• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài 120 phút –

Không tính thời gian giao đề (Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1: (4 điểm)

Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:

“… Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...”

(Ông đồ) a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?

b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?

c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ?

Câu 2: (4 điểm)

Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ô hen ri.

Câu 3: (12 điểm)

Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người.

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1: (4 điểm)

a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (0,25 điểm)

b. Các trường từ vựng:

- Vật dụng: giấy, mực, nghiên (0,25 điểm)

- Tình cảm: buồn, sầu (0,25 điểm)

- Màu sắc: đỏ, thắm (0,25 điểm)

c. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu). (1 điểm)

Phân tích có các ý: (2,0 điểm)

- Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.

- Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.

- Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán.

- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…

Câu 2: (4 điểm)

- Giới thiệu khái quát đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”. (1 điểm) - Lòng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba họa sĩ nghèo: Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi. Tuy không cùng tuổi tác nhưng họ có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sĩ trẻ; Xiu lo lắng chăm sóc Giôn-xi khi cô đau ốm).

(1,5 điểm) - Cụ Bơ men: Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổi già vẫn kiên trì làm người mẫu. Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ

“Chiếc lá cuối cùng” giữa mưa gió, rét buốt.

(1 điểm)

- “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã cứu được Giôn xi.

(0,5 điểm) Câu 3: (12 điểm)

* Yêu cầu chung:

a. Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.

b. Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người.

- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết.

(3)

- Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp.

- Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực.

c. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác;

văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Mở bài: (1,5 điểm)

- Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương).

- Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.

b) Thân bài: (8 điểm)

Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội.

- Tình cảm xóm giềng:

+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).

+ Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao).

- Tình cảm gia đình:

+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).

+ Tình cảm cha mẹ và con cái:

• Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc - Nam Cao).

• Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).

c) Kết bài: (1,5 điểm)

Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn).

* Hình thức: (1 điểm) Có đủ bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí, dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết đẹp.

* Lưu ý: Bài viết của học sinh rất phong phú, sinh động. Vì vậy giáo viên chấm cần linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm thoả đáng đối với những bài viết có tính sáng tạo, cảm xúc chân thực, trình bày sạch sẽ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác. * Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, Sự vô tâm của mọi

Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đóA. Là những từ đọc giống nhau

Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của

Giúp học sinh hiểu biết hơn về từ ngữ địa phương và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, từ đó thêm yêu quý Tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của các

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn biểu cảm, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự