• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14:

Ngày soạn: 01/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2021 Toán

Tiết 66: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiếp) I.Yêu cầu cần đạt

- Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.

- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.

- Hs có ý thức chăm chỉ học tập.

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV tổ chức chơi trò: Đội nào vô địch - GV chia lớp thành 3 đội.

- Viết sẵn ra bảng phụ các phép tính. Học sinh có nhiệm vụ tính và cử đại diện lên bảng ghi nhanh kết quả. Đội nào tính đúng và trong thời gian ngắn nhất là đội chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương

- Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

- Vậy khi chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số chúng ta thực hiện như thế nào chúng ta tìm hiểu bài: Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)

- GV ghi tên bài

2. Hoạt động khám phá (15p) a, Phép chia 41535 : 195 = ? - GV viết phép chia 41535 : 195 ? - Nhận xét về số bị chia ?

- Trước khi thực hiện phép chia em phải làm gì?

- Yêu cầu HS đặt tính và nêu cách tính.

- Gọi HS nhận xét.

- HS tính cử đại diện lên bảng ghi kết quả

945 : 315 = 3 3570 : 210 = 17 2645 : 115 = 23

- Chia cho số có ba chữ số - HS lắng nghe

- HS đọc phép chia.

- HS nêu.

- Đặt tính rồi tính.

- 1 HS nêu cách tính và thực hiện trên bảng. HS khác làm ra nháp.

- HS nhận xét.

41535 195 0253 213 0585 000

(2)

- GV nhận xét, chữa bài.

- Muốn chia 41535 cho 195 em làm như thế nào ?

b, Phép chia 80120 : 245 = ?

- GV đưa phép tính: 80120 : 245 = ? - Yêu cầu HS tự làm tính.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- Muốn chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số ta làm thế nào ?

- Nhận xét về số dư và số chia

- Muốn biết kết quả phép chia vừa thực hiện đúng hay sai ta làm như thế nào?

* Kết luận: GV chốt cách thực hiện đặt tính và tính.

3. Hoạt động luyện tập (8p) (Bài 1/88)

Bài 1/T88: Đặt tính rồi tính - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Hãy nhắc lại các bước thực hiện phép tính?

- GV nhấn mạnh lại cách nhẩm thương, số dư trong mỗi lần chia.

4. Hoạt động vận dụng (7p)

- GV đưa bài toán: Một công ty sản xuất giày trong một năm được 49 410 đôi. Hỏi trung bình mỗi ngày công ty đó sản xuất được bao nhiêu đôi giày, biết một năm làm việc 305 ngày?

- Bài toán cho biết gì?

- HS phát biểu.

- HS đọc và nhận xét phép tính.

- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm ra nháp

- HS nhận xét.

80120 245

0662 327 1720

5

Vậy : 80120 : 245 = 327(dư 5) - 2 HS phát biểu.

- Số dư luôn nhỏ hơn số chia - HS: Thử lại

- 1 HS đọc yêu cầu bài

- 2 HS làm ra bảng phụ. HS khác làm bài vào vở ôly.

- HS nhận xét kết quả.

62321 307 81350 187 00921 203 0655 435 000 0940

005 - HS nêu.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc đề bài

- HS trả lời

(3)

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS trình bày bài làm

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng

- Bài tập củng cố kiến thức gì?

+ Muốn chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào ?

- GV nhận xét giờ học.

- Y/C HS về hoàn thành bài, vận dụng tốt các dạng bài vào thực tế.

- 1 HS làm bảng phụ. HS lớp làm bài - HS nhận xét

Bài giải

Trung bình mỗi ngày công ty đó sản xuất được số đôi giày là:

49410 : 305 = 162 ( đôi) Đáp số: 162 đôi giày - HS trả lời

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….………

--- Tập đọc

Tiết 29. CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng. Hiểu các từ mới trong bài.

- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm với giọng vui, tha thiết.

- Giáo dục học sinh tình yêu quê hướng, đất nước.

II. Đồ dùng dạy - học

- Giáo viên: BGĐT, máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ôn bài cũ

- Đọc bài Chú Đất Nung và nêu nội dung chính của bài.

- GV nhận xét.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh SGK và hỏi tranh vẽ gì?

-> GV giới thiệu nội dung bức tranh và vào bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài.

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

Lớp nhận xét.

- Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng nhau thả diều ...

- Lớp theo dõi.

- 1 HS đọc cả bài.

(4)

- Gọi HS chia đoạn - GV chốt chia đoạn:

+ Đ1: Từ đầu đến sao sớm.

+ Đ2: Ban đêm… khao khát của tôi.

- Lần 1: Gọi 2 HS đọc nối tiếp toàn bài.

GV kết hợp sửa phát âm.

- Lần 2: Gọi 2 HS đọc nối tiếp toàn bài.

GV kết gọi HS giải nghĩa từ.

- Lần 3: Yêu cầu HS luyện đọc cặp - Gọi 2 cặp HS đọc. HS nhận xét.

- GV nêu giọng đọc và đọc mẫu.

3. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn: “Từ đầu ...

sao sớm” và trả lời câu hỏi:

- Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?

- Tác giả quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ?

- Nội dung đoạn vừa tìm hiểu?

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:

- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ những niềm vui lớn như thế nào ?

- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ những ước mơ đẹp như thế nào ?

=> Cánh diều là ước mơ, khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đạt được.

- Nội dung chính đoạn 2?

- Qua câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói lên điều gì về cánh diều tuổi thơ?

+ Nội dung chính của bài?

- GV nhận xét chung, chốt, ghi bảng.

4. Đọc diễn cảm

- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài và nêu giọng đọc của từng đoạn.

- 1 HS chia đoạn

- HS đọc nối tiếp lần 1 + sửa phát âm - HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ:

- HS đọc theo cặp trong 2p.

- 2 cặp HS đọc. HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm để trả lời.

- Cánh diều mềm mại, nhiều loại sáo ...

vi vu, trầm bổng. Hò hét nhau, thả diều thi.

- Bằng mắt, tai.

1. Niềm vui sướng khi chơi thả diều.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Các bạn hò hét nhau thi thả diều, sung sướng...

- Nhìn bầu trời đêm huyền ảo đẹp như một thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng - Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời ...

2. Những ước mơ, khát vọng đẹp của tuổi thơ.

- Ý đúng nhất là: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

- Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng.

- 2 HS nhắc lại nội dung bài - 2 HS đọc nối tiếp bài.

(5)

- GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS đọc đoạn: “Tuổi thơ ... vì sao sớm”.

- Đọc đoạn trước lớp.

- Đọc đoạn trong nhóm bàn.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố, dặn dò.

+ Trò chơi thả diều đem lại điều gì cho các bạn nhỏ ?

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát, lắng nghe và nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.

- 1 HS đọc.

- HS đọc nhóm bàn.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- Lắng nghe - 2 HS trả lời.

- Lớp theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….………

--- Chính tả ( nghe viết )

Tiết 11 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ + KÉO CO I. Yêu cầu cần đạt:

- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Cánh diều tuổi thơ, Kéo co.

- Luyện viết đúng tên các đồ chơi, trò chơi chứa ch /tr hoặc thanh hỏi / ngã.Phân biệt được r/d/gi, ât/âc.

- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập.

* GDBVMT:Giáo dục hs biết yêu cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

II.Đồ dùng

- Giáo viên: BGĐT, máy tính, máy chiếu - Học sinh: VBT, vở ô li.

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p):

- Trò chơi “ Ai nhanh? ai đúng? ai đẹp!”

-Đọc cho HS viết: sung sướng, sáng suốt, xôn xao, xanh biếc.

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (10p):

A, Bài Cánh diều tuổi thơ - Đọc đoạn chính tả cần viết:

Từ đầu ... vì sao sớm”.

- Những chi tiết nói lên vẻ đẹp của cánh

- Mỗi tổ cử 1 bạn lên thi viết trên bảng.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết đúng, nhanh và đẹp nhất.

- Lớp theo dõi, đọc thầm.

- Mềm mại, trầm bổng...

(6)

diều?

- Trong bài có những từ nào khó viết? Tại sao những từ đó lại khó viết.

- Yêu cầu HS viết từ ngữ khó:

mềm mại, phát dại, trầm bổng, nâng lên,

- Nhận xét, sửa lối B, Bài Kéo co

- Gọi HS khá đọc đoạn viết chính tả trong bài Kéo co.

- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

b) Hướng dẫn viết từ khó.

- GV lưu ý HS từ ngữ dễ lẫn:

+ Những tiếng cần viết hoa.

+ Những từ ngữ dễ viết sai.

+ Cách trình bày đoạn văn.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p) Bài tập 2a/147

- Gọi hs đọc yêu cầu.

- Tìm tên đồ chơi - trò chơi bắt đầu bằng tr / ch theo nhóm 6 em.

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm điền được nhiều từ đúng.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3/147

- Gọi hs đọc yêu cầu.

- Yêu cầu Hs mô tả đồ chơi để bạn hình dung ra được đồ chơi và có thể biết trò chơi.

- Gọi hs trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

- phát dại, trầm bổng, nâng lên,…

- 1 HS giải thích.

- 2, 3 Hs viết bảng, lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc bài trong SGK.

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 2 HS viết trên bảng phụ . Dưới lớp viết vào vở nháp.

- Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú,

- ganh đua, khuyến khích, trai tráng

* Hoạt động nhóm.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

- Chong chóng, chó bông, que chuyền, chọi gà, chơi thuyền, thả chim.

- Trống cơm, cầu trượt, trống, đánh trống, trốn tìm, cắm trại, cầu, ...

*Hoạt động cá nhân.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Suy nghĩ, làm bài.

- Nối tiếp nhau nói cho bạn đồ chơi, trò chơi.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn miêu tả dễ hiểu nhất.

(7)

Bài tập 1/156: Tìm và viết các từ:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Chia lớp làm 4 đôi.

- Các nhóm cử đại diện thi tiếp sức, trong thời gian 3’ đội nào tìm được đủ và đúng các từ là đội chiến thắng.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm điền được nhiều từ đúng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p).

- Em hãy viết lại những từ ngữ sai của mình cho đúng vào sổ tay chính tả.

- Nhận xét giờ học.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm lên thi tiếp sức.

- HS nhận xét, bổ sung.

a. Nhảy dây. Múa rối. Giao bóng.

B, Vật, nhấc, lật đật.

- HS lắng nghe

- Hs viết lại những từ ngữ sai cho đúng vào sổ tay chính tả.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

---

Ngày soạn: 01/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 67: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.

- Biết được số chằn, số lẻ.

- Học sinh chăm chỉ, tích cực làm bài tập.

II. Đồ dùng dạy học - Gv: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- Cho Hs lên bảng thực hiện phép chia 1480 : 2 và 1357 : 2

- Gv nhận xét.

- Gv giới thiệu bài : 2 phép tính trên có 1 phép tính chia hết cho 2 và 1 phép tính chia cho 2 dư 1. Vậy làm thế nào để nhận biết các số chia hết cho 2

- 2 Hs lên bảng làm.

- Theo dõi.

(8)

và các số không chia hết cho 2. Bài học ngày hôm nay sẽ cho các em biết được điều đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 15 phút)

* Mục tiêu

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 2.

* Cách tiến hành

a. Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2 - Hãy nêu một vài số chia hết cho 2 và một vài số không chia hết cho 2?

Số chia hết Số kh ng chia hết , 4, 10 , 46, 58…

3, 5, 79, 57…

- Hãy tìm thêm các ví dụ khác?

- Những số chia hết cho 2 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

- Những số không chia hết cho 2 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

=> Muốn biết số đó có chia hết cho 2 không chỉ cần xét chữ số tận cùng.

- GV đưa ví dụ: 234, 5678, 780, 24, 54…đây là các số chẵn.

- Em có nhận xét gì về các số chẵn?

- GV đưa ví dụ: 231, 5673, 785, 27, 59…đây là các số lẻ.

- Em có nhận xét gì về các số lẻ?

