Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý.

Bước 1: Kể trong nhóm.

- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.

- 2 HS kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- Nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.

- Đoạn 1: Chia đào.

- Quà của ông.

- Chuyện của xuân.

- HS nối tiếp nhau trả lời: Xuân làm gì với quả đào của ông cho.

- Vân ăn đào như thế nào./ cô bé ngây thơ./

- Tấm lòng nhân hậu của Việt./

- Kể lại trong nhóm.

(9)

Bước 2: Kể trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.

- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.

- Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.

b. kể lại toàn bộ câu chuyện (12)

- GV chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 HS, yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, người ông, Xuân, Vân, Việt.

- Tổ chức cho các nhóm thi kể.

- Nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Ai ngoan sẽ được thưởng.

- Mỗi HS trình bày một đoạn.

- Nhận xét theo tiêu chí đã nêu.

- HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.

- Các nhóm thi kể theo hình thức phân vai.

- Trả lời - HS nghe

__________________________________________

Ngày soạn: 8/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ 4/ 11/ 4/ 2018

Toán

Tiết 143

: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000).

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc viết so sánh các số có ba chữ số.

3, Thái độ: Hs có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.

- Giấy to ghi sẵn dãy số .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập + Điền tiếp các số có ba chữ số còn thiếu trong dãy số sau :

231; 232;...;...;235;...;...;...;239;...

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. Ôn cách đọc và viết số có ba chữ số

- HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

(10)

(5)

- GV treo lên bảng các dãy số viết sẵn và cho HS đọc các số đó

+401 , 402, 403 , 404 ,…………410...

- GV đọc các số và yêu cầu HS viết bảng con VD: Năm trăm hai mươi mốt

Năm trăm hai mươi hai … 3. So sánh các số (7)

- GV gắn các hình vuông yêu cầu HS viết số dưới các hình vuông

- GV yêu cầu HS so sánh các số

- GV yêu cầu HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị.

- GV cần hướng dẫn HS so sánh như sau :Xét các chữ số ở các hàng của hai số +So sánh : 194 … 139

- GV có thể hướng dẫn HS cách nhìn hình và nhận xét .

- GV cần hướng dẫn HS cách so sánh như sau: xét chữ số cùng hàng của hai chữ số?

+So sánh : 199…… 215

- GV có thể cho HS nhìn hình vẽ trong SGK và nhận xét?

- GV yêu cầu HS xét chữ số cùng hàng của hai chữ số

- Muốn so sánh số có ba chữ số ta làm như thế nào?

3. Luyện tập Bài 1(6)

-Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV giúp HS sửa bài bằng cách tiếp sức.

Mỗi dãy cử đại diện 3 em lên thi đua sửa bài

- GV nhận xét tuyên dương Bài 2(5)

- Bài yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV yêu cầu HS lên bảng gạch chân vào số lớn nhất

- GV nhận xét bài làm trên bảng

- HS đọc số

- HS viết bảng con các số theo lời GV đọc.

- HS viết :521, 522,....

- HS lên viết số dưới mỗi hình

234 235

235 234

- HS nhận xét :

Hàng trăm: chữ số hàng trăm cùng là 2

Hàng chục: Chữ số hàng chục cùng là 3

+ Hàng đơn vị: 4 < 5

=>Kết luận: 234 < 235 (điền dấu < ) - HS nhìn hình nhận xét số ô vuông ở bên trái nhiều hơn số ô vuông ở bên phải vậy 194 > 139

=>Kết luận : 194 > 139 (điền dấu > ) - HS xét theo hướng dẫn của GV : +Hàng trăm : 1 < 2

+Kết luận : 199 < 215 (điền dấu < ) - Điền tiếp các dấu > và < ở góc bên phải

- HS nhắc lại quy tắc chung

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài vào vở

- Đại diện lên sửa bài :

127 > 121 865 = 865 124 < 129 648 < 684 182 < 192 749 > 549 - Nhận xét

- Tìm số lớn nhất trong các số sau - HS làm bài vào vở

- HS lên bảng sửa bài : a. 395, 695, 375 b. 873, 973, 979 c. , 341, 741 751

(11)

Bài 3 (5)

- Nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV giúp HS sửa bài: GV đưa bảng phụ và yêu cầu các em mang số lẻ lần lượt lên điền tiếp những số còn trống trong các dãy số

- GV yêu cầu một số em nhắc lại C. Củng cố - dặn dò (5)

- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chung để so sánh các số có ba chữ số

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập.

