• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ:"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ:

KHỐI LỚP 6

TUẦN 22, 23 - TIẾT 38, 39

BÀI 18. CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC THẾ KỈ X ( 4 TIẾT)

HOẠT ĐỘNG 1 : ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU . Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

I/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43)

1/ Những câu thơ trích trong Thiên Nam ngữ lục cho em biết thông tin gì về nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

2/ Dựa vào lược đồ 18.2, em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

3/ Tìm những cụm từ và câu thể hiện ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong tư liệu 18.3.

II/ Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

Dựa vào tư liệu 18.5 và lược đồ 18.7 em hãy:

+ Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

+ Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa.

III/Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542-602) 1/ Nêu nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lý Bí.

2/ Em hãy trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

3/ Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí được Quốc sử quán triều Nguyễn nhận định như thế nào qua tư liệu 18.9?

4/ Em hãy nêu những đóng góp của Lý Bí và triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc.

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

Sau khi HS trả lời các câu hỏi ở các mục GV nhận xét gồm các nội dung sau đây:

I/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43)

- Mùa xuân năm 40, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.

- Được nhân dân khắp nơi hưởng ứng từ Hát Môn nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu ( Bắc Ninh). Thái thú Tô Định đại bại, chạy trốn về quận Nam Hải (Quảng Đông).

(2)

- Khởi nghĩa thắng lợi, nhân dân suy tônTrưng Trắc lên làm vua (Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương), đóng đô ở Mê Linh.

- Mùa hè năm 42, nhà Hán đem quân đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại.

II/ Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

- Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.

- Từ căn cứ núi Nưa nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại đô hộ ở Cửu Chân rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Nhà Ngô đem quân đàn áp, khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hoá).

III/ Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542-602)

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên (Bắc Ninh), làm chủ Giao Châu. Nhà Lương đã hai lần huy động quân sang đàn áp nhưng đều thất bại nặng nề.

+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, hiệu là Lý Nam Đế. Ông đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), cho xây điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc, cho đúc tiền riêng.

+ Tháng 5 - 545, Nhà Lương cử quân xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục, một vị tướng trẻ tài ba. Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây đựng căn cử và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

+ Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng vương (Triệu Việt Vương).

+ Năm 602, nhà Tuỳ đem quân xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.

IV/ Luyện tập, vận dụng

1/ Cho biết nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

2/ Dựa vào lược đồ 18.2, em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

3/ Cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

5/ Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

6/ Dựa vào lược đồ 18.7 trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

7/ Em hãy nêu những đóng góp của Lý Bí và triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc.

*Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

(3)

Học sinh trả lời các câu hỏi vào vở và học bài theo yêu cầu gồm:

I/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) II/ Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

III/ Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542-602) IV/ Luyện tập, vận dụng

*Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

Họ tên học sinh:

Môn học: Lịch sử - Địa lí.

Nội dung học tập.

Câu hỏi của học sinh:

Học sinh chuẩn bị tiết tiếp theo:

IV/ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Năm 713-722)

HS đọc thông tin mục IV, quan sát Lược đồ 18.10 SHS trang 93 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

V/ Khởi nghĩa Phùng Hưng (Khoảng năm 776-791)

1/ HS đọc thông tin mục V và quan sát Lược đồ 18.12, hãy tóm tắt lại những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

2/ Tại sao nhân dân ta gọi Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Buôn bán đương thời khá phát triển Câu 11: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán.. vẫn giữ nguyên

Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lƣợng của lƣợng hoa quả đƣợc đặt trên đĩa câna. THỰC HÀNH ĐO

- Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên. - Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.

BỘI CHUNG NHỎ NHẤT.. Chúc các em học thật giỏi.. Chúc các em học thật giỏi.. b) Ta thấy hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD song song với nhau. c) Ta thấy hai đường

a/ Chia số bi mỗi hộp thành ba phần bằng nhau có nghĩa là số bi mỗi hợp phải chia hết cho 3, rồi từ đó trả lời.. b/Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn thì

Nếu một đƣờng thẳng c cắt hai đƣờng thẳng a, b và trong các góc tạo thành có: + Một cặp góc so le trong bằng nhau. Hoặc + Một cặp góc đồng vị bằng nhau. + Sử dụng

( Gồm các bài: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX; Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX).. Tổng số tiết

- Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của đất nước qua lược đồ Sgk và At lát địa lí Việt Nam.Qua đó đánh giá ý nghĩa và giá trị của vị trí địa lí lãnh