• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ : VẺ ĐẸP TÂM HỒN HỒ CHÍ MINH A. Khởi động:

- Cho Hs xem 1 đoạn tư liệu về Bỏc

? Đoạn phim ca ngợi ai? Ca ngợi điều gỡ ở Bỏc Hồ?

GV Dẫn vào chủ đề: Cỏc em ạ, cú 1 nhà thơ Cu Ba đó viết “Hồ Chớ MInh- tờn Người là cả 1 niềm thơ”. Từ một nhõn vật lịch sử, tờn tuổi HCM đó trở thành huyền thoại, Người đi vào thơ ca và trở thành một hỡnh tượng nghệ thuật cú sức rung động , toả sỏng mạnh mẽ. Và cũng chớnh trong thơ ca, Người hiện lờn với sự hội tụ những phẩm chất chung ưu tỳ của 1 bậc vĩ nhõn, đồng thời cũng mang đậm phong thỏi riờng của 1 thi nhõn. Trong khoảng 300 bài thơ Người để lại, ta cảm thấy vẻ đẹp tõm hồn phong phỳ cao cả của một cốt cỏch chiến sĩ - thi sĩ. Thơ của Bỏc Hồ là những bài ca, khỳc hỏt đằm thắm, ngọt ngào, chứa chan tỡnh yờu nước, yờu thiờn nhiờn.Trong chủ đề bài học hụm nay, cụ sẽ cựng cỏc em tỡm hiểu những nột đẹp tõm hồn của Bỏc qua 2 bài thơ CK và RTG.

Chủ đề này chỳng ta sẽ học trong 2 tiết.

GV: Để chuẩn bị cho việc học tập chủ đề đạt hiệu quả, cụ đó yờu cầu cỏc nhúm về nhà chuẩn bị 1 số nội dung. ?(trỡnh chiếu yờu cầu của cỏc nhúm)

? Cỏc nhúm bỏo cỏo việc chuẩn bị bài ở nhà của nhúm mỡnh

GV: tuyờn dương việc chuẩn bị bài của cả lớp.(Nội dung chuẩn bị của cỏc nhúm sẽ được phỏt huy trong quỏ trỡnh tỡm hiểu chủ đề)

B. Hoạt động hỡnh thành kiến thức:

I. Đọc và tỡm hiểu chung:

1. Tỏc giả:

? Nhúm 1: Trỡnh bày hiểu biết của em về tỏc giả.

? Cỏc nhúm khỏc cú bổ sung gỡ khụng?

- Gọi nhúm khỏc bổ sung

GV: Các em hãy nhìn kĩ bức ảnh này: đây là chân dung của Chủ tịch Hồ Chớ Minh - niềm tự hào của dân tộc VN, một con ngời yêu nớc nh chính tên gọi của Ngời , một nhà văn nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa đợc cả thế giới ngỡng mộ và tôn vinh.

Tên tuổi của Ngời gắn liền với tờ báo Ngời cùng khổ, Tác phẩm Những trò lố… , bản ỏn chế độ TDP, Nhật kớ trong tự hay những bài thơ nổi tiếng như cảnh khuya, Rằm thỏng giờng, …

Trỡnh chiếu những kiến thức cơ bản về tỏc giả 2. Tỏc phẩm:

a, Đọc:

? Quan sỏt hai bài thơ trong SGK.

? Cần đọc bài thơ Cảnh khuya với giọng như thế nào?

- Giọng chậm, thanh thản, sõu lắng

Gv : Cụ nhất trớ về cỏch đọc này. Tuy nhiờn cụ lưu ý thờm cỏch ngắt nhịp: cõu 1 nhịp

ắ, cõu 4 nhịp 2/2/3 - HS đọc - HS nhận xột

(2)

? Quan sát, đọc thầm bài thơ Nguyên tiêu

? Em đã tìm ra cách đọc bài thơ chưa. Đọc như thế nào?

? Đọc phần phiên âm

? Cô đã dặn dò các em về nhà soạn bài, đọc kĩ phần giải nghĩa chữ Hán . Bây giờ cô kiểm tra .Hãy giải nghĩa cbo cô các từ sau:

- Nguyên tiêu

- Nguyệt chính viên - Đàm quân sự

? Hãy đọc phần dịch nghĩa?

? Đọc phần dịch thơ?

- Cho HS nghe ngâm thơ bài “Nguyên tiêu”

b, Hoàn cảnh ra đời:

? Hãy giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ?

- Cảnh khuya: 1947 - Rằm tháng giêng: 1948

 Thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp tại chiến khu VB.

? Em biết gì về chiến khu Việt Bắc? Hãy giới thiệu cho cả lớp cùng nghe?

- Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 4/6/1945, Tổng bộ Việt Minh tuyên bố chính thức thành lập Khu giải phóng Việt Bắc bao gồm hai căn cứ lớn trên địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc ngoại vi tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái. Khu giải phóng được xây dựng trên một vùng rộng lớn, địa hình chủ yếu là núi rừng. Đây là 1 hậu cứ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp.

=> GV trình chiếu 1 vài hình ảnh về Bác Hồ ở chiến khu VB, cho HS xem đoạn phim về hoàn cảnh ra đời của 2 bài thơ.

c, Ngôn ngữ:

? Có sự khác biệt nào về mặt ngôn ngữ của 2 bài thơ?

- CK: chữ quốc ngữ - RTG: chữ Hán

- CHo HS xem bút tích bài thơ “Nguyên tiêu”

d, Thể thơ:

? Hai bài thơ được viết theo theo thể thơ nào?

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

? So với nguyên tác, bản dịch của Xuân Thủy có gì khác biệt?

- Rằm tháng giêng: bản dịch của Xuân Thủy theo thể lục bát

? Kể tên những bài thơ đã học được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

- Vọng Lư sơn bộc bố - Nam quốc sơn hà - Thiên trường vãn vọng - Bánh trôi nước

(3)

- Phong Kiều dạ bạc

? Hãy giới thiệu đặc điểm chung của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

- Mỗi bài có 4 câu - Mỗi câu có 7 tiếng

- Vần được gieo ở cuối câu thứ nhất, thứ hai và thứ tư - Cấu trúc 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp

- Thường ngắt nhịp 4/3

? So mô hình chung của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, 2 bài thơ có những điểm gì giống và khác ?

 Giống: số câu, số tiếng, cách gieo vần, cấu trúc

 Khác:

- Bài Cảnh khuya: câu 1 ngắt nhịp ¾ , câu 4 ngắt nhịp 2/2/3 c, Đề tài:

? Cả hai bài thơ đều viết về đề tài gì? Em có nhận xét gì về đề tài đó ? - Cả hai bài đều viết về cảnh đêm trăng nơi chiến khu VB

 Trăng là đề tài phổ biến trong thơ cổ và cũng rất quen thuộc trong thơ Bác

? Nhóm 2 : Nhóm em đã sưu tầm được những câu thơ, bài thơ nào của Bác có hình ảnh ánh trăng? Hãy đọc cho cả lớp cùng nghe?

GV: Đúng vậy, trong thơ ca Việt Nam ít có một thi nhân nào gắn bó với trăng như Hồ Chủ Tịch. Suốt cuộc trường chinh phấn đấu vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, trăng với Người là một thứ hành trang tinh thần thủy chung gắn bó.

Chẳng thế mà Hoài Thanh đã từng nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Hình ảnh trăng trong mỗi bài thơ Bác mang những vẻ đẹp khác nhau. Và qua đó, lại giúp chúng ta hiểu thêm những nét đẹp tâm hồn Bác mà 2 bài thơ CK và RTG là những minh chứng diển hình.

? Nhóm 3: Qua việc tìm hiểu bài ở nhà, em đã khám phá được những nét đẹp tâm hồn nào của Bác qua 2 bài thơ?

- Hai bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác: Bác có tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu nước sâu nặng

? Các nhóm khác có nhất trí không?

Gv : Cảm ơn ý kiến rất chính xác của nhóm 3. Vậy cô trò chúng ta sẽ cùng khám phá vẻ đẹp tâm hồn Bác qua 2 bài thơ này nhé.

II. Tìm hiểu nội dung chủ đề:

1. Tình yêu thiên nhiên của Bác:

? Đọc lại 2 câu đầu bài thơ Cảnh khuya? Cho biết 2 câu đầu miêu tả cảnh gì? Ở đâu?

- Cảnh đêm trăng ở rừng chiến khu VB

? Cảnh đêm trăng rừng VB hiện lên với những sự vật nào?

- Tiếng suối, trăng, cổ thụ, hoa

? Thảo luận nhóm bàn: ? Câu thơ thứ nhất có những tín hiệu nghệ thuật nào đáng chú ý? Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của những tín hiệu nghệ thuật đó?

(4)

- So sánh: tiếng suối với tiếng hát (so sánh âm thanh của tự nhiên với tiếng hát của con người)

- Cách ngắt nhịp sáng tạo: ¾ dừng lại ở chữ “trong”

- Âm “a” đặt ở cuối câu có độ mở rộng, vang xa

? Cách so sánh của Bác có gì thú vị?

- So sánh âm thanh của tự nhiên với âm thanh của con người

? Em bắt gặp hình ảnh tiếng suối trong bài thơ nào đã học? Hãy đọc câu thơ đó?

- Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi):

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

? So sánh Sự giống và khác nhau trong cách miêu tả tiếng suối hai nhà thơ?

- Giống: Cùng miêu tả tiếng suối bằng nghệ thuật so sánh

- Khác: + N.Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn -> gợi cảm giác buồn bã, ưu tư

+ Bác Hồ so sánh tiếng suối với tiếng hát ngọt ngào, gợi cảm giác vui tươi, phấn chấn

GV: Đúng vậy, 2 nhà thơ lớn, hai tâm hồn lớn gặp nhau qua âm thanh tiếng suối. đọc câu thơ của Bác “tiếng suối trong… ” ta như nghe văng vẳng bên tai câu thơ xưa của Nguyễn Trãi : “Côn Sơn suối chảy rì rầm…”. Tiếng suối vốn vô tri vô giác, đơn điệu, tẻ nhạt bỗng trở thành tiếng đàn lúc bổng lúc trầm, thánh thót, vấn vương.

Tiếng suối trong thơ cùa Nguyễn Trãi gợi vẻ đẹp thanh cao của 1 tâm hồn lớn dã lui về ở ẩn, bầu bạn với thiên nhiên trăng ngàn gió núi, quên đi những ưu tư muộn phiền.

Còn Bác Hồ lại có lối so sánh thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy . Chẳng những vậy, tiếng suối lại“trong như tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo của ai đó từ xa vọng lại.

? Ý nghĩa, tác dụng của những tín hiệu nghệ thuật trên?

=>Làm cho tiếng suối trở nên ấm áp, sống động, trẻ trung, tươi vui, gần gũi với con người, tiếng suối như mang hơi thở, hơi ấm của con người.

=> Gợi tả Âm thanh tiếng suối trong trẻo, ngân nga, vang vọng, du dương, ngọt ngào mà sâu lắng, quyến luyến hòa nhập vào hồn người

? Ngoài âm thanh tiếng suối, Bác Hồ còn nghe thấy âm thanh nào khác nữa không?

- Không

? Chứng tỏ cảnh khuya rừng VB như thế nào?

- Tĩnh lặng

? Lấy âm thanh tiếng suối để làm nổi bật cái tĩnh lặng- đó là biện pháp nghệ thuật gì thường gặp trong thơ cổ?

- Lấy động tả tĩnh GV bình:

Đêm đang đi vào chiều sâu, không gian vô cùng yên tĩnh, Bác cảm nhận rõ tiếng suối trong từ xa vọng lại trong trẻo, du dương, ngân nga, sâu lắng Suối rừng VB hát cho Bác nghe giai điệu ngọt ngào từ muôn đời của nó. Bác như đang giao hòa cùng

(5)

thiên nhiên qua khúc nhạc của núi rừng. Người xưa nói “Thi trung hữu nhạc” quả không sai. Bác không chỉ là 1 nhà thơ, Người còn là 1 nhạc sĩ tài hoa, tinh tế.

? Không chỉ có không gian tĩnh lặng với tiếng suối chảy róc rách, cảnh khuya rừng VB dưới ngòi bút tài hoa của Bác còn mang vẻ đẹp như thế nào?

- Trăng lồng cổ thụ…

? Em phát hiện ra tín hiệu nghệ thuật nào được sử dụng rất thành công trong câu thơ trên?

- Điệp ngữ “lồng”, nhân hóa

? Giải thích nghĩa của từ “lồng”? - đan cài, hòa quyện, quấn quýt

? Hãy hình dung vẻ đẹp đêm trăng và diễn đạt lại bằng lời của em ?

- Trên trời có ánh trăng sáng giàn giụa bao trùm khắp không gian - những cây cổ thụ vươn cao, tỏa bóng rộng xum xuê

- Bóng trăng lồng vào bóng cây, xuyên qua kẽ lá, in lên mặt đất tạo thành những đốm sáng li ti trông như những bông hoa

? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về cảnh đêm trăng rừng VB?

- Đẹp lung linh, kì ảo , gần gũi, thân thương với con người, mang hơi ấm của con người

GV bình: Nếu ở câu thơ thứ 1 có nhạc(thi trung hữu nhạc) thì câu thơ thứ hai lại có họa (thi trung hữu họa). Dưới ngòi bút giàu chất tạo hình của Bác, Bức tranh cảnh khuya rừng VB hiện lên với nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét, hình khối đa dạng với 2 gam màu chủ đạo là đen và trắng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu.

Đọc câu thơ của Bác, cô lại nhớ tới đoạn thơ nổi tiếng trong “Chinh phụ ngâm”

của Đặng Trần Côn:

“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng

Trước hoa, dưới nguyệt trong lòng xót đau” .

Song người xưa viết về trăng đẹp thì có đẹp nhưng lại phảng phất nỗi ưu tư, sầu thảm. Còn trăng trong thơ Bác vừa gần gũi, vừa ấm áp, mang hơi thở con người, vừa có hồn lại có tình, vừa cổ điển vừa hiện đại.

? Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Điều ấy đã hé mở cho em những nét đẹp tâm hồn nào của Bác?

- Phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời

- Yêu trăng, yêu thiên nhiên, gắn bó tha thiết, hòa hợp với thiên nhiên => Tâm hồn thi sĩ

(6)

? Đọc lại hai câu đầu bài thơ “RTG”.

? Có người cho rằng, 2 câu thơ là một bức tranh thiên nhiên được vẽ ra bởi ngòi bút giàu chất tạo hình của Bác? Em hãy thử đặt tên cho bức tranh đó?

- Cảnh đêm trăng trên sông nước ở chiến khu VB

? Trong bức tranh đó có những h/ả nào?

- có :Trăng, sông, nước, trời

? Cảnh vật được miêu tả vào thời gian nào?

- Thời gian đêm rằm tháng giêng

? Thời điểm rằm tháng giêng là khi trăng ở trạng thái nào?

- Nguyệt chính viên (trăng tròn nhất )

? Hình ảnh nguyệt chính viên được Xuân Thủy dịch là gì?

? “Lồng lộng” thuộc từ loại gì? Nó có ý nghĩa biểu đạt như thế nào?

-Lồng lộng: Từ láy: tròn đầy, sáng vằng vặc

? Nhận xét cách dịch của Xuân Thủy? - Dịch khéo léo, tài tình

? Cách sử dụng từ ngữ khéo léo của tác giả và cách dịch thơ rất sát ý đó của Xuân Thủy đã mang lại giá trị gợi tả như thế nào?

- Gợi tả khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, khoáng đạt, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng khắp không gian.

? Nếu câu thơ thứ nhất mới thiên về giới thiệu thì câu thơ thư hai thiên về tả.

? So sánh với bản dịch thơ của Xuân Thủy, em nhận thấy có gì khác biệt?

- Câu thơ của Bác có 3 chữ xuân, bản dịch của XT chỉ có 2.

- Bác viết xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên, Xuân Thủy viết sông xuân nước lẫn mầu trời thêm xuân. Thay chữ “tiếp” bằng chữ “lẫn”.

? Nghĩa của 2 từ “tiếp” và “lẫn” có giống nhau không? Phân biệt nghĩa của 2 từ đó?

- “Tiếp”: chỉ sự tiếp nối, gắn kết - “lẫn”: chỉ sự lẫn lộn, khó phân biệt

? Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?

- Điệp ngữ “xuân”

? Phân tích giá trị của biện pháp điệp ngữ có trong câu thơ?

- Gợi tả h/ả dòng sông, bầu trời, mặt nước mùa xuân rộng bát ngát

- Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp muôn nơi

? Từ đó, em hãy hãy khái quát vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng?

 Một bức tranh đêm rằm tháng giêng đẹp đẽ, tươi sáng, tất cả tràn đầy sức sống và hơi thở của mùa xuân

GV bình: Với bút pháp tả cảnh tài tình của nhà thơ, người đọc được chiêm ngưỡng 1 bức tranh xuân viên mãn. Vầng trăng mùa xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Sông xuân, nước xuân nối liền với trời xuân. Điệp từ “xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức

(7)

tranh “nguyên tiêu”: tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.

? Theo em, phải là một con người có tâm hồn như thế nào mới có thể cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên một cách thi vị đến thế?

- Bác Hồ có phong thái ung dung, lạc quan, tâm hồn nhạy cảm, luôn say mê, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên …

GV: Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

Vần thơ của Bác vần thơ thép mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Chất tình trong thơ Bác đó chính là vẻ đẹp của 1 tâm hồn thi sĩ với những cảm nhận tinh tế, với tình yêu thiên nhiên tha thiết, với sự giao hòa, giao cảm với thiên nhiên.

Nhóm:

? Qua việc tìm hiểu trên, em nhận thấy bức tranh thiên nhiên trong 2 bài thơ của Bác có những điểm chung và nét riêng nào?

- Nét chung:

+ Đều miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến khu VB

+ Cảnh thiên nhiên đều mang vẻ đẹp lung linh, kì ảo, tươi mới, sống động, có hồn

- Nét riêng:

+ Bài CK: miêu tả vẻ đẹp của đêm trăng rừng VB

+ Bài RTG: miêu tả vẻ đẹp đêm trăng xuân trên sông nước ở chiến khu VB

? Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, Bác đã vẽ lên bức tranh đêm trăng rừng VB đẹp lung linh kì ảo, cảnh đêm trăng mùa xuân trên sông nước chiến khu tràn đầy sức sống. Điều ấy đã hé mở cho chúng ta hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn Bác?

- Có sự quan sát, cảm nhận tinh tế

- Tâm hồn nhạy cảm, say mê, rung động trước cái đẹp

- Tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết, giao hòa cùng thiên nhiên

=> Tâm hồn thi sĩ.

GV: Đã hơn 1 lần, chúng ta khẳng định tâm hồn thi sĩ, tình yêu trăng, yêu thiên nhiên vô tận của Bác. Chẳng thế mà trong bài thơ “Chúng con canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi”, nhà thơ Hải Như viết…

“Trên giường Bác, chúng con không thắp nến …..”

Nhưng trong bài thơ “Cảm tưởng khi đọc thiên gia thi”, Bác viết:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

(8)

Bác Hồ ko chỉ là 1 nhà thơ, trên hết, Người là 1 chiến sĩ cách mạng. Thơ Bác không chỉ có chất tình mà còn có chất thép. Ở Người không chỉ bộc lộ tâm hồn thi sĩ mà còn ngời sáng 1 tâm hồn chiến sĩ. Hẹn gặp lại các em trong tiết học sau, chúng ta sẽ cùng khám phá vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ ở Bác Hồ.

5. Dặn dò:

- HS về học thuộc hai bài thơ

- Sưu tầm những bài thơ, câu chuyện thể hiện tình yêu nước của BH.

- Phát biểu cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ của Bác

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm đọc một số truyện viết về trải nghiệm tuổi thơ và những tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn con người; một số bài thơ bốn chữ, năm chữ viết về tình yêu con người,

- Học được bài học về tình yêu với thiên nhiên của Bác Hồ - Biết làm các công việc thể hiện tình yêu với thiên nhiên - Học sinh có thái độ yêu thiên nhiên và bảo

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.. - Thấy được

- Cô tổ chức cho trẻ làm quen với kiến thức với các trò chơi mới, bài thơ, bài hát, truyện kể về chủ đề “Bác Hồ kính yêu”a. - Cô nói tên trò chơi và đồ

Kiến thức: Hiểu nội dung bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên vùng miền núi cao  nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người

1) Em đọc kĩ đoạn văn và làm theo từng yêu cầu của đề bài.. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó

- Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập