• Không có kết quả nào được tìm thấy

HỆ THỐNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HỆ THỐNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học số 2 (118), 2012

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

120

Giới thiệu sách mới:

HỆ THỐNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(Qua những cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2002-2004-2006-2008)

Phạm Đỗ

Nhà xuất bản Khoa học xã hội vừa xuất bản cuốn sách: “Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2002-2004-2006-2008)” của tác giả Đỗ Thiên Kính (2012). Có thể tóm lược một số nội dung chủ yếu của cuốn sách như sau:

1. Địa vị kinh tế-xã hội cao thấp giữa các tầng lớp xã hội và mô hình kim tự tháp về hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam

Dựa trên tiêu chuẩn phân nhóm là nghề nghiệp và sự sắp xếp thứ bậc cao thấp theo tiêu chuẩn tổng hợp về địa vị kinh tế-xã hội, công trình đã phân chia thành 9 tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam ngày nay từ bộ số liệu VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008. Tiếp theo, có thể nhóm gộp từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp xã hội lớn hơn. Đó là các Tầng lớp cao (bao gồm các tầng lớp thứ 1, thứ 2,

thứ 3), Tầng lớp giữa (gồm các tầng lớp thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7) và Tầng lớp thấp (gồm các tầng lớp thứ 8, thứ 9). Trong đó, tầng lớp cao chiếm hữu và kiểm soát nhiều loại nguồn lực của xã hội hơn cả, còn tầng lớp thấp có ít nguồn lực nhất. Tóm lại, sơ đồ tổng hợp về địa vị kinh tế-xã hội cao thấp giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam như sau:

Lãnh đạo 1

Cả nước (2008) 1.0 0.4 4.0 4.8 16.6 3.4 13.2 8.2 48.4

-60.00 -40.00 -20.00 0.00 20.00 40.00 60.00

Lãnh đạo Doanh nhân Chuyên môn cao Nhân viên Buôn bán-Dịch vụ Công nhân Tiểu-Thủ công nghiệp Lao động giản đơn Nông dân

Tỷ lệ %

(2)

Xã hội học số 2 (118), 2012

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

121

Doanh nhân 2

Tầng lớp cao C.Môn cao 3

Nhân viên 4

Tầng lớp giữa (trung lưu) B.bán-D.vụ 5

Công nhân 6 Tiểu thủ CN 7 L.động g.đơn 8

Tầng lớp thấp

Nông dân 9

Mô hình của hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam trong những năm vừa qua có hình dạng “Kim tự tháp” với đa số nông dân có mức sống thấp nhất nằm ở dưới đáy kim tự tháp. Mô hình này bao chứa trong nó quá nửa dân số là các tầng lớp của xã hội truyền thống (tiểu thủ công nghiệp và nông dân). Các tầng lớp đại diện cho xã hội công nghiệp còn nhỏ bé (doanh nhân, chuyên môn cao, nhân viên). Đây là mô hình của xã hội chưa hiện đại, mà đang trong quá trình chuyển đổi sang xã hội công nghiệp. Đây là cơ sở khoa học chứng tỏ rằng, khi xem xét dưới góc nhìn về các thành phần và hình dạng của cấu trúc xã hội thì Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu trở thành cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020. Bởi vì khi trở thành một nước công nghiệp, thì các tầng lớp đặc trưng cho xã hội hiện đại phải thể hiện rõ và chiếm tỉ lệ đông đảo, còn các tầng lớp của xã hội truyền thống (đặc biệt là nông dân) chỉ còn tỉ lệ nhỏ bé. Trong mô hình trên, tầng lớp Lãnh đạo giữ vai trò lãnh đạo xã hội (chứ không phải là công nhân).

Một điều đáng quan tâm rằng, các tầng lớp ở phía trên đỉnh tháp phân tầng thường có lợi ích gắn liền với khu vực kinh tế nhà nước, còn những tầng lớp ở dưới đáy tháp phải tự lo lấy cuộc sống cho mình dựa vào kinh tế hộ gia đình. Điều này cũng được thể hiện bởi một tỉ lệ lớn các tầng lớp ở phía trên đỉnh tháp phân tầng thường là cán bộ công chức nhà nước, còn những tầng lớp khác thì không như vậy.

Nếu so sánh với xã hội Việt Nam truyền thống trong lịch sử, thì trật tự/thứ bậc giữa các tầng lớp xã hội hiện nay đã có sự thay đổi. Tầng lớp thợ thủ công và tiểu thương (“con buôn”) trước kia được xếp ở vị trí cuối cùng trong xã hội (Sĩ – Nông – Công – Thương), thì hiện nay hai tầng lớp này đã có vị trí cao hơn. Trong khi đó, tầng lớp nông dân chuyển xuống vị trí phía dưới trong bậc thang xã hội. Riêng tầng lớp Sĩ/trí thức (trong nhóm Chuyên môn cao) vẫn giữ địa vị cao từ trong xã hội truyền thống ngày xưa cho đến hiện nay. Ấy thế mà, tư duy lý luận chủ quan thời bao cấp (và vẫn còn ảnh hưởng đến hiện nay) lại xếp tầng lớp trí thức ở vào địa vị không như vậy.

2. Tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội

Nói chung, sự bất bình đẳng về mức sống giữa các tầng lớp xã hội ngày càng doãng ra theo thời gian. Trong đó, các tầng lớp ở nửa phía trên “Kim tự tháp” có sự cải thiện về mức sống nhiều hơn so với các tầng lớp ở nửa phía dưới. Trái lại, các tầng nhóm ở dưới đáy lại có tỉ lệ hộ gia đình bị giảm sút mức sống là nhiều hơn so với các nhóm xã hội ở

(3)

Xã hội học số 2 (118), 2012

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

122

đỉnh tháp phân tầng. Tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội là sự bất bình đẳng ổn định bền vững đã ăn sâu vào cấu trúc xã hội và là thuộc tính của hệ thống phân tầng xã hội hình kim tự tháp ở Việt Nam. Như vậy, nhìn vào bản chất của hệ thống cấu trúc xã hội thì sự bất bình đẳng ở Việt Nam thuộc loại cao. Đây là cách nhìn rất cơ bản, bởi vì đó là cách nhìn về bất bình đẳng từ trong cốt lõi bản chất của hệ thống phân tầng xã hội hình kim tự tháp ở Việt Nam.

3. Về sự di động xã hội trong hệ thống phân tầng

Về đại thể, sự di động xã hội giữa các tầng lớp ở Việt Nam diễn ra chủ yếu ở khu vực các tầng lớp xã hội truyền thống, mà không phải ở khu vực các tầng lớp xã hội hiện đại. Điều này có nghĩa rằng, sự hình thành các tầng lớp của xã hội hiện đại diễn ra còn chậm chạp. Thực trạng di động xã hội này là sự phản ánh quá trình chuyển đổi của cơ cấu kinh tế cũng vẫn còn chậm chạp. Khi xem xét nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa các tầng lớp ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân thuộc về nỗ lực chủ quan của các thành viên là chính, còn nguyên nhân thuộc về những yếu tố khách quan chiếm phần nhỏ bé. Trong khi đó, xu hướng chung của các nước công nghiệp trên thế giới là nguyên nhân thuộc về những yếu tố khách quan là chính. Bởi vì, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa sẽ quy định chủ yếu sự biến đổi về cấu trúc xã hội. Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về những yếu tố khách quan là chính (tức là do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản.

Trong bối cảnh chung của tư duy lý luận về các giai tầng xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói rằng cuốn sách đã đưa ra một cách nhìn khoa học về xã hội Việt Nam dưới góc độ phân tầng xã hội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1. Max Weber “Essays in Sociology”, Gerth and Mills, 1948.. Thuyết này nêu quan điểm rằng các đẳng cấp thấp, về bản chất, gắn liền với sự không trong sạch, trong

HiÖn t­îng bá häc cña c¸c em häc sinh PTCS vµ PTTH ë nhiÒu ®Þa ph­¬ng nghÌo võa råi lµ mét minh chøng rÊt râ cho qu¸ tr×nh nµy.. MÆt kh¸c chóng ta cÇn

Đặc điểm nổi bật nhất trong thời kỳ 1960 – 1980 là sự phân tầng xã hội vẫn diễn ra trong phạm vi một giai cấp là giai cấp nông dân tập thể, nhóm những hộ nông dân có

Tầng lớp xã hội rất được kỳ vọng và tin tưởng là có vai trò phát triển kinh tế thông qua việc liên tục đổi mới, phát triển sản phẩm, công nghệ sản xuất, kinh doanh

Chỉ một khi nhận thức đƣợc rằng, trong phân tầng xã hội có cả phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức, trong đó phân tầng xã hội hợp thức là

Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần sớm tổ chức việc học tập, hội thảo, các cuộc tập huấn một cách rộng rãi, với những hình thức đa dạng thích

Ở một khía cạnh khác, theo hƣớng tiếp cận thúc đẩy hòa nhập xã hội, nhiều tác giả quan tâm đến các điều kiện đảm bảo sự bình đẳng theo những chiều cạnh văn hóa, kinh

Việc ban hành "Quy chế dân chủ cơ sở" (1998) là một bƣớc tiến quan trọng nhằm trao cho ngƣời dân quyền làm chủ thực sự, và đƣợc thể hiện ở bốn phƣơng châm