- Nhận xét - Điền số

-HS làm bài vào vở

- Lần lượt HS lên bảng điền số thích hợp vào chỗ trống, các số thiếu là : +Hàng 1: 974, 975, 978, 980.

- Nhận xét

- HS nhắc lại quy tắc - Lắng nghe

Tập đọc

Tiết 87

: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (Trả lời được câu hỏi trong 1, 2, 4 SGK).

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.

3, Thái độ: HS có ý thức yêu quý và bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của quê hương..

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh trong bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV yêu cầu HS đọc bài: Những quả đào và trả lời các câu hỏi:

- Người ông dành những quả đào cho ai?

- Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

- Câu chuyện gửi đến chúng ta bài học gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - GV giới thiệu bài học

- 2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4)

- GV đọc diễn cảm toàn bài chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

b. Đọc từng câu (6)

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát nhận xét

- Cả lớp theo dõi SGK

(12)

- GV hướng dẫn đọc từ khó: liền, nổi lên, lúa vàng gợn sóng, nặng nề

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc đoạn (6)

- GV chia đoạn trong bài: gồm 3 đoạn + Đ1: Từ đầu .... đang nói.

+ Đ2: Còn lại

- GV hướng dẫn đọc câu khó:

Xa xa,/ giữa cánh đồng,/ đàn trâu ra về,/

lững thững từng bước nặng nề.//Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài,/ lan rộng giữa cánh đồng yên lặng.//

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1

- GV giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn (nếu có)

- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn - GV chia nhóm

- Cho HS luyện đọc trong nhóm - Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2 3. Tìm hiểu bài (6)

- Những từ ngữ, câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu?

- Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ.

- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ Gv đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc)

- 1,2 HS đọc lại các từ khó - HS đọc đồng thanh các từ khó - HS đánh dấu vào SGK

- HS đọc thể hiện câu khó đã ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- HS nhận xét

- HS đọc thể hiện đoạn 1

- HS giải nghĩa từ khó có trong đoạn

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.

- HS nhận xét đọc của bạn.

- Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS đọc đồng thanh.

- Cây đa nghìn năm đã ...

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến + Thân cây được ví với: một toà cổ kính, ....

+ Cành cây+ Ngọn cây+ Rễ cây: ...

+1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo doi

- Thảo luận, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến:

+ Thân cây rất lớn/to.

+ Cành cây rất to/lớn.

+ Ngọn cây cao/cao vút.

+ Rễ cây ngoằn ngoèo/kì dị.

- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả thấy; Lúa vàng gợn sóng; Xa xa, giữa cánh đồng đàn trâu ra về lững thững từng bước nặng nề; Bóng

(13)

- Qua bài văn em thấy tác giả đã miêu tả gì?

4. Luyện đọc lại (8)

- Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.

- Cả lớp và GV khen ngợi những HS đọc hay diễn cảm.

- Hướng dẫn HTL bài thơ

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ - GV nhận xét khen ngợi

C. Củng cố (5)

-Từ nào cho biết cây đa sống rất lâu đời?

A. Chót vót.

B. Cổ kính

C. Ôm không xuể - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng.

sừng trâu dưới nắng chiều kéo dài, lan rộng giữa ruộng đồng yên lặng.

- Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương thể hiện tình yêu của tác giả.

- 3, 4 HS đọc lại

- Cả lớp theo dõi nhận xét - Các nhóm cử đại diện thi đọc - HS nghe.

- HS thi đọc - Nhận xét - HS hát - Lắng nghe

________________________________________

Luyện từ và câu

Tiết 29

: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ về cây cối (BT1, 2). Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ?

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ về cây cối kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi.

3, Thái độ : Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bảng phụ

- HS: Vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV chia bảng làm 2 phần : 1 em viết tên cây ăn quả, 1 em viết tên các cây lương thực, thực phẩm

- Sau đó gọi 2 em thực hành đặt câu và trả lời câu hỏi “Để làm gì ?” VD : Nhà bạn trồng mít để làm gì?

