• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 7/11/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 61: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Rèn cách thực hiện 4 phép tính số thập phân với số tư nhiên .

+ Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân .

- Vận dụng tìm phân số của một số; công thức tính chu vi, diện tích HCN; Chia 1 tự nhiên cho 1 số tụe nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân vào trong giải toán liên quan đến thực tế.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn về toán học, năng lực giao tiếp toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:(3phút)

- GV chiếu BT. Cho HS làm BT sau ra nháp

- HS làm bài.

25 : 50 0,75

125 : 40 0,25

75 : 100 0,5

30 : 120 3,125

- GV nhận xét, tuyên dương

- Gọi HS nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên và thương tìm được là số thập phân.

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút)

Bài 1

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.

+ Bài tập thuộc dạng toán nào?

+ Để thực hiện tính giá trị của BT các con làm ntn?

+ Nêu nhận xét về các số trong biểu

- HS làm bài, HS trả lời, HS khác nhận xét

- HS nghe - HS nêu - HS ghi vở

- HS đọc đề bài.

+ dạng tính giá trị của biểu thức + HS nêu

+ Gồm các số tự nhiên, số thập phân + Chia, nhân số thập phân cho số tự nhiên ; Chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên ; …

(2)

thức?

+ Trong biểu thức trên phép tính nào chúng ta đã được học?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn

- GV nhận xét HS.

- GV KL: Chúng ta vừa thực hiện tính giá trị của các biểu thức vận dụng nhân, chia các số thập phân, đã được học

Bài 2

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn

- GV nhận xét.

+ Em có nhận xét gì về 2 vế của phần a?

+ Hai vế kết quả bằng nhau, đều có chung thừa số 8,3. Vậy 0,4 và 10 : 25 như thế nào với nhau?

- Hay 10 : 25 = 0,4

+ Em có nhận xét gì về phép tính 10 : 25

= 0,4?

3. Hoạt động vận dụng(15 phút) Bài 3

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi HS tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV gọi HS nhận xét bài

- HS làm bài

a. 5,9 : 2 + 13,06 = 2,95 + 13,06 = 16,01

b. 35,04 : 4 - 6,87 = 8,76 - 6,87 = 1,89

c. 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67 d. 8,76 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38

- 1 HS nhận xét bài của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc

- HS làm vào vở. HS nêu KQ - HS nhận xét bài của bạn a. 8,3 0, 4

 và 8,3 10 : 25



3,32 = 3,32 b. 4, 2 1, 25

 và 4, 2 10 :8



5,25 = 5,25 c. 0, 24 2,5 và 0, 24 10 : 4



0,6 = 0,6 - HS lắng nghe

+ 1 vế là phép tính nhân, 1 vế là 1 biểu thức, đều có thừa số 8,3

+ 0,4 = 10 : 25

+ Phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân.

- 1 HS đọc đề toán, lớp đọc thầm.

- 1 HS tóm tắt bài toán t.

- HS làm bài vào vở. nêu KQ

- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, sửa lại nếu bạn làm sai.

Bài giải

Chiều rộng mảnh vườn là : 6

, 5 9

242  (m)

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

(3)

- GV nhận xét HS.

+ Để làm được bài toán, chúng ta áp dụng những kiến thức nào đã học?

Bài 4

- GV Yêu cầu HS đọc đề toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Gọi HS tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét HS.

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Trong khi thực hiện con có nhận xét gì về phép tính 103 : 2 = 51,5?

+ Nêu lại cách chia 1 số tụe nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân?

* Củng cố - dặn dò:

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

(24 + 9,6) 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật

là:

24 9,6 = 230,4 (m2)

Đáp số: 67,2m và 230,4m2 - HS lắng nghe.

+ Tìm phân số của 1 số; công thức tính chu vi và diện tích của HCN - 1 HS đọc đề toán

+ HS nêu

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

- HS làm bài vở. nêu KQ Bài giải

Quãng đường xe máy đi được trong một giờ là : 93 : 3 = 31 (km)

Quãng đường ô tô đi được trong một giờ là :

103 : 2 = 51,5 (km)

Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy số ki-lô-mét là :

51,5 - 31 = 20,5 (km) Đáp số: 20,5km - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu có sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe.

+ Rút về đơn vị

+ Phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 Sổ thập phân

+ 1 - 2 HS nêu - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

(4)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 27. ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1;

- Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được các yêu cầu của BT4a, b, c.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+Phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng tâm hồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ mở đầu (3 phút)

- GV cho HS nghe bài hát: Ba ngọn nến

+ Ba ngọn nến trong bài hát là nói đến ai?

+ Bé, mẹ, ba là từ loại gì?

+ Tìm một danh từ có trong bài hát?

- GV nhận xét, khen HS

- GV: Thông qua bài hát, các em đã tìm ra được một số đại từ, danh từ rất chính xác. Vậy kĩ năng sử dụng các đại từ, danh từ như thế nào khi nói và viết cô cùng cả lớp sẽ tìm hiểu qua bài học hôm này: Ôn tập về từ loại

2. Hoạt động thực hành (25 phút) Bài 1: Đọc đoạn văn sau, tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn

- Gọi HS đọc

- GV yc HS tìm và gạch 1 dưới danh từ chung, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng - YC HS đọc bài , nhận xét

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng

- HS nghe + bé, mẹ, ba + Đại từ

+ cây nến, ngọn nến, mái nhà,..

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu, vài HS đọc đoạn văn.

- HS làm vào (VBT) - 1 – 2 HS trình bày Đáp án:

Danh từ riêng: Nguyên

Danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, …

+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Ví dụ: sông, bạn, ghế, thầy giáo...

+ Danh từ riêng là tên của một sự vật.

(5)

+ Thế nào là danh từ chung? cho ví dụ?

