• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án lớp 1 Tuần 8 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án lớp 1 Tuần 8 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8

Thứ hai ngày tháng năm 20 Đạo đức:

GIA ĐÌNH EM (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương và chăm sóc.

b/ Kĩ năng: Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

c/ Thái độ: Yêu quý gia đình, biết kính trọng, lễ phép với người lớn.

II. Chuẩn bị:

GV: Chuẩn bị Tiểu phẩm III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động:

Chơi trò chơi: “Đổi nhà”

1. Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn lớn, điểm danh 1, 2, 3 cho đến hết. Sau đó người số 1, 3 nắm tay nhau tạo mái nhà, người số 2 đứng giữa (tương tự cho một gia đình).

Khi quản trò hô: “Đổi nhà”, những người số 2 sẽ đổi chỗ cho nhau, quản trò nhân lúc đó chạy vào một nhà nào đó. Em chậm chân không tìm được nhà sẽ mất nhà và đứng ra làm quản trò.

2. Thảo luận:

- Em cảm thấy như thế nào khi có một mái nhà?

- Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà?

* Kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.

HS tham gia trò chơi.

Hạnh phúc, sung sướng khi có một mái nhà.

Thiệt thòi, mất mát, đau xót.

HS lắng nghe.

(2)

* Hoạt động 1:

Tiểu phẩm Chuyện của bạn Long Thảo luận sau khi xem Tiểu phẩm - Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?

- Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa?

- Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ?

* Hoạt động 2: HS liên hệ thực tế GV nêu yêu cầu tự liên hệ

- Sống trong gia đình em được bố mẹ quan tâm như thế nào?

- Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng?

* Kết luận: - Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, ...

- Cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình.

- Trẻ em có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

HS đóng các vai: Long. bạn Long, mẹ Long.

HS trả lời câu hỏi

Thảo luận từng đôi một.

Trình bày trước lớp.

- HS khá giỏi biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ.

- Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng, lế phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

HS lắng nghe

(3)

Toán:

Luyện bài 26 Luyện tập

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS luyện tập bài 26 Luyện tập b/ Kĩ năng: Làm đúng các bài tập trong bài.

c/ Thái độ: Tích cực, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị:

GV + HS: Vở bài tập Toán.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hướng dẫn HS làm bài - Bài 1: a) Số?

Hướng dẫn HS quan sát mô hình hình vẽ và làm bài.

b) +?

Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ viết dấu phép tính vào ổ trống

- Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Hướng dẫn HS viết số thẳng cột.

- Bài 3: Số?

Yêu cầu HS làm bài Gọi HS lên bảng làm Nhận xét. Thu vở

Nêu yêu cầu bài tập 1 + 2 = 3 2 + 1 = 3

Viết dấu phép tính vào ô trống 2 + 1 = 3

1 + 2 = 3 HS làm bài

Nêu yêu cầu bài tập và làm bài 3 em lên bảng làm

(4)

Toán:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS luyện tập về phép tính cộng trong phạm vi 3, 4.

b/ Kĩ năng: Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.

c/ Thái độ: Chăm chỉ, tự giác làm bài II. Chuẩn bị :

a/ GV: 3 con sóc, 4 chấm tròn b/ HS: Sách

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Đọc các phép tính trong

phạm vi 4 - Nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn làm bài tập:

* Bài 1: Tính - GV hướng dẫn.

- Lưu ý HS viết các số thẳng cột.

- Gọi HS làm bảng

* Bài 2: Số? (dòng 1) - Một cộng một băng mấy?

Ghi kế quả 2 vào ô trống.

* Bài 3: Tính

- Từ trái qua phải ta lấy hai số đầu cộng với nhau được bao nhiêu ta cộng với số còn lại.

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

2 HS Nhận xét

Nghe yêu cầu bài tập HS làm bài.

Nêu yêu cầu bài tập Một cộng một bằng hai.

HS làm bài

Làm tiếp các phần còn lại.

Nghe yêu cầu bài tập Lắng nghe

HS làm bài 2 + 1 + 1 = 4 1 + 2 + 1 = 4

Lắng nghe.