- Để lấy quả ,lấy gỗ ,còn có bóng mát….

- GV nhận xét B. Bài mới

- HS làm theo yêu cầu của GV - Cả lớp theo dõi nhận xét

(14)

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1 (9)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gọi HS nêu yêu cầu

- GV treo một số tranh về các loài cây ăn quả đã sưu tầm

-GV yêu cầu HS chỉ những bộ phận của một cây ăn quả?

- GV chốt lại những ý đúng mà HS đã nêu theo thứ tự: Một cây ăn quả có các bộ phận sau: rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn.

- Tương tự như vậy bộ phận của các cây khác cũng giống như vậy, chỉ thay đổi một số bộ phận cơ bản của loại cây ấy.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Nhận xét.

Bài tập 2 (9)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV cho VD để HS dễ hiểu, sau đó yêu cầu làm miệng

- GV giúp HS sửa bài bằng cách thi đua : Mỗi dãy đại diện một người đứng lên giới thiệu những từ có thể diễn tả các bộ phận của cây. Nếu nêu đúng được quyền chỉ bất kì một bạn dãy khác.

- GV có thể ghi nhanh một số từ HS nêu trên bảng phụ

- GV nhận xét, tuyên dương những em làm đúng, tìm nhiều.

Bài tập 3 (10)

- Gọi HS nêu yêu cầu

- GV giới thiệu 2 bức tranh. Yêu cầu HS quan sát tự đặt câu hỏi?

- HS nghe

- Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả?

- HS quan sát

- HS kể theo sự nhận biết của bản thân - HS nhắc lại

- HS làm bài vào vở

- Tìm những từ có thể tả những bộ phận của cây

- HS làm bài miệng - HS thi đua sửa bài VD :

+Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, đen sì … +Gốc cây: to, chắc nịch, mập mạp ..

+ Thân cây: to, sần sùi, bạc phếch … +Cành cây: xum xuê, um tùm, khẳng khiu …

+Lá cây: xanh biếc, tươi tốt,héo queo +Hoa: vàng tươi, hồng thắm,t rắng muốt..

+Quả: chín mọng, chi chít, vàng rực +Ngọn cây: mập mạp, thẳng tắp, chót vót

- Nhận xét

- Đặt câu hỏi có cụm từ Để làm gì? để hỏi về từng việc làm được vẽ trong các bức tranh.Tự trả lời câu hỏi ấy .

- HS quan sát

- HS đặt câu hỏi : VD

?Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?

(15)

- Yêu cầu HS trả lời

- GV gợi mở cho HS có nhiều cách trả lời khác nhau

- Tương tự như vậy với bức tranh thứ hai - GV nhận xét và yêu cầu HS làm VBT

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Từ nào không chỉ bộ phận của cây ăn quả :

A. Ngọn B. Xanh C. Thân - GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau :

?Bạn gái tưới nước cho cây hoa để làm gì ?(-Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây xanh tốt./ Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây tươi tốt vì cây không thể sống nếu thiếu nước.)

?Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì?

(Bạn nhỏ bắt sâu cho lá đê bảo vệ cây , diệt trừ sâu ăn lá cây.)

-HS làm bài vào vở - Trả lời

- Lắng nghe

___________________________________________

Đạo đức

Tiết 29:

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

2. Kỹ năng: Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để gíp đỡ người khuyết tật.

3. Thái độ: Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng thể hiện sư cảm thông với người khuyết tật.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết các vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuýêt tật.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

-Em cần làm gì khi găp người khuyết tật?

-Hãy nêu những việc mà các em có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật ? - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

- HS trả lời. Cả lớp theo dõi.

- Nhận xét

- HS nghe

(16)

2. Hoạt động 1: (18) Xử lí tinh huống - GV yêu cầu các nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống cho nhóm mình.

- GV nêu tình huống: Đi học về đến đầu làng thì Thủy và Quân gặp một người bị hỏng mắt.Thủy chào: “Chúng cháu chào chú ạ !”. Người đó bảo: “Chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với.” Quân liền bảo:

“Về nhà nhanh để xem hoạt hình trên ti vi , cậu ạ.”

- Nếu em là Thủy em sẽ làm gì khi đó?

Vì sao?

- GV kết luận: Thủy nên khuyên bạn: cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.