* Gv chốt và chuyển ý: Các số chẵn chia hết cho 2, các số lẻ thì không.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 15 phút)

* Mục tiêu:

- Nhận biết được các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2. Lấy được VD số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.( Bài tập 1,2,3 Trang 95)

- Nhận biết số chẵn, số lẻ. ( bài tập 4 trang 95)

Bài tập 1

- Yêu cầu HS làm miệng.

- Thống nhất đáp án.

+ Số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744;

- 2 - 3 HS nêu các ví dụ:

+ Chia hết: 2, 4, 10 , 46, 58…

+ Không chia hết: 3, 5, 11, 79, 57…

- Nêu thêm các ví dụ khác.

+ Tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8 + Tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9 - Nhiều HS nhắc lại.

+ Tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8

+ Tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9 - Nhiều HS nhắc lại.

- 2 HS thực hiện.

- Lớp theo dõi và nhận xét bài làm.

(9)

7536; 5782

+ Số không chia hết cho 2 là: 35; 89;

867; 84683; 8410

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 2?

Bài tập 2

- Cho HS tự đọc đề và làm cá nhân, đổi chéo vở kiểm tra.

- Thống nhất kết quả đúng.

- Làm thế nào để tìm được 4 số có 2 chữ số mà mỗi số đều chia hết cho 2?

- Khi dựa vào dấu hiệu này có cần phải quan tâm đến hàng chục không?

Bài tập 3

- HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. GV phát phiếu cho các nhóm.

- HS dán kết quả và trình bày cách làm

- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.

- Với 3 chữ số đó, để là số chẵn có 3 chữ số, cần lưu ý điều gì?

- Để là số lẻ cần lưu ý điều gì?

Bài tập 4:

- Viết số lẻ vào chỗ trống.

- Thế nào là số lẻ?

- Các số lẻ liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- Muốn tìm số lẻ liền sau số 8351 ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm miệng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5p)

- Gv cho Hs chơi trò chơi : ‘‘Ai nhanh Ai đúng’’.

- Gv hướng dẫn chơi và cách chơi Chia thành 2 đội mỗi đội 5 bạn. Mỗi bạn được viết 1 số chia hết cho 2 rồi đến lượt bạn khác cứ thế cho đến hết 1 phút.

- Gv tổ chức chơi - Gv tổng kết nhận xét

- Chữa bài (nếu sai)

- HS nhắc lại

- HS đọc yêu cầu bài.

- Thực hiện.

- Đối chiếu với đáp án của GV

+ Dựa vào dấu hiệu số có chữ số tận cùng là số chẵn.

+ Không, ta chỉ cần quan tâm đến số tận cùng thôi.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thực hiện. Theo tổ.

+ Với 3 chữ số 3, 4, 6 ta viết được các số chẵn có 3 chữ số đó là: 346, 436, 364, 634.

+ Với 3 chữ số 3, 5, 6 ta viết được các số lẻ có 3 chữ số là: 365, 635, 653, 563.

- HS đọc yêu cầu bài.

+ Số lẻ là số có tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9.

+ Thực hiện: 8353, 8355.

+ 2 đơn vị.

+ Cộng thêm 2 đơn vị vào số liền trước.

- Hs lắng nghe

- Hs chơi

(10)

- Dấu hiệu chia hết cho 2, không chia hết cho 2?

- Hs theo dõi - Hs nhắc lại.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….

………..

…………

--- Luyện từ và câu

Tiết 28: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1,BT2). Phân biệt những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3). Hiểu và sử dụng những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia chơi (BT4).

- Học sinh sử dụng ngôn ngữ: Mở rộng và hệ hệ thống hóa được vốn từ về chủ điểm Tiếng sáo diều.

- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho trí tuệ và sức khoẻ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu - HS: VBT.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5phút)

Thi giải đố:

-Cái gì miệng gào toe toe

Người ta thấy tiếng lắng nghe, dừng lại?

( Là cái gì?)

-Quả gì không ở trên cây

Không chân, không cánh bay cao, chạy dài? ( Là trò chơi gì?)

- Dẫn dắt vào bài: Cái còi, trò chơi thả diều,... là đồ chơi, trò chơi. Đó cũng chính là nội dung liên quan đến kiến thức bài học hôm nay

2.Hoạt động luyện tập, thực hành(30 p) Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu.

-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ nối tiếp nói tên đồ chơi, trò chơi.

- HS xung phong giải đố:

+ Cái còi.

+ Trò chơi đá cầu.

*Hoạt động cả lớp.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Quan sát tranh.

- Nối tiếp chỉ tranh nói tên đồ chơi, trò

(11)

- Giúp đỡ HS.

- Kết luận: Qua bài tập 1 các em đã biết thêm các từ ngữ về đồ chơi và trò chơi.

Các em sẽ tìm thêm những đồ chơi, trò chơi khác trong BT2.

Bài tập 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu.

- Phát bảng nhóm cho Hs, yêu cầu các em viết tên đồ chơi, trò chơi.

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm điền được nhiều từ đúng.

- Kết luận: Một số trò chơi dân gian như:

chơi chuyền, ô ăn quan,... trò chơi hiện đại như đá cầu, đu quay,... Một số đồ chơi và trò chơi bạn nữ thích; một số đồ chơi trò chơi bạn nam thích; cũng có những trò chơi phù hợp cả nam và nữ. Chúng ta hãy tìm hiểu qua BT3.

Bài tập 3:

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp.

- Tìm đồ chơi bạn trai thích, bạn gái thích?

chơi.

+ Tranh1: đồ chơi: diều. Trò chơi thả diều

+ Tranh 2:

Đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió.

Trò chơi: múa sư tử, rước đèn + Tranh 3:

Đồ chơi: dây thừng, búp bê, xếp hình,đồ nấu bếp.

Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn,xếp hình nhà cửa, thổi cơm.

+ Tranh 4:

Đồ chơi: màn hình, bộ xếp hình,..

Trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình,..

+ Tranh 5: Đồ chơi: dây thừng Trò chơi: kéo co

+ Tranh 6: khăn bịt mắt. Trò chơi: bịt mắt bắt dê.

*Hoạt động nhóm.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc theo nhóm 4 em.

- Các nhóm dán bài, trình bày kết quả.

+ Đồ chơi: bóng, quả cầu, kiếm, đu, que chuyền, bi, ...

+ Trò chơi: Đá bóng, đá cầu,đấu kiếm, đu quay, chơi chuyền, chơi bi,...

*Hoạt động cặp đôi.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Trao đổi cặp.

+ Bạn trai thích: đá bóng, bắn súng,

(12)

- Trò chơi nào cả bạn trai và gái đều thích?

- Đồ chơi nào có lợi, đồ chơi nào có hại?

- Tại sao em lại xếp các trò chơi như thả diều, xếp hình, cờ vua, điện tử vào nhóm trò chơi có lợi?

- Tại sao những trò chơi như bắn súng, đấu kiếm, bắn súng cao su em lại cho là có hại?

- Kết luận: Các em nên chơi những có trò có lợi và không nên chơi những trò chơi có hại. Vậy các em có thái độ, tình cảm như thế nào khi tham gia các trò chơi?

Chúng ta cùng làm BT4.

Bài tập 4:

- Gọi hs đọc yêu cầu.

- Yêu cầu Hs suy nghĩ và tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi đó?

- Gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét.

- Kết luận: Qua các bài tập, các em đã tìm hiểu được nhiều đồ chơi và trò chơi; các em lựa chọn những đồ chơi và trò chơi phù hợp, có lợi cho trí tuệ và sức khỏe để chơi và các em giữ gìn bảo quản đồ chơi, vui vẻ khi chơi các trò chơi.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5p)

- Em cần chơi các đồ chơi, trò chơi trong phạm vi thời gian như thế nào?

- Hãy đặt câu thể hiện tình cảm, thái độ của em khi tham gia các trò chơi?

- Giáo dục HS giữ gìn đồ chơi cẩn thận, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh.

đấu kiếm, đua mô tô, ..

+ Trò chơi bạn nữ thích: bày cỗ, búp bê, cắm trại, đu quay, ..

+ Thả diều, rước đèn,bịt mắt bắt dê,..

+ Trò chơi có lợi: thả diều, xếp hình, điện tử, cờ vua, ..

+ Trò chơi có hại: bắn súng, đấu kiếm, bắn súng cao su, ..

- ... vì làm thư giãn đầu óc, ....

- vì những trò chới đó có thể làm tổn thương đến những người xung quanh hay chính bản thân người chơi.

*Hoạt động cá nhân - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Phát biểu: say mê, hăng say, thú vị, ham thích, đam mê, ...

- 3Hs đặt câu:

+ Các bạn nam lớp em rất ham thích môn cờ vua.

- chơi ở mức độ vừa phải, phù hợp với thời gian và điều kiện.

- HS đặt câu.

Em rất hào hứng khi chơi bóng đá.

Em rất thích chơi trả diều.

(13)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- Buổi chiều:

Lịch sử

Tiết 14: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần với sản xuất nông nghiệp. Nhà Trần quan đến việc đắp đê phòng lụt. Biết được nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển,nhân dân ấm no.

- Nêu được vì sao nhà Trần được gọi là “triều đại đắp đê”. Biết được lợi ích của việc đắp đê.

- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.

* BVMT: Qua việc đắp đê của nhà Trần liên hệ về thực tế để giáo dục HS.

II. Đồ dùng dạy học :

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu - HS : SGK; VBT

III. Các hoạt động dạy học cơ bản

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu( 5p)

GV mời lớp trưởng lên cho các bạn khởi động. Trò chơi “Bắn tên”.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Cho HS quan sát tranh.

- Nêu nội dung tranh?

Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần.

Mọi người đang làm việc rất hăng say? Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân? Trong bài học hôm nay cô và các con cùng đi tìm hiểu điều đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (20p) 2.1. Điều kiện nước ta và truyền thống

- Lớp trưởng hô: Bắn tên, bắn tên - Cả lớp hô: Tên gì?, tên gì?

- Lớp trưởng: Tên một bạn bất kì trong lớp. Sau đó bạn đó đứng dậy thực hiện yêu cầu.

+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

(Bạn khác tương tự)

+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?

- Lớp nhận xét.

- Quan sát và nêu ND tranh:

(14)

chống lụt của nhân dân ta.

- HS đọc SGK/39 và trả lời :

+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì?

+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào?

+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?

+ Em có được chứng kiến hoặc biết câu chuyện nào về cảnh lụt lội không? Hãy kể tóm tắt về cảnh lụt lội đó

* KL : Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất. Vậy nhà Trần đã có những chính sách gì trong việc tổ chức đắp đê chống lụt, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2.2. Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt.

- HS đọc SGK từ "Nhà Trần ...phát triển "

- GV phát phiếu câu hỏi cho các nhóm, yêu cầu thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?

+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?

* KL: Dưới thời Trần, công việc đắp đê chống lũ lụt rất được coi trọng vậy nhà Trần

- 1 HS đọc. Trả lời:

+ Là nghề trồng lúa nước

+ Hệ thống sông ngòi ở nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu,...

+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân

+ Một vài HS kể trước lớp

- Lắng nghe

- 1 HS đọc.

- Nhận phiếu, thảo luận theo nhóm 4 - Đại điện nhóm trả lời:

- Lập ra Hà đê sứ dể trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê...

+ Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc đắp đê

+ Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê

+ Hàng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê

+ Có lúc vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(15)

đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê, lớp mình chuyến tiếp sang hoạt động thứ 3.

2.3. Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần.

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?

- Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?

+ Vì sao nhà Trần được gọi là “triều đại đắp đê”?

Gv nhận xét, chốt ý rút ra bài học.

- Gọi HS đọc nội dung

* Kết luận: Hệ thồng đê điều được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐồngBằng Bắc Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Đời sống nhân dân thêm no ấm. Công cuộc dắp đê , trị thủy cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p) - Sưu tầm tranh ảnh về đê điều và việc đắp đê.

- Vậy muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì?

*BVMT: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố. Vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm?

Muốn hạn chế ta phải làm gì?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) + Kế tên một số con đê mà em biết?

- GV cho HS xem một số con đê.

+ Qua quan sát, các con có nhận xét gì về hệ thống đê điều của nước ta hiện nay?

- Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

- Hệ thồng đê điều được hình thành dọc theo những con sông chính

- Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm ấm no, thiên tai, lụt lội giảm rất nhiều

- HS trả lời

- 2 – 3 HS đọc

- HS lắng nghe và thực hiện.

- 2 HS đọc

- Trưng bày tranh ảnh.

- xây dựng trạm bơm nước, trồng rừng...

- HS trả lời theo thực tế

- HS: Đê sông Hồng, sông Đà,...

- HS quan sát

- Hệ thống đê điều ở nước ta được xây dựng rất chắc chắn và kiên cố.

(16)

- Nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm?

=> Tiếp nối truyền thống đắp đê chống lụt của cha ông, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến hệ thống đê điều như kè đá, trải bê tông,..

- Nhận xét giờ học, dặn dò.

- Do sự phá hoại đê điều, chặt phá rừng đầu nguồn.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………..………

---

Khoa học

Tiết 27: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở. Trình bày được vai trò c a ô-xi trong không khí ủ đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.

- Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành.Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống.

- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

*THLM: Môn Đạo đức: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

*GD các kỹ năng sống:

- Kỹ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.

- Kỹ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.

- Kỹ năng quản lý thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

III. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: BGĐT, máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK,VBT

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

+ Giải thích: Nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau đó lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên để không kín?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(25 phút)

2.1. Vai trò của không khí đối với đời sống

- 2 HS thực hiện

- HS lắng nghe.

Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - Cả lớp, làm theo hướng dẫn của GV.

(17)

con người

- HS thực hành cả lớp, làm theo hướng dẫn của GV:

+ HS nín thở mô tả lại cảm giác của mình?

+ HS d a vào tranh nh, d ng c đ nêuự ả ụ ụ ể lên vai trò c u không khí đ i v i con ngả ố ớ ười

?

- HS trình bày.

- Nh n xét, b sung. ậ ổ

* Kết luận:

- Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.

- Không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí chứa ôxi con người không thể thiếu ôxi trong vòng 3 - 4 phút.

2.2. Vai trò của không khí đối với đời sống động vật, thực vật

- GV yêu cầu HS quan sát trong SGK, trình bày các hình.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Qua hai thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật và động vật ?

- GV nh n xét, b sung.ậ ổ

* Kết luận: Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được... Trong không khí ch a ô-xiứ . Đây là thành ph n ầ quan tr ng nh t đ i v i ho t đ ng hô h p c aọ ấ ố ớ ạ ộ ấ ủ con người, sinh v t, th c v t.ậ ự ậ

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5phút)

* Một số trường hợp phải dùng bình ôxi - GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 – SGK.

+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn lâu dưới

- HS n i ti p nêu:ố ế Em cảm thấy bị ngạt, tim đập nhanh và không nhịn thở thêm được nữa.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi.

Hoạt động 2: Nhóm 4

- HS chia nhóm 4 thảo luận rồi trình bày:

+ Nhóm 1: Con cào cào vẫn sống bình thường.

+ Nhóm 2: Con cào cào nhóm em bị chết.

+ Nhóm 3: Hạt đậu nhóm em trồng phát triển bình thường.

+ Nhóm 4: Hạt đậu nhóm em trồng bị héo, úa hai lá mầm.

- HS lắng nghe.

- HS nêu theo ý hiểu.

- HS lắng nghe.

* Hoạt động 3: Cả lớp

- Các nhóm quan sát hình trong SGK.

- Thảo luận nhóm trong nhóm.

(18)

nước?

+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí để hoà tan?

- Gọi HS trình bày kết quả.

+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật?

+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ?

+ Trong trường hợp nào ta cần phải thở bằng bình ôxi?

* Kết luận: Động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.

- HS đọc mục bạn cần biết SGK.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5phút)

* GD BVMT:

+ Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?

+ Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào?

+ Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ?

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị giờ sau

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- HS đọc to.

- HS nêu theo sự hiểu biết của mình.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- Ngày soạn: 01/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 08 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 68: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. Yêu cầu cần đạt

- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.

- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.

- Học sinh chăm chỉ, tích cực làm bài tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu - HS: Sách giáo khoa, vở bài tập

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

(19)

- Dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 2? Cho ví dụ minh họa?

- GV nhận xét chung và đánh giá; giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5

* Cách tiến hành

- Hãy nêu một vài số chia hết cho 5 và một vài số không chia hết cho 5?

Số chia hết Số không chia hết 5, 10, 15, 208… 6, 7, 8, 9, 11, 13,

14…

- Hãy tìm thêm các ví dụ khác?

- Những số chia hết cho 5 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

- Những số không chia hết cho 5 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

- Muốn biết số đó có chia hết cho 5 không ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS đưa thêm các ví dụ khác.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 15 phút)

* Mục tiêu

- Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5 và vận dụng làm bài tập. ( BT 1,2,3 trang 96)

* Cách tiến hành Bài tập 1

- Yêu cầu HS làm miệng.

- Thống nhất đáp án.

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 5?

Bài tập 2

- Cho HS tự đọc đề và làm cá nhân, đổi chéo vở kiểm tra.

- Thống nhất đáp án đúng:

a/ 150 < 155 < 160 b/ 3575 < 3580 < 3585

c/ 335, 340, 345, 350, 355, 360.

Bài tập 3

- 2 - 3 HS nhắc lại các ví dụ chia hết và không chia hết, cho ví dụ minh họa.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Theo dõi.

- HS nêu các ví dụ:

+ Chia hết cho 5: 5, 10, 15, 20…

+ Không chia hết cho 5: 6, 7, 8, 9, 11, 13, 14, …

- Nêu thêm các ví dụ khác.

+ Tận cùng bằng 0, 5.

+ Tận cùng bằng 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9.

+ Ta xét các chữ số tận cùng.

- Nhiều HS nhắc lại.

- 345, 670, 890, 120, 345…

- Thực hiện.

- Chữa bài (nếu sai):

+ Chia hết: 35, 660, 3000, 945.

+ Không chia hết: 8, 57, 4674, 5553.

- HS đọc thầm yêu cầu bài.

- Thực hiện .

- Đối chiếu với đáp án của GV - Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5.

(20)

- HS đọc đề bài.