(5)

Tự nhiên và xã hội:

ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: - Học sinh biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khỏe mạnh.- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.

b/ Kĩ năng: HS có kỹ năng vận dụng vào việc ăn, uống hằng ngày.

c/ Thái độ: Có ý thức tự giác trong việc ăn uống cá nhân, ăn đủ no, uống đủ nước.

II. Chuẩn bị: Các hình trong SGK phóng to, một số thực phẩm.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:Trò chơi: “Con thỏ ăn

cỏ uống nước vào hang”

- GV hướng dẫn cách chơi,

- Cho HS chơi, ai làm động tác sai sẽ bị thua, cò quanh một vòng.

2. Hoạt động 2: Động não

* Bước 1: GV hướng dẫn GV ghi bảng

* Bước 2: Quan sát tranh

- Các em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó?

- Loại thức ăn nào chưa ăn hoặc không biết ăn?

* Kết luận: Khích lệ HS ăn nhiều thức ăn để có sức khoẻ.

* Hoạt động 3: Làm việc với SGK - Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?

- Hình nào cho biết các bạn học tập tốt?

- Tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày?

Gọi HS phát biểu trước lớp.

* Kết luận:

* Hoạt động 4: Thảo luận cả lớp Kết luận:

Quan sát, theo dõi.

HS tham gia chơi.

Kể tên thức ăn, đồ uống các em dùng hằng ngày.

Quan sát trả lời câu hỏi Chỉ tên các loại thức ăn trong mỗi hình.

HS lắng nghe.

Quan sát và trả lời câu hỏi.

Trao đổi nhóm đôi.

HS phát biểu theo câu hỏi.

HS lắng nghe.

- HS khá, giỏi biết tại sao không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa

cơm.

HS thảo luận

(6)

Chào cờ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm rõ những nội quy, nề nếp do nhà trường đề ra.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tập xếp hàng cho học sinh, biết lắng nghe và giữ trật tự chung.

3. Thái độ: Nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật.

III. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Lễ chào cờ:

- Tổng Phụ trách ổn định đội hình.

- Mời Liên đội trưởng lên điều khiển buổi lễ chào cờ.

2. Đánh giá tình hình tuần qua, phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới.

- GV Tổng phụ trách đánh giá việc thực hiện nội quy, nề nếp của HS trong tuần qua.

- Phổ biến 1 số kế hoạch trong tuần tới.

3. PHiệu trưởng lên nói chuyện đầu tuần.

- Nhận xét, đánh giá các hoạt động.

- Dặn dò HS 1 số điều cần thiết.

4. Kết thúc lễ chào cờ:

- GV cho HS về lớp.

- GV dặn dò HS các việc cần làm trong tuần.

- Ổn định đội hình.

- Liên đội trưởng điều khiển buổi lễ chào cờ.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Xếp hàng vào lớp.

- HS lắng nghe để thực hiện

(7)

Thứ ba ngày tháng năm 20 Toán:

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: Học sinh tiếp tục làm quen với phép cộng trong phạm vi 5.

b/ Kĩ năng: Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5. Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.

c/ Thái độ: Chăm chỉ, yêu thích học Toán.

II. Chuẩn bị:

a/ GV: Tranh vẽ, một số mẫu vật.

b/ HS: Bộ đồ dùng Toán 1.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: 4 = 1 + 3 4 = 3 + 1

4 = 2 + 2 B. Bài mới:

1. G thiệu bảng cộng trong ph. vi 5 - Có 4 con cá thêm 1 con cá được mấy con cá

- GV ghi: 4 + 1 = 5 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5 - GV đọc.

2. Luyện tập:

* Bài 1: Tính

- Gọi HS lên bảng làm - Nhận xét

* Bài 2: Tính

- Viết kết quả sao cho thẳng cột.

- Gọi HS làm bài - Nhận xét

* Bài 4: Viết phép tính thích hợp (câu a).Hướng dẫn hs quan sát tranh Nhận xét.

