• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23

Ngày soạn: 24/4/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2020 TOÁN

TIẾT 111: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN (Tr.129) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng làm được bài.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn toán, có ý thức tự giác học, làm bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài PowerPoint.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi HS nhắc lại một số đơn vị đo thời gian đã học ở lớp 4.

- Nhận xét, sửa chữa . B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập các đợn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng.

2. HD ôn tập các đơn vị đo thời gian a. Các đơn vị đo thời gian

+ Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà các em đã được học.

- GV đưa bảng phụ có nội dung như sau: 1 thế kỉ = ...năm

1năm = ....tháng

1 năm thường = .... ngày 1 năm nhuận = .... ngày Cứ ... năm lại có 1 năm nhuận.

Sau ... năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và điền số thích hợp và chỗ trống.

- HS nêu.

- HS nghe và nhận xét.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học

- HS nối tiếp nhau kể cho đến khi đủ các đơn vị đo thời gian đã học.

- HS đọc nội dung bài tập trên bảng phụ.

- HS cả lớp làm vào giấy nháp. Sau đó thống nhất bảng đúng như sau:

1 Thể kỉ = 100 năm 1năm = 12 tháng

1 năm thường = 365 ngày

(2)

+ Biết năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào?

+ Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004?

+ Em có nhận xét gì về chỉ số các năm nhuận?

+ Em hãy kể tên các tháng trong năm?

+ Em hãy nêu các ngày của các tháng.

- GV giảng thêm về cách nhớ các ngày của các tháng: Từ tháng 1 đến tháng 7 (Không tính tháng 2) các tháng lẻ có 31 ngày, các tháng chẵn có 30 ngày.

- Từ tháng 8 đến tháng 12: Các tháng chẵn có 31 ngày, các tháng lẻ có 30 ngày.

- Tháng Hai năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.

- GV treo bảng phụ có nội dung sau:

1 tuần lễ = .... ngày 1 ngày = ... giờ 1 giờ = .... phút 1 phút = .... giây.

- GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống.

- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.

b. Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian - GV đưa bảng phụ có sẵn nội dung bài tập đổi đơn vị đo thời gian như sau :

a. 1,5 năm = .... tháng b. 0,5 giờ = ... phút c. 3

2 giờ = .... phút

1 năm nhuận = 366 ngày Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.

Sau 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.

+ Năm nhuận tiếp theo là năm 2004.

+ Đó là các năm 2008, 2012, 2016.

+ Chỉ số các năm nhuận là số chia hết cho 4.

+ Các tháng trong năm là: Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,12.

+ Các tháng có 30 ngày: Tháng 4, 6, 9, 11.

Các tháng có 31 ngày: Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng Hai năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.

- HS lắng nghe.

- Quan sát

- Cả lớp làm bài vở. 1 hs chia sẻ bài, đọc bài.

- Lớp nhận xét và đi đến thống nhất kết quả như sau: 1 Tuần lễ = 7ngày

1 ngày = 24giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây.

- 1 HS đọc to cho cả lớp nghe.

- HS đọc nội dung bài tập, sau đó cả lớp làm vào vở.

a. 1,5 năm = 18 tháng b. 0,5 giờ = 30 phút c. 3

2 giờ = 40 phút

(3)

d. 126 phút = ... giờ ... phút = ... giờ - Gọi HS nêu kết quả bài làm.

- Gọi hs khác nhận xét bài làm của bạn.

- GV yêu cầu HS giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên.

- GV nhận xét cách đổi của HS.

3. Luyện tập Bài 1: (Tr.130)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ.

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài làm.

- GV nhận xét bài làm của HS.

Bài 2: (Tr. 131)

- Yêu cầu HS đọc đề SGK và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV yêu cầu hs báo cáo kết quả bài làm.

- Gọi hs khác nhận xét.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. Đưa bài đúng để Hs đối chiếu, sửa sai.

* Đáp án:

a) 6năm = 72 tháng 3 năm rưỡi = 42 tháng;

3 ngày = 72 giờ 0,5 ngày = 12 giờ 3 ngày rưỡi = 84 giờ b) 3giờ = 180 phút;

¾

giờ = 45 phút 6 phút = 360 giây;

½

phút = 30 giây 1 giờ = 3600 giây Bài 3: (Tr. 131)

- Gv lưu ý hs: Lấy số đo đã cho nhân với cơ số giữa 2 đơn vị.

- GV cho HS tự làm, sau đó mời HS đọc bài để chữa bài.

d. 126phút = 3giờ 36phút = 3,6 giờ

- 4 HS lần lượt nêu cách đổi của 4 trường hợp.

- Nhận xét bài của bạn.

- Đối chiếu bài của mình với bài của Gv.

Sửa (nếu sai).

Bài 1: (Tr.130) - 1 HS đọc to.

- HS làm bài tập.

- Mỗi HS nêu 1 sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ xảy ra sự kiện đó.

Ví dụ: Kính Viễn Vọng - năm 1671 - Thế kỉ XVII.

- HS lắng nghe.

Bài 2: (Tr. 131)

+ Bài tập yêu cầu đổi các đơn vị đo thời gian.

- HS làm bài vào vở - Hs chia sẻ bài, đọc bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Quan sát, đối chiếu bài làm của Gv. Sửa (nếu sai).

Bài 3: (Tr. 131) - Lắng nghe

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS đọc bài làm cho cả lớp theo dõi chữa bài.

* Đáp án:

72 phút = 1,2giờ

(4)

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

C. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

- Gọi HS nêu tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs ở nhà học bài, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau: Cộng số đo thời gian.

