• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn :17/12/20

Ngày giảng: 23/12/20

Tiết : 62 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt: cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.

2. Kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, biết giữ gì sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triến phâm chất – năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực trình bày.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

* Kĩ năng sống:

+ Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt nhất là các từ đã được học.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý tưởng thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ đặc biệt là các loại từ đã học.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt

- Biết tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án; sgk; máy chiếu; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Trò: sgk, đọc và chuẩn bị bài ở nhà.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận, dạy học nhóm, dạy học tình huống, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, công đoạn.

IV. Tiến trình họat động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày

? Từ đầu kì học, chngs ta đã học những đơn vị kiến thức nào trong phần tiếng Việt?

Hs trả lời.

GV: Ở học kì I, ta đã được học về Cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ...Tiết học hôm nay ta sẽ khái quát lại kiến thức

(2)

* Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: ôn lại lí thuyết toàn bộ phần tiếng Việt đã học

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, trình bày một phút

? Em hãy trình bày lại sơ đồ hệ thống hoá cấu tạo về từ

- Hs lên bảng vẽ mô hình

? Phân biệt từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy). Cho ví dụ?

- Hs trả lời

? Thế nào là nghĩa của từ? Nghĩa gốc?

Nghĩa chuyển? Cho ví dụ?

- Hs trả lời

- Nghĩa của từ: là nội dung mà từ biểu thị.

- Từ gồm nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) và nghĩa chuyển (nghĩa được tạo ra trên cơ sở nghĩa gốc).

- Có 2 cách giải thích nghĩa của từ : + đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa + trình bày khái niệm...

* BT: HS hoạt động nhóm bàn.

- BT1: GV cho sẵn một số từ trên bảng

I. Lí thuyết

1. Cấu tạo từ - Từ đơn - Từ phức:

+ Từ ghép + Từ láy

2. Nghĩa của từ

- Khái niệm nghĩa của từ.

- Các nghĩa của từ:

+ Nghĩa gốc + Nghĩa chuyển.

- Cách giải thích nghĩa từ Từ

Từ phức Từ đơn

Từ láy Từ ghép

(3)

(Máy chiếu): mặt, mũi, đầu, xuân, lạnh – HS tìm các nghĩa khác nhau của từ.

- BT2: Cho biết các từ trên được giải thích theo cách nào.

? Thế nào là từ thuần Việt và từ mượn?

Cho ví dụ minh hoạ?

- Hs trả lời

- Từ thuần Việt : do nhân dân ta sáng tạo ra.

- Từ mượn: do vay mượn của tiếng nước ngoài.

- Ví dụ về từ mượn...

* BT: HS hoạt động nhóm bàn.

- GV cho sẵn một số hình ảnh... hs tìm từ phù hợp, ứng với hình ảnh -> cho biết đó là từ mượn hay từ thuần việt.

- Cho hs lựa chọn và lí giải cách lựa chọn của mình trong việc sử dụng từ mượn hay từ thuần Việt.

? Cho biết những lỗi thường gặp trong cách dùng từ?

- Hs trả lời

- Lặp từ: gây cho đoạn văn nặng nề.

- Lẫn lộn các từ gần âm gây khó hiểu cho người đọc

- Dùng sai nghĩa của từ

* GV cho sẵn một số ví dụ mắc lỗi dùng từ - hs phát hiện lỗi và sửa lỗi.

a. Anh ấy là người rất kiên cố.

b. Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức.

c. Trước khi nói phải nghĩa, không nên nói năng tự tiện.

d. Hôm qua, bà ngoại biếu em một cuốn sách rất hay.

HS làm bài:

a. Kiên cố  kiên cường b. Truyền tụng  tryền dạy c. Nghĩa  Nghĩ

d. Biếu  tặng – cho

+ GV đưa các khái niệm “DT, TT, LT, chỉ từ, phó từ” để ở các ô không phù hợp khái niệm, hs nhận xét, sắp xếp lại.

+ HS nêu các k/n còn lại: ĐT, ST.

3. Phân loại từ - Từ thuần Việt - Từ mượn

4. Các lỗi dùng từ - Lặp từ

- Lẫn lộn từ gần âm

- Dùng từ không đúng nghĩa

5. Từ loại và cụm từ

- Từ loại: DT, ĐT, ST, LT, tính từ, chỉ từ, phó từ.

- Cụm từ: Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT

(4)

- Khái niệm về: Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT/ Cấu tạo ...