3. Hoạt động 2: (12) Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật

- GV yêu cầu HS các nhóm lên trình bày ,giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được

- Sau mỗi nhóm trình bày GV tổ chức cho các em thảo luận

- GV kết luận : GV nhận xét và tuyên dương những nhóm có những tư liệu hay - GV: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ ,thiệt thòi , họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi,vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Em sẽ làm gì khi gặp người bị cụt chân đang lên ô tô?

A. Đứng nhìn.

B. Giúp họ lên xe

C. Đứng chỉ trỏ và cười họ.

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài thực hiện những điều đã học.

Chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm trưởng lên bốc thăm và đọc tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe

- HS các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

- Các nhóm khác bổ sung nếu cần

- HS trình bày tư liệu

- Các nhóm nhận xét ,và đóng góp ý kiến về tư liệu mà nhóm các bạn vừa sưu tầm được

- Trả lời

- HS nghe

Ngày soạn: 9/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ 5/ 12/ 4/ 2018

Toán

(17)

Tiết 144

: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cách đọc viết so sánh các số có ba chữ số. Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh cá số có ba chữ số 3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- HS điền dấu >, < , = vào chỗ chấm.

567 … 687 318 … 117 833 … 833 734 … 734 - Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh số có 3 chữ số dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng với nhau.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài 1: (9)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV: cho HS quan sát phép tính(chiếu trên sile)

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 2: (9)

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS chữa bài và nêu đặc điểm của từng dãy số trong bài.

-Các số trong dãy số này là những số như thế nào?

-Chúng được xếp theo thứ tự nào?

- Dãy số bắt đầu từ số nào và kết thức ở số nào?

- GV có thể mở rộng các dãy số trong

- 3 HS làm bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét

- Bài tập yêu cầu chúng ta điền các số còn thiếu vào chỗ chấm.

- HS làm bài trên máy tính bảng - Nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm vào vở.

- 4 HS đã lên bảng làm bài lần lượt trả lời về đặc điểm của từng dãy số.

a. 400, 500, 600, 700, 800, 900, 1000 b. 910, 920, 930, 940, 950, 960, 970, 980, 990, 1000

a. Dãy số tròn trăm xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu là 100, kết thúc là 1000.

b. Dãy số tròn chục xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu là 910, kết thúc là 1000.

- HS đọc

(18)

bài về phía trước và phía sau.

- Yêu cầu HS đọc các dãy số trên.

Bài 3: (9)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Nêu yêu cầu của bài và cho cả lớp làm bài.

- Chữa bài HS.

- Yêu cầu HS so sánh số dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng.

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Ý nào sau đây có kết quả đúng ? A. 180 > 108

B. 186 > 192 C. 124 = 134

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

- HS nhận xét.

- HS đọc đề bài.

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

543 …<… 590 670 …<… 676 699 …<… 701

- HS so sánh số theo yêu cầu của GV.

- Nhận xét - HS đọc

- HS nghe, ghi nhớ.

______________________________________________

Tập viết

Tiết 24:

CHỮ HOA A (Kiểu 2)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Viết đúng chữ hoa A kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ao (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ao liền ruộng cả (3 lần)

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mẫu chữ A (Kiểu 2) - HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS nhắc lại cụm từ ứng dụng:

Yêu lũy tre làng

- Yêu cầu HS lên bảng viết: Y, Yêu - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- Gv đưa chữ mẫu A (kiểu 2) treo lên

- 2 HS viết bảng

- Cả lớp viết bảng con: Yêu - Nhận xét

- HS nghe.

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

(19)

bảng

-Chữ hoa A cỡ vừa cao mấy li?

-Chữ hoa A gồm mấy nét?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: Như chữ O ( ĐB trên ĐK6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong, DB giữa ĐK4 và ĐK5)

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK6, phía bên phải chữ O viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ U) DB ở ĐK2.

- GV viết chữ A (kiể 2) trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái A - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Ao liền ruộng cả - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Gợi ý HS nêu ý nghĩa cụm từ:

- Em hiểu cụm từ này nói điều gì?

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

- Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

*Nối nét: Liền mạch của chữ A với nét bắt đầu của chữ o.

