• Không có kết quả nào được tìm thấy

Học sinh nghiên cứu Sách giáo khoa Ngữ văn 11- Tập một, bài “Một số thể loại văn học: thơ, truyện” trang 133 đến 136

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Học sinh nghiên cứu Sách giáo khoa Ngữ văn 11- Tập một, bài “Một số thể loại văn học: thơ, truyện” trang 133 đến 136"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Tổ VĂN

Tài liệu học tập Ngữ văn 11

HUỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Tuần từ 25/10/2021 đến 30/10/2021)

Lí luận văn học: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

I. Hướng dẫn học tập

NỘI DUNG GHI CHÚ

* Hoạt động 1: Đọc tài liệu và thực hiện các yêu cầu.

- Học sinh nghiên cứu Sách giáo khoa Ngữ văn 11- Tập một, bài “Một số thể loại văn học: thơ, truyện” trang 133 đến 136.

- Học sinh nắm được:

1. Khái lược về thơ và yêu cầu về đọc thơ.

2. Khái lược về truyện và yêu cầu về đọc truyện 3. Luyện tập.

* Hoạt động 2:

Kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

- Học sinh cần nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.

- Gửi lại thông tin phản hồi nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học.

II. Nội dung chính của bài học

* Nội dung 1: THƠ. I. THƠ

1. Khái lược về thơ

- Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, là những rung động từ trái tim.“Thơ khởi phát từ trong lòng người ta” (Lê Quý Đôn).

- Trong thơ có các yếu tố:

+ Nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình (cũng có thể đồng thời là tác giả).

+ Hình tượng thơ: là những hình ảnh xuất phát từ cuộc sống nhưng đã được nhà thơ làm cho thi vị, giàu cảm xúc hơn, có ý nghĩa hơn.

- Đặc trưng của ngôn ngữ thơ:

+ Cô đọng, hàm súc.

+ Giàu hình ảnh và nhạc điệu.

+ gợi sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

2. Phân loại thơ: có 2 cách phân loại:

- Theo nội dung biểu hiện.

- Theo cách tổ chức bài thơ.

(2)

2

3. Yêu cầu về đọc thơ - Bước 1: Tìm hiểu chung.

+ Tên bài thơ + Tập thơ + Tên tác giả + Năm xuất bản + Hoàn cảnh sáng tác - Bước 2: Cảm nhận ý thơ.

+ Bám sát vào câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu

+ Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu…

- Bước 3: Lí giải, đánh giá về toàn bộ bài thơ.

+ Về ý nghĩa tư tưởng: bài thơ nói lên cái gì, nhắn nhủ điều gì, có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống con người.

+ Về giá trị nghệ thuật: Hình thức biểu hiện có gì mới mẻ, sáng tạo độc đáo.

* Nội dung 2:

TRUYỆN.

II. TRUYỆN

1. Khái lược về truyện

- Truyện phản ánh hiện thực khách quan thể hiện qua:

+ Việc miêu tả con người, sự kiện tồn tại bên ngoài tác giả.

+ Kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.

- Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật.

+ Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với hoàn cảnh.

- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về thời gian, không gian.

- Ngôn ngữ truyện phong phú: có lời người kể chuyện, lời nhân vật.

2. Phân loại truyện:

- Văn học dân gian: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Văn học hiện đại: Truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, truyện thơ.

3.Yêu cầu về đọc truyện - Bước 1: tìm hiểu chung.

+ Bối cảnh xã hội + Hoàn cảnh sáng tác

- Bước 2: Phân tích cốt truyện.

+ Đọc kĩ tác phẩm để nắm được diễn biến cốt truyện theo các phần:

mở đầu, vận động phát triển, kết thúc.

+ Nắm các tình tiết, sự kiện, biến cố chính tạo nên nội dung cốt truyện.

(3)

3

+ Làm rõ giá trị của các tình tiết, sự kiện, biến cố.

- Bước 3: Phân tích nhân vật theo diễn biến cốt truyện.

+ Chỉ ra đặc điểm, tính cách, số phận của nhân vật qua các chi tiết như ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ…

+ Chú ý mối quan hệ giữa các nhân vật.

+ Làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Bước 4: Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật chung của truyện.

* Hoạt động 3:

Luyện tập

III. LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1 (136): Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu:

- Nghệ thuật tả cảnh:

+ Chọn điểm nhìn: từ gần đến cao xa rồi lại quay trở về gần.

+ Đặc tả cận cảnh những gì quan sát được trên mặt ao mà gợi ra được cái thần thái của mùa thu nơi làng quê.

+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh gợi ra không gian vắng vẻ, êm đềm của làng quê.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình: qua bức tranh thu thấy sự quan sát tinh tế của nhà thơ, tình yêu kín đáo mà tha thiết của nhà thơ với quê hương, đất nước.

- Ngôn ngữ:

+ Giàu hình ảnh, màu sắc.

+ Cách gieo vần độc đáo: vần eo.

2. Bài tập 2 (136): Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong tác phẩm Hai đứa trẻ:

- Cốt truyện: đơn giản, rất ít các sựu kiện. Nội dung tác phẩm chủ yếu được kết cấu theo diễn biến tâm hồn hai đứa trẻ nhất là qua tâm hồn cô bé Liên  Truyện tâm tình, không có cốt truyện đặc biệt.

- Nhân vật: Các nhân vật với hoàn cảnh nghèo nàn, tăm tối, cuộc sống quẩn quanh, tù túng, đơn điệu, tẻ nhat. Tác giả khắc họa các nhân vật nhất là Liên và An ở chiều sâu nội tâm với những biến thái tinh vi của nỗi buồn và niềm khao khát một cuộc sống thay đổi.

- Lời kể: Lúc thì ở bên ngoài, lúc lại nhập vào nhân vật Liên -> Lời kể có giọng điệu rất riêng biệt, độc đáo. Đó là lối kể chuyện như thủ thỉ tâm sự với người đọc.

(4)

4

III. Phản hồi thông tin (GVBM dạy lớp)

(Những thắc mắc của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập) Lớp: …

Họ tên học sinh: …

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Ngữ văn Một số thể loại VH:

thơ, truyện

1………

.……….

2………

.……….

3………

………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Dựa vào số liệu thống kê được trong bảng 1, có thể thấy, trước hết, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khai thác rất linh hoạt và sử dụng có hiệu quả cả bốn kiểu PN còn

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.. Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn : Đề bài (trang 41 SGK Ngữ văn 6

Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang. Sáng hôm sau chim lạ đến

Chuyến đi về thăm quê tuần trước đã đem đến cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp. Điều đó giúp em thêm yêu mến và tự hào về quê hương của mình.. Quê em là một thành phố ven

Từ việc lí giải cội nguồn cái huyền ảo trong văn học Mỹ Latinh và đặc trưng yếu tố huyền ảo trong văn xuôi G.G.Márquez, tác giả đưa ra những kiến giải xác đáng

Những sự kiện trong đường dây cốt truyện chính như việc mẹ cả không có con, vì sức ép của dòng họ, bố May trong một lần đi lao động làm đường đã dắt về Hoa, người đàn

Tay cầm cầu cùng bên với chân đá, đưa cao ngang hông (thắt lưng), ngón cái và ngón trỏ sẽ cầm ở hai bên đế cầu sao cho quả cầu thẳng đứng, quả cầu cách thân người