+ Thế nào là danh từ riêng? cho ví dụ?

- GV chốt nội dung bài tập 1 Bài 2: Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập + Em nào nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng?

- GV đưa quy tắc viết hoa danh từ riêng (BP), gọi HS đọc

- GV đọc cho HS viết các danh từ riêng.

Ví dụ: Hồ Chí Minh, Tiền Giang.

Trường Sơn, An-đéc-xen, La-phông- ten. Vích-to Huy-gô, Tây Ba Nha, Hồng Kông...

- GV nhận xét, uốn nắn

- GV dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa.

- GV chốt nội dung bài tập 2

Bài 3: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập + Thế nào là đại từ xưng hô?

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV chốt nội dung bài 3 Bài 4 .SGK -T38

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS làm bài

- GV hướng dẫn HS cách làm bài như sau:

+ Đọc kỹ từng câu trong đoạn văn.

Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

ví dụ: Huyền, Hà, Nha Trang,....

Lắng nghe

- 1HS đọc

- HS nối tiếp nêu - 1;2 HS nhắc lại

- 1;2 HS đọc

- 3 HS viết bảng lớp. HS dưới lớp viết vào vở.

- HS nêu ý kiến bạn viết đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc - 1; 2 HS nêu

- HS làm vào VBT

- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Đáp án: chị, em, tôi, chúng tôi.

- 1 HS đọc thành tiếng - HS làm các nhân theo gợi ý

- HS trình bày kết quả - HS khác chữa bài - HS lắng nghe

(6)

+ Xác định đó là kiểu câu gì?

+ Xác định chủ ngữ trong câu là danh từ hay đại từ.

- Gọi HS trình bày

- Gọi HS nhận xét bài làm.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV chốt nội dung bài tập 4

- GV chốt và chuyển ý: Qua các bài tập chúng ta đã nhận biết được DTR; DTC, đại từ; nắm được quy tắc viết hoa DTR và xác định được danh từ, đại từ làm chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn văn cho trước. Để giúp các em củng cố thêm về khả năng sử dụng từ loại khi nói, viết, chúng ta cùng chuyển sang Hoạt động vận dụng.

3. Hoạt động vận dụng (2 phút)

- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nói về các bạn trong lớp, trong đó ít nhất có 3 danh từ riêng và 3 danh từ chung và 3 đại từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ .

- GV quan sát chung, giúp HS còn lúng túng

- Gọi HS đọc

*Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chốt kiến thức bài học liên hệ - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về từ loại (T142)

- HS lắng nghe - HS viết bài

- HS nối tiếp đọc và chỉ ra danh từ, động từ, đại từ.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

Ngày soạn: 7/11/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 62: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS phát hiện được cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Học thuộc quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

(7)

- Thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

+ Thực hiện chia nhẩm thành thạo với 0,1; 0,01; 0,001; … và 10; 100; 1000; ….

Phát hiện ra mối quan hệ giữa chia cho 0,1 … và chia cho 10.

+Vận dụng dạng toán rút về đơn vị để giải bài toán liên quan đến thực tế - Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn về toán học, năng lực giao tiếp toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (3 phút) - Gọi HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có

thương tìm được là một số thập phân và thực hành tính 11:4 = ? - Giới thiệu bài: Chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân. Trong tiết học này chúng ta học tiếp cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

- Viết các phép tính phần a chiểu yêu cầu tính và so sánh kết quả.

- Hướng dẫn HS nhận xét rút ra kết luận

+ Giá trị 2 biểu thức 25 : 4 và (25 5): (45) như thế nào với nhau?

+ Em hãy tìm điểm khác nhau của hai biểu thức ?

+ Em hãy so sánh hai số bị chia, số chia của hai biểu thức với nhau?

+ Vậy khi nhân cả số bị chia và số chia của biểu thức 25 : 4 với 5 thì thương có thay đổi không?

- HS nêu

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS làm bài tập vào giấy nháp.

- HS rút ra kết quả :

25 : 4 = (25 5) : (4 5) 4,2 : 7 = (4,2 10) : (7 10) 37,8 : 9 = (37,8 100) : (9 100) - HS nhận xét theo hướng dẫn của GV + Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau.

+ Số bị chia của 25 : 4 là số 25, số bị chia của (255): (45) là tích (255)

+ Số chia của 25 : 4 là 4, số chia của (255) : (45) là tích (4 5)

SBC và SC của (255) : (45) chính là số bị chia của số chia của 25 : 4 nhân với 5.

+ Thương không thay đổi.

+ Khi nhân cả số bị chia, số chia với cùng

(8)

- GV hỏi tương tự đối với các trường hợp còn lại

- Khi nhân cả số bị chia, số chia với cùng một số khác 0 thì thương của phép chia sẽ như thế nào ?

a. Ví dụ 1

* Hình thành phép tính.

- GV đọc yêu cầu của ví dụ 1

+ Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật ta phải làm thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc phép tính để tính chiều rộng của hình chữ nhật.

+ Để tính chiều rộng hình chữ nhật chúng ta phải thực hiện phép tính 77 : 9,5 = ... m ? =>Đây là phép tính chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.

* Đi tìm kết quả

+ Hãy áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5.

+ Vậy 57 : 9,5 = ?

- GV nêu và hướng dẫn HS: thông thường thực hiện phép chia 57 : 9,5 ta thực hiện như sau: (Như SGK) - GV yêu cầu lớp thực hiện lại phép chia

57 : 9,5

+ Tìm hiểu và cho biết dựa vào đâu chúng ta thêm một số 0 vào số bị chia (57) và bỏ dấu phẩy của số chia 9,5 ?

+ Thương của phép tính có thay đổi không?

b. Ví dụ 2

- Nêu yêu cầu: Dựa vào cách thực hiện phép tính 57 : 9,5 các em hãy đặt tính và tính 99 : 8,25.