- GV yêu cầu HS viết chữ Ao vào bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa A - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị

- Cao 5 li

- Gồm 2 nét: nét cong khép kín và nét móc ngược phải.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết 2,3 lượt.

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- HS nghe hiểu, có thể giải nghĩa (nếu biết)

- Ao liền ruộng cả ý nói giàu có (ở vùng thôn quê).

- Cao 1li:a,i,ê,n,u,ô,c./ Cao 2,5li:

A,l,g / cao 1,25li:r

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Dấu huyền đặt trên đầu chữ ê của chỡ liền, dấu nặng đặt dưới chữ ô chữ ruộng, dấu hỏi đặt trên đầu chữ a của chữ cả.

- HS tập viết chữ Ao 2,3 lượt.

- HS theo dõi - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

(20)

bài sau: Chữ hoa M (kiểu 2)

Chính tả

Tiết 56

: HOA PHƯỢNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.

Làm được BT 2a / b.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe viết, chữ viết cho HS.

3.Thái độ : Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng viết: Nghĩa tình, tin yêu, xinh đẹp, mịn màng.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8) - Gv đọc mẫu đoạn viết

- Bài thơ là lời nói của ai với ai?

- Nói về điều gì?

-Tìm các dấu câu có trong bài chính tả?

- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ?

- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào? - - Gv chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi: lấm tấm, lửa thấm, rừng rực.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HD HS làm bài tập chính tả Bài 2 (7)

- Nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ chấm

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2,3 HS đọc lại đoạn viết.

- Của 1bạn nhỏ nói với bà.

- Thể hiện sự bất ngờ, thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.

- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm, hỏi, dấu gạch đầu dòng.

- Trả lời

- 2, 3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết nháp

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở(cuối bài)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

(21)

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV: cho HS quan sát trên phông (chiếu trên sile)

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Từ nào sau đây viết sai chính tả ?

A. Xủi bọt B. Sà xuống C. Loảng xoảng - Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.

- HS đọc bài làm.

Dùng máy tính bảng làm bài

xám, sà, sát, xác, sập, xoảng, sủi, xi - Nhận xét

- Trả lời - HS nghe

______________________________________________

Thể dục

BÀI 57: TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ” VÀ “CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC”

I. MỤC TIÊU

- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Con cóc là cậu ông trời ” và “ Chuyển bóng tiếp sức”.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm : trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, bóng, kẻ sân chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

Nội dung Cách thức tổ chức các hoạt động

1. Phần mở đầu(6 phút) - Nhận lớp

- Khởi động các khớp

- Ôn 4 động tác tay,chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.

2. Phần cơ bản (24 phút)

- Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”: 8- 10’

- Trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức”: 8- 10’

3. Phần kết thúc (5phút ) - Thả lỏng cơ bắp.

- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . - Cán sự lớp hô nhịp.

- Cán sự điều khiển

- GV nêu tên trò chơi, cho HS tìm hiểu về lợi ích, tác dụng và động tác nhảy của con cóc( ngắn gọn). GV phổ biến cách chơi, luật chơi. HS chơi thử 1 lần GV nhận xét sửa sai.

Cho lớp chơi chính thức theo 2 nhóm.

GV đi giúp đỡ sửa sai cho HS.

- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi, hướng dẫn HS cách thực hiện.

HS chơi thử 1 lần GV nhận xét sửa sai. Rồi cho HS chơi chính thức.

- Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cùng HS - HS + GV củng cố nội dung bài.

(22)

- Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.

- GV nhận xét giờ học - GV ra bài tập về nhà.

HS về ôn bài thể dục, chơi trò chơi mà mình thích.

Thủ công

LÀM VÒNG ĐEO TAY ( tiết 1) I. MỤC TIÊU

- Biết cách làm vòng đeo tay.

-Làm được vòng đeo tay.Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng thẳng, chưa đều.

-Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.

* Với HS khéo tay:

-Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- GV - Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.

- Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy, có hình minh họa.

- Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.

- HS - Giấy thủ công, vở.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Kiểm tra(2)

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

2. Dạy bài mới :

a)Giới thiệu bài. Làm vòng đeo tay(1) - Nghe – nhắc lại b)Hướng dẫn các hoạt động:

 Hoạt động 1 :(5) Quan sát, nhận xét.

- Vòng đeo tay được làm bằng gì ? - Có mấy màu ?

