• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

Ngày soạn: 16/03/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2022 Kể chuyện

Tiết 20 : ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG I. Yêu cầu cần đạt

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa trắng, đủ ý (BT1).

- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT2).

- Giáo dục HS mạnh dạn học hỏi, chịu khó tìm tòi.

* BVMT: Giúp HS thấy được nét thơ ngây và đáng yêu của ngựa trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài vật hoang dã.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Tranh minh họa SGK,máy tính -Hs: VBT, máy tính, ipad

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (3p) Ông cha ta thường nói: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng mà các em nghe kể hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về câu tục ngữ này.

Trước khi nghe kể chuyện, các em hãy quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC trong SGK/106 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:

*HS nghe kể (12 phút)

- Lần 1 giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng núi; giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối- Ngựa Trắng đã biết phóng như bay.

- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa, đọc rõ từng phần lời dưới mỗi tranh.

- Đặt một số câu hỏi để HS nhớ lại ND câu chuyện

- Gọi HS phát biểu ý kiến

* Giúp HS thấy được nét thơ ngây và đáng yêu của ngựa trắng, từ đó có ý

- Lắng nghe

- Quan sát tranh minh họa

- Lắng nghe

- Lắng nghe, quan sát tranh minh họa

- Lần lượt phát biểu

1. Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau.

2. Ngựa Trắng ước ao có đôi cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: Muốn

(2)

thức bảo vệ các loài vật hoang dã.

3.Hoạt động luyện tập thực hành:

(20p)

- Gọi HS đọc yêu cầu (SGK)

- GV lưu ý HS: Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của thầy cô; trao đổi nội dung, ý nghĩa của truyện

a) Kể trước lớp

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp theo từng đoạn, cả truyện.

- Hướng dẫn HS bình chọn bạn kể truyện hay nhất. theo các tiêu chuẩn sau:

+ Kể chính xác nội dung câu chuyện chưa?

b) Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện.

+ Câu chuyện muốn nói điều gì?

+ Nêu ý nghĩa của câu chuyệ n

4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5p)

- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?

- Chính vì thế mà có câu tục ngữ: Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

* GDBVMT: Rất nhiều con vật trong tự nhiên rất đáng yêu, góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp hơn. Cần yêu quý và bảo vệ chúng

- Nhận xét tiết học.

có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày qunh quẩn cạnh mẹ.

3. Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng.

4. Sói Xám ngáng đường Ngựa Trắng.

5. Đại Bàng Núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, Cứu Ngựa Trắng thoát nạn.

6. Đại Bàng sải cánh. Ngựa Trắng thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng.

- HS đọc to trước lớp - Lắng nghe

-Hs kể.

- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.

+ Cần phải đi ra ngoài để mở mang đầu óc mới mau trưởng thành.

+ Câu chuyện khuyên mọi người phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng …

- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

- Lắng nghe, thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

(3)

...

...

Tập đọc

Tiết 57 : TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài).

- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.

- Giáo dục HS tình cảm yêu mến các cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Bảng phụ, tranh minh họa -HS: VBT, máy tính, ipad

III. Các hoạtđộng dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoat động mở đầu: (5p)

1. Vì sao tác giả gọi SaPa là "món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên?

2. Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp SaPa như thế nào?

- Nhận xét - tuyên dương.

- Giới thiệu bài: Bài thơ Trăng ơi...từ đâu đến? là những phát hiện về trăng rất riêng, rất độc đáo của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa. Các em hãy đọc bài thơ để biết về sự độc đáo, ngộ nghĩnh của nhà thơ về ông trăng tròn.

2. Hoat động hình thành kiến thức mới (25p)

a. Luyện đọc (10p) - Gọi 1 HS đọc toàn bài

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ của bài

+ Lượt 1: HD HS đọc đúng câu: Trăng ơi...//từ đâu đến?

. HD luyện phát âm: trăng tròn, Cuội, soi vàng góc sân.

+ Lượt 2: giải nghĩa từ diệu kì - YC HS luyện đọc theo cặp - GV đọc diễn cảm

- HS đọc cả bài, đọc thuộc lòng cuối bài và trả lời

1. Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

2. Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.

- HS nhận xét - Lắng nghe

- 1 HS đọc, chia khổ

- HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ - Chú ý đọc đúng, HS đọc lại - Luyện cá nhân

- Đọc phần chú giải - Luyện đọc theo cặp - Theo dõi SGK

(4)

b. Tìm hiểu bài (15p)

- YC HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời: Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

- Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?

- YC HS đọc thầm 4 khổ thơ tiếp theo, trả lời: Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? những ai?

- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ.

- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?

Kết luận: Bài thơ không những cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, gần gũi của trăng mà còn cho thấy tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7p)

- Gọi HS đọc lại 6 khổ thơ của bài - YC HS lắng nghe, theo dõi, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài - HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn

+ GV đọc mẫu

+ YC HS luyện đọc theo cặp

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm + Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt

- YC HS nhẩm HTL bài thơ

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng - Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn thuộc tốt.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

- HS đọc thầm bài, trả lời

- Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá.

- Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

- Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân-những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương.

- Lắng nghe

- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.

- Lắng nghe

- HS đọc lại 6 khổ thơ

- Lắng nghe, trả lời: từ đâu đến?, hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn.

+ Lắng nghe

+ Luyện đọc theo cặp + 4 HS thi đọc diễn cảm + Nhận xét

- Nhẩm bài thơ

- 3, 4HS thi đọc thuộc lòng

(5)

(3p)

- Em thích hình ảnh thơ nào nhất trong bài ? Vì sao?

- GV chốt: Bài thơ là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng-vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ em.

- Nhận xét tiết học.

+ Em thích hình ảnh trăng hồng như quả chín lửng lơ treo trước nhà. Vì mỗi lần chơi dưới ánh trăng, ngẩng đầu nhìn trăng đẹp như quả chín hồng trên cây.

+ Em thích hình ảnh trăng bay như quả bóng/bạn nào đá lên trời. Vì chúng em rất hay chơi đá bóng. Trong đêm rằm, trăng tròn như trái bóng.