- Gọi 1 số HS trình bày cách tính của mình.

một số khác 0 thì thương không thay đổi.

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

+ Chúng ta phải lấy diện tích của mảnh vườn chia cho chiều dài.

- HS nêu phép tính 77 : 9,5 = ? (m) - HS lắng nghe.

- HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính:

(57 10) : (9,5 10) = 570 : 95 = 6 - HS nêu: 57 : 9,5 = 6

- HS theo dõi GV đặt tính và tính.

- HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng làm sau đó trình bày lại.

- HS trao đổi theo cặp và trả lời: Nhân số bị chia 57 và số chia là 9,5 với 10 ta đựơc số bị chia mới là 570 và số chia mới là 95.

+ Thương của phép tính này không thay đổi khi ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0.

- HS suy nghĩ cách tính

- 1 HS trình bày, HS khác cùng trao đổi, bổ sung ý kiến, sau đó thống nhất cách làm như SGK.

+ Muốn chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân ta làm như sau:

* Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.

* Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên

- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp

(9)

c. Quy tắc chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân

+ Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, em nào có thể nêu cách chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân?

- GV nhận xét yêu cầu đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (7 phút)

Bài 1

- GV cho HS nêu yêu cầu, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài ( chiếu KQ)

- Yêu cầu 1 HS nêu lại cách thực hiện phép tính của mình.

+ Hãy nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

- GV nhận xét, chuyển ý.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS chia nhẩm một số cho 0,1; 0,01; 0,001 ...

+ Nhắc lại cách chia nhẩm một số cho 10; 100; 1000

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu kết quả của các phép tính.

- GV nhận xét HS.

+ Em có nhận xét gì về phép tính của từng phần?

theo dõi và học thuộc quy tắc ngay tại lớp.

- 1, 2 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vở

a. 7 : 3,5 = 2 b. 702 : 7,2 = 97,5 c. 9 : 4,5 = 2 d. 2 : 12,5 = 0,16 - Nhận xét, chữa bài

- 1 HS nêu

+ Muốn chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân ta làm như sau:

* Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập của số chia thì viết thêm vào bên phải SBC bấy nhiêu chữ số 0.

* Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.

- 1, 2 HS đọc yêu cầu.

- Lớp lắng nghe + 1, 2 HS nhắc lại

- Mỗi HS nhẩm một phần, HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

a. 32 : 0,1 = 320 b. 168 : 0,1 = 1680 32 : 10 = 3,2 168 : 10 = 16,8 c. 934 : 0,01 = 93400

934 : 100 = 9,34 - HS lắng nghe.

- HS nêu: 1 số chia cho 0,1 và 10; 0,01 và 100; Kết quả: chia cho 0,1; 0,01 thêm 1, 2 số 0 vào số bị chia. Chia cho 10, 100 dịch dấu phẩy sang trái 1, 2 chữ số của SBC.

+ Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba ...chữ số

+ Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba ...chữ số.

- 1, 2 HS đọc đề

+ Thanh sắt dài 0,8m cân nặng 16kg

+ Thanh sắt dài 0,18m cân nặng bao nhiêu

(10)

- HS rút ra quy tắc

+ Muốn chia nhẩm một số cho 0,1;

0,01; 0,001 ... ta làm như thế nào?

+ Muốn chia nhẩm một số cho 10;

100; 1000 ta làm như thế nào?

3. Hoạt động vận dụng:(5 phút) Bài 3

- Gọi HS đọc đề bài toán.

+ Bài cho biết gì? Hỏi gì?

+ Bài thuộc dạng toán nào đã học?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

- GV chốt: Vừa ôn tập lại dạng toán rút về đơn vị.

+ Hôm nay chúng ta học kiến thức gì?

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

ki-lô-gam?

+ Dạng toán rút về đơn vị.

- Lớp làm vào vở, nêu kq Bài giải

1mét sắt cân nặng là:

16 0,8 = 20 (kg)

Thanh sắt dài 0,18m cân nặng là:

20 0,18 = 3,6 (kg) Đáp số: 3,6kg

- HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài mình.

+ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia nhẩm với 0,1; 0,01, …

- 2, 3 HS nêu - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

KỂ CHUYỆN

Tiết 14: PA-XTƠ VÀ EM BÉ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- HS kể lại được toàn bộ câu chuyện. Kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.

CV 3969: Chủ điểm «Vì hạnh phúc con người» (tuần 14, 15, 16, 17), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

(11)

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Chăm chỉ, nhân ái. Yêu quý, tôn trọng tính mạng của con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:3p

- Cho HS kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài – ghi đề.

2. HĐ hình thành kiến thức: 10p a) Hoạt động nghe kể:

- Giáo viên kể lần 1.

- GV chiếu các tên riêng từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ; Lu-i-Pa- xtơ, cậu bé Giơ-dép thuốc vắc- xin, 6/7/1885 (ngày Giơ- dép được đưa đến viện gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7/7/1885 (ngày những giọt vắc- xin chống bệnh dại đầu tiên được thử nghiệm trên cơ thể con người)

- GV giới thiệu ảnh Pa-xtơ (1822 - 1895)

- Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ SGK.

- Giáo viên kể lần 3(nếu cần)

*Kết luận: Giọng kể của nhân vật.

3. Hoạt động luyện tập:15’

a) Thực hành kể chuyện:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- HS kể cá nhân

- HS kể

- HS nghe - HS ghi vở

- HS nghe - HS theo dõi

- HS nghe và quan sát - HS nghe

- HS nghe

- 1 Học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.

- HS nghe

- Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện, rồi suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện.

(12)

- HS kể trước lớp

- GV nhận xét

- GV và HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.

b) Hoạt động tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:

- GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép?