- Muốn có đủ độ dài để làm vòng đeo tay vừa ta phải dán nối các nan giấy.

- Quan sát.

- Làm bằng giấy.

- - Nhiều màu.

Hoạt động 2 :(8)

- Hướng dẫn các bước trên qui trình.

 Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.

(23)

Bước 1 : Cắt thành các nan giấy:

- Lấy 2 tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan rộng 1 ô.

Bước 2 : Dán nối các nan giấy.

- Dán nối các nan giấy cùng màu thành 1 nan gấy dài 50 đến 60 ô, rộng 1 ô (làm 2 nan như vậy).

 Bước 2 : Dán nối các nan giấy.

Bước 3 : Gấp các nan giấy.

- Dán đầu của 2 nan như H1. Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan (H2),sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc như H3.

- Tiếp tục gấp theo thứ tự như thế cho đến hết 2 nan giấy. Dán phần cuối của 2 nan lại, được sợi dây dài (H4).

 Bước 3 : Gấp các nan giấy

Hình 1 Hình 2 Hình 3

Hình 4

Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay.

- Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay bằng giấy.(H5)

 Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay.

Hình 5

Hoạt động 3:(14)

- Tổ chức thực hành theo nhóm - Thực hành làm vòng đeo tay theo nhóm.

- Nhận xét sản phẩm. - Trưng bày sản phẩm

3. Nhận xét – Dặn dò.(5)

- Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.

Dặn dò chuẩn bị bài sau : làm vòng đeo tay (tt)

____________________________________________________________

Ngày soạn: 10/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ 6/ 13/ 4/ 2018

(24)

Toán Tiết 145

: MÉT

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc viết kí hiệu đơn vị mét. Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề - xi - mét, xăng - ti – mét.

Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét. Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết tính độ dài có kèm đơn vị đo độ dài mét.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong tính toán, biết vận dụng vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thước mét (thước thẳng) với các vạch chia thành từng xăngtimét. (hoặc từng đêximét).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng viết các số mà GV đọc?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

-Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài mà em đã được học.

- Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Ôn tập, kiểm tra (3)

+ Hãy chỉ ra trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1 cm, 1 dm.

- Yêu cầu HS vẽ trên giấy các đoạn thẳng có độ dài 1 cm, 1 dm.

- Yêu cầu HS chỉ ra trong thực tế các đồ vật có độ dài khoảng 1dm.

- Nhận xét.

3. Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét (m) và thước mét (7)

- GV hướng dẫn HS quan sát cái thước mét (có vạch chia từ 0 đến 100) và giới thiệu: “Độ dài từ vạch 0 tới 100 là 1 mét”.

- GV vẽ trên bảng lớp một đoạn thẳng dài 1m (Nối 2 chấm từ vạch 0 đến vạch 100) và nói: “Độ dài đoạn thẳng này là 1 mét”.

=> Mét là một đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là m” (viết trên bảng : m ).

- GV yêu cầu HS lên bảng dùng loại

- HS viết bảng

- Cả lớp viết ra nháp.

- Nhận xét

- HS kể - Nghe

- HS chỉ trên thước kẻ cac độ dài theo yêu cầu của GV.

- HS vẽ trên giấy nháp các độ dài 1cm, 1dm.

- HS tự liên hệ thực tế và nêu.

- HS quan sát thước mét.

- HS quan sát.

- Nhiều HS nhắc lại.

- HS lên bảng đo độ dài đoạn thẳng

(25)

thước 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.

- Đoạn thẳng vừa vẽ dài mấy đêximét?

- GV nói: 1 mét bằng 10 đêximét.

- GV viết: 10 dm = 1 m;1 m = 10 dm.

- Yêu cầu HS quan sát các vạch chia trên thước và trả lời câu hỏi:

- 1 mét dài bằng bao nhiêu xentimét?

- GV khẳng định lại: “1 mét bằng 100 xăngtimét”

- Ghi: 1 m = 100 cm.

- Gọi vài HS nhắc lại: 1m = 10dm;

1m = 100cm.

- Độ dài 1m được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước?

3. Luyện tập Bài 1(4)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề toán: Đây là bài vận dụng quan hệ giữa dm, cm, m.

- Yêu cầu HS làm bài và sửa bài.