* Dặn dò:

2 HS Nhận xét

Có 4 con thêm 1 con được 5 con cá 3 HS nhắc lại

Nghe yêu cầu bài tập HS làm bài

4 em làm bảng. Nhận xét Nghe yêu cầu bài tập

HS làm bài Nghe yêu cầu bài tập Quan sát tranh, nêu bài toán.

Viết phép tính:

a) 4 + 1 = 5 Nhận xét HS thực hiện

(8)

Luyện tập Toán:

Luyện bài Luyện tập

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS luyện tập bài số 23 Luyện tập chung.

b/ Kĩ năng: Làm đúng các bài tập trong bài.

c/ Thái độ: Tích cực, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị:

GV + HS: Vở bài tập Toán.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hướng dẫn HS làm bài Luyện tập

- Bài 1: Tính

a) Gọi HS lên bảng làm.

b) Hướng dẫn HS viết số thẳng cột.

- Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống Hướng dẫn HS làm bài

Yêu cầu HS làm bài - Bài 3: Tính

Hướng dẫn HS thực hiện phép tính .

Gọi HS lên bảng làm bài Nhận xét

- Bài 4: > < =?

Hướng dẫn HS so sánh rồi điền dấu.

Gọi HS lên bảng làm.

- Bài 5: Viết phép tính thích hợp Hướng dẫn HS quan sát tranh.

Nhận xét.

Thu vở chấm. Nhận xét tiết học. Dặn dò

Nêu yêu cầu và làm bài

1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 2 + 2 = 4 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 1 + 3 = 4 3 + 1 = 4 1 + 2 = 3 3 + 1 = 4 1 + 1 = 2 1 + 3 = 4 2 + 1 = 3

HS làm bài.

Nghe yêu cầu bài tập.

HS làm bài.

HS làm bài

1 + 1 + 2 = 4 2 + 1 + 1 = 4 1 + 2 + 1 = 4

3 em làm bảng.

Nêu yêu cầu bài tập.

HS làm bài

2 + 1 < 4 2 + 1 = 3 2 + 1 < 1 + 3 2 + 2 = 4 2 + 2 > 3 1 + 3 = 3 + 1

Quan sát tranh, nêu bài toán.

Viết phép tính: 2 + 2 = 4

(9)

Thứ tư ngày tháng năm 20 Toán:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS luyện tập về phép tính cộng trong phạm vi 5.

b/ Kĩ năng: Biết làm tính cộng trong phạm vi 5; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.

c/ Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

GV: Chuẩn bị các bài tập III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Đọc phép cộng trong ph

vi 5.

- Nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn làm bài:

* Bài 1: Tính

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gợi ý cho HS nhận xét: 2 + 3 với 3 + 2; 4 + 1 với 1 + 4.

* Bài 2: Tính

- Hướng dẫn HS viết số thẳng cột

* Bài 3: Tính (dòng 1) - Gọi HS nêu cách làm

- Nhận xét.

* Bài 5: Viết phép tính thích hợp - Hướng dẫn HS quan sát tranh

- Nhận xét.

* Dặn dò:

2 HS. Nhận xét

Nêu yêu cầu bài tập và làm bài.

HS lần lượt đọc. Nhận xét 3 + 2 = 2 + 3

4 + 1 = 1 + 4 1 + 3 = 3 + 1 HS làm bài.

Nêu cách làm và làm bài 2 + 1 + 1 = 4 3 + 1 + 1 = 5 1 + 2 +

2 = 5

Nghe yêu cầu bài tập Quan sát tranh, nêu bài toán.

Viết phép tính:

a) 3 + 2 = 5 b) 4 + 1 = 5 Lắng nghe

(10)

Thủ công:

XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS biết cách xé hình cây đơn giản.

b/ Kĩ năng: Xé được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa.

c/ Thái độ: Giáo dục HS biết được cách chăm sóc cây.

II. Chuẩn bị:

a/ GV: Bài mẫu, giấy màu xanh, tím, hồ dán.

b/ HS: Giấy nháp có kẻ ô.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ

- Nhận xét tuyên dương B. Bài mới:

1. Giới thiệu:

- Treo bài mẫu:

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Cây có màu gì?

- Cây có hình dáng khác nhau ntn ? - Cây có các bộ phận nào?

Kết luận: Cây có màu xanh thân cây màu đà, có cây cao, cây thấp, cây to, cây nhỏ.

3. Luyện tập:

a. Hướng dẫn xé hình tán lá:

- Vẽ hình vuông xé 4 góc

- Vẽ hình chữ nhật xé 4 góc được tán lá dài.

- GV theo dõi uốn nắn b. Hướng dẫn xé thân cây:

- Xé phần nhỏ trên to dưới

- Nêu các bước xé tán lá và thân lá - Nhận xét, tuyên dương

* Dặn dò: Chuẩn bị học tiết 2

Đặt dụng cụ lên bàn

Quan sát Cây có màu xanh Cây to nhỏ cao thấp

Thân cây, cành, lá 2 HS nhắc lại

Lắng nghe. Quan sát kĩ HS thực hành xé nháp.

2 HS Nhận xét HS thực hiện

(11)

Thứ năm ngày tháng năm 20 Toán:

SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS làm quen với số 0 trong phép cộng.

b/ Kĩ năng: Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.

c/ Thái độ: Chăm chỉ, yêu thích học Toán.

II. Chuẩn bị:

a/ GV: Tranh minh hoạ, mẫu vật b/ HS: Bộ thực hành Toán 1.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ:

3 + 2 = 4 + 1 = 2 + 3 = 1 + 4 = - Nhận xét

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Ghi đề bài

2. Giới thiệu một số phép + với 0:

a) Giới thiệu các phép cộng:

3 + 0 = 3 và 0 + 3 = 3

- Lồng thứ nhất có mấy con chim?

- Lồng thứ hai có mấy con chim?

- Cả hai lồng có mấy con chim?

GV ghi: 3 + 0 = 3

Giới thiệu 0 + 3 = 0 tương tự

* Cho HS xem hình vẽ cuối cùng:

- Bên trái có mấy chấm tròn?

- Bên phải có mấy chấm tròn?

- Tất cả có mấy chấm tròn?

- Yêu cầu HS nêu phép tính - Em nào nêu phép tính khác?

Cho HS nhận biết: 3 + 0 = 0 + 3

2 em Nhận xét

Nghe giới thiệu

Có 3 con chim Không có con chim nào

Có 3 con chim

Có 3 con chim thêm 0 con chim là 3 con chim.

Đọc: ba cộng không bằng ba.

Bên trái có 3 chấm tròn.

Bên phải không có chấm tròn nào.

Có 3 chấm tròn 3 + 0 = 3 0 + 3 = 3

(12)

b) Nêu thêm một số phép cộng với 0:

2 + 0 0 + 2 5 + 0 4 + 0 0 + 4 0 + 5

* Một số cộng với 0 thì bằng chính số đó. 0 cộng với một số thì bằng chính số đó.

3. Luyện tập:

* Bài 1: Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn HS làm bài.

* Bài 2: Tính

- Hướng dẫn HS viết số thẳng cột Nhận xét

* Bài 3: Số

- Hướng dẫn cách làm

- Chỉ vào phép tính: 0 + 0 = 0 - Nhận xét

4. Củng cố dăn dò:

Nhận xét tiết học

Nêu kết quả Lắng nghe.

Nêu yêu cầu. Tính theo hàng ngang 1 + 0 = 1 5 + 0 = 5 0 + 2 = 2 4 +

0 = 4

0 + 1 = 1 0 + 5 = 5 2 + 0 = 2 0 + 4 = 4

HS làm bài

Nêu yêu cầu bài tập và làm bài.

1 + 0 = 1 1 + 1 = 2 2 + 2 = 4 0 + 3 = 3 2 + 0 = 2 0 + 0 = 0

Nhận xét

(13)

Thứ sáu ngày tháng năm 20 SHTT:

SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: Đánh giá những ưu khuyết điểm của học sinh về học tập, nề nếp và các hoạt động khác.

b/ Kỹ năng: HS biết lắng nghe và ghi nhận để phấn đấu

c/ Thái độ: HS biết yêu trường, yêu lớp và có ý thức tập thể cao.

II. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức:

- Cho cả lớp hát một bài 2. GV cùng HS sinh hoạt:

- GV ổn định HS trong lớp, mời đại diện một số em nhận xét tình hình học tập và các hoạt động khác của các bạn trong tuần

- GV nhận xét và chốt lại.

- Mời HS bình bầu một số bạn học tốt và chăm ngoan.

3. GV đáng giá:

GV khen các em chăm ngoan, thuộc bài. Nhắc nhở các em học chưa tốt cần cố gắng:

4. Phương hướng:

- Duy trì nề nếp, tác phong.

- Đi học chuyên cần - Đồ dùng học tập đầy đủ

- Đến lớp trật tự trong giờ học, tập trung chú ý nghe giảng và phát biểu xây dựng bài.

- Khắc phục những tồn tại chưa thực hiện

- Những em học yếu cần cố gắng.

5. Tổng kết:

- Nêu một số ph. hưóng cho tuần tới.

- Nhận xét tiết sinh hoạt.

- Lớp ổn định, hát một bài

- HS xung phong trả lời

- HS lắng nghe

- HS xung phong bình bầu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Lắng nghe để thực hiện.

- Múa hát tập thể.

(14)

AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 5: ĐI BỘ SANG ĐƯỜNG AN TOÀN I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: - HS nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường.

- Nhận biết vạch đi bộ qua đường là lối đi dành cho người đi bộ khi qua đường.

- Nhận biết tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô, xe máy.

b/ Kĩ năng: - Biết nắm tay người lớn khi qua đường.

- Biết quan sát hướng đi của các loại xe trên đường.

c/ Thái độ: Chỉ qua đường khi có người lớn dắt tay và qua đường nơi có vạch đi bộ qua đường.

II. Chuẩn bị:

- GV: Vẽ trên sân trường để HS thực hành.

- HS: Ăn mặc gọn gàng, đội mũ, nón để đi thực địa.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Quan sát con đường.

Chia lớp thành 3 nhóm. GV yêu cầu các em xếp hàng, nắm tay nhau đi đến địa điểm GV đã chọn để thực hành.

GV nêu câu hỏi:

- Đường rộng hay hẹp?

- Đường có vỉa hè không?

- Em thấy người đi bộ đi ở đâu?

- Các loại xe chạy ở đâu?

- Em có thể nghe thấy những tiếng động nào?

* Khi ra đường có nhiều người và các loại xe qua lại, để đảm bảo an toàn các em cần:

- Không đi một mình mà phải đi cùng người lớn.

- Phải nắm tay người lớn khi qua đường

- Quan sát xe cộ cẩn thận trước khi qua đường.

HS thực hành.

Trả lời câu hỏi.

HS lắng nghe.

(15)

- Không chơi đùa dưới lòng đường.

* Kết luận: Đi bộ và qua đường phải an toàn.

* Hoạt động 2: Thực hành đi qua đường.

Chia 2 em làm một nhóm, một em đóng vai người lớn một em đóng vai trẻ em, dắt tay đi qua đường.

* Kết luận: Chúng ta cần làm đúng những quy định khi qua đường.

IV. Củng cố:

- Tổng kết bài học.

- Dặn dò về nhà.

GV yêu cầu HS nhớ lại những quy định khi đi bộ và qua đường.

HS lần lượt đi qua đường.

Các em khác nhận xét.

HS lắng nghe.

IV. Bổ sung:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xét về dạng thức thể hiện, HLĐT bao gồm: Cơ sở dữ liệu (Databases), sách điện tử (E-book), phần mềm dạy học (Software); xem xét dưới góc độ nội

* Lớp phó học tập nhận xét về tình hình học tập của lớp trong tháng,

Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần. Triển khai kế hoạch tuần

Hoạt động 2: Giáo viên chủ nhiệm - Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt. - Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần

Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần. Triển khai kế hoạch tuần

Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần. Triển khai kế hoạch tuần

Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tổ trong tuần qua - Lớp trưởng nx,đgiá.. GV đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp trong

tập và các hoạt động khác của các bạn trong tuần. - GV nhận xét và