THẢO LUẬN NHÓM: 4 NHÓM Nhóm 1: Vẽ sơ đồ từ loại – cụm từ.

Nhóm 2: Mô hình khái quát cấu tạo CDT Nhóm 3: Mô hình khái quát cấu tạo CĐT Nhóm 4: Mô hình khái quát cấu tạo CTT

CỤM DANH TỪ:

Phần trước Trung tâm Phần sau

t2: t1 T1 T2 S1 S2

chỉ lượng bao quát

chỉ lượng cụ thể hơn

Danh từ đơn vị

Danh từ sự vật,

hiện tượng, khái niệm

Nêu đặc điểm, tính chất…

Nơi chốn, thời gian….

(Chỉ từ)

Tất cả những

mấy

cành hàng

mai bưởi

tứ quý da xanh

ngoài ngõ (nơi chốn)

CỤM ĐỘNG TỪ:

Phần trước Trung tâm Phần sau

- chỉ QH thời gian:Đã, sẽ, đang - chỉ QH tiếp diễn: cũng, vẫn - chỉ sự khẳng định:Có, còn

- chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng

- chỉ sự khuyến khích hay ngăn

ĐỘNG TỪ

Bổ sung về đối tượng Bổ sung về thời gian Bổ sung về nơi chốn Bổ sung về cách thức Bổ sung về phương tiện Bổ sung về mục đích

(5)

cản: hãy, nên, chớ, đừng CỤM TÍNH TỪ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

- chỉ QH thời gian: đã, sẽ, đang - chỉ QH tiếp diễn: cũng, vẫn - chỉ sự khẳng định: có, còn - sự phủ định: không, chưa, chẳng - chỉ sự khuyến khích hay ngăn cản: hãy, nên, chớ, đừng (hạn chế)

TÍNH TỪ

Biểu thi vị trí Sự so sánh Mức độ Phạm vi

Nguyên nhân của đặc điểm tính chấ

Hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu trong đó có sử dụng cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tháng sinh. Y/c các nhóm thảo luận, mỗi nhóm một đoạn.

+ N1: từ tháng 1-4 (đoạn cụm danh từ) + N2: từ tháng 5-8 (đoạn cụm động từ) + N3: từ tháng 9-12 (đoạn cụm tính từ) - Các nhóm thảo luận viết đoạn trong 7’

- Các nhóm trình bày kết quả trên giấy A3

- Các nhóm cùng nhau nhận xét - Gv đánh giá.

* Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian:

Bài 1 :

a. Hãy đặt câu với từ mũi, một câu là nghĩa gốc và một câu là nghĩa chuyển. Cho biết từ đó chuyển nghĩa theo phương thức nào?

b. Hãy đặt câu với từ tay, một câu là nghĩa gốc và một câu là nghĩa chuyển. Cho biết từ đó chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Gợi ý

a. Nghệ sĩ Quang Thắng có cái mũi rất to (nghĩa gốc) – bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, là cơ quan được dùng để thở và ngửi.

- Mũi giày của bạn bị sứt rồi (nghĩa chuyển - ẩn dụ) – bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.

b.

- Bạn bị đau tay à? (nghĩa gốc) – bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến accs ngón, dùng để cầm nắm, thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người.

(6)

- Mã Giám Sinh là một tay buôn người (nghĩa chuyển – hoán dụ) – người giỏi về một môn, một nghề nào đó

Bài 2. Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Từ đơn Từ ghép Từ láy.

- mưa, rơi, mà, như, những, hạt, mưa

- chú, bay, vọt, lên, trên, và, tung, cánh, lướt, nhanh, mặt, hồ, lặng, sóng

- rơi, chạy

- vào, lại, Ê-đê, Mơ- nông, mở, hội,

- : suối, chảy

- mùa xuân, bé nhỏ

- chuồn chuồn nước, cái bóng, trải rộng, nhỏ xíu - ngoài đường, tiếng mưa, tiếng chân người.

- hằng năm, mùa xuân, tiết trời, đồng bào, đua voi, ấm áp,

- xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót.

- mênh mông.

- lộp bộp, lép nhép - tưng bừng

- róc rách

*. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn lại toàn bộ kiến thức phần tiếng Việt đã học.

- Chuẩn bị cho phần kiểm tra học kỳ I

* Rút kinh nghiệm

Ngày soạn :17/12/20

Ngày giảng: 24/12/20

Tiết : 63 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt: cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.

2. Kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, biết giữ gì sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triến phâm chất – năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

(7)

- Năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực trình bày.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

* Kĩ năng sống:

+ Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt nhất là các từ đã được học.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý tưởng thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ đặc biệt là các loại từ đã học.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt

- Biết tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án; sgk; máy chiếu; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Trò: sgk, đọc và chuẩn bị bài ở nhà.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận, dạy học nhóm, dạy học tình huống, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, công đoạn.

IV. Tiến trình họat động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới (43p)

* Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian:

Bài 2. Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Từ đơn Từ ghép Từ láy.

- mưa, rơi, mà, như, những, hạt, mưa

- chú, bay, vọt, lên, trên, và, tung, cánh, lướt, nhanh, mặt, hồ, lặng, sóng

- rơi, chạy

- vào, lại, Ê-đê, Mơ- nông, mở, hội,

- : suối, chảy

- mùa xuân, bé nhỏ

- chuồn chuồn nước, cái bóng, trải rộng, nhỏ xíu - ngoài đường, tiếng mưa, tiếng chân người.

- hằng năm, mùa xuân, tiết trời, đồng bào, đua voi, ấm áp,

- xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót.

- mênh mông.

- lộp bộp, lép nhép - tưng bừng

- róc rách

(8)

Bài 3: Tìm các từ mượn trong các câu sau:

a.

Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu, Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ.

Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ, Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.

b.

Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình!

Bài 4. Hãy đặt câu với từng từ trong các cặp từ dưới đây để thấy cách dùng khác nhau của chúng: phu nhân/ vợ; phụ nữ/ đàn bà.

Đáp án:

1. Hôm nay, trong buổi lễ, phu nhân của chủ tịch nước cũng đến tham dự.

2. Vợ bác ấy làm nghề buôn bán nhỏ.

3. Phụ nữ Việt Nam luôn đảm đang, thủy chung, son sắc.

4. Nghe nói người đàn bà tên Hòa ấy đến ở xóm này cũng gần một năm rồi.

 Các từ Hán Việt: phu nhân, phụ nữ phù hợp dùng trong các ngữ cảnh đòi hỏi sự trang trọng, trang nhã nên không thể thay thế với các từ thuần Việt: vợ, đàn bà được. Mỗi một từ có sắc thái biểu cảm khác nhau, nên tùy từng ngữ cảnh mà lựa chọn cho hợp lý. Có thể thấy rõ sự khác nhau qua bảng sau:

Từ Hán Việt Từ thuần Việt

- mang tính trang trọng, nghi thức - sắc thái nghĩa mang tính khái quát

- mang tính đời thường, bình dân

- sắc thái nghĩa cụ thể trong từng hoàn cảnh

Bài 5. Cho đoạn văn sau:

Chúng trói người da đen vào một gốc cây to trong rừng, tưới dầu lửa vào người. Trước khi châm lửa, chúng bẻ dần từng chiếc răng của nạn nhân, rồi móc mắt, giật từng mớ tóc xoăn, lột theo những mảng da đầu đẫm máu...Người da đen không kêu được nữa, lưỡi đã sưng phồng lên vì một thanh sắt nung đỏ dí vào. Toàn thân người ấy quằn quại như một con rắn bị đánh dập nửa mình, dở sống, dở chết.

(Trích bản án chế độ thực dân - Nguyễn Ái Quốc) a. Xác định các từ loại đã học?

b. Tìm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ?

Gợi ý:

Bài 6

a. Xác định các từ loại đã học:

- Danh từ: người, da, gốc cây, rừng, dầu lửa, lửa, chiếc răng, nạn nhân, mắt, tóc, da đầu, máu, người, lưỡi, thanh sắt, thân người, con rắn, mình.

- Động từ: trói, tưới, châm, bẻ, móc, giật, lột, kêu, nung, dí, đánh - Tính từ: đen, to, xoăn, sưng, đỏ, dập

(9)

- Số từ: một, nửa

- Lượng từ: từng, những

b. Tìm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ:

- Cụm danh từ: người da đen, một gốc cây to trong rừng, từng chiếc răng của nạn nhân, từng mớ tóc xoăn, những mảng da đầu đẫm máu, một thanh sắt nung đỏ, toàn thân người ấy, một con rắn, nửa mình.