- Nhận xét Bài 2 (5)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng

Bài 3 (5)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Bài toán cho biết gì??

- Bài toán hỏi gì?

-Muốn biết cây thông cao bao nhiêu mét chúng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài và gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng Bài 4 (4)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tập ước lượng và dự đoán

và trả lời:

- Đoạn thẳng vừa vẽ dài 10dm.

- Nhiều HS nhắc lại.

- HS quan sát và trả lời:

- 1m bằng 100cm - Nhiều HS nhắc lại.

- Vài HS nhắc lại.

- Được tính từ 0 đến vạch 100.

.

- HS đọc

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT

1dm = 10cm 10cm = 1dm 1m = 100cm 10dm = 1m -1 HS nhận xét.

- HS đọc

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 17m + 6m = 23m

15m – 6m = 9m 8m + 30m = 38m 38m – 24m = 14m 47m + 18m = 65m 74m – 59m = 15m.

- 1 HS nhận xét.

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải:

Cây thông cao là:

8 + 5 = 13 (m) Đáp số: 13 m - Nhận xét

- HS đọc

- HS ước lượng và làm bài.

(26)

độ dài của đối tượng hoặc đồ vật trong thực tế rồi làm bài.

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5) - 1m = ... cm

A. 1000 B. 10 C. 100 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Ki – lô - mét

a. Cột cờ trong sân trường cao 10 m.

b. Bút chì dài 19cm.

c. Cây cau cao 6m.

d. Chú Tư cao 165cm.

- Nhận xét - HS trả lời - HS nghe

Tập làm văn

Tiết 29

: ĐÁP LỜI CHIA VUI, NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết đáp chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1). Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương (BT2) 2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng trong giao tiếp hàng ngày.

3, Thái độ: Có ý thức đáp lời chia vui trong các tình huống giao tiếp hàng ngày II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Giao tiếp ứng xử có văn hóa.

- Lắng nghe tích cực.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Vở BTTV

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu 2 –3 cặp HS lên đối thoại : 1 em nói lời chia vui (chúc mừng), em kia đáp lại lời chúc mừng.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(14)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

-Yêu cầu 2 HS thực hành nói lời chia vui - lời đáp (theo tình huống a).

- HS hỏi đáp - Nhận xét

- Nghe

- Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau

-2 HS thực hành nói và đáp lại lời chia vui của tình huống a.

+HS1: (cầm bó hoa trao cho HS2 )

(27)

- Cho nhiều HS khác thực hành đóng vai theo các tình huốngb, c. Khuyến khích HS nói và đáp lời chia vui theo những cách diễn đạt khác nhau.

-GV nhận xét, tuyên dương những HS có lời đáp hay và phù hợp.

Bài 2 (13)

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ và nói về nội dung tranh.

- Yêu cầu HS đọc kĩ 4 câu hỏi.

- GV kể chuyện (2 lần): giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng các từ ngữ: vứt lăn lóc, hết lòng hăm bón, sống lại, nở thật to, lộng lẫy, đổi, niềm vui, cảm động, toả hương thơm nồng nàn.

- Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?

- Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?

- Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?

- Vì sao trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?

nói: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật lần thứ 8 của bạn./ Mình có bó hoa tặng bạn. Mong bạn luôn tươi đẹp như những bó hoa. /…

+HS2: (nhận bó hoa từ tay bạn ) đáp:

Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh của mình./ Cảm ơn bạn đã đến dự sinh nhật của mình./ …

- Tình huống b:

+Năm mới, bác chúc bố, mẹ cháu luôn luôn khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Bác chúc cháu học giỏi, chóng lớn.

+Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc hai bác năm mới luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc.

- Tình huống c:

+Cô rất mừng là lớp ta năm nay đã đoạt giảivề mọi mặt hoạt động. Chúc các em giữ vững và phát huy những thành tích ấy trong năn học tới.

+Chúng em rất cảm ơn cô. Nhờ cô dạy bảo mà lớp đã đạt những thành tích này. Chúng em xin hứa năm học tới sẽ cố gắng hơn nữa.

- Nhận xét

- Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi.

- HS quan sát tranh minh hoạ và nêu:

Cảnh đêm trăng. Một ông lão đang đang chăm sóc cây hoa.