- Lắng nghe

- Lắng nghe, thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Toán

TIẾT 131: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ,máy tính - HS: Vở ô li,máy tính

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

+ Hãy nêu các số chia hết cho 2, 5, 3, 9?

- Gọi HS nhận xét.

+ Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3,9?

- GV nhận xét, giới thiệu – ghi tên bài:

Trò chơi vừa rồi giúp các con nhắc lại kiến thức về dấu hiệu chia hết. Để khắc sâu hơn kiến thức này, chúng ta cùng học bài hôm nay.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát các số đã cho.

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS nhận xét.

+ HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát các số đã cho.

- Cả lớp làm bài. 5HS viết số theo yêu

(6)

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

+ Tại sao em biết đó là số chia hết cho 2;

3; 5; 9 ?

* Kết luận: Căn cứ vào các dấu hiệu chia hết đã học để kết hợp tìm điều kiện thoả mãn yêu cầu của BT.

Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống để được số:

- GV yêu cầu hs tìm chữ số phù hợp.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

+ Tại sao em chọn số đó để điền vào ô trống?

+ Dựa vào dấu hiệu nào để điền số?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

Bài 3: Tìm x, biết 23 < x < 31 - Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ x là số thoả mãn những điều kiện nào?

+ Để là số lẻ chia hết cho 5, chữ số tận cùng của x là mấy?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Lớp và giáo viên nhận xét bài.

+ Tại sao chỉ chọn được số 25?

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Số như thế nào sẽ vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

+ Tại sao chỉ chọn được số 250, 520?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

cầu vào bảng phụ.

a) Số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136.

Số chia hết cho 5: 605; 2640.

b) Số chia hết cho 9: 7362; 20601.

Số chia hết cho 3: 7362; 2640; 20601.

c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 2640.

d) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3: 605.

e) Số không chia hết cho 2 và 9 là: 605; 1207.

- HS nhận xét, chữa bài.

+ HS nêu ý kiến.

- HS ghi nhớ.

- 1HS đọc yêu câu bài tập.

- hs làm bài.

a) 252 b) 108; 198 c) 920 d) 255

- HS nhận xét.

+ HS nêu ý kiến.

- 1HS đọc đề bài.

+ x là số lẻ chia hết cho 5. x lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.

+ HS nêu.

- HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng thực hiện.

x = 25 vì 23 < 25 < 31 - HS nhận xét, chữa bài.

+ 25 là số lẻ, chia hết cho 5...

- 1HS đọc đề bài.

+ HS trả lời.

- HS viết số; đọc kết quả: 250; 520.

+ HS trả lời.

(7)

Bài 5:

- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.

+ Số cam phải thoả mãn những điều kiện nào?

+ Hãy tìm số nhỏ hơn 20, chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.

+ Bài học ôn tập những kiến thức nào?

- GV nhận xét giờ học. Dặn dò về nhà.

- HS đọc thầm đề và tóm tắt.

+ Chia hết cho 3 và 5.

+ HS nêu: 15.

- HS làm bài cá nhân.

+ HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

---

Đạo đức

Tiết 27: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt

- HS hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người

- HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông

- HS biết tham gia giao thông an toàn.

- GD cho HS ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

*GDQP: Ý nghiã của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn tính mạng và tài sản của bản thân và công cộng.

II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài - KN tham gia giao thông đúng luật

- KN phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông III. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK,máy tính -HS: VBT, máy tính,ipad IV. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

+ Hãy kể tên một số hoạt động nhân đạo

+ Các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa như thế nào?

- GV dẫn vào bài mới

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p)

+ Quyên góp tiền, quần áo ấm cho những người nghèo, chia sẻ tinh thần với các bạn,...

+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ

+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN

- Lắng nghe

(8)

a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin trong SGK - 40)

- GV chia lớp thành 6 nhóm đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

+ Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì ?

+ Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ?

+ Em cần làm gì để tham gia Giao thông an toàn ?

Kết luận: Ở đâu cũng thường xuyên xảy ra tai nạn do nhiều nguyên nhân khác. Tai nạn đó đều để lại những mất mát, đau thương cho mọi người về tiền của, tính mạng

b) Hoạt động 2:Thảo luận nhóm (BT1) - Yêu cầu HS theo nhóm đôi đọc yêu cầu BT và quan sát tranh

+ Nội dung tranh là gì?

+ Những việc làm nào đúng theo Luật GT ? nên làm như thế nào thì đúng luật GT ?

* Kết luận: Tranh 2, 3, 4, là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Việc làm trong các tranh 1,5,6 là việc làm chấp hành đúng Luật giao thông

HĐ 2: Phân biệt hành vi đúng Luật giao thông và hành vi vi phạm (BT1- SGK/41) + Thảo luận nhóm (BT2 - SGK - 42)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các tình huống trong bài (1nhóm/1 tình huống: 5') + Dự đoán kết qủa của tình huống đó? Tại sao em chọn kết quả đó?

- GV nhận xét kết quả và bổ sung

- Kết luận: Mọi người, mọi lúc, mọi nơi

- HS ngồi theo nhóm.

- Gây tổn thương về người, về của, về KT.

- Do người điều khiển phương tiện giao thông không là chủ mình, làm chủ tốc độ, do điều kiện khác mang lại.

- Tuân thủ đúng luật ATGT - Có ý thức khi tham gia GT.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- HS bổ sung,..

- HS theo nhóm đôi đọc yêu cầu BT và quan sát tranh

Tranh 1: Đội mũ bảo hiểm, đi xe tốc độ vừa phải

Tranh 2: Xe lam chở hàng hoá quá cồng kềnh

Tranh 3: Không nên chăn, thả trâu bò trên đường

Tranh 4: Không được đi vào đường một chiều

Tranh 5: Tham gia giao thông đúng luật

Tranh 6: Rào chắn nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ.

- HS báo cáo kết quả. Lớp nhận xét, góp ý

- YC HS thảo luận nhóm các tình huống trong bài (1nhóm/ 1 tình huống:

5' )

a) ..Sẽ gây tai nạn cho người đi đường b) Tàu đến sẽ nguy đến tính mạng c) Gây cản trở GT

d) Sẽ bị ảnh hưởng do tai nạn đ) Gây cản trở GT

(9)

cần cố gắng có ý thức và thực hiện đúng luật ATGT

- GV mời HS đọc "ghi nhớ" SGK + Ai sẽ phải thực hiện luật GT ?

+ Tại sao phải tuân thủ luật giao thông ?

*GDQP:GD HS về ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn tính mạng và tài sản của bản thân và công cộng.

3. Hoạt dộng vận dụng, trải nghiệm (10p)

- GV cho HS vẽ tranh tuyên truyền thực hiện tốt Luật giao thông

- GV nhận xét tuyên dương - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

e) Gây ảnh hưởng đến tốc dộ xe đi trên đường

g) tai nạn đường thuỷ

* HS đọc Ghi nhớ (SGK - 41) - HS nêu

- HS vẽ tranh -HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 16/03/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2022 Toán

TIẾT 132 : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN I. Yêu cầu cần đạt

- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.

- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.

- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy, giao tiếp, lập luận toán học và tự giải quyết vấn đề

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ,máy tính - HS: Vở ô li, máy tính

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p) -Gv nêu câu hỏi:

* ND câu hỏi số 1: Tính: 363 : 11=….

* ND câu hỏi số 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 3456 + 6543 =…

* ND câu hỏi số 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 6789 x (1234 – 34) x 0 =…

- GV chốt và giới thiệu bài: Trò chơi vừa rồi đã nhắc lại cho các con 1 số kiến thức về các phép tính với số tự nhiên. Để các con nắm chắc kiến thức này hơn nữa chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

(10)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (17p) Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vở.

- Gọi HS lần lượt trình bày bài làm và giải thích cách làm.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

=> Củng cố cách đặt tính và thực hiện các phép tính với số tự nhiên.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.

- GV: Chốt đáp án, cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (18p) Bài 3: Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm:

- GV gọi HS đọc đề bài và cho làm bài cá nhân.

- GV cho HS chỉ rõ các tính chất trong từng dòng.

Bài 4:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vở.

- Gọi HS lần lượt trình bày và giải thích cách làm bài.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài vào vở - 2HS làm bảng phụ.

Đáp án:

a, 8980 b, 1157 53245 23054 90030 61006 - HS ghi nhớ.

- 2HS nêu yêu cầu BT.

- Báo cáo kết quả làm bài - giải thích cách làm.

a) x + 126 = 480

x = 480 – 126 x = 354

b) x – 209 = 435

x = 435 + 209 x = 644

- HS lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân.

a + b = b + a

(a + b) + c = a + (b + c) a + 0 = 0 + a = a a - 0 = a

a - a= 0 - HS ghi nhớ.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân - hs làm bài

a) 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501)

(11)

- GV củng cố tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.

Bài 5:

- Cho HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra bài.

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính phép tính cộng, phép tính trừ số tự nhiên?

- GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.

= 1268 + 600 = 1868

b) 168 + 2080 + 32 = (168 + 32) + 2080 = 200 + 2080 = 2280 - HS ghi nhớ.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ.

- HS đọc bài làm rồi chữa.

Bài giải

Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:

1475 – 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được số vở là:

1475 + 1291 = 2766 (quyển) Đáp số: 2766 quyển - HS đổi chéo vở kiểm tra bài.

+ HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Luyện từ và câu

Tiết 55 : GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ I. Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ).

- Bước đầu nói được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).

- Có thái độ lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị với người khác.

* KNS : - Giao tiếp: ứng xử, thể hiện sự cảm thông - Thương lượng

- Đặt mục tiêu II. Đồ dùng học tập:

1. GV: bảng phụ ghi lời giải BT2 + 3 (phần nhận xét), máy tính 2. HS: Vở BT, máy tính

(12)

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2p)

- Yêu cầu HS đặt câu khiến trước lớp + Có những cách nào để tạo ra câu khiến?

- GV giới thiệu: Có thể tạo ra câu để nhờ, đề nghị...bằng cách thêm từ hoặc thay đổi giọng điệu cho phù hợp.Vậy nói những lời yêu cầu, đề nghị để người khác vui vẻ, sẵn lòng giúp đỡ mình chúng ta cần phải giữ phép lịch sự. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết làm điều đó.

Hoạt dộng hình thành kiến thức mới (15p)

a. Nhận xét

- Cho HS đọc yêu cầu BT1 + 2 + 3 + 4.

+ Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẫu chuyện đã đọc.

+ Em hãy nêu nhận xét về cách nêu yêu cầu của 2 bạn Hùng và Hoa.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* Bài tập 4:

+ Theo em như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

VD: Lời yêu cầu, đề nghị của Hoa với bác Hai là lời nói lịch sự.

b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.

- Lấy VD về yêu cầu, đề nghị lịch sự

- HS Trả lời

- Lắng nghe

Cá nhân – Lớp

- HS đọc thầm mẩu chuyện. HS lần lượt phát biểu.

+ Các câu: nêu yêu cầu, đề nghị có trong mẫu chuyện là:

* Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi (lời Hùng nói với bác Hai).

* Vậy, cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy (lời Hùng nói với bác Hai).

* Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. (Lời của Hoa nói với bác Hai).

+ Nhận xét về cách nói của Hùng và Hoa:

* Yêu cầu của Hùng với bác Hai là bất lịch sự.

* Yêu cầu của Hoa nói với bác Hai là cách nói lịch sự.

+ Lời yêu cầu lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp.

- Lắng nghe

- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ.

- HS nối tiếp lấy VD

(13)

và yêu cầu, đề nghị chưa lịch sự

* GDKNS: Cần có cách giao tiếp, ứng xử, thương lượng lịch sự để đạt được mục đích giao tiếp

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18p)

Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1

- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: Ý b,c thể hiện thái độ lịch sự khi giao tiếp.

Lưu ý HS để thể hiện thái độ lịch sự có thể dùng câu khiến hoặc câu hỏi được sử dụng với mục đích khác.

Bài tập 2:

- Cách tiến hành như BT1.

Bài tập 3:

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc các cặp câu khiến.

- YC HS so sánh các cặp câu khiến.

- Gọi HS lần lượt phát biểu ý kiến, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.

3. Hoạt động vận dụng, thực hành (5p)

Bài tập 4:

- Lắng nghe

Cá nhân - Chia sẻ lớp

- HS đọc 3 câu a, b, c và chọn ra câu nói đúng, lịch sự.

Đáp án:

+ Ý b: Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!

+ Ý c: Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?

- Lắng nghe

- HS đọc 3 câu a, b, c và chọn ra câu nói đúng, lịch sự.

Đáp án:

- Lời giải đúng: Cách trả lời b, c, d là cách trả lời đúng. Ý c, d là cách trả lời hay hơn.

Nhóm 2 – Lớp

Đáp án: (HS có thể diễn lại đoạn thoại có sử dụng câu khiến)

a) Câu Lan ơi, cho tớ về với! là lời nói lịch sự

- Câu: Cho đi nhờ một cái! là câu nói bất lịch sự

b) Câu Chiều nay, chị đón em nhé! là câu nói lịch sự,

- Câu Chiều nay, chị phải đón em đấy! là câu nói không lịch sự,

c) Câu Đừng có mà nói như thế! Câu thể hiện mệnh lệnh chưa lịch sự

- Câu Theo tớ, cậu không nên nói như thế! thể hiện sự lịch sự

d) Câu Mở hộ cháu cái cửa! là câu nói cộc lốc, chưa lịch sự

- Câu Bác mở giúp cháu cái cửa này với! thể hiện lễ phép

- HS làm bài các nhân – Chia sẻ lớp

(14)

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng, lưu ý HS biết cách giao tiếp lịch sự để đạt được hiệu quả mong muốn (KNS)

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu khiến.

- Nhận xét giờ học.

Đáp án:

a) Bố mẹ cho con tiền để mua quyển sổ ghi chép nhé!

b) Bác cho cháu ngồi nhờ đợi bố mẹ cháu một chút nhé!

- Thực hành giao tiếp lịch sự trong cuộc sống

- Xây dựng 2 đoạn hội thoại, một đoạn yêu cầu, đề nghị lịch sự, một đoạn có yêu cầu, đề nghị chưa lịch sự và so sánh hiệu quả giao tiếp trong 2 tình huống đó.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tập làm văn

Tiết 55 : CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).

- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuơi trong nhà(mục III).

- HS có ý thức yêu quý, bảo vệ các con vật.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh ảnh một số vật nuôi, bảng phụ, VBT -HS: VBT, máy tính, ipad

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3p)

Giới thiệu bài:Từ tiết học hôm nay, các em sẽ học cách viết một bài văn tả con vật, cả ngoại hình lẫn hoạt động của nó (đi lại, chạy nhảy, nô đùa). Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật giúp các em nắm được bố cục chung của kiểu bài này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

*Tìm hiểu phần nhận xét

- Yêu cầu HS xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?

- Gọi HS đọc nối tiếp bài văn con mèo hung và các yêu cầu.

- Lắng nghe

- HS quan sát và nêu

- HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp

(15)

- Các em hãy hoạt động cá nhân để thực hiện các yêu cầu trên.

+ Bài văn có mấy đoạn?

+ Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?

+ Bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

* Kết luận:Ghi nhớ SGK/113 3. Hoạt động luyện tập, thực hành(20p)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS - Treo bảng lớp một số tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà

- Gợi ý: Các em có thể chọn lập dàn ý tả một con vật nuôi mà gây cho em ấn tượng đặc biệt. Đó là những con vật nuôi trong gia đình như: chó, mèo, gà, trâu... hoặc những con vật của người thân, hàng xóm mà em có dịp quan sát. Khi lập, dàn ý cần cụ thể, chi tiết về hình dáng, hoạt động của con vật để khi nhìn vào biết được ý nào là chính, ý nào là phụ. Các em có thể tham khảo bài văn con mèo hung của Hoàng Đức Hải.

- Gọi HS trình bày

- Làm việc cá nhân + Bài văn có 4 đoạn . Đoạn 1: Từ đầu...tôi đấy . Đoạn 2: Chà...thật đáng yêu.

. Đoạn 3: Có một hôm...một tí

. Đoạn 4: Con mèo của tôi là thế đấy.

+ Đoạn 1: Giới thiệu con mèo định tả . Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo.

. Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con mèo.

. Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo.

+ Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần:

. MB: Giới thiệu con vật định tả . TB: Tả hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật đó.

. KB: Nêu cảm nghĩ về con vật.

- 4,5 HS đọc to trước lớp

- HS đọc yêu cầu

- 3, 4 HS nối tiếp nhau giới thiệu:

. Em lập dàn ý tả con mèo.

. Em lập dàn ý tả con chó . Em lập dàn ý tả con trâu

- Lắng nghe, làm bài (3 HS làm trên bảng nhóm)

- Trình bày

Dàn ý tả con mèo

MB: Giới thiệu về con mèo (của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc biệt....)

TB: Tả ngoại hình của con mèo.

. Bộ lông

(16)

- Cùng HS nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2p)

- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật?

- Nhận xét tiết học.

. cái đầu . Chân . Đuôi

. Móng vuốt

- Tả hoạt động của con mèo . Khi bắt chuột

. Các hoạt động khác: ăn, đùa giỡn KB: Cảm nghĩ chung về con mèo - Chữa dàn ý bài viết của mình

- HS nêu - Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Lớp 4A + 4D Địa lí

TIẾT 27: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:

+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.

+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.

- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).

- HS thu thập thông tin ở nhà về thành phố Đà Nẵng.

- Nhận thức về khoa học địa lí; tìm hiểu lịch sử, địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Tự hào về sự phát triển giàu đẹp của đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan đẹp của quê hương đất nước.

