• Không có kết quả nào được tìm thấy

báo Cao Bằng online Bài viết trên có nhắc đến bài thơ “Tức cảnh Pác Bó

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "báo Cao Bằng online Bài viết trên có nhắc đến bài thơ “Tức cảnh Pác Bó"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA HK II – NGỮ VĂN 8 NH 2017 – 2018

Thời gian làm bài : 90p PHẦN I : 3 điểm

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Như lịch sử đã ghi nhận, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, ngày 28/1/1941 (năm Tân Tỵ), đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) đã trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành độc lập tự do cho Việt Nam. Nơi Người ở đầu tiên khi về nước hoạt động là núi rừng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi “non xanh, nước biếc, rừng thẳm, đất thiêng”, cảnh vật hữu tình, nên thơ, hùng vĩ, người dân chất phác, hiền lành, thuần hậu, đầy tình yêu quê hương, đất nước.

Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, lòng người dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề: “Pác Bó hùng vĩ”

“Non xa xa, nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là,

Đây suối Lê nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà.”

Người đã đặt tên cho con suối Khuổi Mịn là suối Lê nin, đặt tên cho núi Phja Tào là núi Các Mác, bởi tư tưởng của Mác cao ngất như ngọn núi, tư tưởng của Lê nin như suối nguồn, đó là tư tưởng tiến độ của loài người, là chân lý cách mạng.

Ngay sau đó một thời gian, Bác Hồ lại làm bài thơ với tiêu đề: “Tức cảnh Pác Bó”

[…]

Giờ đây, đọc lại những bài thơ của Bác sáng tác ở Pác Bó, chúng ta vẫn thấy sự hồn nhiên, tự tại, hào sảng, khoan thai, thi vị ở các câu thơ của một bậc thi sĩ - vĩ nhân..

(Trích “Ba bài thơ bác làm ở Pác Bó” – báo Cao Bằng online – 26/ 1/ 2012) 1./ Bài viết trên có nhắc đến bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” – một tác phẩm mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Hãy chép lại hai câu thơ mà em yêu thích trong bài thơ ấy.

(1 điểm)

2./ Trong bài báo trên có câu :

Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, lòng người dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề: “Pác Bó hùng vĩ”.

a./ Câu văn trên thuộc kiểu câu gì ? (0.5 điểm) b./ Qua hai câu thơ :

“Đây suối Lê nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà.”

Em nhận thấy Bác đã thực hiện hành động nói gì ? (0.5 điểm)

3./ Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, em có cảm nghĩ gì về nét đẹp tâm hồn của Bác Hồ ? Trình bày cảm nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn. (1 điểm)

PHẦN II : 7 điểm 1./

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Trích “Khi con tu hú” – Tố Hữu)

(2)

Đọc đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của thiên nhiên vào hè ? Trình bày cảm nhận của em bằng một văn bản ngắn. (3 điểm)

2./ Học tập là nhiệm vụ, cũng là niềm vui đối với tuổi học sinh. Thế nhưng, một số học sinh hiện nay lại có những biểu hiện lười biếng, bê bối trong việc học tập. Em hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy. (4 điểm)

(3)

ĐÁP ÁN

ĐỀ KIỂM TRA HK II – NGỮ VĂN 8 NH 2017 – 2018

Thời gian làm bài : 90p PHẦN I : 3 điểm

1./ Bài viết trên có nhắc đến bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” – một tác phẩm mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Hãy chép lại hai câu thơ mà em yêu thích trong bài thơ ấy.

(1 điểm)

- HS chép đúng, đủ hai câu thơ mà HS yêu thích trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Hồ Chí Minh) : 1 điểm.

- Sai một từ hoặc sai một lỗi chính tả : trừ 0.25 điểm.

2./ Trong bài báo trên có câu :

Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, lòng người dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề: “Pác Bó hùng vĩ”.

a./ Câu văn trên thuộc kiểu câu gì ? (0.5 điểm)

 câu văn trên thuộc kiểu câu trần thuật. (0.5 điểm) b./ Qua hai câu thơ :

“Đây suối Lê nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà.”