+ Câu chuyện muốn nói điều gì?

- GV kết luận: Để cứu em bé bị chó dại cắn Pa - xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: Dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị.

- Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện.

4. Hoạt động mở rộng:2p

-Em hãy tưởng tưởng mình là nhân vật em bé. Kể chuyện bằng lời của nhân vật em bé.

- Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất ?

*Củng cố- dặn dò:

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh

- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) . - Lớp nhận xét

- HS nghe - HS bình chọn

- HS nêu ý kiến.

+ Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm vì loại vắc xin này chưa thử nghiệm trên cơ thể người.

+ Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ.

- HS nghe

-HS kể chuyện theo ngôi kể là em bé.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

(13)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

TẬP ĐỌC

Tiết 28: HẠT GẠO LÀNG TA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- CV 3799: HS nghe ghi nội dung chính của bài.: hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.(trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ).

Lồng ghép HD học sinh nhận biết công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ;

lồng ghép kiến thức về hình ảnh trong thơ

- HS biết đọc diễn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Giáo dục HS biết yêu quý những người làm ra hạt thóc, hạt gạo, lòng biết ơn và kính trọng người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 3p

- Tổ chức cho HS đọc và trả lời câu hỏi bài Chuỗi ngọc lam.

- Giáo viên nhận xét.

- GV cho HS quan sát tranh:

+ Bức tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng học bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ sẽ giúp các em hiểu rõ hơn cuộc sống lao động và chiến đấu hào hùng của dân tộc ta.

2. HĐ hình thành kiến thức mới: 18p a) Luyện đọc

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 5 khổ của bài.

+ Lần 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm:

làng ta, ai nấu, tháng sáu, trút trên, quang trành, tiền tuyến, quết đất; hướng dẫn HS nghỉ hơi linh hoạt giữa các dòng thơ, phù hợp với từng ý thơ.

- HS đọc và TL câu hỏi

- HS quan sát.

- HS nêu nội dung bức tranh.

- Lắng nghe.

- 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ.

+ Sửa lại những từ phát âm chưa đúng.

(14)

+ Kết hợp giải nghĩa từ khó: Kinh Thầy, hào giao thông, trành

+ Lần 2: Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân (3p).

- Mời đại diện HS đọc bài.

- GV nêu giọng đọc cả bài, đọc diễn cảm cả bài.

b) Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm các khổ thơ tiếp theo và cho biết? Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

+ Để nói lên nỗi vất vả của người nông dân tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và có tác dụng gì?

- Giảng: Hạt gạo được làm nên...Hai dòng thơ cuối vẽ nên hình ảnh trái ngược...

+ Ý chính thứ nhất của bài là gì?

- Tiểu kết, chuyển ý: Công sức của tuổi nhỏ để làm ra hạt gạo.

+ Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?

- GV giảng: Để là ra hạt gạo phải mất bao nhiêu công sức. Trong những năm chiến tranh trai tráng ra trận thì các em thiếu nhi cũng phải lao động…

+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?

* Lồng ghép HD học sinh nhận biết công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ;

lồng ghép kiến thức về hình ảnh trong thơ

+ HS giải nghĩa từ.

- HS đọc cá nhân.

- Đại diện 5 hs đọc trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời: Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, nước trong hồ, công lao của mẹ.

+ Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...

+ HS nêu: nghệ thuật đối lập; tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân...

- Lắng nghe.

+ Nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo.

+ Các bạn thiếu nhi dã cùng mọi người tát nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân bón cho lúa.

- Theo dõi.

+ Vì hạt gạo rất quý, làm nên nhờ công sức của bao người.

- Hạt gạo làng ta được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ là biện pháp điệp từ, điệp ngữ

(15)

- Qua phần vừa tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?

- GV chốt và ghi bảng.

3. HĐ luyện tập: 7’

+ Toàn bài cần đọc với giọng như thế nào?

- GV mời 5 HS đọc 5 khổ và nêu lại cách đọc.

- GV chiếu hướng dẫn HS đọc khổ 2 + GV đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS phát hiện cách đọc.

- Yêu cầu HS đọc trong cá nhân

- Tổ chức cho 1 HS đọc diễn cảm - GV nhận xét, tuyên dương HS.

- HS rèn đọc thuộc lòng ở nhà 4. HĐ vận đụng: 2p

- Bài thơ cho ta thấy điều gì?

? Hạt gạo đáng quý như vậy khi sử dụng chúng ta cần chú ý điều gì?

* GVKL: Cần biết quý trọng công sức của người lao động

* Củng cố, dặn dò

- Cho HS nghe bài hát“Hạt gạo làng ta”.

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Dặn HS về nhà đọc trước bài “Buôn Chư lênh đón cô giáo”.

- Bài thơ cho biết hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- 2, 3 HS nhắc lại.

+ Đọc giọng nhẹ nhàng, tính cảm, tha thiết.

- HS đọc và nêu giọng đọc từng khổ - HS lắng nghe.

+ HS nêu cách đọc.

+ 1 HS đọc thể hiện.

- HS luyện đọc cá nhân - 1 HS đọc.

+ Bài thơ cho thấy hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh

- HS liên hệ nêu - Lắng nghe

- HS hát bài “Hạt gạo làng ta”

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

LỊCH SỬ

BÀI 9: CÁCH MẠNG MÙA THU +

BÀI 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

(16)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Qua bài học HS biết được:

* Cách mạng mùa Thu:

- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc Cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.

- Học sinh biết sự kiện tiêu biểu của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

Ngày 19- 8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.

Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:

+ Tháng 8 – 1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyên ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

+ Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các tài liệu liên quan.

* BH đọc bản tuyên ngôn độc lập:

- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta. Biết cuộc mít tinh ngày 2-9- 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2-9, nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.

- Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Năng lực Tự chủ và tự học.Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Yêu nước: yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính,Power Point -Học sinh: SGK, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:(2 phút)

- Trong thời kì 1930 - 1931 ở các thôn xã của Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài:

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : 20p Bài 9: CÁCH MẠNG MÙA THU

Hoạt động 1:

- GV chiếu bản đồ và giới thiệu - HS đọc phần in nhỏ SGK-19

a. Cách mạng tháng Tám:

- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích

(17)

- Cụm từ “ một cổ hai tròng “ là để chỉ tình cảnh gì của nhân dân ta lúc đó?

Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam?

* Kết luận:

nô lệ, cuộc Cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.

- HS lắng nghe.

Tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8- 1945 quân Nhật ở châu Á thua trận, thế lực của chúng đang suy giảm đi rất nhiều.

Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- HS đọc từ: “Ngày 18/8/1945…nóc phủ khâm sai” và trả lời câu hỏi:

- Vì sao ta quyết định tổ chức cuộc cách mạng này.

- Việc vùng lên cướp chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào ?

- Không khí khởi nghĩa của Hà Nội (ngày 19-8-1945) được miêu tả trong sách giáo khoa ra sao?

- Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng như thế nào?

- HS làm việc.

- HS trình bày.

- HS kể lại một số sự kiện về diễn biến cuộc k/nghĩa.

*Kết luận:

b. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945:

- Thời cơ cách mạng: Thế lực của quân Nhật giảm.

- Diễn biến

+ Ngày 18-8-1945, cả HN xuất hiện cờ đỏ sao vàng, tràn ngập khí thế CM

+ Sáng 19-8-1945 hàng chục vạn nd nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường ...

+ Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN toàn thắng.

- Hs trả lời.

_ HS kể

Hoạt động 3:

- Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong CM tháng 8?

- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội - Liên hệ thực tế địa phương (em hiểu biết gì về Cách mạng tháng Tám 1945 ở quê hương ).

c. Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng 8:

- Vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo,...chớp được thời cơ ngàn năm có một.

- ..cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta..

- Chúng ta đã giành được độc lập, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách

(18)

- HS làm việc cá nhân

- HS trình bày,HS khác nhận xét GV kết luận câu trả lời đúng.

Kết luận. .

BÀI 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hoạt động 1:

- GV chiếu và yêu cầu HS quan sát tranh ảnh minh họa, đọc SGK đoạn: “Từ đầu…

bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập”, tả cho nhau nghe quang cảnh Hà Nội ngày 2/9/1945.

- Yêu cầu HS tả cảnh trước lớp, nhận xét, bình chọn người kể hay nhất; HS đọc chú giải.

* Kết luận: GV tả lại quang cảnh Hà Nội vào ngày 2/9/1945.

Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn còn lại & trả lời câu hỏi:

+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?

+ Trong buổi lễ diễn ra các sự việc chính nào?

+ Buổi lễ kết thúc ra sao?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- HS trình bày, nhận xét .

+ Khi đọc bản tuyên ngôn, Bác Hồ đã dừng lại để làm gì?

+ Theo em, việc Bác dừng lại hỏi cho thấy tình cảm của người đối với nhân dân như thế nào ?

+ Cuối bản tuyên ngôn, bác thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?

thống trị của thực dân và phong kiến.

Mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc.

a. Quang cảnh Hà Nội ngày 2/9/1945:

- Học sinh dùng tranh minh họa, dùng lời của mình hoặc đọc các bài thơ có tả quang cảnh 2-9-1945 - HS tả.

+ Hà Nội tưng bừng cờ hoa.

+ Đồng bào không kể già trẻ, gái trai đều đổ xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ.

+ Đội danh dự đứng trang nghiêm quanh lễ đài mới dựng.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- Buổi lễ bắt đầu đúng 14 giờ ...

- Bác Hồ và các vị trong chính phủ lâm thời bước lên lễ đài chào nhân dân.

- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.

- Các thành viên của chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên thệ trước ND.

- Đến chiều buổi lễ kết thúc.

- HS làm việc cá nhan

- Bác dừng lại để hỏi “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ?”

- Bác rất gần gũi, giản dị và kính trọng nhân dân.

“Nước Việt Nam có quyền....độc lập ấy”

- Quyết tâm để bảo vệ đất nước.

(19)

+ Lời khẳng định đó thể hiện điều gì?

*Kết luận: Buổi lễ diễn ra rất trang trọng và cũng rất gần gũi.

Hoạt động 3:

- Gọi 2 HS đọc 2 đoạn trích của Tuyên ngôn độc lập trong SGK.

- Yêu cầu: Hãy suy nghĩ cho biết nội dung chính của hai đoạn trích bản Tuyên ngôn độc lập.

- Học sinh phát biểu ý kiến

* Kết luận:

Hoạt động 4:

- HS suy nghĩ tìm ra ý nghĩa của sự kiện này theo câu hỏi:

1. Sự kiện lịch sử ngày 2/9/1945 đó khẳng định điều gì của Việt Nam với thế giới?

2. Sự kiện đó chấm dứt chế độ nào ở Việt Nam?

3. Tuyên bố khai sinh chế độ nào?

4. Sự kiện thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

- Gọi HS phát biểu

- GV bổ sung, kết luận câu trả lời đúng.

Kết luận:

c. Một số nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập.

- 2 em lần lượt đọc trước lớp.

- HS suy nghĩ để tìm ra nội dung chính.

d. Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945.

- HS thực hiện.

- Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta.

- Khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta.

- Ra đời chế độ mới thay thế chế độ thực dân, phong kiến.

- Khai sinh ra nước Việt Nam DCCH.

- Yêu nước, đoàn kết…

1. Hoạt động luyện tập, thực hành: 5p

*Hoạt động 1:

- HS đọc nội dung SGK,hoàn thành bài tập 2, 3, 4, 5 vở bài tập Lịch sử lớp 5 trang 21

Bài 2 trang 21

Truyền đơn của Mặt trận Việt Minh (ngày 17-8-1945) là lời hiệu triệu đồng bào Việt Nam đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trong đó có câu: “Phải hành động, phải cầm khí giới nổi dậy, thời cơ đã đến”.

Lời hiệu triệu có tác dụng gì?

Trả lời:

Lời hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh có tác dụng:

- Phân tích thời cơ đã đến, đó là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã kết thúc với phần thắng của quân Ðồng minh, phát xít Nhật đã đầu hàng Ðồng minh không điều kiện, tinh thần của cách mạng đang lên cao.

- Kêu gọi đồng bào toàn quốc nổi dậy giành độc lập, phất ngọn cờ đầu hướng dẫn quần chúng đấu tranh...

Bài 3 trang 21

Nối các thông tin sao cho phù hợp giữa thời gian với sự kiện:

(20)

Trả lời:

Bài 4 trang 22

Đánh dấu × vào ô ☐ trước ý đúng.

Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta là:

☐ 18 – 8

☐ 19 – 8

☐ 23 – 8

☐ 25 – 8 Trả lời:

☒ 19 – 8

Bài 5 trang 22

Viết một đoạn văn kể lại sự kiện lịch sử ứng với mốc thời gian mà em đã chọn ở câu 4.

Trả lời:

Sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu: “Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”; “Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam”; “Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh”. “Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại

(21)

diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Cuộc mít tinh ở Hà Nội vào sáng ngày 19/8/1945 đã trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.

Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi. Ngày 19/8/1945 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.

- GV chiếu nội dung từng bài tập và chữa bài cho HS.Chốt đáp án đúng.

Bài 1 trang 23

Những hình ảnh dưới đây liên quan đến một địa danh và nhân vật lịch sử đặc biệt của dân tộc ta trong những ngày tháng 8 – 1945

Hãy cho biết:

- Ngôi nhà này thuộc phố nào ở Hà Nội?

- Người ngồi viết là ai? Người đó đang viết gì?

Trả lời:

- Ngôi nhà này thuộc phố Hàng Ngang ở Hà Nội.

- Người ngồi viết là Bác Hồ, Người đang viết bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

Bài 2 trang 23 :Đánh dấu × vào ô ☐ trước ý đúng.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập nhằm:

☐ Tuyên bố Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.

☐ Tuyên bố sự chấm dứt của triều đại phong kiến nhà Nguyễn.

☐ Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta.

☐ Tất cả các ý trên.

Trả lời:

☒ Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta Bài 3 trang 23

Chi tiết nào trong bài thể hiện tình cảm chan hòa giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân trong buổi lễ tuyên bố độc lập?

Trả lời:

Khi đọc được nửa chừng bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác dừng lại và hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rẽ không?”. Chi tiết này thể hiện tình thần chan hoàn giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân trong buổi lễ tuyên bố độc lập, là biểu hiện sinh động về tư tưởng lấy dân làm gốc của Người.

Bài 4 trang 23

(22)

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ tuyên bố độc lập

Trả lời:

Nhân dịp quốc khánh 2-9, em đã có cơ hội được xem video Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945). Trong buổi lễ, tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe. Hình ảnh ấy của Bác còn mãi ghi sâu trong lòng em. Vầng trán Bác cao, dáng người hơi gầy, Bác đứng trên cao ngắm nhìn về phía mọi người và dõng dạc nói với giọng đanh thép, hùng hồn và chắc nịch. Phút giây này thật thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, giọng Bác vang lên khiến trong lòng ai cũng hết sức háo hức và tự hào. Em tự hứa sẽ học tập thật giỏi và luôn chăm ngoan để không phụ công Bác.

- GV chiếu nội dung từng bài tập và chữa bài cho HS. Chốt đáp án đúng.

4. Hoạt động vận dụng: 3p

- GV hỏi: Vì sao Cách mạng tháng Tám được gọi là cách mạng mùa thu?

+ Ngày 2/9 là ngày kỉ niệm gì của nước ta?

* Kết luận:

* Chốt nội dung toàn bài.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- Nêu nội dung ghi nhớ - Nêu 3 điều mà em tâm đắc nhất qua bài

học trên.

* củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài, sưu tầm những tài liệu nói thêm về cách mạng tháng 8 và bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Ngày soạn: 7/11/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2021

TOÁN

TIẾT 63: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số thập phân

- Vận dụng chia một số tự nhiên cho một số thập phân, công thức tính chu vi, diện tích vào giải các bài toán liên quan đến thực tế.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

(23)

+Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn về toán học, năng lực giao tiếp toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(24)

1. Hoạt động mở đầu: ( 3 phút) - Gọi HS tính : 36 : 7,2 = ...?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: Luyện tập - GV ghi tên bài lên bảng.

- Trong tiết học toán này chúng ta cùng luyện tập về chia 1 số tự nhiên cho một số một số thập phân.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mớivà luyện tập (15 phút)

Bài 1

- GV chiếu bài tập HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả

+ Nhận xét các kết quả phép tính - GV yêu cầu HS ghi nhớ :

+ Khi chia 1 số cho 0,5 ta lấy số đó nhân với 2.

+ Khi chia 1 số cho 0,25 ta lấy số đó nhân với 4

+ Khi chi 1 số 0,2 ta lấy số đó nhân với 5 Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nêu cách tìm x.

- HS nêu - HS tính - HS nghe - HS nghe - HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở.

a. 5 : 0, 5 và  5 2 ; 10 = 10

52 : 0,5

52 2 104 = 104 b.3: 0, 2 và  3 5 ; 15 = 15 18 : 0, 25

và 18 4 74 = 74

- HS nhận xét bài làm của bạn - các kết quả đều bằng nhau - HS lắng nghe

- 1 HS đọc.

