• Không có kết quả nào được tìm thấy

Điều đáng buồn là, ở bất cứ trường học nào thì cảnh tượng học sinh vẫn thản nhiên xả rác bừa bãi

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Điều đáng buồn là, ở bất cứ trường học nào thì cảnh tượng học sinh vẫn thản nhiên xả rác bừa bãi"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7

NĂM HỌC 2017-2018 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ( 5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

[...] Điều đáng buồn là, ở bất cứ trường học nào thì cảnh tượng học sinh vẫn thản nhiên xả rác bừa bãi. Vẫn vô tư làm bẩn môi trường xung quanh. Vẫn còn đó những hiện tượng vứt giấy, vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su,...lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học... Chính các việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quang, khuôn viên trường học và làm ô nhiễm bầu không khí học tập, sinh hoạt, vui chơi của chính các em. Không chỉ những hành động xả rác bừa bãi, nhiều em còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường và có nhiều hành động vô ý thức khác. Nguyên nhân chính của việc thiếu ý thức ấy là do thói lười biếng và lối sống ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình. Trong suy nghĩ của các em, những nơi công cộng như trường học, lớp học, công viên,...những nơi mà không phải nhà mình thì không cần phải mất công giữ gìn. Bởi cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là nguy hại.

(Theo tapchithanhnien.net) Câu 1/ Em hãy xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)

Câu 2/ Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Và xác định câu chủ đề trong đoạn trích?

(1 điểm)

Câu 3/ Em hãy xác định câu rút gọn trong câu bên dưới và khôi phục thành phần bị lược bỏ?

(1 điểm)

Điều đáng buồn là, ở bất cứ trường học nào thì cảnh tượng học sinh vẫn thản nhiên xả rác bừa bãi. Vẫn vô tư làm bẩn môi trường xung quanh.

Câu 4/ Em hãy xác định một trạng ngữ trong đoạn trích trên và cho biết công dụng của nó? (1 điểm)

Câu 5/ Từ thực trạng được nêu trên đoạn trích, em sẽ làm gì để giữ gìn vệ sinh ngôi trường em đang theo học? Hãy diễn đạt bằng vài câu văn. (1.5 điểm)

Phần II: (5 điểm) Đọc câu chuyện sau:

Nhiều năm trước, một cậu thanh niên đã phải tự quyết định rời gia đình đi kiếm sống bởi cha mẹ cậu quá nghèo. Gói ghém mọi thứ hành lý, cậu tìm đường lên thành phố New York, nơi mà sau này câu gây dựng sự nghiệp của mình, bắt đầu từ một người thợ làm xà phòng.

Tìm được việc ở thành phố lớn thật khó khăn. Luôn nhớ lời mẹ dặn, câu đinh ninh rằng mình sẽ đóng góp tiền vào việc từ thiện mỗi khi nhận được tiền lương.

Lần cầm đồng đôla đầu tiên, cậu đóng 10 xu cho quỹ từ thiện. Quỹ từ thiện giới thiệu cậu với một người khác cũng thường làm từ thiện. Người này lại tiếp tục giới thiệu xưởng làm xà phòng của cậu. Dần dần, xưởng sản xuất xà phòng của cậu và người bạn nhận được hợp đồng từ những nhà máy lớn. vài năm sau, bạn cậu mất và cậu thanh niên trở thành chủ duy nhất của xưởng, nay làm ăn đã rất khấm khá.

(2)

Ông chủ giàu có – cậu thanh niên sau này vẫn luôn giữ thói quen dành ra 1/10 những gì mình kiếm được cho từ thiện và giúp đỡ những người khó khăn. Công việc ngày một tốt hơn và ông quyết định dành 2/10 số tiền kiếm được cho từ thiện. Con số tăng lên 3/10 và cuối cùng là 1/2. Và số tiền dành cho từ thiện tăng lên thì dường như sản phẩm của công ty ông xuất hiện trong mọi gia đình trên thế giới. Ông chủ ấy chính là William Colgate.

(Theo truyện ngắn ý nghĩa cuộc sống) Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về bài học đó.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7

(3)

NĂM HỌC 2017-2018 Phần I: (5 điểm)

Câu 1/ phương thức trong đoạn trích trên là nghị luận. (0.5 điểm) Câu 2/

- Nội dung chính của đoạn trích trên là phê phán tình trạng xả rác bừa bãi của học sinh hiện nay.

( 0.5 điểm)

- Câu chủ đề: “Điều đáng buồn là, ở bất cứ trường học nào thì cảnh tượng học sinh vẫn thản nhiên xả rác bừa bãi.” ( 0.5 điểm)

Câu 3/

- Câu rút gọn là: Vẫn vô tư làm bẩn môi trường xung quanh. ( 0.5 điểm)

- Khôi phục là: Học sinh vẫn vô tư làm bẩn môi trường xung quanh. ( 0.5 điểm) Câu 4/

- Trạng ngữ trong câu trên là: trên bàn học, trên tường... ( 0.5 điểm) - Cộng dụng là: chỉ nơi chốn. ( 0.5 điểm)

Câu 5/ Từ thực trạng trên, em sẽ bỏ rác đúng nơi quy định, nhắc nhở các bạn khi bỏ rác chưa đúng...

(1,5 điểm)

Phần II: (5 điểm)

Học sinh có thể nghị luận về lòng nhân ái, tính cần cù...

A/ NỘI DUNG. (3.5 điểm) 1. Mở bài:

- Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải giới thiệu được vấn đề nghị luận và liên hệ được câu chuyện.

2. Thân bài:

- Học sinh giải thích được “ lòng nhân ái” “ cần cù”...

- Học sinh đưa ra được biểu hiện của vấn đề nghị luận.

- Học sinh nêu lên được tầm quan trọng của lòng nhân ái ( tính cần cù...) - Đưa ra được một số dẫn chứng.

- Làm thế nào để có được đức tính ấy.

3. Kết bài:

- Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận.

B/ HÌNH THỨC. (1.5 điểm) - Bài viết phải đúng thể loại.

- Có bố cục 3 phần (MB, TB, KB)

- Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả

* Các mức điểm:

- Điểm 4-5 : Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc

- Điểm 3-4 : Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá.

- Điểm 2-3 : Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả

- Điểm 1-2: Bài viết thiếu ý, chưa đảm bảo bố cục, nội dung sơ sài,mắc nhiều lỗi diễn đạt...

- Điểm 0-1 : Không làm bài hoặc làm lạc đề, không đúng kiểu bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch-

Đề xuất xây dựng quy tăc ứng xử trong lớp học – tổ chức các hoạt động trong lớp học để các bạn hiểu nhau hơn 2.. Chia sẻ suy nghĩ về cách ứng xử

Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 6: Giữ vệ sinh trường học Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 32):!. Chúng mình cùng hát một bài hát về giữ vệ sinh

Thái độ: Học sinh có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp2. *Giáo dục bảo vệ môi trường: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ

- Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc làm tôn trọng quyền sở hữu tài sản của công dân ví dụ như: giữ gìn cẩn thận đồ dùng mượn của người khác; nhặt được của rơi trả

Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp

- Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch-

TRẢI NGHIỆM VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TẠI NƠI CÔNG CỘNG EXPERIENCE AND ATTITUDE OF STUDENT OF