30giây = 0,5 phút 270 phút = 4,5 giờ 135 giây = 2,25 phút - 2 hs nêu

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

_________________________________________________

TẬP ĐỌC

TIẾT 1: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Người Ê- đê từ xưa đã có lục tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sông yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- đê, HS tìm hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưa loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính ngiêm túc của văn bản.

3. Thái độ:

- HS quý trọng phong tục của ácc dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

*QTE: Trẻ em có quyền được thừa nhận bản sắc văn hóa và quyền được giáo dục về các giá trị.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính; bài PowerPoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần, trả lời câu hỏi :

+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

+ Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh yêu cầu mô tả

- HS đọc bài, trả lời.

+ Trong đêm khuya, gió lạnh buốt.

+ Từ ngữ xưng hô thân thương, mong các cháu học hành tiến bộ.

- HS nhận xét bạn.

+ Tranh vẽ cộng đồng người dân tộc Ê-

(5)

những gì vẽ trong tranh?

- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số luật lệ xưa của dân tộc Ê - Đê.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

+ Theo em bài có thể chia mấy đoạn?

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Yêu cầu hs giải thích các từ - Gọi hs đọc phần chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc cá nhân.

- GV gọi đại diện đọc.

- GV đọc mẫu và nêu giọng đọc.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung bài.

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết qủa.

+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?

+ Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội?

- GV giảng: Luật tục là những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc. Người xưa đặt ra luật tục buộc người phải tuân theo nhằm đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình ổn cho mọi người. Các loại tội mà người Ê- đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.

+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng?

đê đang xử phạt một người có tội quỳ bên đống lửa lớn.

- HS lắng nghe.

- 1hs đọc toàn bài

+ Bài có thể chia làm 3 đoạn:

. Đoạn 1: Về cách xử phạt.

. Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.

. Đoạn 3: Về các tội.

- 3 Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS đọc cá nhân.

- Đại diện đọc.

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK

+ Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình.

- Lắng nghe.

+ Đồng bào Ê- đê quy định các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử phạt nặng (phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy. Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mắt, bắt tận tay, lấy và giữ được

(6)

+ Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- GV giới thiệu một số luật cho HS biết.

+ Qua bài tập đọc "Luật tục xưa của người Ê- đê" em hiểu điều gì?

- GV đưa nội dung bài.

- GV giảng: ở xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người luôn phải sống và làm việc theo pháp luật.

c. Luyện đọc diễn cảm.

- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1.

+ GV đọc mẫu, nhấn giọng: cây đa, cây đa, cây sung, cây sung, mẹ cha, mẹ cha, không hỏi cha cúng chẳng nói với mẹ, ông già.bà cả, xét xử, đánh cắp, bồi thường gấp đôi, cùng đi, cùng bước, cùng nói, có tội.

- Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

C. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

* QTE: Gv giúp hs biết trẻ em có quyền được thừa nhận bản sắc văn hóa và quyền được giáo dục về các giá trị.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS ở nhà tiếp tục tìm đọc các truyện về xử kiện của truyện cổ Việt Nam. Chuẩn bị tiết sau: Hộp thư mật

gùi, khăn, áo, dao, ... của kẻ phạm tội, đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.

+ HS viết tên các luật mà em biết vào bảng nhóm, treo lên bảng.

. Ví dụ: Luật giáo dục, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình...

- Lắng nghe.

+ Người Ê- đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài cho cả lớp nghe.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe. 1 HS nêu các từ cần nhấn giọng, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc.

- Luyện đọc cá nhân.

- 3 đến 5 HS thi đọc.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

___________________________________________

Ngày soạn: 25/4/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2020

(7)

TOÁN

TIẾT 112: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN (Tr. 131) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện cộng số đo thời gian.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

3. Thái độ:

- GD HS ý thức ham học toán.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài PowerPoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Kiểm tra bài tập 1/VBT tiết trước.

+ Hãy nêu tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các đơn vị đó.

- Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học toán này chúng ta cùng học cách cộng các số đo thời gian.

2. Hình thành kĩ năng cộng số đo thời gian

a. Ví dụ 1

- GV đưa bảng phụ gọi 1 HS đọc.

+ Xe ô tô đi từ Hà nội đến Thanh Hoá hết bao nhiêu lâu?

+ Xe tiếp tục đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết bao nhiêu lâu?

+ Bài toán yêu cầu em tính gì?

+ Để tính được thời gian xe đi từ HS nội đến Vinh chúng ta phải thực hiện phép tính gì ?

- Đó là phép cộng hai số đo thời gian. Các em hãy suy nghĩ để tìm cách thực hiện phép cộng này.

- GV mời một số HS trình bày cách tính của mình.

- HS chia sẻ bài làm, đọc bài.

- HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

- 2 Hs nêu.

- Lớp lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.

- 1 HS đọc đề bài.

+ Xe ô tô đi từ Hà nội đến Thanh Hoá hết 3giờ 15 phút

+ Xe tiếp tục đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết 2 giờ 35 phút.

+ Tính thời gian đi từ Hà Nội đến Vinh.

+ Để tính được thời gian xe đi từ HS nội đến Vinh chúng ta phải thực hiện phép tính cộng 3giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút.

- HS tìm cách thực hiện phép cộng

- Một số HS nêu. HS có thể đưa ra các cách như sau:

+ Đổi ra số thập phân rồi tính.

+ Đổi ra phút rồi tính.

+ Đặt tính rồi tính.