- lớp làm bài vào vở.

x 8,6 = 387 x = 387 : 8,6 x = 45

9,5 x = 399

x = 399 : 9,5 x = 42

- HS nêu cách tìm thừa số chưa biết

(25)

- GV nhận xét HS

+ Để tìm được thừa số chưa biết, chúng ta làm thế nào??

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(12 phút) Bài 3

- GV Yêu cầu HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi HS nêu bài giải

- GV nhận xét bài làm của HS.

- Chiếu bài giải Bài 4

- GV Yêu cầu HS đọc đề toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì?

+ Con hiểu diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 25m là ntn?

+ Nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật ? + Để tính được chu vi hình chữ nhật ta cần biết những yếu tố nào?

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

- Tổ chức “Ai nhanh, ai đúng”

- GV chiếu 3 phép tính 8 : 0,5 =

trong phép nhân để giải thích.

+ Chia số tự nhiên cho 1số thập phân

- 1 HS đọc đề toán - 1 HS nêu

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu

Bài giải Có tất cả số lít dầu là:

21 + 15 = 36 (l) Số chai dầu là:

36 : 0,75 = 48 (chai) Đáp số: 48 chai

- HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.

- 1 HS đọc đề toán - 2 HS nêu

+ Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình vuông

+ 1, 2 HS nêu.

+ Cần biết chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật

- Lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Diện tích của hình vuông (hay diện tích hình chữ nhật) là:

25 25 = 625 (m2)

Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:

625 : 12,5 = 50 (m)

Chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là:

(50 + 12,5) 2 = 125 (m) Đáp số: 125m - 1 HS nhận xét bài làm của bạn - HS lắng nghe.

- HS trả lời cá nhân

(26)

5 : 0,25 = 7 : 0,2 =

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV yêu cầu HS cách chia cho 0,5; 0,25;

0,2?

*Củng cố dặn dò:

-Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

+ Khi chia 1 số cho 0,5 ta lấy số đó nhân với 2.

+ Khi chia 1 số cho 0,25 ta lấy số đó nhân với 4

+ Khi chi 1 số 0,2 ta lấy số đó nhân với 5

- 2 HS nêu - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TẬP LÀM VĂN

Tiết 27: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ).

- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực giao tiếp. Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân ,có tinh thần tự giác hoàn thành bài học.

+ Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sồng.

* Các kĩ năng sống cơ bản:

- Ra quyết định, giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản)

- Tư duy phê phán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: 3p

- Gọi HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.

- GV nhận xét, đánh giá

- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh

- 3 HS đọc đoạn văn.

-HS lắng nghe - HS quan sát tranh

(27)

+ Theo các em, trong mỗi tranh trên diễn ra hoạt động gì ?

+ Mỗi khi có các cuộc họp diễn ra, người ta làm cách nào để lưu lại ?

- GV dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động khám phá kiến thức : 10p

* Tìm hiểu ví dụ:

- Yêu cầu HS đọc Biên bản Đại hội chi đội.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân - GV gợi ý:

+ Đọc kĩ biên bản đại hội chi đội.

+ Đọc kĩ một mẫu đơn mà em đã học.

+ Trao đổi trả lời miệng từng câu hỏi.

+ Ghi vắn tắt câu trả lời vào vở nháp.

- Yêu cầu HS trình bày.

- Gọi HS khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- GV kế luận về biên bản.

+ Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm có những phần nào?

*Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

- Nhắc HS học thuộc lòng phần ghi nhớ.

3.HĐ Thực hành: 15p Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi HS phát biểu

- GV nhận xét, khen ngợi, chốt lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét, chữa

- HS nêu theo ý hiểu

- HS ghi tên bài vào vở

- 1 HS đọc Biên bản Đại hội chi đội.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc cá nhân

- HS trình bày.

- HS khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

- 2 HS trả lời theo khả năng.

- 3 HS đọc.

- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập:

Theo em, những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? Vì sao?

- HS làm việc cá nhân.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập: Hãy đặt tên cho các biên bản cần lập ở BT1

(28)

bài làm của bạn.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

3. HĐ Vận dụng :2p

+ Bài học cung cấp kiến thức gì ? - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ

* củng cố -dặn dò : - Nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS tự làm bài

- HS nhận xét, chữa bài làm của bạn.

a) Biên bản Đại hội Liên đội.

c) Biên bản bàn giao tài sản.

e) Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.

g) Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.

-1HS nêu - 2HS nhắc lại

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 28. ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại BT1

- Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+Phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng tâm hồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,Power Point - HS :VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS

1. Hoạt động khởi động (3p)

- GV chiếu đoạn văn: HS t tìm từ theo yêu cầu tìm danh từ chung, danh từ riêng, đại từ có trong đoạn văn. Viết bảng phụ, HS dưới lớp tìm và viết nháp.

“Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe:

- Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.”

- Nhận xét, đánh giá HS.

- GV chuyển: Ở lớp 4 và 5 các em đã học 5

- HS làm bài

Danh từ chung: vườn chim, tổ, tổ Danh từ riêng: Mai, Tâm

Đại từ: chúng, cháu -HS nhận xét.

- HS lắng nghe

(29)

loại từ. Những tiết học trước cô cùng các em đã ôn tập về danh từ, đại từ, trong tiết học này sẽ ôn tập về động từ, tính từ, quan hệ từ qua bài Ôn tập về từ loại.

2. Hoạt động luyện tập (25p) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Lần lượt yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là động từ?

+ Thế nào là tính từ?

+ Thế nào là quan hệ từ?

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- Treo chiếu định nghĩa, yêu cầu HS đọc.

- Yêu cầu HS làm cá nhân để làm bài tập phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ.

- Gv chiếu bài

- 1, 2 HS đọc thành tiếng

- HS trả lời câu hỏi, bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.

1. Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.

2. Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái ...

3. Quan hệ từ là những từ nối các từ ngữ hoặc câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu trong văn bản.

- Lắng nghe - HS đọc.

- HS làm bài vào VBT, HS trình bày

- HS lắng nghe, sửa

Độngtừ Tính từ Quan hệ từ

trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ xa, vời vợi, lớn qua, ở, với - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV Chốt: … Bài 2

- Gọi HS nêu yêu cầu và đọc để bài

- Gọi HS đọc khổ thơ 2 bài Hạt gạo làng ta.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý cách làm cho HS: Dựa vào ý của khổ thơ để viết đoạn văn miêu tả cảnh người mẹ đi cấy. Khi viết xong đoạn văn em cũng lập bảng như bài 1 để phân loại: động từ, tính từ, quan hệ từ em đã sử dụng.

- Gọi HS làm ra giấy dán phiếu, đọc phiếu.

- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa để có một đoạn văn hoàn chỉnh.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.

GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng

- Chữa bài

- Hoạt động cá nhân - 1, 2 HS đọc yêu cầu

- 2 HS đọc thành tiếng khổ thơ - 1 HS làm trên khổ giấy to. HS dưới lớp làm vào vở.

- 1 HS báo cáo kết quả làm bài.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết.

(30)

em.

- Đánh giá HS viết đạt yêu cầu.

Ví dụ:

Hạt gạo được làm ra từ biết bao công sức của mọi người. Như trưa tháng 6 trời nắng như đổ lửa. Nước ở ruộng như được ai đó mang lên đun sôi rồi đổ xuống. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh, lũ cua ngoi lên bề tìm chỗ mát để ẩn náu. Vậy mà em vẫn đội nón đi cấy. Thật vất vả khi khuôn mặt mẹ đỏ bừng, từng giọt mồ hôi lăn dài trên má, lưng áo dính bết lại.

Thương mẹ biết bao nhiêu! Mẹ ơi !

- HS lắng nghe.

Động từ Tính từ Quan hệ từ

làm, đổ, mang lên, đun sôi, đổ xuống, chết, nổi, ngoi, ẩn náu, đội nón, đi cấy, lăn dài, dính, thu, thương.

nóng, lềnh bềnh, mát, vất vả, đỏ bừng.

vậy, mà, ở, như, của.

- GV chốt, chuyển: Vừa rồi các em đã viết được đoạn văn, luyện tập cách sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ để miêu tả về người mẹ.

Để các em thành thạo hơn, sử dụng từ ngữ khi nói và viết được hay hơn trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Hoạt động vận dụng (2p)

- Tổ chức cho HS đặt câu trong đó có sử dụng từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ và chỉ ra các từ loại trên.

- Gọi HS đặt câu

- GV nhận xét tuyên dương

* củng cố -dặn dò : - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ôn lại kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ. Chuẩn bị bài MRVT: Hạnh phúc.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS đặt câu VD:

- Trong lớp, chúng em chăm chú nghe giảng

- Bông hoa trong vườn nhà em nở hoa rực rỡ.

- Chiếc cặp của em rất đẹp.

- HS lớp nhận xét.

- HS chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

KHOA HỌC

ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(31)

- Xác định được giai đoạn tuổi dậy thì ở con trai và con gái trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh .Khắc sâu đặc điểm của tuổi dậy thì

- Ôn tập các kiến thức về sự sinh sản ở người và thiên chức của người phụ nữ.

Vẽ hoặc viết sơ đồ thể hiện cách phòng tránh các bệnh : bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viên não, viêm gan A, HIV/AIDS

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+Có ý thức BVMT để bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người.

*CV 3969: Thực hiện trong 1 tiết.

- Không thực hiện hoạt động vẽ hoặc sưu tầm tranh (Tr44).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy tính,Power Point - HS: Skg, vbt

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: 2’

- Cho học sinh nghe BH : Reo vang bình minh

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập: 25’

* Hoạt động 1:Ôn tập về con người và sức khỏe.

- GV chiếu BT cho HS qs - Yêu cầu HS tự hoàn BT

- GV có thể gợi ý cho HS vẽ sơ đồ tuổi dậy thì ở con trai và con gái riêng. Ghi rõ độ tuổi, các giai đoạn: mới sinh, tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, trưởng thành

1. Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?

2. Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới ?

3. Hãy nêu sự hình thành của 1 cơ thể người ?

- HS nghe

- Lắng nghe và ghi vở

- HS q/s

- HS làm bài, trình bày - HS khác nhận xét.

2.Khoanh tròn vào ô d 3 Khoanh tròn vào ô c - HS trả lời câu hỏi.

1. Nam giới, tuổi dậy thì bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi. Lúc … tình cảm, suy nghĩ và khả năng hoà nhập cộng đồng.

2. Nữ giới, tuổi dậy thì bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Lúc … nhiều biết đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hoà nhập cộng đồng.

3. Cơ thể người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố. Quá trình …

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biết vận dụng để giải các bài toán có lời văn liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân...

Chia một số thập phân cho một số thập phân...

- Vận dụng tìm phân số của một số; công thức tính chu vi, diện tích HCN; Chia 1 tự nhiên cho 1 số tụe nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân vào trong giải toán

[r]

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP

Ví dụ 1: Một sợi dây dài 8,4 mét được chia thành 4 đoạn bằng nhau.. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu

Ví dụ 1: Một sợi dây dài 8,4 mét được chia thành 4 đoạn bằng nhau.. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu

Trong bài toán trên ta đã sử dụng phương pháp tạo hình ẩn, tức là từ hình đa diện ban đầu, tạo thêm những điểm mới để tạo ra hình đa diện mới ở đó tính chất