Em nhận thấy Bác đã thực hiện hành động nói gì ? (0.5 điểm)

 Qua hai câu thơ trên, Bác đã thực hiện hành động nói : trình bày, kể. (0.5 điểm)

3./ Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, em có cảm nghĩ gì về nét đẹp tâm hồn của Bác Hồ ? Trình bày cảm nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn. (1 điểm)

HS có thể trình bày về những nét đẹp tâm hồn của Bác Hồ mà bản thân cảm nhận được qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Đó có thể là tâm hồn yêu thiên nhiên, lối sống giản dị - chan hòa với thiên nhiên hoặc tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm vượt khó của người chiến sĩ cách mạng…

(Tùy mức độ phong phú, diễn đạt tốt của bài làm, GV cho điểm, tối đa là 1 điểm) PHẦN II : 7 điểm

1./

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Trích “Khi con tu hú” – Tố Hữu) Đọc đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của thiên nhiên vào hè ? Trình bày cảm nhận của em bằng một văn bản ngắn (3 điểm)

(4)

BIỂU ĐIỂM :

- HS viết được văn bản cảm nhận đúng hướng, ý phong phú, diễn đạt tốt : 2.5  3.0đ.

- HS viết được văn bản cảm nhận đúng hướng, nhưng diễn đạt chưa thật mạch lạc, mắc lỗi chính tả, nội dung còn sơ sài : 1.5  2.25đ (tùy mức độ sai sót).

- HS viết được văn bản nhưng lạc đề : tối đa 1.0đ.

- HS thiếu MB hoặc KB, trừ 0.5 điểm / phần thiếu.

- Đoạn văn chỉ có 1, 2 câu : 0.5đ.

2./ Học tập là nhiệm vụ, cũng là niềm vui đối với tuổi học sinh. Thế nhưng, một số học sinh hiện nay lại có những biểu hiện lười biếng, bê bối trong việc học tập. Em hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy. (4 điểm)

YÊU CẦU :

- HS biết vận dụng phương pháp làm văn nghị luận xã hội để giải quyết yêu cầu đề bài.

- Bài làm cần đảm bảo bố cục sau : I. MỞ BÀI :

- Nêu vấn đề nghị luận : hiện tượng lười biếng, bê bối trong việc học tập ở một số HS hiện nay.

II. THÂN BÀI :

Trình bày lần lượt các khía cạnh của vấn đề :

1. Miêu tả hiện tượng lười biếng, bê bối trong học tập ở một số HS hiện nay.

2. Phân tích nguyên nhân của hiện tượng.

3. Đánh giá tác hại của hiện tượng.

4. Giải pháp cho hiện tượng.

III. KẾT BÀI :

- Nhận định chung về tác hại của hiện tượng.

- Liên hệ bản thân (không bắt buộc).

--- BIỂU ĐIỂM :

- Điểm 4 : Bài làm xuất sắc, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, ý phong phú. Có bố cục rõ ràng, hợp lý, lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Lời văn mạch lạc, chỉ sai 1, 2 lỗi chính tả, lỗi dùng từ. Chữ viết ngay ngắn, trình bày sạch đẹp.

- Điểm 3 – 3.75: Bài làm tốt, đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu nêu trên, ý phong phú, có bố cục rõ ràng. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Lời văn khá mạch lạc, sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ không đáng kể.

- Điểm 2.5 – 2.75: Bài làm khá, đáp ứng được các nội dung cơ bản của văn nghị luận, biết vận dụng lý lẽ và dẫn chứng, tuy có thể chưa đạt hiệu quả cao. Có bố cục tương đối rõ. Lời văn khá mạch lạc.

- Điểm 2 – 2.25 : Bài làm trung bình, đáp ứng được các nội dung cơ bản của văn nghị luận, nhưng lý lẽ và dẫn chứng còn chung chung, chưa phong phú, chưa chú ý sắp xếp lý lẽ theo trình tự, bố cục. Diễn đạt chưa mạch lạc.

- Điểm 1 – 1.75: Bài làm yếu, chưa đáp ứng được các nội dung cơ bản của văn nghị luận, nội dung sơ sài. Diễn đạt lủng củng.

- Điểm 0.5 – 0.75: Bài làm kém, nội dung sơ sài, lạc đề hoặc chỉ viết một đoạn.

- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 3: Qua đoạn trích trên và sự hiểu biết của em về xã hội, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống bằng một

HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự

4.Qua đoạn thơ 1 của bài thơ Từ ấy, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ sống xa rời lí tưởng, thực

Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A tranh nhau phát biểu ý kiến Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạoD. Mạnh dạn suy nghĩ tìm

Carbohydrate (chất đường, bột). Hiện tượng ngộ độc thực phẩm tập thể ngày càng nhiều. Trong đó, có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học. a) Em hãy

(?) Từ việc miêu tả lại khung cảnh, kể lại những sự việc của mình, người viết đã bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?. Hãy chỉ ra những câu văn

Hãy nêu hình ảnh của quê hương được nhắc đến trong đoạn thơ trên và những hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?. Câu 5: Em hãy tả lại một người bạn học cùng lớp với