(8)

- GV nhận xét, khen ngợi các cách mà HS đưa ra, sau đó giới thiệu cách đặt tính như sau:

3 giờ 15 phút 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút

+ Vậy 3giờ 15 phút cộng 2 giờ 35 phút bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?

- Yêu cầu HS trình bày bài toán.

b. Ví dụ 2

- GV đưa ví dụ 2 và yêu cầu HS đọc.

+ Bài toán cho em biết những gì?

+ Bài toán yêu cầu em tính gì?

+ Hãy nêu phép tính thời gian đi cả hai chặng?

- Tương tự như cách đặt tính như ở ví dụ 1, em hãy đặt tính và thực hiện phép tính trên.

- Gọi hs nêu cách đặt tính và thực hiện tính.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn.

- Gv chốt kết quả đúng.

+ 83 giây có thể rút gọn được không? Đổi được thành bao nhiêu phút, bao nhiêu giây?

- Như vậy ta có thể viết 45 phút 83 giây thành 46 phút 23 giây.

- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.

- GV lưu ý HS về cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian: Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số có cùng loại đơn vị đo phải thẳng cột với nhau và cộng từng cột như cộng với các số tự nhiên. Sau khi được kết quả, một số đo có đơn vị thấp hơn có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề nó nhưng phải dựa vào bảng đơn vị đo thời gian.

3. Luyện tập Bài 1: (Tr.132)

- Yêu cầu HS mở SGK, đọc yêu cầu đề bài và nêu yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- HS theo dõi cách làm của GV, sau đó thực hiện lại.

+ 3giờ 15 phút cộng 2 giờ 35 phút bằng 5 giờ 50 phút.

- 1 HS trình bày miệng.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

+ Bài toán cho biết:

Chặng thứ nhất đi: 22 phút 58 giây.

Chặng thứ hai đi: 23 phút 25 giây.

+ Bài toán yêu cầu tính thời gian đi cả hai chặng.

+ Phép cộng:

22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây.

- HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.

+ 22 phút 58 giây 23 phút 25 giây 45 phút 83 giây

- 1hs chia sẻ bài, đọc bài làm.

- Hs khác nhận xét.

- HS nêu: 83 giây = 1 phút 23 giây.

- HS lắng nghe.

- HS trình bày miệng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 1: (Tr.132)

+ Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép cộng số đo thời gian.

- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài +

(9)

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét bài làm của HS làm trên bảng, sau đó yêu cầu HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

Bài 2: (Tr.132)

- GV mời HS đọc đề toán.

+ Bài tập cho em biết những gì?

+ Bài toán yêu cầu em tính gì?

+ Làm thế nào để tính được thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện bảo tàng ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Hãy nêu cách đặt tính cộng số đo thời gian.

- GV tổ chức cho HS thi cộng nhanh các số đo thời gian.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài, làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau: Truwf số đo thời gian

vào vở.

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- HS kiểm tra chéo.

Bài 2: (Tr.132)

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm lại đề bài trong SGK.

+ Bài toán cho biết bạn Lâm đi:

Từ nhà đến bế xe hết : 35 phút

Từ bến xe đến Viện bảo tàng hết: 2 giờ 20 phút.

+ Tính được thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện bảo tàng.

+ Thực hiện phép cộng : 35 phút và 2 giờ 20 phút.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.

Bài giải:

Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện bảo tàng Lịch sử là :

35phút +2giờ 20phút =22giờ 55phút Đáp số: 22giờ 55phút - 2 Hs nêu.

- Hs chia nhóm thi - Lắng nghe, ghi nhớ.

______________________________________

CHÍNH TẢ

TIẾT 2: - Nhớ- viết: CAO BẰNG (Tr.48)

- Nghe- viết: NÚI NON HÙNG VĨ (Tr. 58) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhớ - viết đúng, trình bày đúng chính tả 4 đoạn bài thơ Cao Bằng.

- Nghe - viết đúng, trình bày đúng chính tả trích đoạn bài Núi non hùng vĩ.

2. Kĩ năng:

- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. (Chú ý nhóm tên người và tên địa vùng dân tộc thiểu số).

3. Thái độ:

(10)

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

* GDBVMT:Giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng, của Cửa gió Tùng Chinh (Đoạn thơ BT3), từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.

*QTE: Quyền được giáo dục về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Và biết rằng phụ nữ cũng có thành anh hùng và các danh nhân văn hóa.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

II. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học 2 bài chính tả. Đó là bài: Cao Bằng và Núi non hùng vĩ. Qua đó ôn lại cách viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lý Việt Nam, nhất là vùng dân tộc thiểu số.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn học

2.1. Tìm hiểu nội dung bài: Cao Bằng - Gọi HS đọc đoạn văn.

+ Đoạn văn cho em biết điều gì?

+ Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?

- Đoạn văn giới thiệu về vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc, nơi giáp giữa nước ta và Trung Quốc.

2.2. Tìm hiểu nội dung bài: Núi non hùng vĩ

- Gọi HS đọc đoạn văn.

+ Đoạn văn cho em biết điều gì?

+ Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?

- Đoạn văn giới thiệu về vùng biên cương

+ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.

+ Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai.

+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc.

- Lắng nghe.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng tiếng.

+ Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai.

+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc.

- Lắng nghe.

(11)

Tây Bắc của Tổ quốc, nơi giáp giữa nước ta và Trung Quốc.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 3.1. Bài Cao Bằng

Bài 2:

- GV đưa bảng phụ.

- Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập 2.

- Cho HS làm bài tập vào vở .