- GV giải thích cách làm - Cả lớp làm bài.

- 2 HS lên bảng lên thi viết tìm nhanh các số theo yêu cầu.

- Với 3 chữ số đó, để là số chia hết cho 5, em sẽ viết như thế nào?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút)

* Mục tiêu

- Kết hợp được dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 để giải các bài toán.

* Cách tiến hành Bài tập 4

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

- Dấu hiệu chia hết cho 2?

- Dấu hiệu chia hết cho 5?

- Số vừa chia hết cho 2 và 5 có chung đặc điểm gì?

- Những số chỉ chia hết cho 5 và không chia hết cho 2?

- GV chốt: a. 660, 3000 b. 35, 945.

- Dấu hiệu chia hết cho 5, không chia hết cho 5?

- GV nhận xét chung.

- HS nêu lệnh đề.

- Hs theo dõi.

- HS làm bài.

- 2 HS thi làm bài nhanh

- Với 3 chữ số 0, 5, 7 hãy viết số có 3 chữ số chia hết cho 5:

570, 750, 705.

- HS đọc yêu cầu bài: Hãy tìm các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5.

+ Có tận cùng bằng các chữ số 0, 2, 4, 6, 8.

+ Có tận cùng bằng 5.

+ Có tận cùng bằng các chữ số 0 + Vận dụng thi làm nhanh.

- 2- 3 HS đọc bài làm của mình.

- Lớp theo dõi, thống nhất đáp đúng.

- 3 - 4 HS nhắc lại.

- Theo dõi và ghi đầu bài.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

………

………

---

Tập đọc

Tiết 30: TUỔI NGỰA I- Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu ND: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy nhiều nơi nhưng cậu rất yêu mẹ, dù đi đâu cũng luôn nhớ mẹ và tìm đường trở về với mẹ (trả lời được các CH1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).

- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.

- Giáo dục học sinh biết yêu thương, hiếu thảo ông bà, cha mẹ.

II.Đồ dùng

(21)

- Giáo viên: BGĐT, máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK

III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Đọc bài: Cánh diều tuổi thơ và trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài.

- Nhận xét.

- Các em tuổi gì?

- Dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (20p) 2.1. Luyện đọc:

- 1 HS đọc cả bài.

- Cho HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 1 kết họp theo dõi sửa lỗi phát âm cho hs.

- Cho HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 2 kết hợp chú giải

- Cho HS đọc cặp đôi, - Đọc diễn cảm cả bài.

2.2. Tìm hiểu bài:

* Cho HS đọc khổ thơ 1 cho biết:

- Bạn nhỏ tuổi gì ?

- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?

- Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?

Tiểu kết, chuyển ý.

* Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2:

- Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu?

- “rong chơi” có nghĩa là gì?

- Mặc dù đi chơi khắp nơi nhưng Ngựa con vẫn nhớ đến ai và nhớ ntn?

- Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì?

* Cho HS đọc khổ thơ 3.

- Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa?

- Khổ thơ thứ 3 tả cảnh gì?

*Cho hs đọc lướt khổ thơ cuối.

- Ngựa con đã nhắn nhủ với mẹ điều gì?

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét.

-HS trả lời.

-1 HS đọc

- Hs nối tiếp đọc bài.

- 2 HS/cặp luyện đọc.

* Hs đọc thầm khổ thơ 1.

- … Tuổi ngựa

- Không chịu ngồi yên một chỗ, chỉ thích đi.

1) Giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa:

* 1 hs đọc to

- Miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên, rừng đại ngàn.

- 1 hs trả lời.

- …Ngựa con vẫn nhớ mẹ, mang về cho mẹ “nhọn gió 21ong miền”.

2) Ngựa con rong chơi khắp mọi miền

*HS đọc thầm.

- Màu trắng hoa mơ, thơm hoa huệ, cúc tràn ngập…

3) Cảnh đẹp của đồng hoa mà ngựa con vui chơi.

* HS đọc lướt khổ thơ cuối:

- ….tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi – rừng … nhớ

(22)

- Cậu bé yêu mẹ như tn?

- Cho hs đọc câu hỏi 5 trao đổi nhóm 4 - Ngựa con nhắn nhủ với bạn điều gì?

- Bài thơ nói lên điều gì?

- Bạn nhỏ luôn dành tình cảm cho mẹ, yêu thương mẹ. Dù đi đâu bạn nhỏ cũng luôn nhớ về mẹ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p):

- Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- Nêu cách đọc từng khổ thơ.

- Treo bảng phụ đoạn thơ và đọc mẫu:

“Mẹ ơi, con sẽ phi…

Ngọn gió của 22ong miền”

- Nêu cách đọc đoạn thơ trên?

- Cho HS đọc thể hiện:

- Cho HS đọc cặp đôi(2’).

- Cho HS thi đọc khổ thơ trên.

- Yêu cầu HS nhận xét bạn đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt - Cho HS nhẩm đọc thuộc 22ong dựa vào các tiếng đầu câu.

- Cho HS thi đọc thuộc 22ong:

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p):

- Cậu bé trong bài thơ có nét gì đáng yêu?

- Bài thơ giúp em hiểu ra điều gì?

- GV nhận xét tiết học.

đường tìm về với mẹ.

- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.

- Trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.

4)“Ngựa con” luôn nhớ tìm về với mẹ.

*Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

- 4 học sinh đọc.

- 1 hs trả lời.

- 1 Hs nêu cách ngắt nhịp thơ.

- 2 Hs đọc thể hiện.

- 2 HS/cặp luyện đọc.

- 4 hs đọc thi.

- 1 hs nhận xét.

- Lớp nhẩm thuộc bài.

- 2 ,3 Hs thi đọc thuộc 22ong.

- 1 HS nhận xét.

- 2 học sinh trả lời.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- Tập làm văn

Tiết 28 : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Yêu cầu cần đạt:

- Nắm cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật. Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài.

- Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả.

- Hs yêu quý các đồ vật và có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ vật.

II.Đồ dùng

- Giáo viên: BGĐT, máy tính, máy chiếu

(23)

- Học sinh: SGK,VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ?

- Khi miêu tả đồ vật cần tả những gì . - Dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động luyện tập,thực hành(30p) Bài tập 1:

- Gọi Hs đọc yêu cầu.

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi:

- Tìm phần mở bài, kết bài, thân bài trong bài văn: “Chiếc xe đạp của chú Tư”?

- Phần mở bài, kết bài có tác dụng gì?

- Mở bài, kết bài theo cách nào?

- Tác giả tả chiếc xe bằng những giác quan nào?

- Phần thân bài chiếc xe đạp tả theo thứ tự nào?

- Nhận xét.

- Một bài văn miêu tả đồ vật gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

Bài tập 2:

- Gọi hs đọc đề bài

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay

- Dựa vào các bài văn: Cái cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư ...để tự làm bài.

- Gọi HS chia sẻ bài.

- Nhận xét, đánh giá những học sinh làm

- Gồm có 3 phần:

+ Mở bài + Thân bài + Kết bài

- Chú ý tả từ ngoài vào trong, tả từng đặc điểm nổi bật của các bộ phận, nêu tình cảm của người viết,...

*Hoạt động cặp đôi.

- 2 hs nối tiếp đọc yêu cầu bài.

- Trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- Mở bài: “Trong làng tôi .. của chú”.

- Thân bài: ở xóm vườn ... Nó đá đó.

- Kết bài: Đám con nít cười ... của mình.

+ Mở bài: Giới thiệu về chiếc xe của chú Tư.

+ Thân bài: Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe.

+ Kết bài: Nói lên niềm vui của đám trẻ và chú Tư bên chiếc xe.

- Mở bài: Trực tiếp - Kết bài: Tự nhiên - Mắt nhìn, tai nghe.

+ Tả bao quát chiếc xe: xe đẹp nhất ...

+ Tả những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, ...

+ Nói về tình cảm: Chú lấy giẻ lau...

- 1, 2 hs đọc đề bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

(24)

tốt.

- Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả, chúng ta cần quan sát bằng các giác quan nào?

- Khi tả đồ vật cần lưu ý điều gì?

3. Hoạt động vận dụng,trải nghiệm(5p - Qua giờ học, em nắm được những gì?

- Nhận xét tiết học.

- 4- 5Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Bằng nhiều giác quan: mắt, tai, mũi, cảm nhận.

- Kết hợp lời kể với lời miêu tả, với tình cảm của con người với đồ vật.

- Kết hợp lời kể với lời miêu tả, với tình cảm của con người với đồ vật.

- HS suy nghĩ và trình bày 1 phút.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy :

………

………

--- Khoa học

Tiết 28: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và nêu được vai trò của khí oxi, ni tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.Làm được thí nghiệm liên quan đến sự cháy.

- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí.

- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

* Các kỹ năng sống:

- Kỹ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.

- Kỹ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.

- Kỹ năng quản lý thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Lọ thuỷ tinh (2 lọ), bật lửa.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Vấn đáp + Không khí và nước có tính chất gì giống nhau?

+ Các thành phần chính của không khí là gì?

- GV nhận xét và tuyên dương.

- Các loại khí có trong không khí liệu có duy trì được sự cháy hay không? Để trả lời cho câu hỏi đó cô cùng các em tìm hiểu bài ngày hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25 phút)

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy: (13 phút)

- 2 HS trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

(25)

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:

- GV tiến hành chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS đọc mục thực hành trang 70 SGK để biết cách làm.

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.

Bước 2: Các nhóm tiến hành thí nghiệm:

- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến đồng thời ghi lại những nhận xét và ý kiến giải thích về thí nghiệm vào phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm:

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV giúp HS rút ra kết luận và giảng về vai trò của khí ni-tơ: Giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.

* Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hay nói cách khác: không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.

(12 phút)

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:

- GV gọi HS đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 SGK để biết cách làm.

- GV yêu cầu HS thực hành thí nghiệm theo nhóm đã chia.

Bước 2: Các nhóm tiến hành thí nghiệm:

- GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK và nhận xét kết quả.

- HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín?

* Lưu ý: Nếu gia đình học sinh còn dùng bếp

- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm của nhóm.

- 1 HS đọc.

- Đại diện nhóm lên nhận phiếu học tập.

- Các nhóm bắt đầu thí nghiệm, quan sát và ghi nhận kết quả vào phiếu học tập.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.

- HS lắng nghe và rút ra kết luận.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc.

- HS tiến hành thí nghiệm.

- HS các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm.

- HS nêu ý kiến.

(26)

củi, có thể cho học sinh nêu kinh nghiệm nhóm bếp và đun bếp.

- GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa.

Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm:

- GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình

* Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần cho sự lưu thông

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) - GV phát phiếu học tập cho HS trình bày.

+ Nhờ đâu mà sự cháy được duy trì?

+ Khí nitơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy diễn ra trong không khí?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5phút)

- Về nhà thực hiện thí nghiệm cho người thân xem và nhận xét.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS học thuộc mục bạn cần biết.

- HS lắng nghe.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.

- Lắng nghe.

Kĩ thuật trình bày một phút - HS thực hiện trả lời và trình bày.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………...………….………..

--- Ngày soạn: 01/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 09 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 69: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.

- Nhận biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.

- Học sinh chăm chỉ, tích cực làm bài.

II. Đồ dùng dạy học - Gv: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động( 5 phút) - Dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 5 ? Cho ví dụ minh họa?

- 2 - 3 HS nhắc lại các ví dụ chia hết và không chia hết, cho ví dụ minh hoạ.

(27)

- GV nhận xét, đánh giá - Gv Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập Bài tập 1

- Yêu cầu HS làm miệng.

- Thống nhất đáp án.

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 5?

Bài tập 2

- Cho HS tự đọc đề và làm cá nhân, đổi chéo vở kiểm tra.

- Thống nhất đáp án.

- Dấu hiệu chia hết cho 2? Dấu hiệu chia hết cho5?

Bài tập 3

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cho HS thi làm nhanh.

- Kết hợp cả 2 hai dấu hiệu số vừa chia hết cho 2 và 5 có chung đặc điểm gì?

- Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 có đặc điểm như thế nào?

- Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 có đặc điểm như thế nào?

- GV nhận xét, thống nhất đáp án.