- Cụm động từ: trói người da đen vào một gốc cây to trong rừng, tưới dầu lửa vào người, châm lửa, bẻ dần từng chiếc răng của nạn nhân, móc mắt, giật từng mớ tóc xoăn, lột theo những mảng da đầu đẫm máu, không kêu được nữa, dí vào, quằn quại như một con rắn bị đánh dập nửa mình.

- Cụm tính từ: sưng phồng lên.

4. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn tập để kiểm tra học kì.

- Học bài cũ: Ôn tập các bài theo hướng tích hợp những kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.

- Làm đề cương ôn tập theo hướng dẫn

- Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị kiểm tra học kì I.

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn : 17/12/20

Ngày giảng: 24/12/20

Tiết : 63 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức đã học về toàn bộ chương trình Ngữ văn 6.

- Định hướng được bài kiểm tra học kì I.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng trình bày bài và phân tích đề.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng phát triển phẩm chât - năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong việc sử dụng từ vựng tiếng Việt trong các tình huống khác nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục sự tự tin, tính tự lập, tự chủ trong công việc của học sinh.

* Kĩ năng sống: kĩ năng tổng hợp, phân tích, kĩ năng tư duy sáng tạo.

II. Chuẩn bị

(10)

- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.

- Trò: đọc và ôn tập trước ở nhà.

III. Phương pháp

- PP phân tích, thuyết trình tích cực, vấn đáp.

- KT động não, sơ đồ tư duy, trình bày một phút.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ

- Gv lồng trong quá trình giảng bài.

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: giúp hs định hướng được cách làm bài phần văn bản

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích

- KT động não, trình bày một phút

? Kể tên các truyện truyền thuyết, cổ tích đã học?

- Hs kể tên các truyện

? Để làm tốt bài kiểm tra phần văn, cần phải làm thế nào?

- Hs trả lời, gv chốt + Đọc kĩ các văn bản + Kể tóm tắt các văn bản

+ Nhớ được các đoạn văn trích trong các văn bản.

+ Nêu được tên của văn bản + Biết được ngôi kể của văn bản

I. Phần văn

1. Truyền thuyết - Văn bản Thánh Gióng

- Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh 2. Cổ tích

- Văn bản Thạch Sanh

- Văn bản Em bé thông minh

Văn bản

Thứ tự kể

Ngôi kể

Bài học nhận thức ( ý nghĩa)

Nghệ thuật Thánh

Gióng

Tự nhiên

Ngôi 3 Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta..

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo

- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường

Sơn Tinh Thủy Tinh

Tự nhiên

Ngôi 3 Truyện giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ

- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo

(11)

thưở các vua Hùng.

Đồng thời thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.

có tính khái quát cao.

- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.

Thạch Sanh

Tự nhiên

Ngôi 3 Truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về công lý xã hội sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện.

Chi tiết tưởng tượng thần kỳ độc đáo giàu ý nghĩa ....

Thầy bói xem voi

Tự nhiên

Ngôi 3 - Muốn hiểu biết về sự vật, hiện tượng ta phải xem xét, đánh giá chúng một cách toàn diện.

- Kể chuyện ngắn gọn, - Sử dụng từ láy, phép so sánh, nghệ thuật phóng đại.

- Xây dựng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước kín đáo.

- Lặp lại các sự việc.

Ếch ngồi đáy giếng

Tự nhiên

Ngôi 3 - Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.

- Khuyên người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.

- Cách kể chuyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ - Phép nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng; Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên đặc sắc.

Treo biển

Tự nhiên

Ngôi 3 Phê phán những người hành động không có chủ kiến, chủ định.

- Bài học: Cần tiếp thu ý kiến của người khác một cách có chọn lọc.

- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều ...

- Sử dụng những yếu tố gây cười.

- Kết thúc truyện bất ngờ...

Lợn cưới áo mới

Tự nhiên

Ngôi 3 - Phê phán, chế giễu thói khoe của.

- Nên khiêm tốn, không nên khoe khoang, hợm của

- Tạo tình huống gây cười.

- Sử dụng biện pháp NT đối xứng và phóng đại.

- Miêu tả điệu bộ, hành

(12)

động, ngôn ngữ của nhân vật rất lố bịch.

Hoạt động 2: 15’

- Mục tiêu: giúp hs định hướng được cách làm bài phần tiếng Việt về cụm danh từ và cụm động từ

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích

- KT động não, trình bày một phút

? Muốn xác định được cụm danh từ trong câu ta cần dựa vào đâu?

- Cần dựa vào các phần phụ trước hoặc phần phụ sau của danh từ

+ Nếu trước danh từ là số từ hoặc lượng từ thì đó là cụm danh từ

+ Nếu sau danh từ là chỉ từ hoặc từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật thì đó là cụm danh từ.

? Hãy lấy ví dụ chứng minh?

- Hai con trâu (Số từ + danh từ) - Ngôi làng ấy (danh từ + chỉ từ)

? Làm thế nào để viết được đoạn văn có sử dụng cụm động từ?

- Cần phải xác định những từ ngữ xung quanh động từ để tạo thành cụm động từ.

+ Trước động từ thường là các phó từ chỉ sự tiếp diễn, chỉ thời gian…

+ Sau động từ thường là những từ chỉ đối tượng…

? Hãy lấy ví dụ?

- Tôi sẽ đi Hà Nội

- Tôi sẽ đến nhà bạn vào chiều nay.

Hoạt động 3: 15’

- Mục tiêu: giúp hs định hướng được cách làm bài văn kể chuyện đời thường hoàn chỉnh

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích

- KT động não, trình bày một phút

? Làm thế nào để làm tốt một bài văn tự sự?

- Đọc kĩ đề

II. Phần tiếng Việt 1. Cụm danh từ

+ Nếu trước danh từ là số từ hoặc lượng từ thì đó là cụm danh từ + Nếu sau danh từ là chỉ từ hoặc từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật thì đó là cụm danh từ.

2. Cụm động từ

+ Trước động từ thường là các phó từ chỉ sự tiếp diễn, chỉ thời gian…

+ Sau động từ thường là những từ chỉ đối tượng…

III. Phần tập làm văn

(13)

- Xác định nhân vật, sự việc định kể - Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí - Viết bài theo từng phần, từng đoạn - Chú ý lời văn, sử dụng hình ảnh so sán

? Làm thế nào để làm tốt một bài kiểm tra tổng hợp?

- Hs trả lời, gv chốt + Đọc đề

+ Xác định yêu cầu + Làm ra nháp + Tự kiểm tra lại + Viết vào bài

* GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận trong 3p xây dựng dàn ý HS thực hiện, trình bày

GV chốt trên máy chiếu

Đề 1(Trang 99): Kể về một việc tốt mà em đã làm I. Tìm hiểu đề

- Kiểu bài: kể chuyện đời thường - Nội dung: kể về việc tốt em đã làm - Đối tượng: Việc tốt đã làm.

II. Lập dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu:

- Việc tốt đã làm - Lí do làm việc tốt.

2. Thân Bài

- Kể lại diến biến sự việc theo dòng hồi tưởng:

+ Việc tốt đó xảy ra ở đâu?

+ Việc tốt đó diễn ra như thế nào?

+ Hành động cụ thể của em khi đó là gì?

- Ý nghĩa của việc làm tốt

3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân khi làm việc tốt.

ĐỀ 3/99( Trang 99) Kể về một cô giáo mà em quý mến I Tìm hiểu đề

- Kiểu bài: kể chuyện đời thường

- Nội dung: kể về cô giáo mà em quý mến - Đối tượng: cô giáo

II Lập dàn ý

1. Mở bài: giới thiệu cô giáo định kể, ấn tượng sâu sắc về cô 2. Thân bài

a) Giới thiệu về cô - Cô giáo em tên là gì

- Năm nay cô khoảng bao nhiêu tuổi.

- Khuôn mặt:

- Mái tóc:

(14)

- Trang phục:

b) Kể về những việc làm của cô

* Khi ở trường:

- Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.

- Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.

- Ấn tượng đầu tiên của em khi gặp cô như thế nào

- Kể về những bài giảng, những lời khuyên bảo của cô đối với học sinh và đối với em

- Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. bằng những việc làm cụ thể nào

- Cô đã có biện pháp và phương pháp gì đặc biệt trong công tác giáo dục học sinh

* Khi ở nhà

Cô sắp xếp tổ chức việc nhà thế nào… Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.

- Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ - Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng.

3. Kết bài

+ Suy nghĩ về cô:

- Yêu thương và kính trọng: cô như người mẹ thứ hai, cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

- Lưu giữ trong tim hình ảnh cô.

Đề c: Kể về một người bạn mới quen I. Tìm hiểu đề

- Kiểu bài: kể chuyện đời thường - Nội dung: kể về người bạn mới quen - Đối tượng: người bạn.

II Lập dàn ý 1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về người bạn đó? Mới quen khi nào?

2. Thân bài

- Kể chi tiết hoàn cảnh gặp gỡ

- Khái quát ngoại hình của bạn (có thể miêu tả những ấn tượng đặc biệt) - Hoàn cảnh gia đình của người bạn đó

- Tính cách của người bạn đó (có thể nêu những nét tính cách tiêu biểu, có sự việc minh họa)

- Những việc làm của người bạn đó

- Kỉ niệm sâu sắc giữa hai người (VD: Sau khi quen nhau, hai người đã cùng nhau thi đua hay giúp đỡ nhau như thế nào, hoặc một sự hiểu lầm...)

3. Kết bài

- Tình cảm của em với người bạn đó

- Niềm tin vào tình bạn giữa em và người đó - Suy nghĩ của em về tình bạn

(15)

Đề 4/99: Kể lại một kỉ niệm ấu thơ I. Tìm hiểu đề

- Kiểu bài: kể chuyện đời thường - Nội dung: kể về kỉ niệm tuổi ấu thơ - Đối tượng: kỉ niệm tuổi ấu thơ II. Lập dàn ý

1. MB

- Giới thiệu kỉ niệm (vui hay buồn? kỉ niệm gì? Xảy ra bao giờ?) và cảm xúc bản thân khi nhớ lại kỉ niệm đó

2. Thân hài

- Kỉ niệm diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? Liên quan đến ai?

- Diễn biến sự việc:

+ Mở đầu câu chuyện như thế nào?

+ Diễn biến?

+ Đỉnh điểm, cao trào

+ Thái độ, tình cảm của các nhân vật trong truyện + Điều gì khiến em ấn tượng nhất?

3. Kết bài

- Câu chuyện kết thúc như thế nào?

- Ý nghĩa của kỉ niệm (nếu có)

- Suy ngẫm của em về kỉ niệm đó, bài học rút ra

(có thể là kỉ niệm với bạn bè, thầy cô giáo, một trải nghiệm) Đề d/119: Kể về đổi mới ở quê em

I. Tìm hiểu đề 1. Tìm hiểu đề

- Kiểu bài: kể chuyện đời thường

- Nội dung: kể về sự đổi mới ở quê em.

- Đối tượng: quê hương em.

II. Dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu những đổi mới ở quê em 2. Thân bài: kể về sự đổi mới trên các phương diện

- Con đường đất đỏ- nay: rải nhựa đen bóng.

- Xe lúa đầy ắp theo con đường nhựa nhẹ nhàng về sân phơi.

- Trạm y tế với ngôi nhà ngói ba gian- nay: trang thiết bị hiện đại.

- Khu trường mẫu giáo khang trang.

- Trường học: trước kia ẩm thấp, nay xây mới: mái ngói đỏ tươi, khang trang.

- Nhà văn hóa: sách báo , có bản tin của thôn về các hoạt động trong thôn trong xã

- Khu chợ : rộng, hàng hóa phong phú, đủ loại, đông vui tấp nập.

- Rác thải: thu gom gọn gàng, sạch sẽ

- Nước máy: trong vắt, đầy ắp-> thay đổi đời sống dân quê, làng quê khoác lên mình bộ áo mới.

(16)

- Phong trào học tập: các thôn đều có quỹ khuyến học….

3. KB

- Suy nghĩ: + Quê em không giàu có như các vùng quê khác nhưng em rất tự hào về quê hương mình.

+ Em rất vui trước đổi mới của quê hương + Em sẽ chăm chỉ học tập để mai này…..

+ Em mong sau này lớn lên sẽ được đóng góp một phần nhỏ bé…..

Đề g/119: Kể về người thân của em I. Tìm hiểu đề

- Kiểu bài: kể chuyện đời thường - Nội dung: kể về người thân - Đối tượng: người thân II. Lập dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu về người thân(tên, tuổi) 2. Thân bài:

- Đặc điểm ngoại hình và tính cách nổi bật:

+ Ngoại hình: khuôn mặt, mái tóc, nụ cười...