- HS nêu miệng kết quả. GV nhận xét và đưa bài làm đúng để hs đối chiếu, sửa (nếu sai).

+ Nêu lại quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam

- Nhận xét, khen ngợi.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Tại sao lại phải viết hoa các tên đó?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Gọi 1 HS đoc toàn bài thơ.

* BVMT: Chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước như thế nào?

3.2. Bài: Núi non hùng vĩ Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu hs báo cáo kết quả bài làm - Gọi HS nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

Bài 2

- 1HS đọc nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi SGK.

- HS làm bài tập vào vở.

- HS nêu miệng kết quả:

a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.

b) Người lấy thân mình làm giá súng trên chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.

c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na- ma- ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.

+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên.

Bài 3

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm bài.

- Mỗi HS chỉ ra 1 địa danh viết sai và nêu lại cho đúng.

+ Vì đó là tên địa lý Việt Nam, các chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó đều phải viết hoa.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS nêu: Không vứt rác bừa bãi, ...

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Hs làm vào vở bài tập.

- Hs chia sẻ bài, đọc bài.

- Nhận xét bài của bạn.

+ Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Mơ-nông, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ - hao.

+ Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.

Bài 3

(12)

- Yêu cầu HS tự làm bài tập.

- Gọi hs nêu miệng kết quả bài làm

- Gv nhận xét, chốt đáp án đúng

+ Em biết gì về những nhân vật lịch sử này?

- Khen ngợi HS hiểu biết về danh nhân, lịch sử Việt Nam.

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng câu đố.

- Gọi HS đọc thuộc lòng câu đố.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

* QTE: Gv cung cấp những thông tin và hình ảnh để hs biết trẻ em có quyền được giáo dục về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Và biết rằng phụ nữ cũng có thành anh hùng và các danh nhân văn hóa.

- Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt - Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam .

- Chuẩn bị bài sau: Nghe- viết: Ai là thuỷ tổ loài người.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm cá nhân.

- Hs nối tiếp nêu:

1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.

2. Quang Trung - Nguyễn Huệ.

3. Đinh Bộ Lĩnh - Đinh Tiên Hoàng.

4. Lí Thái Tổ - Lí Công Uẩn.

5. Lê Thánh Tông.

- Lắng nghe. Sửa (nếu sai)

+ Hs chia sẻ những hiểu biết của mình về những nhân vật lịch sử trong bài.

- Nhẩm học thuộc lòng các câu đố.

- 2 đến 3 HS đọc thuộc lòng các câu đố trước lớp.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Lắng nghe, thực hiện ở nhà.

_______________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 3: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ ( Tr. 71)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt.

* Giảm tải: không làm bài 1 phần Luyện tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài PowerPoint.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

(13)

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS đặt câu ghép có cặp từ hô ứng.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Các em đã học cách thức nối các vế câu trong câu ghép. Hôm nay chúng ta cùng học cách thức liên kết các câu với nhau trong một đoạn văn, bài văn.

2. Tìm hiểu bài 2.1. Nhận xét Bài 1: (Tr.71)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS trả lời câu hỏi của bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng: Từ đền ở câu sau được lặp lại từ đền ở câu trước.

Bài 2: (Tr.71)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gợi ý HS: Em thử thay thế các từ in đậm vào câu sau, sau đó đọc lại xem hai câu đó có ăn khớp với nhau không? Vì sao ?

- Gọi HS phát biểu.

- Nếu thay thế từ đền câu thứ hai bằng một trong các từ : Nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không ăn khớp với nhau vì mỗi câu nói về một sự vật khác nhau. Câu 1 nói về đền Thượng câu 2 nói về ngôi nhà hoặc ngôi chùa, trường, lớp học,...

Bài 3: (Tr.71)

+ Việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì?

- Hai câu văn trên cùng nói về một đối tượng là ngôi đền Thượng. Từ đền giúp ta nhận ra

- HS thực hiện yêu cầu. Nêu miệng.

- HS nghe xác định nhiệm vụ.

Bài 1: (Tr.71)

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Làm bài cá nhân.

- Trước đền, những khóm hoa hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Từ đền là từ đã được dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau.

Bài 2: (Tr.71)

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS làm bài.

- HS lắng nghe.

- HS nối tiếp nhau phát biểu.

+ Nếu thay từ nhà thì hai câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà.

+ Nếu thay từ chùa thì hai câu không ăn nhập với nhau, mỗi câu nói một ý.

Câu đầu nói về đền Thượng, câu sau nói về chùa.

- Lắng nghe.

Bài 3: (Tr.71)

+ Việc lặp lại các từ đền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu.

- Lắng nghe.

(14)

sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.

2.2. Ghi nhớ

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

- Gọi HS đặt 2 câu có liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ để minh hoạ cho Ghi nhớ.

2.3. Luyện tập

Bài 1: (Tr.72) Giảm tải Bài 2: (Tr.72)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi hs báo cáo kết quả bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Để liên kết một câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ở nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.

- 3 HS nối tiếp nhau đặt câu.

Bài 2: (Tr.72)

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm vào vở bài tập.

- Hs chia sẻ bài, đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Các từ lần lượt điền là: thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền.

- Chợ, cá song, cá chim, tôm.

- Hs nêu

- Lắng nghe, ghi nhớ ______________________________________________

Ngày soạn: 26/4/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2020 TOÁN

TIẾT 113: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện trừ số đo thời gian.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

3. Thái độ:

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài PowerPoint.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Tính: 7 năm 4 tháng + 2 năm 8 tháng - Hs làm ra nháp.