- HS đọc kĩ 4 câu hỏi.

- HS lắng nghe GV kể chuyện.

- HS lắng nghe và quan sát tranh và đọc 4 câu hỏi dưới tranh.

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS lắng nghe và ghi nhớ các chi tiết.

-HS nghe từng câu hỏi, suy nghĩ và trả lời.

(28)

- GV chốt lại câu trả lời đúng.

- Yêu cầu 3 – 4 cặp HS hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong SGK.

- Cuối cùng cho từ 1- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét và tuyên dương những hS có cách kể chính xác và hay.

C. Củng cố - dặn dò (5) - Câu chuyện ca ngợi điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau.

- 3,4 cặp HS hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong SGK.

- 1 –2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét.

- Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.

- Lắng nghe

____________________________________________

Thể dục

BÀI 58: TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ” - TÂNG CẦU I. MỤC TIÊU

- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Con cóc là cậu ông trời ”.

- Bước đầu biết tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm : trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, bóng, kẻ sân chơi trò chơi.

III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

Nội dung Cách thức tổ chức các hoạt động

1. Phần mở đầu( 6 phút) - Nhận lớp

- Khởi động các khớp

- Chạy nhẹ nhàng trên sân tập

- Ôn 4 động tác tay,chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.

2. Phần cơ bản (24 phút)

- Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”: 8- 10’

- Tâng cầu: 8- 10’

3. Phần kết thúc ( 6 phút )

- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . - Cán sự lớp hô nhịp.

- GV chỉ huy

- Cán sự điều khiển

- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. HS chơi thử 1 lần GV nhận xét sửa sai.

Cho lớp chơi chính thức theo 2 nhóm.

GV đi giúp đỡ sửa sai cho HS.

- GV nêu tên trò chơi, làm mẫu tâng cầu, chia tổ để HS tự chơi theo sự quản lí của tổ trưởng. GV quan sát nhắc nhở HS tập luyện.

* Lần cuối thi đua cả lớp xem ai tâng được lâu nhất.

- Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cùng HS

(29)

- Thả lỏng cơ bắp.

- Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.

- HS + GV củng cố nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học - GV ra bài tập về nhà.

HS về ôn bài thể dục, chơi trò chơi mà mình thích.

Tự nhiên và Xã hội

Tiết 29

: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được tên và lợi ích của một số loài vật sống dưới nước. Quan sát và chỉ ra được một số vật sống dưới nước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và nêu được ví dụ loài vật sống dưới nước.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ các loài vật.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng quan sát và tìm kiếm và xử lí các thông tin về động vật sống dưới nước..

- Kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

- Phát triển kĩ năng hợp tác biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ động vật.

* Tích hợp Biển – đảo: HS biết một số loài vật biển: Cá mập, cá ngừ, tôm, sò... một số tài nguyên biển. Giáo dục cho HS thấy được muốn cho các loài vật (sinh vật biển) tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.( HĐ1)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV:máy tính, máy chiếu

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

-GV yêu cầu HS kể tên một số loài vật sông trên cạn?

- Nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu.

2. Hoạt động 1: Làm việc theo SGK (15)

- GV yêu cầu HS nhìn các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi trong sách

“Chỉ nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình vẽ?”

- GV khuyến khích có thể tự đặt thêm các câu hỏi trong quá trình quan sát, tìm

- HS trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- HS làm việc theo nhóm đôi

- Các em quan sát và trả lời câu hỏi - Các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung .

+ Hình 1: Cua + Hình 2: Cá vàng + Hình 3: Cá quả

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS Làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV... d) Tổ

Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức

b) Nội dung: HS Làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.C.

Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?. Yêu mến các làng nghề

c) Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên d) Tổ chức thực hiện:.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Bước 1: GV

- Làm đáp án các câu hỏi và bài tập do GV yêu cầu ở tiết trước. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.. c) Sản phẩm: trình bày được các nội dung đã học d) Tổ chức thực hiện..

Hoạt động 2: Các nhóm trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm (12) - GV yêu cầu HS làm việc theo tổ.. - GV phát cho các tổ tờ giấy khổ lớn yêu cầu các nhóm trình bày sản

Nội dung: HS quan sát mẫu vật, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tậpb. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức