• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Ngày giảng: Thứ 2/15/11/2021- Lớp 1A1

Thứ 4/17/11/2021 - Lớp 1A3, 1A2,1A4 CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC

BÀI 6: BÀN TAY KÌ DIỆU (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật.

- Nhận biết được được hình dáng, đặc điểm của bàn tay.

- Biết vận dụng các thế dáng khác nhau của bàn tay để tạo sản phẩm theo ý thích;

bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm, như làm đồ chơi, đồ trang trí.

- Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác.

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động tạo thế dáng bàn tay để thực hành.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

- Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi thỏa luận với bạn, với thầy/cô trong học tập.

- Năng lực thể chất: Thông qua sự vận động của bàn tay để tạo thế dáng và thực hành tạo sản phẩm.

3. Phẩm chất.

Bài học góp phần bồi dưỡng các phẩm chất như: tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện một số hoạt động chủ yếu sau:

- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.

- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế.

- Biết tôn trọng sản phẩm của mình và của người khác làm ra.

(2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, hình ảnh các con vật, tranh con vật làm tạo hình từ bàn tay... Giấy màu, bìa màu, hồ dán, màu vẽ, băng dính hai mặt. Hình ảnh trình chiếu các hình ảnh từ bàn tay, hình dáng, cách trang trí khác nhau từ hình bàn tay.

Hình hướng dẫn các cách vẽ, tạo hình sản phẩm từ bàn tay. Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; các vật liệu, giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt đông khởi động, kết nối (Khoảng 3p) - GV cho HS hát bài hát: Múa cho mẹ xem

(nhạc và lời Xuân Giao)

+ Trong bài hát em nhỏ đang làm gì?

+ Khi em nhỏ giơ tay lên thì đôi bàn tay tạo thành hình tượng con vật gì?

+ Khi em nhỏ hạ tay xuống thì đôi bàn tay tạo thành hình tượng như thế nào?

- GV giới thiệu bài.

- Hs hát và nhún nhảy theo nhạc + Em nhỏ múa cho mẹ xem.

+ Tạo thành con bướm xinh bay múa.

- Con bướm đậu trên cành Hồng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 7p) GV trình chiếu cho HS quan sát hình trong

SGK trang 28, 29 yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận theo các câu hỏi.

+ Nêu được tên con vật từ cách tạo hình của bàn tay?

- HS làm việc nhóm quan sát sản phẩm trên bảng, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

(3)

+ Mô tả và thực hiện cách tạo hình bàn tay để biểu đạt con vật (hình dạng hoặc một phần của con vật)?

- GV mời đại diện các nhóm lên để có nhiều cách tạo hình khác nhau.

- Có thể dùng đèn pin để tạo bóng cho đôi bàn tay, để hs dễ nhận biết hình dạng con vật bạn muốn thể hiện.

- GV nhận xét, đánh giá kết thúc hoạt động.

- Đại diện nhóm lên trả lời tạo hình trên bảng là con rùa, con vịt, con chó và con thỏ.

- Hs tạo hình đôi bàn tay theo trí tưởng tượng của mình cho các bạn đoán con vật gì.

- HS quan sát cách tạo hình của bạn để đoán con vật gì hay hình ảnh gì.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 23p) 3.1. Tìm hiểu cách tạo hình từ bàn tay.

- Cho HS quan sát hình minh họa nội dung

“Cách tạo hình từ bàn tay ở trang 29, 30 SGK”

Và trả lời các câu hỏi.

- Cách tạo hình con ốc sên gồm mấy bước?

- Gọi bạn khác nhận xét

- Gv thị phạm minh họa, vừa thị phạm vừa giảng giải, đọc tên từng bước

- Tạo hình con ốc sên.

+ B1: Tạo thế bàn tay: Nắm nhẹ bàn tay và đặt trên giấy.

- HS quan sát nội dung minh họa trang 29 và 30 SGK.

- HS nghiên cứu hình vẽ minh họa trong sách giáo khoa và nêu các bước theo ý hiểu của mình.

- Hs quan sát cách tạo hình của GV

(4)

+ B2: Dùng bút chì hoặc bút màu vẽ nét bàn tay trên giấy.

+ B3:Nâng bàn tay khỏi giấy và vẽ thêm nét xoắn ốc làm rõ hình con ốc sên.

+ B4: Vẽ màu theo ý thích cho hình con ốc sên và cắt khỏi trang giấy sản phẩm đã hoàn thành.

- GV giới thiệu và thị phạm nhanh cách tạo hình bàn tay trên chất liệu giấy màu.

Tạo hình con cá hoặc con hươu cao cổ.

Hướng dẫn hs các thao tác cắt hoặc xé dán hình đã tạo được trên giấy màu.

- Nhắc học sinh cách sắp xếp bố cục sao cho cân đối với khổ giấy, có thể thêm các chi tiết như mặt trời, mây, cỏ, thức ăn ở xung quanh con vật tạo chủ đề bức tranh theo ý thích.

3.2. Tổ chức học sinh thực hành + GV yêu cầu thực hành cá nhân.

Lưu ý học sinh: lựa chọn màu vẽ hay giấy màu theo ý thích để tạo hình được sản phẩm từ bàn tay.

Gv quan sát, gợi ý cho HS thể hiện ý tưởng cá nhân.

- Gợi mở nội dung hs trao đổi/ thảo luận trong thực hành.

- Hs lên thị phạm cùng giáo viên, dùng giấy màu đặt bàn tay và cách tạo hình của mình lên, vẽ theo viền bàn tay, cắt hình đã vẽ được, thêm các chi tiết như mắt...cho sinh động.

- HS làm việc cá nhân

- Tạo hình thế dáng bàn tay của

(5)

mình.

- Vận dụng các bước thực hành để tạo con vật theo ý thích bằng cách chấm, nét, màu sắc.

- Thực hiện các thao tác cắt, dán...để tạo sản phẩm.

Cảm nhận, chia sẻ

Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm cá nhân - Gợi mở cho học sinh giới thiệu.

- Tên con vật em tạo được?

- Chất liệu em sử dụng?

- Em đã sử dụng những kiểu nét nào để tạo hình con vật, hình ảnh từ bàn tay?

- Chia sẻ cảm nhận sản phẩm của mình, của bạn.

- Trưng bày sản phẩm cá nhân - Hs lên trình bày cá nhân, chia sẻ con vật hay hình tượng mình tạo được. Hỏi các bạn “Bạn có câu hỏi gì đặt cho mình không”

- Hs dưới lớp hỏi để bạn trả lời.

* Tổng kết tiết học (khoảng 2p)

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của học sinh, liên hệ bài học với thực tiễn.

- Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn hs chuẩn bị, cất giữ sản phẩm của tiết 1 để tiết 2 vận dụng làm sản phẩm của nhóm.

- Có thể chia sẻ suy nghĩ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.. Như thế làm mất trật

a/ Trong gìơ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường ,em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em .Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với

- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.. - Đoàn kết, thân ái với bạn bè