4. Hoạt động vận dụng Bài tập 4

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, chốt.

- Dấu hiệu chia hết cho 5, không chia hết cho 5?

- GV nhận xét chung.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Theo dõi.

- 2 HS làm miệng, lớp theo dõi và thống nhất đáp án.

+ Chia hết cho 2: 4568, 66814, 2050, 3576, 900.

+ Chia hết cho 5: 2050, 900, 2355.

- HS nêu.

- Thực hiện.

- Chữa bài (nếu sai):

+ Chia hết cho 2: 120, 432, 456.

+ Chia hết cho 5: 450, 505, 560.

- Hs nêu.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Có tận cùng là chữ số 0.

+ Có tận cùng là các chữ số chẵn khác 0.

+ Có tận cùng là chữ số 5.

- 2 - 3 HS đọc bài làm của mình.

- Lớp theo dõi, thống nhất đáp đúng.

- 3 HS đọc yêu cầu

- HS nêu: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có tận cùng là chữ số 0 và chữ số 5.

- Vài HS nhắc lại.

- Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy :

………

………

---

(28)

Luyện từ và câu

Tiết 29: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.

- Hiểu được quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2).

- Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, lễ phép, lịch sự trong giao tiếp.

* Các kỹ năng sống được giáo dục - Kỹ năng giao tiếp, nắng nghe tích cực . II. Đồ dùng dạy học:

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu - Học sinh: VBT.

III .Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu:(5 phút):

- Em hãy đặt câu thể hiện tình cảm, thái độ khi tham gia các trò chơi?

Dẫn dắt giới thiệu bài: Các câu vừa đặt thể hiện tình cảm, thái độ của các em.

Vậy khi đặt câu hỏi, ta cần giữ phép lịch sự như thế nào?Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

(15p)

I) Nhận xét:

*Bài 1:

- Yêu cầu hs đọc đề bài.

- Yêu cầu hs đọc thầm khổ thơ.

- Tìm câu hỏi trong khổ thơ?

- Từ ngữ nào thể hiện thái độ lễ phép của người con?

*KL: Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, dạ, thưa,..

*Bài 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs suy nghĩ, đặt câu hỏi.

- Sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt câu.

- HS nối tiếp nhau đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Đọc thầm khổ thơ, suy nghĩ, phát biểu.

Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Mẹ ơi?

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Nối tiếp đặt câu hỏi.

(29)

- Cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa?

- Câu hỏi với thầy cô giáo và câu hỏi với bạn bè có điểm gì khác nhau?

- KL: Vậy khi đặt câu hỏi cần lịch sự và phải phù hợp với đối tượng giao tiếp.

*Bài 3:

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs suy nghĩ đặt câu hỏi.

- Theo em để giữ lịch sự khi đặt câu hỏi cần tránh hỏi câu hỏi có nội dung nào?

- Lấy VD những câu mà chúng ta không nên hỏi?

- Để giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi chúng ta cần chú ý điều gì?

II) Ghi nhớ:

- Cho hs đọc ghi nhớ Sgk/152.

- KL: Khi hỏi chuyện người khác, cần thưa gửi, xưng hô phù hợp và cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(15p)

*Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs đọc rồi nhận xét về quan hệ 2 nhân vật.

- Theo dõi hs làm bài.

- Qua cách hỏi đáp ta biết được điều gì về các nhân vật?

- KL: Khi nói các em luôn có ý thức giữ phép lịch sự với đối tượng mà mình đang nói.Như vậy không chỉ thể hiện tôn trọng

- 1 hs nêu.

- Lớp nhận xét.

- Với thầy cô cần thể hiện sự lễ phép, kính trọng; với bạn bè thể hiện sự thân thiện.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Suy nghĩ, phát biểu.

- ...làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.

- Cậu không có áo mới hay sao mà toàn mặc áo cũ quá vây?

- Để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi làm phiền người khác.

- 3 hs đọc ghi nhớ.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs đọc thầm đoạn văn.

- Hs trao đổi theo cặp.

+ Đoạn a: Quan hệ của hai nhân vật là quan hệ thầy trò.

+ Thầy: ân cần, trìu mến.

+ Lu - i: lễ phép.

- Đoạn b: Quan hệ thù địch.

+ Tên phát xít: hống hách, xấc xược.

+ Cậu bé: nói trống không vì căm thù kẻ xâm lược.

- ta biết được tính cách và mối quan hệ của các nhân vật.

(30)

người khác mà còn tôn trọng chính bản thân mình. Ngoài ra các câu hỏi còn cần phải phù hợp với hoàn cảnh, ta cùng tìm hiểu qua BT2.

*Bài tập 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs đọc thầm câu chuyện tìm câu hỏi trong đó rồi nhận xét.

- So sánh các câu hỏi. Câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?

- Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi như thế nào?

- KL: Khi hỏi không phải cứ thưa, gửi là lịch sự mà còn cần phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Hãy đặt 1 câu hỏi với ông bà hoặc bố mẹ em?

- Các em cần giữ phép lịch sự phù hợp trong giao tiếp hàng ngày với mọi người:

lễ phép với người lớn, gần gũi bạn bè, yêu thương em nhỏ,…

- Nhận xét giờ học.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

+Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?

+Chắc là cụ bị ốm?....

+Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

- Câu các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.

- Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau hơi tò mò, chưa tế nhị.

+ Thưa cụ, có chuyện gì xảy ra với cụ thế ạ?...

- 2,3HS đặt câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy :

………

………..…………

--- Tập làm văn

Tiết 29: QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe...) phát hiện được những đặc điểm riêng biệt của đồ vật đó so với những đồ chơi khác.

- Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả đồ chơi quen thuộc...

- Hs yêu quý các đồ vật và có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ vật.

(31)

II. Đồ dùng

- Giáo viên: BGĐT, máy tính, máy chiếu - Học sinh: SGK,VBT

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- Hãy kể tên những đồ vật mà em yêu thích?

- Dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (15p Yêu cầu 1

- Yêu cầu hs đọc đề bài.

- Cho hs quan sát một số đồ chơi ở sgk/153 và 1 số đồ chơi khác.

- Yêu cầu các em giới

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung