• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
56
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 58

PHÓ TỪ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức.

- Khái niệm phó từ.

+ ý nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ)

- Các loại phó từ.

2. Kĩ năng :

- Nhận biết phó từ trong văn bản.

- Phân biệt các loại phó từ.

- Sử dụng phó từ để đặt câu.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng từ loại trong khi nói và viết cho thích hợp.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

- Yêu quê hương, đất nước, con người.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề -Năng lực sáng tạo

- Năng lực hợp tác

-Năng lực giao tiếp Tiếng Việt B. Chuẩn bị

1. Thầy : Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án; BGĐT 2. Trò: Soạn học bài theo hướng dẫn.

C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(2)

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: (  )

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

 Gv in phiếu học tập cho học sinh

Đặt 3 câu văn với các từ sau: đã, tôi, ăn, đang, cơm, sắp. Và chỉ ra sự khác biệt ở ba câu Tôi đã ăn cơm ( sự việc đã diễn ra)

Tôi đang ăn cơm ( sự việc đang diễn ra) Tôi sẽ ăn cơm (sư việc sắp sảy ra)

Sự khác biệt nằm ở từ đã, đang, sẽ. Vậy những từ này thuộc về từ loại nào, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu

Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu Phó từ là gì?

- GV đưa ví dụ, yêu cầu HS đọc ví dụ.

- HS đọc ví dụ

? Quan sát vào các ví dụ, hãy cho biết những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ ngữ nào?

? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

GV: Các từ in đậm chuyên đi kèm ĐT, TT và bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT gọi là phó từ.

? Phó từ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Nó có khả năng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất không?

- HS trả lời

+ Phó từ thường đứng ở vị trí phụ trước hoặc phụ sau trong cụm động từ, hoặc cụm tính từ không thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu.

+ Phó từ không có chức năng gọi tên mà

I Phó từ là gì?

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

a. đã đi, cũng ra,

vẫn chưa thấy, thật lỗi lạc b. soi (gương) được, rất ưa (nhìn), to ra, rất bướng

+ Bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ -> Phó từ

(3)

chỉ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho các ĐT, TT ấy.

? Phó từ là gì?

- Gọi hs đọc ghi nhớ 1

HD HS tìm hiểu Các loại phó từ:

GV giao việc nhóm 4 ( 2ph)

- GV đưa phiếu học tập điền các phó từ vào bảng phân loại?

- Gv nhận xét, chốt kiến thức

? Ngoài những phó từ trên em hãy kể thêm một số phó từ mà em biết?

? Phó từ đứng trước bổ sung ý nghĩa gì ĐT, TT?

? Phó từ đứng sau bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ?

? Qua bảng trên ta thấy có mấy loại phó từ? Thường bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT, TT?

? Bài học hôm nay cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức gì?

- Cho hs khái quát kiến thức bằng BĐTD

* Ghi nhớ 1

II. Các loại phó từ:

1. Ví dụ.

Phó từ đứng trước

Phó từ đứng sau đã,

đang, từng, sắp

rất, hơi lắm, quá cũng,

vẫn, cứ, đều không, chưa, chẳng đừng, hãy, chớ

vào, được, ra, lên, xuống….

2. Nhận xét:

+ 2 loại lớn:

• Phó từ đứng trước ĐT, TT bổ sung ý nghĩa:

- Quan hệ thời gian.

- Mức độ.

- phủ định.

- cầu khiến

• Phó từ đứng sau bổ sung ý nghĩa:

- Mức độ - Khả năng - Kết quả, hướng

* Ghi nhớ: SGK/ 12

(4)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp: 

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: (   )

Bài 1

- Đọc yêu cầu của bài tập?

- Tìm phó từ trong các câu văn và cho biết các phó từ bổ sung ý nghĩa động từ, tính từ?

b. Phú từ: đó ( chỉ thời gian)

Bài 3:- GV đọc chính tả

- Cho hs soát lỗi trong bàn, báo cáo kết quả

- Gv đánh giá, nhận xét

III. Luyện tập.

1. Bài 1

a. Câu 1: Đã (Chỉ quan hệ thời gian).

Câu 2: Không (Sự phủ định) còn (Sự tiếp diễn)

Câu 4: đã (chỉ thời gian)

Câu 6: Đương, sắp : chỉ thời gian lại (chỉ sự tiếp diễn) ra (chỉ kết quả và hướng) Câu 7: cũng : tiếp diễn

sắp : (thời gian)

Câu 8: đã (chỉ thời gian) Câu 9: Cũng (chỉ sự tiếp diễn) sắp : chỉ thời gian.

Bài 3: Viết chính tả

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

?Gạch chân các phó từ trong đoạn văn sau:

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím.

Ngoài kia, rặng rậm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

(5)

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ  - Thời gian: ( )

? Viết một đoạn văn tả một mùa mà em yêu thích, trong đó có sử dụng ít nhất 4 phó từ

4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) 

* Đối với bài cũ:

- Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại.

* Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chung về văn miêu tả V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

--- Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 59

ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm của động từ: ý nghĩa khái quát của động từ;

đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của động từ)

- Nắm được các loại động từ.

2. Kỹ năng

- Nhận diện được động từ trong câu.

- Phân biệt động từ tình thái với động từ chỉ hành động trạng thái.

- Sử dụng động từ để đặt câu.

3. Thái độ: GD HS biết yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của TV 4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng động từ trong khi nói, viết.

- Năng lực lựa chọn cách sử dụng động từ trong thực tiễn giao tiếp

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống: 

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao

(6)

tiếp cụ thể của bản thân.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt.

- GDĐĐ: 

+ Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt.