+ Tính cách:

- Ý thích của người thân:

- Tình cảm với mọi người:

+ Chăm lo cho gia đình + Quan tâm đến mọi người

+ Việc làm đáng nhớ: kể về một việc làm cụ thể, đáng nhớ đối với em hoặc thành viên nào đó trong gia đình.

- Thái độ cư xử với mọi người xung quanh (gia đình, họ hàng, làng xóm…) 3 Kết bài

- Tình cảm của em đối với người thân.

- Mong ước, hứa hẹn.

4. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn tập để kiểm tra học kì.

- Học bài cũ: Ôn tập các bài theo hướng tích hợp những kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.

- Làm đề cương ôn tập theo hướng dẫn

- Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị kiểm tra học kì I.

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn : 17/12/20

Ngày giảng: 24/12/20

Tiết : 65 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

(17)

- Củng cố kiến thức đã học về toàn bộ chương trình Ngữ văn 6.

- Định hướng được bài kiểm tra học kì I.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng trình bày bài và phân tích đề.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng phát triển phẩm chât - năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong việc sử dụng từ vựng tiếng Việt trong các tình huống khác nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục sự tự tin, tính tự lập, tự chủ trong công việc của học sinh.

* Kĩ năng sống: kĩ năng tổng hợp, phân tích, kĩ năng tư duy sáng tạo.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.

- Trò: đọc và ôn tập trước ở nhà.

III. Phương pháp

- PP phân tích, thuyết trình tích cực, vấn đáp.

- KT động não, sơ đồ tư duy, trình bày một phút.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ

- Gv lồng trong quá trình giảng bài.

3. Bài mới (43p)

* Đề văn tham khảo

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

"...Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa.

Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa đến thẳng nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác giặc chết như dạ."…

( Ngữ văn 6 - tập 1) Câu 1 Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì?

Câu 3 Từ hình ảnh của chú bé trong đoạn trích trên tác giả dân gian muốn ca ngợi điều gì?

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

(18)

Câu 1 (2,0 điểm) Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học cuộc sống sâu sắc. Bằng một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) em hãy rút bài học cho bản thân từ truyện. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm động từ, gạch chân dưới cụm động từ đó.

Câu 2 (5 điểm) Sau khi kết thúc truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, hãy hình dung một cuộc gặp gỡ tình cờ của em và Thủy Tinh. Trong cuộc gặp đó, em có nói về những hậu quả của tình trạng lũ lụt và sự tàn phá môi trường hiện nay ở nước ta.

Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Đáp án – Biểu điểm

Phần

u Nội dung Điểm

I. Đọc hiểu

( 3,0

điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi 3,0

1

- Đoạn trích được trích trong văn bản ”Thánh

Gióng” 0,5

- Thuộc thể loại truyện truyền thuyết. 0,5 2 - Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 0,5

- Phương thức biểu đạt tự sự 0,5

3

HS trình bày theo cách hiểu của mình, có thể đạt được một số ý sau:

- Ca ngợi hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

- Ca ngợi truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.

1,0

II. Tự luận (8,0 điểm)

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học cuộc sống sâu sắc. Bằng một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) em hãy rút bài học cho bản thân từ truyện.

Đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm động từ, gạch chân dưới cụm động từ đó.

2,0

1 * Yêu cầu hình thức - Viết đủ số câu

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng; dấu chấm kết thúc đoạn.

0,25

* Yêu cầu nội dung: HS cần trình bày đảm bảo những ý sau:

Đoạn văn:

- Câu1: Giới thiệu tác phẩm (Truyện ngụ ngôn

“Ếch ngồi đáy giếng”) và ấn tượng khái quát của mình về tác phẩm.

- Các câu tiếp theo: Trình bày bài học rút ra từ truyện

+ Sống ở trên đời không nên ngông nghênh, luôn nghĩ mình là nhất.

+ Những gì ta chưa biết là cả đại dương mênh

0,25

0,5

(19)

mông, kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước trong đại dương đó.

+ Bài học: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải học hỏi, khiêm nhường, không được chủ quan, kiêu ngạo trước bất kì điều gì, đặc biệt khi chúng ta tiếp xúc với những môi trường mới, thử thách mới.

- Truyện cho ta bài học về thái độ và cách nhận thức khi đi ra ngoài xã hội của con người.

Câu cuối: Khẳng định cảm nghĩ của mình về tác phẩm.

Tiếng Việt:

- Xác định được cụm động từ đã sử dụng và gạch chân.

0,25

0,5

* Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức văn hóa về bài học rút ra từ câu chuyện.

* Đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 cụm động từ (cần chỉ ra chính xác)

(HS viết thiếu số câu hoặc thừa nhiều, mắc các lỗi diễn đạt, chính tả tùy theo mức độ GV trừ tối đa 0,25 điểm)

0,25

Sau khi kết thúc truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, hãy hình dung một cuộc gặp gỡ tình cờ của em và Thủy Tinh. Trong cuộc gặp đó, em có nói về những hậu quả của tình trạng lũ lụt và sự tàn phá môi trường hiện nay ở nước ta. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

5,0

2 * Yêu cầu chung

- Kiểu bài: Tự sự - Kể chuyện tưởng tượng.

- Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ và nói chuyện về tình trạng lũ lụt và sự tàn phá môi trường hiện nay của nước ta.

- Phạm vi: Tình trạng lũ lụt và sự tàn phá môi trường có thật ở nước ta hiện nay.

+ Cần xác định được đối tượng để kể.

+ Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng cần kể.

- Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, lời văn trong sáng, hạn chế các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

0,25 0,25

0,25

0,25

1. Mở bài

Giới thiệu chung về cuộc gặp gỡ của em và Thủy Tinh.

0,5 2. Thân bài

(20)

- Kể lại cảnh em gặp Thủy Tinh + Thái độ của Thủy Tinh khi gặp em.

+ Em hỏi han lại chuyện cũ năm xưa của Thủy Tinh

- Vào vấn đề chính em kể lại những đợt thiên tai lũ lụt cho Thủy Tinh nghe như:

+ Nhà cửa bị cuốn trôi, người người mất tích, dân chúng lầm than, cực khổ…

+ Thiệt hại về người và của rất nặng nề, đau thương…

+ Thời gian khắc phục hậu quả của lũ lụt là rất lâu…

- Thủy Tinh biện hộ về nguyên nhân gây lũ lụt:

+ Chủ yếu do con người tàn phá rừng đầu nguồn, phá rừng bừa bãi…

+ Chặt cây lấy gỗ để sử dụng nhưng lại không trồng cây gây lại rừng, diện tích đồi trọc ngày càng lớn…

+ Các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện giao thông xả khí thải trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan…

+ Rác thải trực tiếp xuống các đường thoát nước rất nhiều gây tắc nên khi mưa xuống nước không thoát được đã gây ra hiện tượng ngập úng nhiều ngày.

* Em và Thủy Tinh bàn giải pháp:

+ Đưa ra giải pháp của mỗi cá nhân + Em nhờ Thủy Tinh giúp đỡ

+ Tình tiết sự đồng ý của Thủy Tinh

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề, lời kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường của em và Thủy Tinh với mọi người dân đặc biệt là đối với các bạn trẻ.

0,5

* Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa về bài học rút ra từ cuộc nói chuyện.

0,25 Hướng dẫn chấm:

- Điểm 5: Văn viết lưu loát, giàu cảm xúc, có sáng tạo, đảm bảo đầy đủ sâu sắc các yêu cầu trên.

- Điểm 4: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, còn một số sai sót về chính tả, diễn đạt, trình bày.

- Điểm 3: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, kể còn lúng túng, diễn đạt lủng củng, còn sai nhiều lỗi chính tả.

- Điểm 2: Chưa hiểu rõ đề, kể còn thiếu ý, diễn đạt chưa đúng bố

(21)

cục.

- Điểm 1: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

Tổng 10

4. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn tập để kiểm tra học kì.

- Học bài cũ: Ôn tập các bài theo hướng tích hợp những kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.

- Làm đề cương ôn tập theo hướng dẫn

- Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị kiểm tra học kì I.

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Dấu hiệu: Đối thoại trong văn tự sự được biểu hiện bằng các dấu gạch đầu dòng ở trước các lời trao và đáp. Là lời độc thoại: Ông Hai tự nói với chính mình. * Độc

- Khảo sát, bao quát một số kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 8 theo tích hợp Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu

Kết bài: Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo của cây; liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn

- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về phần Văn, Tập làm văn, TV - HS biết vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp những kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân

- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn buông xuống. - Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn. b) Từ hai bài văn

- Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ. - Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ

a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian, từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ. b) Tìm một chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh

CHÀO ĐÓN CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY.. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5.. Ôn luyện tập đọc và đọc thuộc lòng... Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng..