• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án lớp 4 Tuần 12 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án lớp 4 Tuần 12 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 NS: 10/11/2018

ND: 12/11/2018

Tập đọc Tiết 23

Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi”

I.Yêu cầu cần đạt:

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc

diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn

lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK) - Có ý chí và nghị lực vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.

*GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức.

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học. Tranh minh hoạ.

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Bài cũ : (4’) Có chí thì nên

- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng + TLCH.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới :

a.Giới thiệu bài: (1’)

b.Hướng dẫn luyện đọc. (10) - Gọi HS đọc cả bài.

- HD giọng đọc.

- Chia đoạn: 2 đoạn . - Luyện đọc nối tiếp + Sửa lỗi phát âm

+ HD ngắt nghỉ câu dài.

- Luyện đọc nhóm đôi.

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu.

c.Tìm hiểu bài . (10’)HS đọc đoạn + TLCH + đọc chú giải (hoặc rút từ).

* Đoạn 1: Từ đầu … nản chí.

- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? - CH1: Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?

- Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí?

* Đoạn 2: Phần còn lại.

- Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường

- 2 HS đọc + TL.

- Ghi đề + đọc mục tiêu.

- 1 HS.

- Theo dõi.

- HS đọc nối tiếp trong nhóm.

- 2 HS cùng bàn.

- 2 HS.

- Theo dõi.

- … mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ…

ăn học.

- Đầu tiên anh làm thư ký cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ…

- Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bạch Thái Bưởi không nản chí.

- Vào thời điểm những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường

(2)

thuỷ vào thời điểm nào?

- CH2: Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?

- CH3: (HS khá, giỏi) Em hiểu thế nào là

“Một bậc anh hùng kinh tế”?

- CH4: Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

a, Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng.

b, Nhờ biết tổ chức công việc kinh doanh.

d.Hướng dẫn HS đọc đúng: (8’)

- Luyện đọc đoạn: “ Bưởi mồ côi… anh vẫn không nản chí”.

- HS thi đọc đúng.

- NX, tuyên dương.

3.Củng cố, dặn dò: (3’)

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

sông miền Bắc.

- Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu … trông nom.

- Là bậc anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường./…

- HS phát biểu.

- Luyện đọc cá nhân.

- 2, 3 HS.

- Nghe.

Toán Tiết 56 Nhân một số với một tổng

I.Yêu cầu cần đạt:

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

- GDHS yêu thích và tìm hiểu về toán học.

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học. PBT 1.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Bài cũ: (3’) Mét vuông - Y/c 2 HS làm lại BT 2/65 - Nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’)

b.Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: (4’)

4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5

- GV theo dõi, nhận xét.

c.Nhân một số với một tổng: (6’) 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5

- Vậy khi nhân một số với một tổng, ta

- 2 HS lên bảng làm.

- Nghe, đọc mục tiêu.

- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.

4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32

-Ta lấy số đó nhân với từng số hạng của

(3)

có thể làm thế nào?

- Biểu thức a x (b + c) khi thực hiện tính giá trị biểu thức có cách nào khác?

- Vậy a x (b + c) = a x b + a x c d.Thực hành:

*Bài 1: (6’) Tính giá trị biểu thức...

- Y/c HS làm vào phiếu BT.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 2: (7’) Tính bằng hai cách.

- Câu a (ý 1); câu b (ý 2) - Y/c HS làm vào vở.

- Y/c 2 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 3 (5’) Tính và so sánh ...

- Y/c HS trao đổi nhóm 2.

- Y/c 2 nhóm lên bảng tính, rồi nêu cách nhân một tổng với một số.

- Nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò: (3’)

- Nêu qui tắc và công thức nhân một số với 1 tổng .

- Nhận xét tiết học.

tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.

- a x b + a x c

- Nhóm lớn.

a b c a x (b+c) a x b + a x c 4 5 2 4 x (5+2) = 28 4 x 5 + 4 x 2 =

28 3 4 5 3 x (4+5) = 27 3 x 4 + 3 x 5 =

27 6 2 3 6 x (2+3) = 30 6 x 2 + 6 x 3 =

30

- Cá nhân.

a, C1: 36 x (7+3) = 36 x 10 = 360

C2: 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360 b, M: 38 x 6 + 38 x 4 = ?

C1: 38 x 6 + 38 x 4 = 228 + 152 = 380 C2: 38 x 6 + 38 x 4 = 38 x (6+4) = 38 x 10 = 380 C1: 135 x 8 + 135 x 2= 1080 + 270 = 1350 C2: 135 x 8 + 135 x 2= 135 x (8 + 2) = 1350

- Nhóm đôi.

(3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32

3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 Vậy (3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4

- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

- HS nêu.

(4)

Đạo đức:

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ,CHA MẸ (Tiết 1)

I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS biết được :

- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình .

- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà,cha mẹ trong cuộc sống .

GDKNS-Kỹ năng xác định giá trị tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.

-Kỹ năng lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

-Kỹ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với cha mẹ.

II/ Chuẩn bị: Đồ dùng hoá trang tiểu phẩm . III/ Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: Tiết kiệm thời giờ .

2/ Bài mới : Giới thiệu bài

- Cả lớp tập thể bài “ Cả nhà thương nhau” . HĐ1: Tìm hiểu nội dung tiểu phẩm.

Gv giới thiệu câu chuyện “Phần thưởng”.

Gv hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung : - Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng khi mời bà ăn những chiếc bánh mà bạn Hưng vừa được thưởng?

- Theo em trước việc làm của Hưng bà của Hưng sẽ cảm thấy như thế nào trước việc làm ấy?

Gv kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà ,Hưng là cậu bé hiếu thảo.

- Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ?

- Bạn nào đã làm được việc thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ?

Gv nhận xét tuyên dương

HĐ2: HS luyện tập, thực hành .

Bài tập 1/tr18: Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm ( bỏ tình huống đ )

- Gv lần lượt nêu từng tình huống GV nhận xét,kết luận từng tình huống.

HĐ3 : Thảo luận nhóm (bài tập 2/tr18) Gv nêu yêu cầu giao nhiệm vụ cho các nhóm

Kiểm tra 2 HS

Kiểm tra vở BT 4 HS

HS hoạt động nhóm đôi .

Nhóm HS đã chuẩn bị lên đóng vai theo nội dung câu chuyện.

Các nhóm thảo luận và nêu nhận xét về cách ứng xử .

Đại diện các nhóm trình bày

HS trả lời

* Rút ra ghi nhớ : (18sgk) -2 hs đọc bài học .

Hs hoạt động nhóm đôi,xác định cách ứng xử của mỗi bạn là đúng hay sai?

Vì sao?

Đại diện các nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung .

HS hoạt động nhóm đôi quan sát tranh đặt tên tranh và nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh

(5)

Gv nhận xét kết luận

Củng cố: Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ?

Nhận xét tiết học

Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết 2 .

Đại diện các nhóm trình bày HS trả lời

BUỔI CHIỀU:

Khoa học: Tiết 23

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên I.Yêu cầu cần đạt:

- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên . Mây Mây

Mưa Hơi nước Nước

- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:chỉ vào sơ đồ và nói sự bay hơi,ngưng tụ của

nước trong tự nhiên.Vẽ được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- HS yêu thích môn khoa học.

*GDBVMT: ( Liên hệ + Bộ phận) GDHS biết cách sử dụng nguồn nước mưa 1 cách hợp lí. Biết tác hại của việc mưa nhiều ảnh hưởng đến đến môi trường sống của con người.

*GD BĐKH: ( Liên hệ ) GDHS biết cách tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.

II.Đồ dùng dạy học: Hình trang 48, 49 SGK. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 1 tờ giấy A4, bút chì và bút màu

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1,Bài cũ: (3’) Mây được hình thành ntn? … - Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Nhận xét, tuyên dương.

2,Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’)

- 2 HS nêu.

- Ghi đề.

b.Hoạt động 1: (14’)Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- GV hướng dẫn HS quan sát.

- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước và giảng.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- 2 HS lên bảng chỉ vào sơ đồ và nói về

(6)

- Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

- Nhận xét,đánh giá.

sự bay hơi và ngưng tụ.

c.Hoạt động 2: (13’) Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- GV phát phiếu hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn nước.

- GV giao nhiệm vụ cho HS.

- GV y/c HS trình bày sản phẩm.

3.Củng cố, dặn dò: (3’)

- Các em cần làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh?

- Nhận xét tiết học.

- HS hoàn thành vào phiếu BT.

- 2 HS trình bày với nhau.

- 1 số HS trình bày sản phẩm của mình.

- Trồng cây,diệt bọ gậy,muỗi,…

Thể dục: Tiết 23

1/Tên bài: HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẮNG - TRÒ CHƠI"MÈO ĐUỔI CHUỘT".

2/Mục tiêu: - Thực hiện được các động tác vươn thở tay chân, lưng bung và toàn thân.

- Học động tác thăng bằng.Bước đầu biết cách thực hiện động tác thăng bằng.

- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”. YC biết cách chơi và tham gia chơi được.

3/Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.

4/Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)

NỘI DUNG Định

lượng

PH/pháp và hình thức tổ chức I.Chuẩn bị:

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.

- Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, vai.

- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.

- Trò chơi"Phản xạ nhanh"

1- 2p 1-2p 100 m 2p

X X X X X X X X X X X X X X X X 

II.Cơ bản:

- Ôn 5 động tác thể dục đã học.

+ Lần 1 do GV điều khiển.

+ Lần 2 do cán sự điều khiển.GV đi lại quan sát sửa sai cho HS.

- Học động tác thăng bằng.

Sau khi nêu tên động tác, GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo.

- Tập 6 động tác thể dục đã học.

- Phân chia các tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.

GV đến từng tổ theo dõi uốn nắn sửa sai cho từng HS.

- Trò chơi"Mèo đuổi chuột".

2l x 8nh

4-5 lần

2l x 8nh

5-6p

X X X X X X X X X X X X X X X X 

X X X X X O O X X X X X  X X X X

(7)

GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.

Sau đó cho lớp chơi thử vài lần, rồi chơi chính thức.

X O O X X X X X III.Kết thúc:

- Đứng vỗ tay và hát.

- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.

- GV cùng HS hệ thống bài.

- Nhận xet tiết học, về nhà ôn các động tác thể dục đã học.

1p 1p 1-2p

X X X X X X X X X X X X X X X X 

Thể dục: Tiết 24

1/Tên bài: HỌC ĐỘNG TÁC NHẢY - TRÒ CHƠI"MÈO ĐUỔI CHUỘT"

2/Mục tiêu: - Thực hiện được 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.

- Học động tác nhảy.YC Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhay của bài TDPTC.

- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”. YC biết cách chơi và tham gia chơi được.

3/Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.

4/Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)

NỘI DUNG Định

Lượng

PH/pháp và hình thức tổ chức I.Chuẩn bị:

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.

- Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, vai.

- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.

- Trò chơi"Phản xạ nhanh"

1- 2p 1-2p 100 m 2p

X X X X X X X X X X X X X X X X 

II.Cơ bản:

- Ôn 6 động tác thể dục đã học.

+ Lần 1 do GV điều khiển.

+ Lần 2 do cán sự điều khiển.GV đi lại quan sát sửa sai cho HS.

- Học động tác nhảy.

Sau khi nêu tên động tác, GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo.

- Tập 6 động tác thể dục đã học.

- Phân chia các tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.

GV đến từng tổ theo dõi uốn nắn sửa sai cho từng HS.

- Trò chơi"Mèo đuổi chuột".

GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.

Sau đó cho lớp chơi thử vài lần, rồi chơi chính thức.

2l x 8nh

4-5 lần

2l x 8nh

5-6p

X X X X X X X X X X X X X X X X 

X X X X X O O X X X X X  X X X X X O O X X X

(8)

X X III.Kết thúc:

- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập.

- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.

- GV cùng HS hệ thống bài.

- Nhận xet tiết học, về nhà ôn các động tác thể dục đã học.

1-2p 1p 1-2p

X X X X X X X X X X X X X X X X 

NS: 12/11/2018 ND: 14/11/2018

Tập đọc Tiết 24 Vẽ trứng

I.Yêu cầu cần đạt:

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê- rô-ki-ô), không ngắt ngứ, vấp váp;bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng khuyên bảo ân cần). Đọc diễn cảm bài văn- giọng kể từ tốn. Đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi.

- Hiểu các từ ngữ trong bài(khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục hưng). Hiểu ND: Nhờ khổ công

rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin- xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài (trả lời được các CH trong

SGK)

- HS biết cần cố gắng vươn lên trong học tập.

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học. Tranh minh hoạ.

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động học HS

1.Bài cũ: (3’)Vua tàu thủy Bạch thái Bưởi - GV kiểm tra 2 HS đọc + TLCH.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’) b.Luyện đọc: (10’) - Gọi HS đọc cả bài.

- Chia đoạn: 4 đoạn - HD tìm giọng đọc.

- Luyện đọc nối tiếp + Sửa lỗi phát âm

+ HD ngắt nghỉ câu dài.

- Luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc cả bài.

- GV đọc bài.

c.Tìm hiểu bài: (10’) HS đọc đoạn + TLCH + đọc chú giải (hoặc rút từ).

- 2 HS đọc và TL

- Ghi đề + đọc mục tiêu.

- 1 HS khá.

- Theo dõi.

- HS đọc nối tiếp trong nhóm.

- 4 HS.

- 4 HS.

- Theo dõi.

(9)

*Đoạn 1a: Từ đầu … chán ngán

- Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác đô cảm thấy chán ngán?

* Đoạn 1b,c : Tiếp theo … như ý.

- Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?

* Đoạn 2:Phần còn lại.

- Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?

- Theo em, những nguyên nhân nào dưới đây khiến cho Lê-ô-nác-đôđa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?

a. Do bẩm sinh.

b. Do khổ luyện nhiều năm.

c. Cả a và b đều đúng.

- Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào quan trọng nhất?

d.Hướng dẫn HS đọc đúng: (8’)

- Đoạn: “ Thầy Vê-rô-ki-ô …vẽ được như ý”.

- Thi đọc đúng.

- Nhận xét, tuyên dương.

3.Củng cố, dặn dò: (4’)

- Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì?

- Nhận xét tiết học, khuyến khích HS về kể cho người thân nghe.

- Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng..

- Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác..

- Lê-ô-nác-đô trở thành danh hoạ kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng … phục hưng.

- Cả a và b đều đúng.

- Cả 3 nguyên nhân trên tạo nên thành công của Lê-ô-nác đô …

- Luyện đọc cá nhân.

- 2, 3 HS.

- Thầy giáo của Lê-ô-nác-đô dạy học trò rất giỏi./ …

Toán Tiết 58 Luyện tập

I.Yêu cầu cần đạt:

- Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân 1 số với một tổng (hiệu)

trong thực hành tính, tính nhanh.

- Thực hành tính toán, tính nhanh.

- GDHS tính nhanh nhẹn, chính xác.

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học. Bảng con.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Bài cũ: (3’) Nhân một số với 1 hiệu - Y/c 2 HS làm lại BT 2/68.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’) b.Thực hành:

*Bài 1: (dòng 1) (6’) Tính

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Ghi đề + đọc mục tiêu.

(10)

- Y/c HS làm vào bảng con.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 2: (10’) Tính bằng cách...

a. Y/c HS đọc yêu cầu BT.

- Y/c 2 HS lên bảng làm . - Y/c HS làm vào vở.

b. Dòng 1

- Y/c HS làm vào vở.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 4: (10’) Bài toán giải - Y/c HS làm vào vở.

- Y/c 1 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, tuyên dương.

3.Củng cố, dặn dò: ( 2’) - Hệ thống nd tiết học.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò.

a, 135 x (20+3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105 ...

- 1HS đọc.

a) 134 x 4 x 5 = 134 x (4 x 5) = 134 x 20 = 2680 ...

b.137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3+97) = 137 x 100 = 13 700

428 x 12 – 428 x 2 = 428 x ( 12 - 2 ) = 4280 x 10 = 4280.

- Cá nhân.

Bài giải:

Chiều rộng sân vận động : 180 : 2 = 90(m)

Chu vi sân vận động : (180 + 90) x 2 = 540(m)

Đáp số : 540 mét.

- Nghe.

Kĩ thuật:

KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( tiết 2 – 3 ) 1.Yêu cầu cần đạt:

- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .

- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm .

*.Với học sinh khéo tay :

- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau , Đường khâu ít bị dúm .

2.Chuẩn bị:

- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột (quần, áo, túi xách, bao gối...).

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết :

+ Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm + Len hoặc sợi khác với màu vải

+ Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước 3.Các hoạt động dạy học:

(11)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức

II / Kiểm tra bài cũ Tiết 1 - Nêu thao tác kĩ thuật.

III / Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Tiết 2, 3 b .Hướng dẫn:

+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.

- Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.

- GV nhận xét, củng cố các bước:

+ Bước 1: Gấp mép vải.

+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.

- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.

- Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm 20 phút

- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.

* GV lưu ý HS

- Chú ý cách cầm kim , khi rút chỉ . - không đùa nghịch khi thực hành

+ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- Các tiêu chuẩn đánh giá.

+ Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật.

+ Khâu viền bằng mũi khâu đột.

+ Mũi khâu tương đồi đều, phẳng.

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.

IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Thêu móc xích

- Hát

- HS lên trình bài

- 2 em nhắc lại cả lớp lắng nghe

- HS để lên bàn dụng cụ vật liệu thực hành để GV kiểm tra .

- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.

- HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành .

- HS tự đánh giá sản phẩm.

Chính tả (Nghe - viết) Tiết 12 Người chiến sĩ giàu nghị lực

I.Yêu cầu cần đạt:

(12)

- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.

- Làm đúng BTCT phương ngữ (2) a/b.

- HS có ý thức viết đúng.

-GDQPAN: Ca ngơi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an.

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học.

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Bài cũ: (4’) Nếu chúng mình có phép lạ.

- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng 2 câu thơ ở BT 3 và viết lại những câu thơ đó đúng chính tả.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’)

b.Hướng dẫn nghe - viết: (22’) - Gọi HS đọc bài.

- Đoạn văn viết về ai ?

- Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động ?

*GDQUAN: Đây là tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an.

- YC HS tìm những từ ngữ dễ viết sai, luyện đọc và luyện viết.

- HD cách trình bày, cách viết lời đối thoại và 1 số quy tắc chính tả.

- GV đọc bài lần 1.

- GV đọc bài lần 2.

- GV đọc bài lần 3.

- Nhận xét vở, tuyên dương.

c.Hướng dẫn HS làm BT : (5’) - Nêu yêu cầu bài 2.

- YC HS làm vào vở.

- Nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết BT 2 vào vở và kể lại cho người thân nghe.

- 2 HS đọc và viết 2 câu thơ ở BT 3.

- Ghi đề + đọc mục tiêu.

- 2 HS, cả lớp ĐT.

- Viết về họa sĩ Lê Duy Ứng

- Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu cháy từ đôi mắt bị thương của mình.

-HS lắng nghe.

- Cả lớp tìm, luyện đọc, luyện viết.

- Theo dõi.

- Nghe.

- Viết vào vở.

- Soát lại bài.

- HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, làm vào vở

- Cá nhân làm bài.

a.Trung – chín – trái – chắn – chê – chết – cháu – cháu – chắt – truyền – chẳn – trời – trái.

- Nghe.

NS: 13/11/2018

(13)

ND: 15/11/2018

Toán Tiết 59

Nhân với số có hai chữ số I.Yêu cầu cần đạt:

- Biết cách nhân với số có hai chữ số. Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong

phép nhân với số có hai chữ số.

- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.

- GDHS tính toán cẩn thận và chính xác.

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học. Bảng con.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Bài cũ: (3’) Luyện tập.

- Y/c 2 HS làm lại BT 2b/68.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’)

b.Tìm cách tính 36 x 23 : (4’) - GV viết : 36 x 23.

- Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng.

c.Giới thiệu cách đặt tính và tính: (6’) - GV nêu cách đặt tính.

- Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân theo cách đặt tính.

- GV yêu cầu HS nêu lại từng bước.

d.Thực hành:

*Bài 1: (8’) Đặt tính rồi tính

- Y/c HS làm lần lượt từng bài trên bảng con.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 3: (10’) Bài toán giải - Y/c HS làm bài vào vở.

- Y/c 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Ghi đề + đọc mục tiêu.

- 36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 - HS theo dõi

36 x 23 108 72 828

- Cá nhân.

a, 4558 b, 1452 c, 3768 d, 21318 - Cá nhân.

Bài giải:

Số trang 25 quyển vở cùng loại có tất cả là:

48 x 25 = 1200 (trang)

(14)

3.Củng cố, dặn dò: (2’) - Hệ thống nd tiết học.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò.

Đáp số : 1200 trang - Nghe.

Luyện từ và câu Tiết 24 Tính từ (tiếp theo)

I.Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. (ND Ghi nhớ) - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1,mục III); bước đầu tìm

được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đđ, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học. Bảng phụ ghi BT. III.1. Một số tờ BT. III.2.

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Bài cũ: (3’) MRVT: Ý chí – nghị lực - Kiểm tra HS làm lại BT3,4.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’) b.Phần nhận xét: (10’)

*Bài tập 1: Đặc điểm...thế nào?

- GV y/c HS đọc yêu cầu bài.

- Y/c vài HS trình bày.

- Nhận xét, chốt lại.

- GV kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép …

*Bài tập 2: Trong các câu...cách nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại.

c.Phần ghi nhớ: (3’) d.Phần luyện tập: (15’)

*Bài tập 1:Tìm những từ ngữ ...

- Y/c HS đọc nội dung bài.

- Y/c HS làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài tập 2: Tìm những từ ngữ ...

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm.

- Mời 2 nhóm lên trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

- 2 HS lên bảng làm, mỗi em 1 bài.

- Ghi đề + đọc mục tiêu.

- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.:

a, Tờ giấy này trắng.

Mức độ trung bình

Tính từ trắng

… - HS đọc yêu cầu bài,làm việc cá nhân,phát biểu ý kiến.

Ý nghĩa mức độ được thể hiện :

- Thêm từ rất vào trước TT trắng  rất trắng.

- Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất

 trắng hơn, trắng nhất.

- 3 HS đọc ghi nhớ. Cả lớp theo dõi.

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm làm vào vở.

- 1 HS lên bảng gach dưới những tính từ.

Lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn.

- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm lớn.

- Đại diện 2 nhóm dán bài lên bảng. Nhận xét.

+ Đỏ:đỏ chót, đo đỏ, rất đỏ, đỏ hơn, đỏ

(15)

*Bài tập 3: Đặt câu ...

- Y/c HS tự làm.

- Y/c HS đọc câu mình đặt - Nhận xét, tuyên dương.

3.Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở 15 từ vừa tìm được ở BT2.

sậm …

+ Cao: cao vút, rất cao, cao hơn, cao ngất,

+ Vui: vui vẻ, vui lắm, vui như Tết, vui quá,

- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.

- Nghe.

Địa lí: THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CON NGƯỜI Ở MIỀN ĐỒNG BẰNG

Bài

: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ : + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa củ sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên ; đây là đồng bằng lớn

thứ hai nước ta .

+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác , vời đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển .

+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông ngòi , có hệ thống đê ngăn lũ .

- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam .

- Chỉ một số sông chính trên bản đồ ( lược đồ ) ; Sông Hồng , sông Thái Bình . HS khá , giỏi :

+ Dựa vào ảnh trong SGK , mô tả đồng bằng Bắc Bộ ; đồng bằng bằng phẳng vời nhiều mảnh ruộng . sông uốn khúc , có đê và mương dẫn nước .

+ Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ 2.Chuẩn bị:

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN

- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.

3.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I/.Ổn định :

II/ Kiểm tra bài cũ

- Hát

(16)

- Chỉ vị trí dãy HLS, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, TP Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên VN

- Gv nhận xét, ghi điểm III / Bài mới

1 Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài 2 / Bài giảng

1 / Đồng bằng lớn ở miền trung Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.

- GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì

& cạnh đáy là đường bờ biển Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân

- Dựa vào hình ảnh và kênh chữ SGK trả lời câu hỏi :

+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên?

+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?

+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?

+ Dựa vào ảnh trong SGK , mô tả đồng bằng Bắc Bộ ; đồng bằng bằng phẳng vời nhiều mảnh

ruộng . sông uốn khúc , có đê và mương dẫn nước .

- GV nhận xét chốt ý đúng .

2 / Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ Hoạt động 3

- Vì sao sông có tên là sông Hồng ?

- Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường như thế nào?

- Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?

- Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?

Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm

* GDBVMT : HS biết được tác dụng của đê ven sông ngăn lũ và sử dụng nước đó tười tiêu vào mùa khô .

- Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để

- 2 – 3 HS lên chỉ

-HS lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí ĐBBB

- Phù sa của sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp .

- Thứ hai sau đồng bằng Nam Bộ - Có địa hình tương đối bằng phẳng . - ( HS khá , giỏi )

- Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng - Nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng .

- Trùng với mùa lũ

- HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý.

- ( HS khá giỏi ) - Đắp đê để ngăn lũ

(17)

làm gì?

- Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?

* Trả lời các câu hỏi tiếp theo ở mục 2, SGK.

- Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?

- GV nhận xét chốt ý đúng . Bài học SGK

IV/

CỦNG CỐ - DẶN DÒ :

- Nêu những đặt điểm về sông ngòi và đồng bằng Bắc Bộ

- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau

+ Hệ thống đê dài tới hàng nghìn km . + Còn đào nhiều kênh mương để tưới tiêu nước cho đồng ruộng

- HS trình bày kết quả, thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng

Vài HS đọc - HS nêu

Tập làm văn Tiết 24 Kể chuyện

(Kiểm tra viết) I.Yêu cầu cần đạt:

- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).

- Diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật trình bày sạch sẽ;độ dài bài viết khoảng 120 chữ

(khoảng 12 câu).

- Ý thức tự làm.

*GDTTHCM: Bộ phận

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học.

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Bài cũ: (3’) Kết bài trong bài văn kc - Y/c HS nêu ghi nhớ.

- Nhận xét.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’)

b.Hướng dẫn HS nắm yêu cầu: (5’) - Dàn ý của một bài văn kể chuyện?

- Có mấy cách mở bài?

- Có mấy cách kết bài?

c.Đề bài: (22’) Chọn 1 trong 3 đề sau:

1, Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và bà tiên.

2, Kể lại chuyện Ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết

- 1 HS nêu

- Ghi đề + đọc mục tiêu.

- Mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

- Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

- HS chọn đề bài. Suy nghĩ làm bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS nộp bài.

(18)

bài theo lối mở rộng.

3, Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi.Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.

- Nhận xét bài làm - 1 vài HS đọc bài hay . 3.Củng cố, dặn dò: (3’) - Thu bài.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe.

- HS nộp bài

Buổi chiều

Luyện Toán Tiết 37 Luyện tập

I.Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố và giúp HS vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân 1 số với

một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.

- Thực hành tính toán, tính nhanh.

- GDHS tính nhanh nhẹn, chính xác.

II.Đồ dùng dạy học:

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (2’) b.Luyện tập:

*Bài 1: (15’) Tính

- Y/c HS làm vào bảng con.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 4: (15’) Bài toán giải - Y/c HS làm vào vở.

- Y/c 1 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.Củng cố, dặn dò: ( 3’) - Hệ thống nd tiết học.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò.

- Ghi đề + đọc mục tiêu.

a, 135 x ( 20+3 ) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105

- Cá nhân.

Bài giải:

Chiều rộng sân vận động : 180 : 2 = 90(m)

Chu vi sân vận động : (180 + 90) x 2 = 540(m)

Đáp số : 540 mét.

- Nghe.

Luyện tiếng việt: Luyện viết cho HS yếu

NS: 14/11/2018

(19)

ND: 16/11/2018

Toán Tiết 60

Luyện tập I.Yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.

- Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số. Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.

- GDHS yêu thích toán học.

II.Đồ dùng dạy học: Mục tiêu bài học. Bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học:

- Nhận xét, tuyên dương.

3.Củng cố, dặn dò: (2’) - Hệ thống nd tiết học.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò.

Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là:

4500 x 24 = 108 000 (lần) Đáp số : 108 000 lần

- Nghe.

HSTT

(20)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần. Triển khai kế hoạch tuần

Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần. Triển khai kế hoạch tuần

Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần. Triển khai kế hoạch tuần

- Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt... Hãy cho biết các đoạn ấy

- GV ổn định HS trong lớp, mời đại diện một số em nhận xét tình hình học tập và các hoạt động khác của các bạn trong tuần. - GV nhận xét

- Yêu cầu học sinh quan sát 4 tranh trong vở bài tập nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.. -

Quan sát tranh của HĐ1 hỏi – đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh.. Nhận xét – tuyên dương GV viết tên bài

Tình cảm của bạn nhỏ với chiếc trống trường như một người bạn thân thiết, quen thuộc. Ngày nào cũng gặp nên khi phải tạm xa là thấy nhớ nhung. Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