(15)

5 giờ 25 phút + 9 giờ 53 phút - Yêu cầu hs chia sẻ bài làm.

- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết toán trước các em đã thực hiện phép cộng hai số đo thời gian, trong tiết toán này chúng ta sẽ thực hiện phép tính ngược lại, đó là phép trừ số đo thời gian.

2. Hình thành kĩ năng trừ số đo thời gian a. Ví dụ 1

- GV đưa ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào?

+ Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào?

+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu: Đó là một phép trừ số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ trên.

- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó giảng lại cách thực hiện phép trừ trên cho HS.

+ Vậy 15 giờ 55 phút trừ đi 13 giờ 10 phút bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút

- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.

+ Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?

b. Ví dụ 2

- GV đưa ví dụ 2 và yêu cầu HS đọc.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

+ Để tìm được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây chúng ta phải làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS đặt tính.

+ Em có thực hiện được ngay tính trừ này không? Vì sao?

- GV yêu cầu: Hãy tìm cách thực hiện phép

- Chia sẻ bài, đọc bài.

- Nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi đọc thầm.

+ Ô tô khởi hành từ Huế lúc 13 giờ 10 phút.

+ Ô tô đến Đà Nắng vào lúc 15 giờ 55 phút.

+ Ta phải thực hiện phép tính trừ : 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút.

- HS cả lớp làm bài giấy nháp.

15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút 2 giờ 45 phút - HS lắng nghe

+ 15 giờ 55 phút trừ đi 13 giờ 10 phút bằng 2 giờ 45 phút.

- 1 HS trình bày.

+ Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

- 1 HS nêu tóm tắt:

Hoà chạy hết: 3 phút 20 giây Bình chạy hết: 2 phút 45 giây Bình chạy hết ít hơn Hoà: ... giây?

+ Chúng ta cần thực hiện phép tính trừ 3 phút 20 giây trừ đi 2 phút 45 giây.

- HS đặt tính vào giấy nháp.

+ Chưa thực hiện được phép tính trừ vì 20 giây "không trừ được" 45 giây - HS tìm cách thực hiện tính trừ, sau

(16)

trừ trên.

- GV nhận xét các cách HS đưa ra, tuyên dương các cách làm đúng, sau đó mới hướng dẫn HS làm như SGK.

+ Vậy 3 phút 20 giây trừ 2 phút 45 giây bằng bao nhiêu phút bao nhiêu giây?

+ Bạn Hoà hay bạn Lâm chạy nhanh hơn, nhanh hơn bao lâu?

- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.

+ Khi thực hiện phép tính trừ các số đo thời gian theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng thì ta làm thế nào?

3. Luyện tập Bài 1: (Tr.133)

- GV cho HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu các em làm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em đặt tính để tính.

- Gọi hs báo cáo kết quả bài làm.

- Gọi hs nhận xét bài bạn.

- Gv nhận xét. Chốt bài làm đúng.

* Đáp án:

a) 23 phút 25 giây -> 22 phút 85 giây - 2 phút 45 giây - 2 phút 45 giây 20 phút 40 giây b) 54 phút 21 giây -> 53 phút 81 giây - 21 phút 34 giây - 21 phút 34 giây 32 phút 27 giây c) 13 năm 2 tháng -> 12 năm 14 tháng - 8 năm 6 tháng - 8 năm 6 tháng 4 năm 8 tháng Bài 2: (Tr.133)

- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự cách làm bài tập 1.

đó 1 HS nêu cách làm của mình.

- Theo dõi GV hướng dẫn cách thực hiện phép trừ trên, sau đó thực hiện lại.

+ 3 phút 20 giây trừ đi 2 phút 45 giây bằng 35 giây.

+ Bạn Hoà hay bạn Lâm chạy nhanh hơn Lâm 35 giây.

- HS trình bày miệng.

+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số bị trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.

Bài 1: (Tr.133)

+ Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện tính trừ các số đo thời gian.

- HS làm vào vở.

- Hs chia sẻ bài, đọc bài làm.

- Hs nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe. Quan sát, đối chiếu với bài của Gv. Sửa (nếu sai).

Bài 2: (Tr.133) - HS tự làm vào vở.

a) 23 ngày 12 giờ - 3 ngày 8 giờ = 20 ngày 04 giờ

b) 14 ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ = 13 ngày 39 giờ - 3 ngày 17 giờ

= 10 ngày 22 giờ

c) 13 năm 2 tháng - 8 năm 6 tháng = 12 năm 14 tháng - 8 năm 6 tháng

(17)

Bài 3: (Tr.133)

- GV mời 1 HS đọc đề toán.

- Hướng dẫn HS phân tích đề bài:

+ Người đó đi từ A vào lúc nào?

+ Người đó đến B lúc mấy giờ?

+ Giữa đường người ấy nghỉ bao lâu?

+ Vậy làm thế nào để tính được thời gian người đó đi từ A đến B không tính thời gian nghỉ?

- GV yêu cầu HS làm bài

- Gọi hs báo cáo kết quả bài làm.

- GV gọi hs khác nhận xét..

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Gv chốt bài làm đúng.

Bài giải:

Thời gian người đó đi quãng đường AB (không kể thời gian nghỉ) là:

(8 giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút) – 15 phút = 1 giờ 30 phút

Đáp số: 1 giờ 30 phút C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Gọi 1HS nêu cách đặt tính trừ số đo thời gian và các bước thực hiện.

- Nhận xét tiết học

- Dặn hs ở nhà học bài; làm các bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập

= 4 năm 8 tháng Bài 3: (Tr.133)

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:

+ Người đó đi từ A lúc 6giờ 45phút + Người đó đến B lúc 8giờ 30phút.

+ Giữa đường người ấy nghỉ 15 phút + Ta phải lấy giờ đến B trừ đi giờ khởi hành từ A và trừ đi thời gian nghỉ.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- Hs chia sẻ bài, đọc bài làm.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- Hs quan sát, so sánh bài làm của mình với bài của Gv. Sửa (nếu sai)

- 2Hs nêu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ

KỂ CHUYỆN

TIẾT 4: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay em đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nói: Biết kể một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.

- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn . 3. Thái độ:

- Gd HS học tập tấm gương của những người biết bảo vệ trật tự an ninh.

II. CHUẨN BỊ:

(18)

- Máy tính, bài PowerPoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.

- Gọi HS nêu ý nghĩa của truyện.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học tuần trước, các em đã biết về tài xét xử kẻ gian trừng trị bọn cướp của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện mình đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.

2. Hướng dẫn kể chuyện a. Tìm hiểu đề bài

- Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ đã nghe, đã đọc, góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.

+ Em kể câu chuyện gì? Nhân vật em muốn nói đến có hành động như thế nào để góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Hãy giới thiệu cho các bạn cùng biết.

- Yêu cầu HS đọc kỹ 4 gợi ý trong sách giáo khoa. GV đưa các tiêu chí đánh giá.

b. Kể chuyện trong nhóm

- Yêu cầu các em chuẩn bị câu chuyện của mình.

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.

- Yêu cầu hs nêu ý nghĩa của câu chuyện mình kể.

- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

- Khen ngợi các HS tham gia thi kể, tham gia trao đổi ý nghĩa của chuyện, tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.

C. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn hs ở nhà kể lại câu chuyện vừa kể cho người thân. Đọc trước đề bài và gợi ý của

- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện.

- 1 HS nêu ý nghĩa của truyện.

- HS nhận xét bạn kể chuyện.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 5 HS nối tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện, nhân vật mà mình kể.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

2 HS đọc lại gợi ý 3.

- Hs chuẩn bị cá nhân.

- Hs lần lượt kể câu chuyện của mình và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- HS nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.

- HS lắng nghe và vỗ tay khen bạn kể hay.

- HS lắng nghe.

(19)

tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia tuần sau để tìm được câu chuyện sẽ kể về 1 việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm mà em biết.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

_____________________________________________

TẬP ĐỌC

TIẾT 5: HỘP THƯ MẬT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ khó trong bài (chữ V, bu- gi, cần khởi động máy …). Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện lingh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện khi hồi hộp, khi vui sướng, nhẹ nhàng; toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật . 3. Thái độ:

- HS cảm phục các chiến sĩ tình báo.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài PowerPoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Luật tục xưa của người Ê- đê và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu bài. Các chiến sĩ tình báo nói chung và những người hoạt động thầm lặng trong lòng địch nói riêng đã góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hôm nay các em cùng tìm hiểu về vấn đề này

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

+ Bài có thể chia thành mấy đoạn?

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- Quan sát tranh minh họa.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

- Bài chia làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu …… đáp lại.

(20)

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc.

- GV đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?

+ Theo em, hộp thư mật dùng để làm gì?

+ Người liên lạc đã nguỵ trang hộp thư mật như thế nào?

+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi với chú Hai Long điều gì?

+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long? Vì sao chú làm như vậy?

+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

+ Em hãy nêu nội dung chính của bài văn?

- Đưa nội dung chính của bài.

c. Đọc diễn cảm

- Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

+ Đoạn 2: Từ Anh dừng …ba bước chân + Đoạn 3: Từ Hai Long …về chỗ cũ.

+ Đoạn 4: Còn lại - Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc cá nhân. Đại diện đọc.

- Lắng nghe.

- Đọc thầm, trả lời các câu hỏi của SGK.

+ Chú Hai Long ra Phú Lâm tìm hộp thư mật.

+ Hộp thư mật dùng để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng.

+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật rất khéo léo: đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất, ở nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.

+ Người liên lạc muốn nhắn gửi đến chú Hai Long tình yêu tổ quốc và lời chào chiến thắng.

+ Chú dừng xe tháo bu-gi ra xem, giả vờ ... như vậy để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không ai có thể nghi ngờ.

+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan trong đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những thông tin mà chú lấy được từ phía kẻ địch, giúp quân ta hiểu ý đồ của địch để có biện pháp ngăn chặn, đối phó kịp thời.

* Nội dung: Ca ngợi chú Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, HS cả lớp ghi vào vở.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc

(21)

Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp, các từ ngữ cần nhấn giọng.

- Đưa bảng phụ viết đoạn 1, hướng dẫn đọc mẫu.

- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét, tuyên dương từng HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Nêu nội dung ý nghĩa của bài.

+ Em có suy nghĩ gì về các chiến sĩ tình báo?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần bài. Tìm hiểu thêm về các chiến sĩ tình báo.

- Chuẩn bị tiết sau: Phong cảnh đền Hùng.

một đoạn. Cả lớp theo dõi, sau đó nêu giọng đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng - 1 HS đọc.

- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc.

- HS lắng nghe.

- Hs nêu

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

______________________________________________

LỊCH SỬ

TIẾT 23:

SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Học xong bài này, HS biết:

- Vào dịp Tết Mậu Thân (1968), quân và dân miền Nam tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng diễn đạt 3. Thái độ: GDHS

- Yêu thích và hứng thú học tập bộ môn.

- Cảm phục những tấm gương chiến đấu dũng cản của bộ độ ta, tinh thần quyết tử cho cho Tổ quốc quyết sinh vì độc lập tự do thống nhất đất nước.

* Giảm tải: Không yêu cầu trả lời câu hỏi 2 II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, bài PowerPoint III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4-5’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Đường Trường Sơn ra đời vào thời gian nào? Mục đích mở đường Trường

+ Đường Trường Sơn ra đời đúng vào sinh nhật Bác19-5-1959.

(22)

Sơn là gì?

+ Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- GV y/c HS quan sát trên màn hình ảnh quân giải phóng tiến công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968.

+ Hãy mô tả những gì em thấy trong ảnh? Bức ảnh gợi cho em những suy nghĩ gì?

- GV: Vào Tết Mậu Thân năm 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy Tổng tiến công,tiêu biểu là cộc tiến công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này.

b. Hoạt động 1 (13-15’)

- GV y/c HS đọc SGK (Đêm 30 tết…

hoang mang lo sợ) và suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:

+ Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn ra sự kiện gì?

+ Thuật lại cuộc Tổng tiến công của Quân giải phóng vào Sài Gòn? Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?

+ Cùng với đợt tấn công vào Sài Gòn, Quân giải phóng đã tấn công ở những nơi nào?

+ Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân dân miến Nam vào Tết Mậu Thân

Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.

+ Là con đường chiến lược, là mạch máu giao thông nối liền hai miền Bắc Nam ……chi viện sức người, sức của cho miền Nam

+ Hình chụp bộ đội giải phóng của ta đang tấn công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn. Sứ quán đang bốc cháy,khói đạn bay đầy trời,bộ đội ta cầm súng xông thẳng tới.

1. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

+ Đêm 30 Tết Mậu Thân 1968…..các chiến sĩ quân giải phóng lặng lẽ xuất kích,đúng vào lúc Đài Tiếng nói VN vang lên lời chúc tết của Bác Hồ thì Quân Giải phóng tấn công vào Sài Gòn.

+ Vào lúc lời chúc tết của Bác Hồ được truyền qua làn sóng đài Tiếng nói VN thì tiếng súng rền vang tại Sài Gòn……

Sứ quán Mĩ tê liệt.(SGK)

Trận đánh và Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn là trận tiêu biểu

+ Cùng với cuộc Tổng tiến công ,Quân giải phóng đã tiến công ở hầu hết các thành phố thị xã: Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng….chính quyền Sài Gòn bị tê liệt hoang mang lo sợ.

- Cuộc tấn công mang tính bất ngờ vì:

+ Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa.

(23)

1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?

- Y/c HS TL.

- GV và các HS khác nhận xét bổ sung.

- GV gọi vài ba HS nêu lại diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

- GV nêu lại tóm tắt diễn biến.

c. Hoạt động 2 (15’)

- Y/c HS đọc SGK các câu hỏi.

+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968?

- GV tổng kết lại các ý chính về kết quả và ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968?

+ bất ngờ về địa điểm: tại các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.

- Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có quy mô lớn: tấn công vào nhiều nơi, trên một diện rộng vào cùng một lúc.

2. Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 + Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa – ri về chấm dứt chiến tranh ở VN

+ Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại VN trong thời gian ngắn nhất

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK

- Y/c HS tóm tắt KT qua trò chơi Tiếp sức lại nội dung bài qua sơ đồ :Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân Năm 1968.

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Lễ kí hiệp định Pa-ri

--- Ngày soạn: 27/4/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2020 TOÁN

TIẾT 109: LUYỆN TẬP (Tr. 134) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.

3. Thái độ:

- HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài PowePoint.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Nêu cách đặt tính và tính cộng (trừ) số đo thời gian.

- Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới:( 30’)

- Hs nêu - Lắng nghe

(24)

1. Giới thiệu bài

- Trong tiết toán này chúng ta cùng làm các bài tập về phép tính cộng, phép trừ các số đo thời gian.

2. Luyện tập Bài 1: (Tr. 134) - Gọi HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài vào vở.

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài làm, giải thích kết quả viết.

- Gọi HS nhận xét.

+ Nêu cách chuyển đổi số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ.

- GV đánh giá, chữa bài.

* Đáp án:

a) 12 ngày = 288 giờ (24 giờ x 12 = 288 giờ) 3,4 ngày = 81,6 giờ (24 giờ x 3,4 = 81,6giờ) 4 ngày 12 giờ = 108 giờ

(24giờ x 4 + 12giờ = 108 giờ)

½

giờ = 30phút (60phút x

½

giờ = 30phút) b) 1,6 giờ = 96 phút (60 phút x 1,6 = 96 phút) 2 giờ 15 phút = 135 phút

(60 phút x 2 + 15 phút = 135 phút) 2,5 phút = 150 giây

(60 phút x 2,5 = 150 giây) 4 phút 25 giây = 265 giây

(60 phút x 4 + 25 giây = 265 giây) Bài 2: (Tr. 134)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị chúng ta phải thực hiện cộng như thế nào?

+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS đặt tính và tính.

- Gọi hs báo cáo kết quả bài làm.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Đáp án:

a) 2 năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng

= 15 năm 11 tháng

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1: (Tr. 134)

+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS làm bài.

- HS nối tiếp nhau đọc bài làm, giải thích kết quả viết.

- Nhận xét.

+ Chuyển đổi số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với hệ số giữa hai đơn vị.

- Đối chiếu bài của Gv với bài của mình. Sửa (nếu sai).

Bài 2: (Tr. 134)

- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập: Cộng số đo thời gian.

+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị chúng ta cần cộng các số đo theo từng đơn vị.

+ Thì ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- Hs chia sẻ bài, đọc bài.

- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- Theo dõi bài chữa.

(25)

b) 4 ngày 21 giờ + 5 ngày 15 giờ

= 10 ngày 12 giờ

c) 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút

= 20 giờ 9 phút Bài 3: (Tr. 134)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trong SGK.

+ Khi trừ các số đo thời gian có nhiều đơn vị đo ta cần thực hiện như thế nào?

+ Trong trường hợp số đos theo đơn vị nào đó của số trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Gọi hs báo cáo kết quả bài làm.

- GV mời HS nhận xét bài làm của - GV nhận xét HS.

* Đáp án:

a) 4 năm 3 tháng – 2 năm 8 tháng

= 1 năm 7 tháng

b) 15 ngày 6 giờ – 10 ngày 12 giờ

= 4 ngày 18 giờ

c) 13 giờ 23 phút – 5 giờ 45 phút = 7 giờ 38 phút

Bài 4: (Tr. 134)

- GV yêu cầu HS đọc đề toán

+ Cri- xtôn- phơ Cô- lôm- bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm nào?

+ I- u- ri Ga- ga- rin bay vào vũ trụ vào năm nào?

+ Muốn biết hai sự kiện này cách nhau bao lâu ta làm thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Gọi 1 HS đọc bài trước lớp

- Yêu cầu cả lớp theo dõi bài chữa của bạn.

- GV nhận xét.

Bài giải:

Hai sự kiện cách nhau số năm là:

1961 – 1492 = 469 (năm) Đáp số: 469 năm C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- Gọi HS nhắc lại cách tính công (trừ) hai số đo thời gian.

Bài 3: (Tr. 134)

+ Thực hiện phép trừ các số đo thời gian.

+ Khi trừ các số đo thời gian có nhiều đơn vị đo ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

+ Trong trường hợp số đó theo đơn vị nào đó của số trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta chuyển đổi một đơn vị hàng lớn liền kề sang đơn vị nhỏ rồi thực hiện phép trừ bình thường.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- Hs chia sẻ bài, đọc bài.

- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- Theo dõi bài, chữa ( nếu sai)

Bài 4: (Tr. 134)

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Cri- xtôn- phơ Cô- lôm- bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm 1942.

+ I- u- ri Ga- ga- rin bay vào vũ trụ vào năm 1964.

+ Chúng ta phải thực hiện tính trừ 1964 - 1942.

- HS làm bài vào vở.

- HS chia sẻ bài, đọc bài.

- HS nhận xét, chữa bài.

- Hs nhắc lại cách tính diện tích các hình đã học.

(26)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs ở nhà học bài; làm các bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

_____________________________________________

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 6: TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết viết được 1 bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng.

2. Kĩ năng:

- Dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc . 3. Thái độ:

- HS chủ động làm bài, học bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài PowerPoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- GV nhận xét.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học TLV trước, các em đã ôn và luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật theo 1 trong 5 đề đã cho; đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó. Trong tiết hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã được thành lập thành 1 bài viết hoàn chỉnh.

2. Hướng dẫn HS làm bài

- GV đưa bảng phụ có ghi sẵn 5 đề bài trong SGK.

- Cho HS hiểu yêu cầu của các đề bài . - GV cho HS đọc kĩ 05 đề bài và chọn đề 1 trong 5 đề bài đó.

- Cho HS nối tiếp nhau nói đề bài mình chọn.

- GV cho HS đọc lại dàn ý mình đã lập 3. HS làm bài

- GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV, chú ý cách viết tên riêng, cách dùng từ đặt câu - GV cho HS làm bài.

- GV thu bài làm HS C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm nội dung 5 đề SGK.

- HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề.

- HS chọn lựa đề bài để viết.

- HS lần lượt phát biểu.

- HS xem lại dàn ý đã chuẩn bị trước.

- HS chú ý.

- HS làm việc cá nhân

- HS chụp bài kiểm tra, gửi qua zalo cho Gv.

(27)

- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.

- Dặn HS ở nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn:

Tập viết đoạn đối thoại.

- HS lắng nghe.

__________________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU.

TIẾT 7: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt.

* Giảm tải: Không làm bài 2 phần Luyện tập II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài PowerPoint.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Yêu cầu HS đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.

- Gọi hs đọc câu - Nhận xét từng HS.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta cùng liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

2. Giảng bài:

2.1. Nhận xét Bài 1: (Tr.76)

- Gọi HS đọc y/c và nội dung của bài tập.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại đoạn văn + chú giải + Nêu rõ đoạn văn nói về ai ?

+ Những từ ngữ nào cho biết điều đó.

- Cho hs làm bài trongtrong VBT - gọi hs báo cáo kết quả bài làm.

- Hs đặt câu vào nháp.

- Chia sẻ bài, đọc câu.

- HS nhận xét bạn đọc bài và làm bài.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ giờ học.

Bài 1: (Tr.76)

- HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài theo cá nhân.

- Đọc đoạn văn

+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn.

+ Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

- Lớp làm bài cá nhân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp

* Mục tiêu: Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh

- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong

Hình vẽ này thể hiện mối quan hệ về thức ăn của thực vật giữa các yếu tố vô sinh là nước, khí các-bô-níc để tạo ra các yếu tố hữu sinh là các chất dinh