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: thuyết trình, thảo luận, phân tích, thực hành có hướng dẫn...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, bảng phụ, máy chiếu - HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn về nhà

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY Bước 1. Ổn định tổ chức Bước 2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là chỉ từ ? Cho ví dụ về chỉ từ định vị sự vật trong không gian và chỉ từ định vị sự vật trong thời gian?

HS tự bộc lộ

? Tìm chỉ từ trong câu sau: "Nay, tôi phải đi rồi" (Tô Hoài). Xác định ý nghĩa và chức vụ của chỉ từ ấy?

Chỉ từ: Nay:

Ý nghĩa: Xác định vị trí của vật trong thời gian.

Chức vụ: Trạng ngữ.

Bước 3. Bài mới

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 

- Phương pháp: vấn đáp, trực quan

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

Gv tổ chức cuộc thi "Body language"

Luật chơi như sau: Giáo viên/ học sinh sẽ diễn tả một số hành động, và học sinh sẽ gọi chính xác hành động đó, một thư kí sẽ ghi các đáp án lên bảng

Đi, đứng, ngồi, nhảy, chạy, bò, nói, hát, múa, bơi...

Gv: Chúng ta vừa tham gia một trò chơi khởi động, sản phẩm của trò chơi đã được thư kí ghi trên bảng, các con theo dõi lên bảng và cho cô biết: Những từ này thuộc từ loại gì?

Hs : Động từ

(7)

Gv: Để hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm của động từ, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu tiết... Động từ

 Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp:  thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,  thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian: 25p

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của động từ.

GV yêu cầu HS đọc các VD a,b,c

? Dựa vào kiến thức tiểu học hãy xác định các động từ trong 3 ví dụ trên?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

BT bổ sung: GV cho các từ:

a. hãy, chớ, đừng, đang, đã, sẽ.

b. ba, năm, những, mấy, tất cả.

? Những từ nào có thể kết hợp với động từ?

Các từ trong trường hợp (a)

? Từ đó cho biết khả năng kết hợp của động từ?

Động từ + đã, đang, sẽ... -> cụm động từ.

(Khác với danh từ: DT + số từ, lượng từ)

? Phân tích kết cấu ngữ pháp (C-V) trong các ví dụ a,b,c.

HS lên bảng làm - GV + lớp nhận xét - Đáp án (Máy)

? Chức vụ ngữ pháp của động từ là gì?

Làm VN trong câu.

? Xác định CN – VN trong các câu sau:

Lao động /là vinh quang. 

CN VN

? Như vậy, ngoài làm VN, động từ còn giữ chức vụ gì trong câu?

CN

I/ Đặc điểm của động từ 1. Phân tích ngữ liệu - Các động từ:

a. đi, đến, ra, hỏi.

b. lấy, làm, lẽ.

c. treo, có, xem, cười, bảo, phải, đề, qua.

- Ý nghĩa: chỉ hành động, trạng thái.

- Khả năng kết hợp: động từ kết hợp với những từ:

hãy, chớ, đừng, đã, đang, sẽ tạo thành CĐT.

- Chức vụ trong câu:

+ Thường làm VN trong câu.

+ Làm CN trong câu, ĐT mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ...

(8)

? Khi làm CN, ĐT có còn khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng nữa không?

- Không

? Hãy so sánh động từ với danh từ?

Danh từ Động từ

- B/thị: k/n, sự vật, hiện tượng.

- Thường làm CN trong câu.

- Không có khả năng kết hợp:

đã, đang, sẽ...

- B/thị: hành động, trạng thái.

- Thường làm VN trong câu.

- Có khả năng kết hợp: đã, đang, sẽ...

? Từ phân tích trên hãy nêu đặc điểm của động từ?

=> Ghi nhớ SGK/146

2. Ghi nhớ: SGK – T146

Hoạt động 2: Các loại động từ chính

GV gọi HS đọc các động từ mục II.1 (SGK/146)

? Sắp xếp các động từ trên vào bảng phân loại sau?

(Hoạt động nhóm 2p)

- GV đưa bảng phân loại lên bảng phụ A0 - 1 hs điền. HS khác nhận xét - GV bổ sung hoàn chỉnh.

Thường   đòi hỏi   ĐT   khác đi   kèm   phía sau

Không   đòi hỏi   ĐT   khác đi   kèm   phía sau. 

Trả lời câu hỏi: Làm gì?

đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng.

Trả lời các câu hỏi: Làm sao? Thế nào?

Dám, toan, định

Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

? Tìm thêm các động từ có đặc điểm tương tự thuộc mỗi nhóm trên ? Đặt câu với động từ ...

HS tự làm -> GV khái quát: ĐT tình thái; ĐT chỉ hành động, trạng thái (Điền vào bảng)

? Trong các động từ chỉ hành động, trạng thái:

II. Các loại động từ chính 1. Phân tích ngữ liệu

- Các động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau:

Dám, toan, định -> ĐT tình thái.

- Các động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau:

đi, chạy, cười, đọc, hỏi ...

(Làm gì?)

buồn, gãy, ghét, đau ...

(Làm sao? Thế nào?)

-> ĐT chỉ hành động, trạng thái.

(9)

đi, chạy, cười, đọc, hỏi ... buồn, gãy, ghét, đau ...

ĐT nào chỉ trạng thái, động từ nào chỉ hành động?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Từ bảng phân loại cho biết có mấy loại động từ chính?

=> Ghi nhớ 2/146.

2. Ghi nhớ: SGK – T146

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

Hoạt động 3: Luyện tập.

GV gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1/147 Gv tổ chức cuộc thi tiếp sức để tìm động từ và phân loại động từ

- HS đọc truyện, gv yêu cầu hs xác định động từ và phân loại động từ trong đoạn văn đầu, phần còn lại về nhà thực hiện.

Động từ chỉ hành động, trạng thái ĐT tình thái

Chỉ hành động Chỉ trạng thái Khoe, may, ra,

mặc, đi, qua, khen, thấy, hỏi.

đứng hóng, đợi, đứng, tức...

? Các động từ đó có tác dụng gì trong truyện?

Chỉ hành động, trạng thái của n/v (khoe áo, thích khoe).

GV: Như vậy động từ được sử dụng trong văn tự sự đặc biệt là đối với kể việc làm, hành động của nhân vật.

III. Luyện tập

Bài tập 1 (T147): Tìm động từ, phân loại động từ.

GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu BT2 (147).

HS đọc truyện cười.

? Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?

Bài tập 2 (T147)

Có sự đối lập về nghĩa giữa 2 động từ “cầm”,

“đưa”. Bộc lộ sự tham lam, keo kiệt của nhân vật.

* Bài tập bổ sung:

- Đặt câu với động từ tìm được ở bài tập 1.

- Cho ví dụ về ĐT chỉ hành động - đặt câu.

- Cho ví dụ về ĐT chỉ trạng thái - đặt câu.

(10)

- Nhận xét và cho ví dụ về khả năng kết hợp của ĐT với từ khác.

+ Ví dụ: Tôi đang học bài/ Tôi sẽ học bài/ Tôi đã học bài -> Hành động đang diễn ra/ chưa diễn ra/

diễn ra rồi.

+ Con hãy học bài / Con đừng học bài ...

GV yêu cầu HS về nhà làm BT3 Bài tập 3 (T147): Chính tả (Về nhà)

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 5p

?Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng về chủ đề trật tự an toàn giao thông

 Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, giao nhiệm vụ  - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 3p

?Tìm những bài hát, câu thơ, ca dao, câu văn có sử dụng động từ Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về động từ; Đặt câu và xác định được chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu; Tập chép chính tả truyện “Con hổ có nghĩa”: Từ “hổ đực mừng rỡ” đến “tiễn biệt”. Thống kê các động từ tình thái, động từ ... trong đoạn chính tả ...

- Chuẩn bị bài mới: Đọc tìm hiểu trước bài: Cụm động từ.

+ Những từ in đậm bổ sung nghĩa cho những từ nào?

+ Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào đã học?

+ Vậy thế nào là cụm động từ?

+Tìm một cụm động từ ? Đặt câu với cụm động từ ấy?

+ Nhận xét về hoạt động trong câu của CĐT so với một động từ?

+Tìm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ trước hoặc sau trong cụm động từ + Từ đó cho biết cấu tạo của CĐT?

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

--- Ngày soạn:

(11)

Ngày giảng: Tiết 60

CỤM ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm của cụm động từ: ý nghĩa của cụm động từ;

chức năng ngữ pháp của cụm động từ.

- Nắm được cấu tạo đầy đủ của cụm động từ, ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.

2. Kỹ năng

- Nhận diện được cụm động từ trong câu.

- Sử dụng cụm động từ để đặt câu.

3. Thái độ:

- Biết yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của TV.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng cụm ĐT trong khi nói, viết.

- Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng cụm động từ trong thực tiễn giao tiếp của bản thân...

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống: 

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt.

- GDĐĐ: 

+ Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt.

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, thảo luận ...

+ Phân tích các tình huống mẫu ...

+ Thực hành có hướng dẫn: nhận biết và sử dụng CĐT trong những tình huống cụ thể...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng cụm từ, đặt câu...; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: : Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, bảng phụ, máy chiếu - HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn về nhà

V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

(12)

Bước 1. Ổn định tổ chức Bước 2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu đặc điểm của động từ ? Cho ví dụ minh hoạ?

- Bài tập trắc nghiệm số 3 (SBT trang 55)?

* Yêu cầu:

- Đặc điểm của động từ:

+ Chỉ hành động, trạng thái.

+ Kết hợp: đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng -> tạo cụm động từ.

Thường làm VN trong câu; khi làm CN mất khả năng kết hợp.

- Đặt câu: Con chó// đang chạy ngoài sân.

CN      ĐT  VN Bước 3. Bài mới

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

Giáo viên khi ghi bảng sẽ hỏi học sinh cô vừa làm gì?

Hs: ghi-> động từ

Gv: em hãy kết hợp thêm 1,2 từ đằng trước và sau sao cho có nghĩa Hs: Đã ghi, đang ghi, sắp ghi....

Gv: Vậy thì động từ kết hợp với một số từ khác sẽ tạo ra cái gì?(liên hệ tới bài danh từ)

Hs: Sẽ tạo ra cụm động từ

Vậy cụm động từ là gì? Cấu tạo của cụm động từ ra sao? Vai trò của nó như thế nào so với động từ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này.

 Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian: 33p

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu cụm động từ là gì.

GV gọi HS đọc ví dụ SGK/147

I/ Cụm động từ là gì?

1, Phân tích ngữ liệu.

- đã đi nhiều nơi

- cũng ra những câu đố

(13)

? Những từ in đậm bổ sung nghĩa cho những từ nào?

? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào đã học?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Đây là các cụm ĐT. Vậy thế nào là cụm động từ?

- Cụm động từ là tổ hợp từ gồm: Động từ + một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm bổ sung nghia cho động từ.

- Chú ý: đi kèm nhưng không bổ sung nghĩa – ko phải.

GV đưa ví dụ: đi/ đã đi nhiều nơi.

? Nhận xét về cấu tạo, ý nghĩa của CĐT so với động từ?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm?

Viên quan ấy đi, đến đâu quan ra.

? Câu văn trên đã rõ nghĩa chưa ? Từ đó em có nhận xét gì về vai trò của các phụ ngữ trong CĐT.

Thiếu phụ ngữ, câu văn không rõ nghĩa. Các từ ngữ phụ thuộc bổ sung ý nghĩa cho động từ rất quan trọng, nhiều khi không thể thiếu được.

? Tìm một cụm động từ ? Đặt câu với cụm động từ ấy.

- Con mèo ấy / chạy rất nhanh.

- Ông quan ấy / đã đi rất nhiều nơi       CĐT

? Nhận xét về hoạt động trong câu của CĐT so với một động từ (Chức vụ ngữ pháp của cụm ĐT trong câu?)

Hoạt động trong câu giống như 1 động từ: Thường làm VN, ngoài ra còn làm CN ...

? Đặt câu có CĐT làm chủ ngữ.

Lao động tốt / là đức tính cần được học tập.

CN VN

? Từ phân tích trên cho biết thế nào là CĐT?

HS khái quát lại như bảng ghi.

Hs đọc ghi nhớ SGK/148.

oái oăm để hỏi mọi người -> Các từ ngữ in đậm ... đi kèm bổ sung nghĩa cho động từ “đi, ra”

-> Cụm động từ.

- CĐT có ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn động từ.

- Hoạt động trong câu giống như một động từ.

2. Ghi nhớ: SGK – T148

(14)

* Bài tập bổ sung: Tìm cụm động từ...

Chú ý: Muốn tìm cụm động từ ta cần xác định động từ + các từ ngữ đi kèm ....

Hoạt động 2: Cấu tạo của cụm động từ

GV đưa mô hình cấu tạo cụm ĐT lên màn hình 

? Yêu cầu hs điền 2 cụm ĐT ở mục I vào mô hình?

GV+ lớp nhận xét.

Ph. trước Trung tâm Phần sau

đã đi nhiều nơi

cũng đã những câu đố oái oăm để hỏi mọi người

? Tìm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ trước hoặc sau trong cụm động từ?

Hs tìm, gv + lớp nhận xét

? Những từ ngữ ấy bổ sung cho phần TT những ý nghĩa gì?

- Phụ trước bổ sung về: thời gian, sự tiếp diễn, khuyến khích, ngăn cản, khẳng định, phủ định,...

- Phụ sau bổ sung về: đối tượng, hướng, địa điểm, nguyên nhân, phương tiện, cách thức...

? Từ đó cho biết cấu tạo của CĐT( Gồm 3 phần…)

=> Ghi nhớ SGK/133

II. Cấu tạo của cụm động từ

1. Phân tích ngữ liệu - Cấu tạo CĐT: phụ trước + động từ + phụ sau.

- Phụ trước: b/s thời gian, sự tiếp diễn, khuyến khích...

- Phụ sau: bổ sung đối tượng, hướng, địa điểm...

2. Ghi nhớ: SGK – T133

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 

Hoạt động 3: Luyện tập

? Đọc yêu cầu BT1, BT2/148, 149

- HS làm việc theo nhóm (3 phút), ghi kết quả lên bảng phụ.

- GV+ lớp nhận xét, tổng kết

Phần trước Phần TT Phần sau còn đang đùa nghịch ở sau nhà

yêu thương Mị Nương hết mực

III. Luyện tập

Bài tập 1, 2: Tìm cụm động từ, điền vào mô hình.

(15)

đành tìm cách giữ sứ thần ...nọ có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé...nọ

đi hỏi ý kiến...nọ

? Đọc và xác định yêu cầu BT3/149 - HS thảo luận nhóm bàn, trình bày.

- GV+ lớp nhận xét, bổ sung:

“chưa” và “không”: đều có ý nghĩa phủ định.

Chưa Không

- Phủ định tương đối - Phủ định tuyệt đối Cách dùng 2 từ này cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé: Cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà viên quan không thể trả lời được

Bài tập 3: Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ ...

? Đọc và xác định yêu cầu BT4/149?

- HS lên bảng viết một câu nêu ý nghĩa truyện

“Treo biển” có sử dụng cụm động từ ( HĐ trải nghiệm)

- GV+ lớp sửa chữa

Bài tập 4: Viết câu ... có cụm ĐT.

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, - Thời gian: 7p

Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu về chủ đề biển đảo có sử dụng cụm động từ (gạch chân cụm động từ)

 Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ  - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian: 10p

?Chia nhóm tập kịch với chủ đề chào mừng ngày 22/12, thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, có sử dụng các cụm động từ

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ; Nắm chắc kiến thức về CĐT, vận dụng vào làm một số bài tập; Tìm CĐT trong một truyện đã học; Đặt câu có sử dụng cụm động từ, xác định cấu tạo cụm ĐT.

- Chuẩn bị bài mới: Trả bài Tập làm văn số 3, bài KT Tiếng Việt + Ôn tập lí thuyết văn tự sự, các nội dung phần Tiếng Việt + Xem lại đề bài

V. Rút kinh nghiệm

(16)

………

………

………

--- Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 61

TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh nhận biết, nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ:

- Ý nghĩa khái quát của tính từ; Đặc điểm ngữ pháp, công dụng của tính từ;

Khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của tính từ.

- Nắm được các loại tính từ.

- Cụm tính từ: Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ;

nghĩa của cụm tính từ; Chức năng ngữ pháp và cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.

2. Kỹ năng

- Nhận biết tính từ trong văn bản.

- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong khi nói và viết.

3. Thái độ

- GD HS thái độ yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng tính từ, cụm tính từ trong khi nói, viết.

- Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng tính từ, cụm tính từ trong thực tiễn giao tiếp của bản thân...

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống: 

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt.

- GDĐĐ: 

+ Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

B. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

(17)

- Phương pháp thuyết trình, thảo luận, phân tích các tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn, chơi trò chơi...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, bảng phụ...

- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1. Ổn định tổ chức

Ngày giảng Lớp Vắng

6A2 6A7 2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu đặc điểm của cụm động từ ? Đặt câu có sử dụng cụm động từ?

- Cụm ĐT do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.

- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn động từ.

- Cụm động từ hoạt động trong câu giống như một động từ.

- Đặt câu: Con ngựa đang chạy như bay.

CĐT 3. Bài mới

 Hoạt động khởi động - Thời gian: phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày

GV giới thiệu: Đây là tiết học cuối cùng trong một loạt những tiết học về từ loại và cụm từ ở kỳ I. Ở Tiểu học, các em đã được học về tính từ. Bài học hôm nay giúp các em hiểu rộng hơn về đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.

 Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian : 

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của tính từ

? Đọc ví dụ mục I/ SGK 153, 154. Tìm các

I. Đặc điểm của tính từ 1. Phân tích ngữ liệu

(18)

tính từ trong ví dụ a, b?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Những tính từ trên có ý nghĩa gì?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Kể thêm một số tính từ mà em biết?

HS tự bộc lộ

? Đặt câu có tính từ?

HS tự bộc lộ

GV: TT + đã, đang, sẽ, vẫn, cũng -> CTT

? Tìm tính từ kết hợp với: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng?

VD: đã già, sẽ ngoan hơn...

* GV  so sánh  khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng của tính từ và động từ.

- đã, đang, sẽ + đi - cũng, vẫn + đi - hãy, đừng, chớ + đi

- đã, đang, sẽ + đẹp - cũng, vẫn + đẹp - hãy, chớ, đừng không kết hợp với đẹp

? Từ đó em có nhận xét gì về khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, vẫn, cũng, hãy, chớ, đừng của tính từ với động từ?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Xác định tính từ và CN – VN trong các câu sau:

- ... Nó thì oai như một vị chúa tể.

- ... Từng chiếc lá mít vàng ối ...

- Ngôi nhà đẹp quá.

- Vụng về vốn là bản tính của nó.

- Vàng ối là màu của ổi chín.

? Từ đó em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp của TT?

Thường làm VN giống như động từ.

? So sánh các tổ hợp từ sau: Em bé ngã / Em bé thông minh?

- Em bé ngã -> Đã thành câu, VN là động từ.

- Em bé thông minh -> Chưa thành câu, TT làm phụ ngữ cho DT – cụm danh từ.

? Từ đó rút ra nhận xét gì?

- Các tính từ:

a. bé, oai

b. vàng lịm, vàng hoe, vàng tươi

-> Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.

- TT + đã, đang, sẽ, vẫn, cũng -> cụm tính từ.

Tính từ rất hạn chế khi kết hợp với hãy, chớ, đừng.

- Làm VN, CN trong câu,

- Khả năng làm VN hạn chế

(19)

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

* GV: Tính từ thường làm phụ ngữ trong các cụm danh từ, cụm động từ.

- ... màu vàng hoe/ ... năm cánh vàng tươi/

Sóng gợn lăn tăn.

? Khái quát lại đặc điểm của tính từ?

=> Ghi nhớ SGK/154.

hơn động từ

2. Ghi nhớ: SGK – T154

Hoạt động 2: Các loại tính từ

? Trong các từ ở mục I, tính từ nào kết hợp với các phó từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá... ) những tính từ nào không có khả năng kết hợp đó?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?

- Các tính từ “bé, oai” nêu đặc điểm, tính chất của sự vật chưa cụ thể xác định -> có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ.

- Các tính từ “vàng hoe, vàng lịm, vàng ối” chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật một cách cụ thể, xác định -> không kết hợp được với những từ chỉ mức độ.

? Từ việc kết hợp trên cho biết tính từ gồm những loại nào?

- Tính từ tương đối + từ chỉ mức độ

- Tính từ tuyệt đối không kết hợp với từ chỉ mức độ

? Lấy ví dụ cho mỗi loại tính từ trên?

HS tự bộc lộ

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/154 Hoạt động 3: Tìm hiểu cụm tính từ GV gọi HS đọc VD mục III/SGK 155

? Dựa vào mô hình cấu tạo cụm động từ, cụm danh từ, hãy vẽ mô hình cấu tạo của các cụm tính từ trong ví dụ?

Phần trước Phần trung tâm

Phần sau vốn đã rất yên tĩnh

nhỏ lại

sáng vằng vặc ở trên không Thi tiếp sức (2p)

II. Các loại tính từ 1. Phân tích ngữ liệu

- bé, oai + rất, lắm, hơi, quá...

-> tính từ tương đối

- vàng hoe, vàng lịm, vàng ối không kết hợp được với rất, hơi, quá, lắm,..

-> tính từ tuyệt đối

2. Ghi nhớ: SGK – T154

III. Cụm tính từ 1. Phân tích ngữ liệu - Cụm tính từ: PT+TT+PS

- Phụ trước bổ sung về: thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, sự khẳng định, phủ định ...

- Phụ sau bổ sung về: vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi, nguyên nhân ... của đặc điểm tính chất.

(20)

GV chia lớp thành 2 đội thi:

? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ trước (đội 1) và phụ sau (đội 2) cho cụm tính từ?

HS thực hiện, nhận xét cho nhau GV đánh giá, sửa chữa

? Các phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ bổ sung những ý nghĩa gì?

- Phụ trước bổ sung về: thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, sự khẳng định, phủ định,...

- Phụ sau bổ sung về: vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi, nguyên nhân ... của đặc điểm tính chất.

=> Giống một số ý nghĩa trong phụ ngữ của cụm ĐT.

GV gọi HS đọc ghi nhớ 3 (SGK/155)

* GV giảng thêm một số ví dụ:

- Nó đang tròn mắt nhìn mọi người vẻ lạ lẫm.

(Tròn: ĐT)

- Nó có đôi mắt tròn, to, đen láy.(Tròn: TT) - Ông ấy vẫn còn đang trẻ như một thanh niên (Trẻ: TT)

- Ông ấy đang trẻ lại như một thanh niên.(Trẻ:

ĐT)

-> Thử thêm rất vào phía trước từ cần xác định -> hợp lí = tính từ: Ông ấy vẫn còn đang rất trẻ như một ... niên.

2. Ghi nhớ: SGK – T155

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 

Hoạt động 4: Luyện tập

? Đọc, xác định yêu cầu BT1 (155)

- HS làm việc cá nhân: 2 hs lên bảng làm bài tập

- GV+ lớp nhận xét, tổng kết.

a/ sun sun như con đỉa.

b/ chẫn chẫn như cái đòn càn.

c/ bè bè như cái quạt thóc.

IV. Luyện tập Bài tập 1 (T155) Tìm cụm tính từ.

(21)

d/ sừng...cột đình.

e/ tun tủn...chổi sể

? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 (156).

Gv: hướng dẫn hs trả lời phần gợi :

- Các tính từ đều là từ láy: có tác dụng gợi hình, gợi cảm.

- Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức 1 sự vật to lớn như “con voi” .

- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.

Bài tập 2 (T156)

? Đọc, và xác định yêu cầu bài tập 3 (156) - So sánh cách dùng động từ, tính từ trong 5 câu văn tả biển .... Ý nghĩa của sự khác biệt đó.

- Các nhóm bàn thảo luận, trình bày.

+ gợn sóng êm ả. / nổi sóng. / nổi sóng dữ dội.

+ nổi sóng mù mịt. / nổi sóng ầm ầm.

=> động từ và tính từ được dùng ở lần sau sau mang tính chất dữ dội và mạnh mẽ hơn lần trước. Thể hiện thái độ của cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của mụ vợ ông lão.

Bài tập 3 (T156)

- So sánh cách dùng động từ, tính từ trong 5 câu văn tả biển.

- Ý nghĩa của sự khác biệt đó.

? Đọc yêu cầu bài tập 4 -> Gv hướng dẫn HS về làm.

- Tính từ chỉ sự thay đổi từ không -> có ->

không.

- Sự thay đổi : Nghèo - Giàu sang - Nghèo

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 

?Từ 5 sự việc dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử, hãy sử dụng một số động từ, tính từ để miêu tả người mẹ

 Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ  - Phương tiện: Phiếu học tập

(22)

- Thời gian:

?Viết một đoạn văn miêu tả một người bất kì có sử dụng các tính từ 4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về tính từ và cụm tính từ; Nhận xét ý nghĩa các phụ ngữ trong cụm tính từ; Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học; Đặt câu, xác định chức năng ngữ pháp của tính từ và cụm tính từ.

- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Tiếng Việt – Xem lại các đơn vị kiến thức về:

+ Từ, cấu tạo từ TV + Nghĩa của từ

+ Phân loại từ (theo cấu tạo và nguồn gốc) + Các lỗi dùng từ

+ Từ loại và cụm từ V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

--- Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 62,63

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt: Cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.

2. Kỹ năng

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn.

3. Thái độ

- GD HS thái độ yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của TV 4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ tiếng Việt trong khi nói, viết.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực ...

B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: thuyết trình, thảo luận ...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao

(23)

nhiệm vụ, trình bày một phút ...

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, máy chiếu...

- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà của GV D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1. Ổn định tổ chức

Ngày giảng Lớp Vắng

6A2 6A7 2. Kiểm tra bài cũ

? Cho từ “chăm chỉ”

a. Phát triển từ trên thành cụm từ. Chỉ rõ là cụm từ loại nào?

b. Đặt câu với cụm từ em vừa tạo lập?

a. VD: đang (rất/ không/ đã) chăm chỉ học bài (CTT) b. HS tự đặt câu

3. Bài mới

 Hoạt động khởi động - Thời gian: phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày

Ở học kì I, ta đã được học về Cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ...Tiết học hôm nay ta sẽ khái quát lại kiến thức

 Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian : 

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết

GV: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm: 5 nhóm với 5 nội dung (sơ đồ) trong SGK/169 -171

- Thời gian: 5phút

- Lần lượt các nhóm trả lời theo nội dung sơ đồ.

- Các nhóm bổ sung.

I. Hệ thống kiến thức

(24)

- Gv chuẩn xác, chốt lại những kiến thức cơ bản.

1. Từ và cấu tạo từ

- Từ là đơn vị nhỏ dùng để đặt câu.

- Phân loại từ theo cấu tạo gồm:

+ Từ đơn: là từ có 1 tiếng

+ Từ phức: là từ có 2 hay nhiều tiếng

* Từ ghép: các tiếng có quan hệ về tiếng

* Từ láy: các tiếng có quan hệ về ngữ âm

* BT: HS hoạt động nhóm bàn

- BT1: GV cho sẵn một số từ trên bảng (Máy chiếu) – HS lên bảng kẻ bảng phân loại từ đơn, từ phức – ghép, láy.

- BT2: GV cho sẵn một số từ đơn trên bảng (Máy chiếu) – HS phát triển thành từ ghép, láy -> đặt câu.

- Nghĩa của từ: là nội dung mà từ biểu thị.

- Từ gồm nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) và nghĩa chuyển (nghĩa được tạo ra trên cơ sở nghĩa gốc).

- Có 2 cách giải thích nghĩa của từ : + đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa + trình bày khái niệm...

* BT: HS hoạt động nhóm bàn.

- BT1: GV cho sẵn một số từ trên bảng (Máy chiếu):

mặt, mũi, đầu, xuân, lạnh – HS tìm các nghĩa khác nhau của từ.

- BT2: Cho biết các từ trên được giải thích theo cách nào.

2. Nghĩa của từ

* Sơ đồ (SGK170)

* Nội dung:

- Khái niệm nghĩa của từ.

- Các nghĩa của từ:

+ Nghĩa gốc + Nghĩa chuyển.

- Cách giải thích nghĩa từ

- Từ thuần Việt : do nhân dân ta sáng tạo ra.

- Từ mượn: do vay mượn của tiếng nước ngoài.

- Ví dụ về từ mượn...

* BT: HS hoạt động nhóm bàn.

- GV cho sẵn một số hình ảnh... hs tìm từ phù hợp, ứng với hình ảnh -> cho biết đó là từ mượn hay từ thuần việt.

- Cho hs lựa chọn và lí giải cách lựa chọn của mình trong việc sử dụng từ mượn hay từ thuần Việt.

3. Phân loại từ (theo nguồn gốc)

* Sơ đồ (SGK/170)

* Nội dung:

- Từ thuần Việt - Từ mượn:

- Lặp từ: gây cho đoạn văn nặng nề.

- Lẫn lộn các từ gần âm gây khó hiểu cho người đọc - Dùng sai nghĩa của từ

* BT: HS hoạt động nhóm bàn: GV cho sẵn một số ví dụ mắc lỗi dùng từ - hs phát hiện lỗi và sửa lỗi.

a. Thạch Sanh và công chúa kết hôn với nhau. Đám cưới của Thạch Sanh và công chúa to nhất kinh kì.

-> Lặp từ -> ... Đám cưới của họ...

b. Lan rất bàng quang với việc của lớp.

4. Lỗi dùng từ

* Sơ đồ (SGK/171)

* Nội dung:

- Lặp từ

- Lẫn lộn các từ gần âm.

- Dùng từ không đúng nghĩa

(25)

-> Lẫn lộn từ gần âm -> ... bàng quan...

c. Hùng rất kiên cố với lập trường của mình -> Dùng từ sai nghĩa -> ... kiên định/ kiên trì...

- Khái niệm về: DT, ĐT, TT, ST, LT, chỉ từ (Kẻ bảng)

+ GV đưa các khái niệm “DT, TT, LT, chỉ từ” để ở các ô không phù hợp khái niệm, hs nhận xét, sắp xếp lại.

+ HS nêu các k/n còn lại: ĐT, ST.

- Khái niệm về: Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT/ Cấu tạo ...

* BT: HS hoạt động nhóm bàn:

- Tìm cụm từ trong câu văn, đoạn văn - phân tích cấu tạo:

Tìm cụm tính từ trong đoạn trích sau và phân tích cấu tạo:

... Có một con ếch sống lâu ngày... vị chúa tể.

Phần trước Phần   trung tâm

Phần sau

rất hoảng sợ

chỉ bé bằng chiếc

vung

oai như một vị

chúa tể

- GV cho ví dụ về một DT, ĐT, TT – hs phát triển thành cụm từ....

* Chú ý: Phân biệt từ - cụm từ/ cụm từ - câu/ tổ hợp từ không có phụ trước, phụ sau – cụm từ/

5. Từ loại và cụm từ

* Sơ đồ (SGK/171)

* Nội dung:

- Từ loại: DT, ĐT, TT,ST, LT, chỉ từ.

- Cụm từ: CDT, CĐT, CTT

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 

* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1:

- HS làm việc theo nhóm bàn.

- Gọi 3 hs lên bảng làm - GV + lớp chữa:

+ Đất nước: từ phức (ghép) từ thuần Việt, danh từ.

+ lấp lánh: từ phức (láy)

II. Luyện tập

Bài tập1: Cho 3 từ: đất nước, lấp lánh, vài.

Phân loại các từ trên theo các sơ đồ 1, 3, 5

(26)

+ vài: từ đơn, từ thuần Việt, lượng từ.

Bài tập 4:

- HS làm việc cá nhân

- 3 hs lên bảng làm - GV + lớp sửa chữa.

a/ yếu điểm b/ truyền tụng c/ sáng lạng d/ khẩn thiết e/ chứng thực

.

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 

?GV dùng sơ đồ hệ thống toàn bộ kiến thức TV đã học.

? Có một bạn HS phân loại các cụm DT, ĐT, TT ... Bạn ấy sai hay đúng?

Nếu sai hãy giúp bạn sửa lại ?

Cụm danh từ Cụm động từ Cụm tính từ Những bàn

chân

đổi tiền nhanh Buồn nẫu ruột

Cười như nắc nẻ

Xanh biếc màu xanh

Trận mưa rào

đồng không mông quạnh

Tay làm hàm nhai

Xanh vỏ đỏ lòng.

Sửa lại:

Cụm danh từ Cụm động từ Cụm tính từ Những bàn

chân

đổi tiền nhanh Buồn nẫu ruột

Trận mưa rào Cười như nắc nẻ

Xanh biếc màu xanh - Không mông

quạnh

Xanh vỏ đỏ lòng

 Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ  - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian:

?Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) về chủ đề học vẹt, trong đó sử dụng danh

(27)

từ, động từ, tính từ? Gạch chân các từ loại đó?

4. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ:

+ Ôn tập toàn bộ kiến thức về tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.

+ Vận dụng kiến thức TV đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài TLV số 2: lỗi lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.

- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập toàn bộ kiến thức về tiếng Việt, văn, tập làm văn đã học trong học kỳ I. Xem các đề trong sgk để tham khảo chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

--- Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 64

Đọc thêm: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG - Hồ Nguyên Trừng –

Hướng dẫn tự đọc: MẸ HIỀN DẠY CON A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu và cảm nhận được nội dung ý nghĩa truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, những phẩm chất cao đẹp của vị Thái y lệnh họ Phạm.

- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: Cách kể truyện gần với kí, ghi chép sự việc; nét đặc sắc của tình huống gay cấn trong truyện.

- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.

- Kể lại được truyện.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

- Kính trọng tài đức của lương y Phạm Bân, học tập và noi theo phong cách đó.

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống:

(28)

+ Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.

+ Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực: trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

- GD môi trường: liên hệ ảnh hưởng của môi trường giáo dục.

- GDĐĐ: Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước, tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, lòng nhân ái, khoan dung, chí công vô tư.

- Tập làm văn: Văn kể người

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tranh ảnh về Hồ Nguyên Trừng...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Em có suy nghĩ gì về cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử trong VB

“Mẹ hiền dạy con”?

* Yêu cầu: 

Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về lòng yêu thương chăm chút cho con và cả về cách dạy con: 

+ Dạy con chọn cho con một môi trường sống tốt đẹp. 

+ Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành. 

+ Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

3. Bài mới

 Hoạt động khởi động - Thời gian: phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày Gv hỏi: các con mơ ước lớn lên sẽ làm gì?

Hs trả lời

Mỗi bạn có một ước mơ khác nhau, bạn muốn làm kĩ sư, bạn làm giáo viên, bác sĩ, ca sĩ, diễn viên...Mỗi ước mơ của các con đều đáng trân trọng cho dù ước mơ nó bình dị hay lớn bởi vì cuộc đời này còn ước mơ là còn tương lai. Nhưng cô mong các con hãy nhớ rằng, dù làm gì đi nữa, tài phải đi liền với đức, phải chú trọng đến nhân cách, lương tâm, phẩm chất của chính mình. Đây cũng chính là

(29)

thông điệp mà chũng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay

 Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian : 

Trong xã hội có nhiều nghề và nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức nhất, được tôn vinh nhất đó là nghề dạy học và nghề thầy thuốc. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” của Hồ Nguyên Trừng nói về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp, nhưng quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tg’, tp’

? Giới thiệu những nét chính về tác giả Hồ Nguyên Trừng?

- Hs phát biểu theo chú thích * SGK Tr163 - GV bổ sung ...

? Tác phẩm “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Truyện kể về ai, việc gì, cho biết chủ đề của tác phẩm?

- HS trả lời theo SGK

- Truyện kể về những việc làm và phẩm chất của vị lương y họ Phạm.

- Chủ đề: Nêu cao gương sáng của một bậc l- ương y chân chính

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả (SGK/163) 2. Tác phẩm

- Truyện trích trong “Nam Ông mộng lục” viết ở Trung Quốc.

- Chủ đề: Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.

? Nêu cách đọc văn bản?

Giọng chậm rãi, thể hiện rõ thái độ của nhân vật:

+ Phạm Bân: điềm tĩnh, cương quyết.

+ Trung sứ: tức giận, lạnh lùng, đe dọa.

+ Vua: vui mừng.

GV đọc - 2 hs đọc tiếp đến hết

? Tóm tắt văn bản?

? Em hiểu như thế nào là: Huý, Thái y lệnh, phụng sự, vương phủ, quí nhân, con đỏ?

II. Đọc, hiểu văn bản 1. Đọc, kể – Tìm hiểu chú thích

(30)

(SGK164)

? Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”

chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần?

+ Từ đầu đến “đương thời trọng vọng”: giới thiệu lương y Phạm Bân.

+ Tiếp đến “xứng đáng với lòng ta mong mỏi”: tình huống gây cấn mà qua đó y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét, cao đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc trung bình 40 km/h. Tính quãng đường AB. Biết quãng đường AB dài 90km. biết vận tốc dòng nước là 2km/h. tính vận tốc

Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích). Kể tên một văn bản viết về tre mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Cho biết

- Văn bản “Nguyễn Trãi – dành còn để trợ dân” tập trung phân tích về cuộc đời, nội dung thơ văn và những tác phẩm cụ thể của một tác giả là Nguyễn Trãi - Các bài học

Giảng dạy và ôn tập môn ngữ văn, đặc biệt là phần văn miêu tả là một vấn đề không dễ bởi đây là mảng kiến thức rất quan trọng giúp HS vừa củng cố các kiến thức đã học,

- Tóm tắt, nhận xét những chia sẻ, bổ sung của HS; kết hợp gợi nhắc nững nội dung chính đã học, giúp HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng đã biết ở học kì 1: Màu cơ

- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về phần Văn, Tập làm văn, TV - HS biết vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp những kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân

- Một số văn bản nhật dụng được xem có giá trị như một tác phẩm văn học vì có thể vận dụng và củng cố những kiến thức, kỹ năng đã được học và luyện tập ở các phần

Bài 2 Cho tam giác ABC không cân, nội tiếp đường tròn (O), M là trung điểm