* GDMTBĐ: - Phát triển cảng biển, đẩy mạnh giao thông đường biển và du lịch biển là thế mạnh của các thành phố ven biển. Phát triển, khai thác các thế mạnh của biển vào phát triển kinh tế cần gắn chặt với bảo vệ môi trường biển

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Bản đồ ĐLTNVN VN, phiếu học tập, sơ đồ tư duy, máy tính - HS: SGK, tranh ảnh , máy tính

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Quan sát lược đồ hình 1 (145) miêu tả -1 HS trình bày

(17)

các công trình kiến trúc cổ của TP Huế?

+ Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài: Chúng ta thật tự hào vì đất nước của chúng ta có rất nhiều cảnh quan đẹp và kì vĩ với sự phát triển ngày một đi lên của mỗi địa phương. Trong tiết học này, các con sẽ tiếp tục được tham quan một thành phố cảng biển nổi tiếng qua bài:

Thành phố Đà Nẵng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (18P)

Hoạt động 1: Đà Nẵng- Thành phố cảng -Gv cho HS quan sát 1 số tranh về Đà

Nẵng

-Yêu cầu hs suy nghĩ trong 5p để trả lời + Hình ảnh các em vừa xem là ở đâu?

+ Nêu vị trí, giới hạn của TP Đà Nẵng?

+ Có thể đến TP Đà Nẵng bằng những loại phương tiện giao thông nào?

+ TP Đà Nẵng có những con sông nào chảy - Gọi hs chỉ vào lược đồ để trình bày.

- 1,2 HS nêu

- HS quan sát hình 1 bản đồ và lược đồ suy nghĩ.

+ Đó là TP Đà Nẵng

+ Đà Nẵng ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. Giáp với Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam.

+ Tàu biển, tàu sông; ô tô, tàu hoả, máy bay.

+ Sông Cư Đê, Sông Cầu Đỏ, Sông Hàn

* KL: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền trung vì đây được coi là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông.

- HS theo dõi

Hoạt động 2: Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp.

- Cho HS quan sát, đọc thầm bảng sau đó trình bày 1 phút những hiểu biết của mình về những mặt hàng được chuyển đến và chuyển đi của thành phố Đà Nẵng.

+ Vì sao TP Đà Nẵng được lợi thế xuất những thứ hàng đó?

- Mời HS khác nhận xét, bổ sung.

=> KL: Từ nơi khác đưa đến Đà nẵng là

- 2-3 HS trình bày

+ Do có nhiều đá núi, quặng,….nên có lợi thế về vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ...

+ Do có nhiều đầm, phá, bờ biển rộng dài nên có nhiều hải sản.

(18)

sản phẩm của nghành công nghiệp. Từ Đà Nẵng các sản phẩm là nguyên - vật liệu cho các ngành nghề khác được chuyển

Hoạt động 3: Đà Nẵng - địa điểm du lịch - Quan sát hình 1, suy nghĩ trả lời (3 phút), NT điều hành mỗi bạn ghi tên những điểm du lịch của Đà Nẵng vào mỗi nhánh của sơ đồ tư duy.

- Mời hs khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét.

+ Lý do nào khiến Đà Nẵng trở thành địa điểm du lịch?

* BĐ: Đà Nẵng có rất nhiền cảng biển, là điều kiện thuận lời để phát triển về giao thông và du lịch. Vậy cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển ?

- KL: Thuận lợi từ các đầu mối giao thông, bờ biển đẹp, nhiều nét văn háo đặc trưng của người Chăm nên Đà Nẵng là địa điểm du lịch hấp dẫn.

3. Hoạt động luyện tập – thực hành (10 p)

- mỗi hs giới thiệu về một cảnh đẹp ở Đà Nẵng mà mình đã chuẩn bị ở nhà.

- Nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng (7 P)

- Yêu cầu HS viết một đoạn văn ngắn từ 2- 3 câu nói về cảm nhận của bản thân về thành phố Đà Nẵng.

- Mời 1-2 HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- VD:

+ Ngũ hành Sơn, Sông Hàn, Mĩ Khê, Bãi Nam, Non Nước, bãi biển Bắc Mỹ An, bãi tắm Sao Biển, bãi biển Làng Vân….

- Vì có nhiều bãi tắm: Mĩ Khê, Bãi Nam… và nhiều bãi biển đẹp, nhiều nét văn hoá độc đáo của người Chăm.

- Không vứt rác bừa bãi,...

- 2 -3 HS giới thiệu bằng tranh/ảnh đã sưu tầm ở nhà.

- 1-2 em trình bày.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 16/03/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 133: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)

I. Yêu cầu cần đạt

- Ôn tập về phép tính nhân, chia số tự nhiên.

(19)

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.

- Biết so sánh số tự nhiên.

- Phát triển cho học sinh Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Điều chỉnh giá xăng ở BT 5 cho phù hợp: 21.500 đồng/ 1 lít.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ,máy tính

- HS: Sách, bút, Vở ô ly, máy tính III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV viết các phép tính: ( Nhân nhẩm với 10; 100; 1000;11. Chia nhẩm cho 10; 100; 1000...)

- HS nêu kết quả

GV chốt và giới thiệu bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p)

Bài 1/163: Đặt tính rồi tính - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- HD HS làm bài cá nhân - YCHS nhận xét

+ Khi thực hiện tính cần lưu ý gì?

Bài 2/163: Tìm x

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- HS làm bài miệng.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân.

2057 13 6171 2057 26741

535 00

428 856

2140

125

428

646068 6334

12668

204

3167

307 24 00

168 7368

1320

216

00 00

432

691 285120

13498 32 069 421 058 26

+ Nhân từ phải sang trái, chia từ trái sang phải.

(20)

- Nhận xét, chốt KQ đúng, khen ngợi/

động viên.

+ x đóng vai trò là gì? Nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính?

Bài 4/163: <, >, =

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cho HS tự làm bài chữa bài.

- Gọi HS trình bày và nhận xét.

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.

+ Em đã vận dụng những tính chất nào để thực hiện?

=> GV chốt kiến thức: Dựa vào các kiến thức đã học dể thực hiện tính nhanh hơn.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 7p)

Bài 3/163

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS trình bày và nhận xét.

- HS làm bài cá nhân.

- HS trình bày bài làm.

a. 40 Íx = 1400 x = 1400 : 40 x = 35

b. x : 13 = 205 x = 205 x 13 x = 2665

a) x là thừa số chưa biết trong phép nhân, muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

b) x là số bị chia chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta lấy thương nhân với số chia.

- 1 HS nêu: điền dấu thích hợp...

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở ô ly.

- HS trình bày và nhận xét a. 13500 = 135 100 26 11 > 280

1600 : 10 < 1006 b. 257 > 8762 0

320 : (16 2) = 320: 16: 2 15 8 37 = 37 15 8

+ Nhân (chia) với (cho) số có tận cùng là chữ số 0; nhân với 11; tính chất giao hoán của phép nhân; chia 1 số cho 1 tích.

- Theo dõi

- HS đọc yêu cầu.

(21)

- GV nhận xét.

+ Bài tập giúp em ôn lại những kiến thức nào?

Bài 5/ 163

* Điều chỉnh giá xăng ở BT 5 cho phù hợp: 21.500 đồng/ 1 lít.

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS trình bày và nhận xét.

=> GV Củng cố cách giải dạng toán.

+ Bài học hôm nay củng cố cho chúng ta những kiến thức gì?

- GV nhận xét tiêt học, tuyên dương HS

- Nhận xét tiết học

- Thảo luận nhóm 4.

- Đại diện trình bày

a x b = b x a => tính chất giao hoán (a x b) x c = a x (b x c) => tính chất kết hợp.

a x 1 = 1 x a = a => tính chất nhân một số với 1.

a x (b +c) = a x b + b + a x c => tính chất nhân một số với 1 tổng.

a : 1 = a => chia một số cho 1.

a : a = 1 (a khác 0) => chia một số cho chính nó.

0 : a = 0 (a khác 0) => số 0 chia cho một số.

+ Tính chất giao hoán, kết hợp, ...

- 1 HS đọc yêu cầu bài toán.

+ 12km: 1l xăng

1l xăng: 21.500 đồng + 180km: ...l xăng?

- HS làm bài. 1HS làm bảng phụ.

Bài giải

Đi 180 ki-lô-mét hết số xăng là:

180 : 12 = 15 (l) Số tiền mua xăng là:

21500 × 15 = 322500 (đồng) Đáp số: 322500đồng + HS nêu: thực hiện phép tính với STN, tìm thành phàn chưa biết....

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tập đọc

TIẾT 58 : HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

(22)

I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hs có ý thức học tốt

* GDNVBĐ: HS hiểu thêm về các đại dương trên thế giới; biết biển là đường GT quan trọng.

* CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

-Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Tranh minh hoạ, máy tính -HS: VBT, máy tính, ipad

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài trước.

+ Những câu thơ nào thể hiện sự gần gũi, gắn bó của tác giả đối với trăng?

+ Nêu nội dung của bài.

- Yêu cầu HS quan sát và nêu nôi dung tranh.

- GV nhận xét.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Luyện đọc

- GV đọc mẫu, HS phát hiện ra giọng đọc của bài.

+ Chia đoạn, HS đánh dấu SGK.

- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài(3 lượt)

* Lần 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai.

Xê-vi-la,Ma -gien-lăng,Ma -tan

* Lần 2: GV yêu cầu HS đọc kết hợp giải các từ khó có trong đoạn đọc của mình.

+ Đoạn 4: Man- tan.

- 2 HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.

- Lớp theo dõi nhận xét.

- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh

- HS đánh dấu SGK: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn

HS1: Ngày 20...vùng đất mới.

HS2: Vượt Đại Tây Dương...Thái Bình Dương

HS3: Thái Bình Dương....tinh thần HS 4: Đoạn đường từ đó...mình làm HS5: Những thuỷ thủ...Tây Ban Nha.

HS6: Chuyến đi đầu tiên...vùng đất mới.

* Lần 1: HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ theo hàng dọc

* Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ.

(23)

+ Đoạn 6: Sứ mạng

* Lần 3: HS đọc .

* Gọi 1 HS đọc lại toàn bài

- GVHD giọng đọc - đọc diễn cảm cả bài Giọng chậm rãi, rõ ràng,to vừa đủ nghe thể hiện cảm hứng ca ngợi Ma -gien-lăng và đoàn thám hiểm.

* Tìm hiểu bài

* Yêu cầu cầu HS đọc thầm toàn bài,trao đổi và lần lượt trả lời từng câu hỏi.

+ Ma-Gien-Lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

+ Vì sao Ma-Gien- Lăng lai đặt tên cho đại dương mới là Thái Bình Dương?

-> Với mục đích khám phá những vùng đất mới, ông đã căng buồm ra khơi. Đến gần cực nam thuộc bờ biển Nam Mĩ, đi qua một eo biển là đến một đại dương mênh mông sóng yên biển lặng, hiền hoà nên ông đã đặt tên là vậy.

+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?

+ Đoàn thám hiểm đã thiệt hại như thế nào?

+ Hạm đội Của Ma-Gien -Lăng đã đi theo hành trình nào?

* GDBVBĐ: Họ đó đi bằng loại đường GT nào? Qua đó, em thấy biển có tầm quan trọng ra sao?

+ Qua hành trình của đoàn thám hiểm, em biết được những đại dương nào trên thế giới?

-> Đoàn thám hiểm xuất phát từ cửa biển Xê-Vi-La Tây Ban Nha châu Âu, đi qua Đại Tây Dương đến Nam Mĩ đến Thái Bình Dương, đảo Ma-Tan qua Thái Bình Dương và cập bờ biển Tay Ban Nha. Cuộc thám hiểm gian khổ đầy khó khăn, hy sinh và mất

* Lần 3: 2 HS đọc

* 1 HS đọc lại toàn bài - Lớp theo dõi.

+ Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

+ Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đặt tên như vậy.

+ Hết thức ăn, nước ngọt. Thuỷ thủ phải uống nước biển, ninh nhừ giày và thứt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba chết phải vứt xác xuống biển.

+ Phải chiến đấu với người dân đảo Ma- Tan. Có 5 chiếc thuyền bị mất, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, chỉ huy Ma- Gien-Lăng bỏ mạng khi giao tranh với dân đảo.

+ Châu Âu- Đại Tây Dương- châu Mĩ- Thái Bình Dương- Châu Á- Ấn Độ Dương.

+ Biển là đường GT quan trọng.

- HS nêu.

- Theo dõi

(24)

mát . Dương.

+ Đoàn đã thu được kết quả gì?

+ Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì về các nhà thám hiểm?

+ Nội dung chính của bài?

Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

* Đọc diễn cảm :

- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài và nêu cách đọc.

- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm .

- GV sửa lỗi cho các em.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

+ Muốn tìm hiểu, khám phá thế giới là HS em cần làm gì?

- GV nhận xét chung.

+ Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

+ Họ rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích.

-> Khó khăn đoàn thám hiểm gặp phải.

-> Thành công của chuyến đi.

- Vài HS nêu nội dung chính.

- 6 HS đọc bài, nêu cách đọc.

- Đọc thầm, nêu các từ cần nhấn giọng.

- 2 HS / cặp.

- Đại diện HS đọc diễn cảm.

- 2 HS nêu - Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Chính tả (Nhớ – viết)

Tiết 24 : ĐƯỜNG ĐI SA PA I. Yêu cầu cần đạt

- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.

II.Đồ dùng dạy học

- GV : Bảng phụ, máy tính -HS : VBT, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của Hs

I. Hoạt động mở đầu(5’):

- GV đọc các từ ngữ yêu cầu HS viết.

tranh chấp, trang trí, chênh chếch, con ếch, mệt mỏi

- 2HS lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp

(25)

- Nhận xét.

+ Nêu 1 số hiêu biết của em về Sa Pa ? + Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng nước ta. Hôm nay một lần nữa ta lại được đến thăm Sa Pa với vẻ đẹp rất riêng của nó qua bài chính tả ‘‘ Đường đi Sa Pa.’’

- GV ghi đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Hướng dẫn HS nhớ - viết.

a) Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.

+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên dành cho đất nước ta?

- Gv chốt ND đoạn.

b) HD viết từ khó:

+ Trong bài có những từ nào khó viết, hay viết sai?

- Gọi HS đọc lại các từ khó.

- Y/C HS luyện viết nháp.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

* Viết chính tả.

- Gọi HS nêu cách trình bày.

+ Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì?

- GV: Khi viết, các em chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài.

- Yêu cầu học sinh nhớ và viết vào vở.

- GV đọc lại cho HS soát lỗi

* Thu sửa bài, nhận xét:

- Nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.

* HS làm bài tập chính tả Bài 2:(SGK/115)

a- Gọi HS đọc y/c

- Gợi ý: Các em thêm dấu thanh cho vần để tạo ra nhiều tiếng có nghĩa.

- Yêu cầu HS làm bài trong nhóm 4: TG 3’

- Tổ chức cho HS thi tiếp sức

a ong

- HS nhận xét.

- HS giới thiệu theo hiểu biết cá nhân.

- HS nghe giới thiệu bài.

- Hs đọc đoạn viết

+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, Vì sự đổi mùa trong một ngày của Sa Pa rất lạ lùng và hiếm có.

- HS nêu: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn.,.

- 2 HS đọc từ - HS viết vào nháp.

- HS nêu cách trình bày.

+ Chú ý viết hoa tên riêng .

- Cả lớp nhớ viết chính tả vào vở.

- HS đổi vở để soát lỗi chính tả, dấu chấm, dấu phẩy.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc y/c

- Lắng nghe, ghi nhớ - Làm bài trong nhóm 4 - 2 nhóm lên thi tiếp sức.

ông ưa

r nhà rông, rồng, rỗng, rộng …

rửa, rữa, rựa

(26)

r ra, ra lệnh, ra vào, rà soát

rong chơi, rong biển, bán hàng rong … d da, da thịt, da

trời, giả da …

cây dong, dòng nước, dong dỏng …

gi gia đình, tham gia, giá đỡ, giã giò …

giong buồm, giọng

nói, trống giong cờ mở …- Cùng HS nhận xét,

tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.

b.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gợi ý: Các em thêm dấu thanh cho vần để tạo ra nhiều tiếng có nghĩa.

- GV yêu cầu cặp đôi thảo luận làm bài.

ong ông

v vong ân, lưu vong, vang vọng, suy vong, vong hồn, vòng

cây vông, cao vổng, vồng cải, nói vống, cao vổng

d cây dong, lá dong, dòng điện, dòng nước, dõng dạc

cơn dông, dông dài, dồng dộc

gi giong buồm, giọng hát, gióng giả, gióng trống, giong lưới, giọng điệu

giông tố, giôhg nòi, dòng giống, giống nhau, giống cây trồng, giống đất

- Gv nhận xét, bổ sung Bài 3:(SGK/116) - Gọi HS đọc yc.

- Yêu cầu HS tự làm bài: TG 3’

- Gọi HS đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.

- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nằm ở đâu?

+ Thư viện quốc gia Luân Đôn có gì đặc biệt?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

d cơn dông (cơn giông)

dưa, dừa, dứa … gi giống, nòi

giống

ở giữa, giữa chừng

- Nhận xét 2 đội chơi.

- 1 HS đọc yêu cầu - Lắng nghe, ghi nhớ - HS thảo luận làm bài.

- HS báo cáo.

ưa

v vừa, vữa, đánh vữa, vựa lúa, vựa dưa

d cây dừa, trái dũa, dựa dẫm, dưa cà, dưa hấu, dưa món

gi đứng giữa, giữa chừng, giữa đường

- Nhận xét bài bạn - 1 HS đọc y/c.

- Cá nhân bài vào VBT.

- 2 HS đọc lại đoạn văn.

- Nhận xét.

a. giới – rộng – giới – giới - dài b) viện - giữ - vàng - dương - giới - Nhận xét bài bạn

- HS trả lời.

- HS nhắc nội dung học tập.

(27)

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung học tập.

- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có) - Nhận xét tiết học.

- Dặn về chuẩn bị bài sau: Nghe lời chim nói(124)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 16/03/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 134: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Tiếp tục ôn tập về 4 phép tính với số tự nhiên.

- Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ.

- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên trong tính giá trị biểu thức - Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Bảng phụ,máy tính

- HS: Sách, bút, vở,máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV cho hs điền Đ – S: 1 bạn thực hiện phép tính giá trị biểu thức, một bạn đánh giá Đ - S

456 x 12 + 88 x 456 506 x 104 – 4 x 506

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương và dẫn vào bài mới.

- Ghi tên bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28p)

Bài 1

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- HS làm bài

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

Cá nhân

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài.

Đáp án:

a).Với m = 952 ; n = 28 thì:

(28)

- Yêu cầu HS chia sẻ về cách tính giá trị của biểu thức chứa chữ trước lớp.

- Mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung;

GV nhận xét.

- Chốt lại cách tính giá trị biểu thức có chứa 2 chữ.

Bài 2

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

+ Tính giá trị của từng biểu thức.

+ Chia sẻ cách thực hiện với từng biểu thức.

- Y/c chia sẻ về thứ tự thực hiện phép tính trong mỗi phần.

- Chốt lại quy tắc tính giá trị biểu thức.

Bài 4

- Gọi HS đọc đề bài toán;

- Yêu cầu hỏi đáp về bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán YC tìm gì?

+ Để biết được trong hai tuần đó trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải chúng ta phải biết thêm gì?

+ Sau khi tìm được tổng số mét vải bán

m + n = 952 + 28 = 980 m – n = 952 – 28 = 924 m Í n = 952 Í 28 = 26656 m : n = 952 : 28 = 34

b)

m + n = 2023 m – n = 1989 m x n = 34 102 m : n = 118

cá nhân – Chia sẻ lớp - 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận theo nhóm.

Đáp án

a/12054 : (15 + 67) = 12054 : 82 = 147

29150 – 136 x 201 = 29150 –27336 = 1814

b/ 9700 : 100 + 36 x 12 = 97 + 432 = 529 (160 x 5 – 25 x 4) : 4 = (800 – 100): 4 = 700: 4

= 175

Câu a: Thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Câu b: Thực hiện các phép tính nhân chia trước, cộng sau…

Cá nhân – Lớp - HS đọc yêu cầu

+ Tuần đầu bán được 319 m vải, tuần sau bán được hơn tuần đầu 76 m vải + Trong hai tuần, trung bình cửa hàng mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải?

+ Chúng ta phải biết:

Tổng số mét vải bán trong hai tuần.

Tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần.

+ Tổng số mét vải bán trong hai tuần chia cho tổng số ngày mở cửa bán hàng

(29)

trong hai tuần và tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần, làm thế nào đểtìm được số m vải bán TB một ngày?

- GV nhận xét, chốt KQ đúng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 7p)

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu hs suy nghĩ.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Y/ c HS chia sẻ về việc áp dụng tính chất gì để tính thuận tiện

* Bài 5.

- YC HS đọc YC của bài

- GV gợi ý giúp HS tóm tắt và phân tích bài.

- YC HS giải – Trình bày.

của hai tuần

Bài giải

Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:

319 + 76 = 395 (m)

Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là

319 + 395 = 714 (m)

Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:

7 Í 2 = 14 (ngày)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

714 : 14 = 51 (m) Đáp số: 51 m - HS làm vào vở

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ.

- Đại diện trình bày.

Câu a:

- Phép tính 1: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân.

- Phép tính 2: Áp dụng tính chất chia 1 tích cho một số.

- Phép tính 3: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.

Câu b:

- Phép tính 1, 2: Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng.

- Phép tính 3: Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu.

* Bài 5:

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài

+ Tính số tiền mẹ mua bánh: 48 000 đ + Tính số tiền mẹ mua sữa: 58 800 đ + Tính số tiền mẹ đã mua cả bánh và

(30)

- Nhận xét và chốt kiến thức.

- Nhận xét giờ hoc chuẩn bị bai

sữa: 106 800 đ

+Tính số tiền mẹ có lúc đầu:

200000 đ

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Luyện từ và câu

Tiết 56: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM I. Yêu cầu cần đạt

- Tìm được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịchvà thám hiểm (BT1, BT2).

- Viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).

- Hình thành và phát triển cho HS trách nhiệm, đức tính cẩn thận, chu đáo, sự can đảm, dũng cảm, ... khi tham gia các hoạt động tập thể hay du lịch, thám hiểm.

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.

II. Đồ dùng dạy học dạy học - Bảng phụ, hình ảnh phần KĐ.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

5’

30’

1. Khởi động

+ Thế nào là du lịch?

+Thế nào là thám hiểm?

- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới 2. HĐ thực hành

Bài tập 1:

- Cho HS đọc yêu cầu BT1.

- Cho HS làm bài.

+ Yêu cầu nêu công dụng của một số đồ dùng, giới thiệu sơ qua một số địa điểm tham quan

* Kết luận: GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Du lịch là đi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

+ Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm

Cá nhân - Chia sẻ lớp Đáp án:

a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, lều trại, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao …

b) Phương tiện giao thông và những vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, sân bay, vé tàu, vé xe …

c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch, khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ …

d) Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước …

(31)

Bài tập 2:

- Cách tiến hành tương tự như BT1.

+ Yêu cầu nêu công dụng của một số đồ dùng cần cho thám hiểm

* Kết luận: Qua BT2 các em đã được mở rộng thêm vốn từ về những Đồ dùng dạy học cần thiết cho cuộc thám hiểm và những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.

Bài tập 3:

- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Cho HS làm bài cá nhân.

- GV nhận xét, và khen những HS viết đoạn văn hay.

3. HĐ ứng dụng - GV liên hệ:

Đáp án:

a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm:

la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, đồ ăn, nước uống …

b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió …

c) Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ham hiểu biết …

Cá nhân – Lớp

- HS chia sẻ trước lớp và chỉ ra các từ ngữ mình đã sử dụng ở BT 1 hoặc 2 VD: Dịp Tết vừa rồi, trường em tổ chức cho các bạn học sinh đi tham quan trải nghiệm tại nông tr

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung