• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

Ngày soạn: 09/03/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022 Toán

TIẾT 126: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (TIẾP THEO) I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ và độ dài thật để tính được độ dài trên bản đồ. Vận dụng tỉ lệ bản đồ để tính được độ dài trên bản đồ dựa vào tỉ lệ và độ dài thật

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học dạy học - BGĐT, máy tính

- VBT, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy-học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Tổ chức trò chơi: Giải cứu đại dương - Luật chơi: Gv đưa câu hỏi và 4 phương án, cả lớp sẽ tính nhanh và bạn giơ tay nhanh nhất sẽ chọn phương án đúng, sau mỗi câu trả lời đúng, các bạn đã giải cứu được sinh vật biển.

- Câu hỏi:

+ Hãy tính quãng đường từ nhà Hoa đến trường biết độ dài trên bản đồ là 3mm và tỉ lệ bản đồ là 1: 1 000 000

+ Biết tỉ lệ trên bàn đồ là 1: 400, chiều dài sân đo được trên bản đồ là 4 cm.

Chiều dài thật của sân nhà bạn Lan là bao nhiêu?

- GV nhận xét chung .

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10’)

a)Bài toán 1:

- Yêu cầu HS đọc bài toán + Độ thật là bao nhiêu m?

+ Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào?

+ Bài yêu cầu gì? Theo đơn vị nào?

- GV giới thiệu cho HS cách giải:

20 m = 2000 cm

Khoảng cách AB trên bản đồ là:

2000 : 500 = 4 (cm)

Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500 cm thì ứng với độ dài trên bản

- 2 HS nêu và áp dụng tìm được đáp án đúng:

+ Quãng đường từ nhà Hoa đến trường là:3 000 000 mm = 3km

+ Chiều dài thật của sân nhà bạn Lan:

1600cm = 16 m

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Theo dõi.

- 1 HS đọc bài toán.

+ 20m + 1 : 500

+ Độ dài thu nhỏ ở bản đồ ?cm + Đổi 20m = 2000 cm

- Theo dõi

(2)

đồ là 1cm. Vậy 2000 cm thì ứng với 2000 : 500 = 4 cm trên bản đồ.

b)Bài toán 2

- HS đọc đề bài và tóm tắt tương tự ở Bài toán 1? Đơn vị đo trên bản đồ và ngoài thực tế đã cùng thống nhất chưa?

+ Tỉ lệ bản đồ cho biết gì?

- HS làm bài trong vbt - HS đọc bài làm

- Gv nhận xét bài của HS và chốt kết quả + Qua 2 bài toán trên, muốn tìm dộ dài thu nhỏ ở bản đồ, ta cần chú ý những gì?

- Kết luận: Dựa vào các điều kiện đã biết như tỉ lệ bản đồ, độ dài thật => tìm ra độ dài thu nhỏ ở bản đồ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(7’) Bài tập 1

- HS đọc để bài và quan sát bảng và nhận xét

+ Từ bảng ta đã biết những gì? Cần tìm yêu cầu nào?

+ Nhận xét về đơn vị đo thực tế và bản đồ?

+ Vậy cần làm gì để tìm được độ dài trên bản đồ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, bổ sung,

- GVchốt: Qua BT 1 các em đã biết được cách tìm độ dài trên bản đồ dựa vào tỉ lệ cho trước trên bản đồ và độ dài thực tế 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (20’)

Bài tập 2

Quãng đường HN - Sơn Tây: 41 km Tỉ lệ bản đồ : 1: 1000 000

Bài giải

41km = 41 000 000mm

Quãng đường HN - Sơn Tây trên bản đồ là :

41 000 000: 1000 000 = 41 (mm) Đáp số : 41mm

+ Lấy độ dài thật chia cho tỉ lệ bản đồ.

- Theo dõi

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Biết tỉ lệ bản đồ, độ dài thật, tìm độ dài trên bản đồ

+ Đơn vị đo trên thực tế và trên bản đồ chưa đồng nhất

+ Phải đổi đơn vị đo trên thực tế về đơn vị đo trên bản đồ rồi chia cho tỉ lệ bản đồ tương ứng

- Học sinh làm bài

- 1 HS trình bày cách làm.

- Lớp làm vbt

Tỉ lệ 1:1000 1: 500 1:20000 Độ dài

thật

5 km 25 m 2 km

Thu nhỏ 50 cm 5 mm 1 dm - HS nhận xét bài làm bảng.

(3)

- Học sinh đọc bài toán và tóm tắt:

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Đơn vị đo ở bản đồ có gì khác ở thực tế

+ Quãng đường thu nhỏ đựơc tính như thế nào? Tại sao?

+ Học sinh làm bài vào vở. 1 Học sinh đọc bài làm.

+ Tỷ lệ bản đồ cho biết điều gì?

*GV chốt: lại cách tìm độ dài trên bản đồ dựa vào ti lệ thật.

Bài tập 3

Học sinh đọc đề bài và nhận xét + Đề bài cho biết yêu cầu gì? Hỏi gì?

+ Để tìm chiều dài và chiều rộng của HCN trên bản đồ là bao nhiêu cm, trước tiên ta làm thế nào?

- Học sinh làm bài.

- Lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài.

+ Muốn tính độ dài trên bản đồ làm NTN?

+ Tính độ dài thật khi đã biết độ dài trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ ta làm như thế nào?

- GV nhận xét chung . - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Thực hành.

- 1 HS đọc đề bài + 1 : 10000, dài 12 km

Tính quãng đường đó trên bản đồ.

- đơn vị trên bản đồ là cm, đơn vị thực tế là km

- HS làm bài.

12 km = 1200 000 cm

1 200 000 : 100 000 = 12 (cm)

+ cho biết 1 đợn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu

- 1 HS đọc đề.

+ Tỉ lện bản đồ là 1:500; chiều dài HCN là 15m; chiều rộng 10m. Tìm chiều dài và chiều rộng của HCN trên bản đồ là bao nhiêu cm?

+ trước tiên cần đổi :

10 m = 1000cm; 15m = 15000 cm - HS làm cá nhân vbt, 1 HS đọc bài làm.

1500:500 = 3( cm) 1000:500 = 2 (cm)

- HS nhận xét bài làm của bạn.

+ Lấy độ dài thật chia cho độ dài tương ứng của đơn vị.

- Lấy độ dài thu nhỏ nhân với độ dài tương ứng của đơn vị.

- Theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

---

Kể chuyện

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4) I. Yêu cầu cần đạt

- Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.

- Rèn kỹ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống.

(4)

- Chăm chỉ, tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy học

- GV: BGĐT, máy tính

- HS: VBT, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu

- GV tổ chức cho HS trò chơi: Ong tìm chữ

- GV phổ biến luật chơi.

Xếp các từ sau: Đi, chú bác, chạy, sách, bàn, khiêng vác, bút vào cột cho tương ứng.

Danh từ Động từ

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV: Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện đọc và ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28p)

a. Nội dung

-1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2 - GV yêu cầu học sinh làm bài vào vbt - Gọi HS trình bày và nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Gọi HS đọc lại bài làm

Bài 3: Chọn từ thích hợp … - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS nhận xét

- 2 HS đọc nối tiếp bài 1,2.

- HS làm bài cá nhân VD: Người ta là hoa đất

- Từ ngữ: + Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.

+ Những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, săn chắc,...

+Những hoạt động có lợi cho sức khoẻ:

tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao...

- Thành ngữ: Người ta là hoa đất + Nước lã mà vã nên hồ....

+Chuông có đánh mới kêu...

+ Khoẻ như trâu.

+Nhanh như cắt.

+ Ăn được ngủ..

- 2 HS đọc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào VBT

(5)

- Gọi hs đọc bài làm

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Gọi 2 HS đọc lại bài làm.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(5p) - GV củng cố bài học.

+ Tìm thêm các từ ngưc thành ngưc nói lên tài hoa của con người.

- Nhận xét tiết học

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét, thống nhất kết quả.

a. tài đức, tài hoa, tài năng trẻ.

b. đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đẽ.

c. dũng sĩ, dũng khí, dũng cảm.

- 2 HS đọc lại.

- Lắng nghe thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5) I. Yêu cầu cần đạt

- Tiếp tục kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).

- Hệ thống hoá một số điều cần nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Những người quả cảm.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy học

- GV: BGĐT, máy tính

- HS: VBT, máy tính, điện thoại III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (7p)

- GV tổ chức cho HS trò chơi: Hộp quà may mắn.

- GV phổ biến luật chơi

- HS lựa chọn các hộp quà thực hiện theo yêu cầu có trong mỗi hộp quà

+ Hộp quà 1: Đọc đoạn 3 bài “Sầu riêng” và trả lời câu hỏi: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.?

+ Hộp quà 2: Đọc đoạn 1,2 bài “Thắng biển” Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi:

Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão được miêu tả theo trình tự nào?

+ Hộp quà 3: Đọc bài “Chợ tết” và trả lời câu hỏi: Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm

- Lắng nghe.

- Lần lượt từng HS lựa chọn hộp quà và thực hiện theo yc

(6)

các từ ngữ nói nên màu sắc bức tranh ấy?

- GV nhận xét, tuyên dương

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28p)

a. Kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng - GV tổ chức cho học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

- GV lắng nghe, theo dõi học sinh đọc bài. Đặt câu hỏi có liên quan đến nội dung bài yêu cầu học sinh trả lời.

- Nhận xét, đánh giá phần đọc bài của các em.

b. Làm bài tập

Bài 2: Tóm tắt nội dung các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Những người quả cảm.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm: Những người quả cảm.

- GV yc học sinh làm bài vào vở bt - HS đọc bài làm

- GV theo dõi.

*Kết quả:

Bài 1: Khuất phục tên cướp biển

- Nd: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp.

- Nhân vật: Bác sĩ Ly, tên cướp biển.

Bài 2: Ga - vrốt ngoài chiến luỹ

- Nd: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga - vrốt, bát chấp nguy hiểm nhặt đạn - Nhân vật: Ga - vrốt, ăng, Cuốc phây - rắc.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5p) + Em thích nhất bài Tập đọc nào thuộc chủ điểm: Những người quả cảm? Vì sao?

- GV nhận xét tiết học.

- Theo dõi và nhận xét.

- HS đọc bài và trả lời.

- Học sinh nhận xét, đánh giá.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ Khuất phục tên cướp biển.

+ Ga- va rốt ngoài chiến luỹ.

+ Dù sao trái đất vẫn quay.

+ Con sẻ.

- Học sinh làm bài.

*Kết quả:

Bài 3: Dù sao trái đất vẫn quay

- Nd: Ca ngợi hai nhà khoa học Cô - péc - ních và Ga - li - lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- Nhân vật: Cô - péc - ních, Ga - li lê.

Bài 4: Con sẻ

- Nd: Ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu con của sẻ mẹ.

- Nhân vật: Sẻ mẹ, sẻ con, nhân vật

“tôi”, con chó săn.

+ 2 HS trả lời.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

(7)

BUỔI CHIỀU Lịch sử

Tiết 26: NGHĨA

QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG

(Năm 1786) I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được sự hình thành và phát triển của nghĩa quân Tây Sơn. Nêu được sơ lược diễn biến cuộc tiến quân ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của Nghĩa Quân Tây Sơn:

+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn. Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).

+ Quân Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng tới đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.

- Nêu được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.

+ Nêu được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay, ...

+ Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

- Tự hào về tinh thần yêu nước của cha ông.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: BGĐT, Máy tính.

- Học sinh: Sách giáo khoa, sưu tầm những câu chuyện về vua Quang Trung, máy tính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV cho HS nghe bài hát Sử nhạc Việt Nam Quang Trung – Nguyễn Huệ

+ Bài hát nói về ai?

- Ở bài 21, chúng ta đã biết kết cục đau thương của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn: đất nước ta bị chia cắt hơn 200 năm. Trải qua hơn hai thế kỉ, chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong luôn tìm cách vơ vét, bóc lột của cải của nhân dân, khiến cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Căm phẫn với ách thống trị bạo ngược của các tập đoàn phong kiến, năm 1771, tại Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã phất cờ khởi nghĩa. Đến năm 1786, nghĩa quân tiếp tục vượt sông Gianh tiến ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh. Để

- HS lắng nghe.

+ Bài hát nói về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

- Lắng nghe.

(8)

biết diễn biến cuộc tiến công ra sao. Hôm nay chúng ta qua bài: Nghĩ quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)

- GV ghi đề lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25)

Hoạt động 1: Sự hình thành và phát triển của nghĩa quân Tây Sơn.

- GV đưa bản đồ, yêu cầu HS tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.

- GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn:

Tây Sơn là vùng đất thuộc huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Tây Sơn vốn có hai vùng: vùng rừng núi là Thượng đạo (nay thuộc tỉnh Gia Lai), vùng Hạ đạo (nay thuộc Bình Định); bấy giờ Tây Sơn thượng đạo là vùng rừng núi rậm rạp nên được chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

- GV yêu cầu HS đọc từ “Mùa xuân năm 1771 đến đó là năm 1786”

- Yêu cầu HS

+ Trình bày sự phát triển của nghĩa quân Tây Sơn.

- GV gọi HS trình bày

- GV yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận.

=> Để biết được cuộc tiến quân ra Bắc diễn ra như thế nào. Chúng ta tìm hiểu hoạt động 2.

Hoạt động 2: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:

+ Nghĩa Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc

- Lớp quan sát, thực hiện theo yêu cầu - Lắng nghe.

- HS đọc.

- HS trình bày: Mùa Xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

+ Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc

(9)

vào khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ?

+ Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đã có thái độ như thế nào ?

+ Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan, coi thường lực lượng cuả nghĩa quân ?

+ Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào ? - GV nhận xét, chốt ý.

- GV yêu cầu HS trình bày lại cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.

- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- GV tuyên dương những HS trình bày tốt.

=> Để biết được kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến ra sao? Chúng ta tìm hiểu hoạt động 3.

Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

vào năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.

+ Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên.

Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành.

+ Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu , địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng. Một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn Chúa.Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến.

+ Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.

- HS lắng nghe.

- 1 HSNK lần lượt trình bày trước lớp:

+ Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên, gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành

Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng.

Một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn Chúa.Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến. Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(10)

+ Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ.

- Yêu cầu HS trình bày - Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét.

* Rút ra ghi nhớ.

- Yêu cầu HS nhắc lại.

Hoạt động 4: Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ

- GV tổ chức cho HS kể những mẩu chuyện về anh hùng Nguyễn Huệ.

- Yêu cầu cả lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.

- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS kể tốt.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành. (5p) + Nguyễn Huệ đã cùng những ai phất cờ khởi nghĩa?

+ Hãy kể lại công lao của vị anh hùng Nguyễn Huệ.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Hãy nêu lên suy nghĩ của em về vị anh hùng Nguyễn Huệ.

+ Vì sao nhân dân lại gọi Nguyễn Huệ là

“anh hùng áo vải” ? - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà.

+ Làm chủ được Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh.

+ Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1- 2 HS nhắc lại ghi nhớ

- HS tham gia thi kể.

- Theo dõi bình chọn.

- Lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- HĐNG

Đọc sách thư viện

--- Khoa học

Tiết 51: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

- Hs chăm chỉ, tích cực trong học tập

*BVMT: HS hiểu bảo vệ môi trường đất chính là bảo vệ nhu cầu khoáng chất của thực vật.

II. Đồ dùng dạy học

(11)

- GV: BGĐT, Máy tính

- HS: Sgk, vbt, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu (5’):

+Hãy nêu những điều em biết về nhu cầu nước của thực vật?

+ Cây lúa cần nước vào giai đoạn nào?

- GV nhận xét.

+ Gia đình em có trồng cây xanh hay rau quả không?

+ Gia đình em chăm sóc cây bằng cách nào?

- GV giới thiệu bài: Nếu chỉ sử dụng nước không để chăm sóc cho cây điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay…

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (32’)

a) Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất khoáng đối với thực vật

- GV yêu cầu hs quan sát cây cà chua a, b, c, d (118) trả lời các câu hỏi:

+ Các cây cà chua trên phát triển thế nào?

Giải thích tại sao?

+ Cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?

+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao?

+ Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

+ Gia đình em có trồng.

+ Hàng ngày tưới nước, làm cỏ...

- Lớp theo dõi.

- HS quan sát trả lời

+ Cây a phát triển bình thường vì được cung cấp đầy đủ chất khoáng theo nhu cầu của cây.

+ Cây b thiếu ni-tơ, cây c thiếu ka-li, cây d thiếu phốt pho.Cây c phát triển chậm, thân gầy, cây không tổng hợp được chất hữu cơ nên ít quả, quả bé chậm lớn là do thiếu Ka-li. Cây d phát triển kém, thân gầy, lùn, lá bé, quả rất ít, chậm lớn là do thiếu Phốt pho.

+ Cây b phát triển kém nhất do thiếu ni tơ. Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng, Ni-tơ có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Ni-tơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh lý của cây.

+ Muốn cây phát triển bình thường

(12)

+ Trong đất các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển của cây?

*BVMT:+ Để bảo vệmôi trường đất chúng ta phải làm gì?

Giáo dục HS hiểu bảo vệ môi trường đất chính là bảo vệ nhu cầu khoáng chất của thực vật.

+ Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm cho cây trồng không? Mục đích?

+ Em biết những loại phân nào thường dùng để bón phân?

- Cho HS quan sát tranh minh họa.

* Kết luận: Đất trồng được coi là màu mỡ nếu các thành phần chính trong đất là mùn, cát, đất Trên thực tế, người ta phải bón thêm phân cho đất trồng nhằm cung cấp cho cây đủ các chất khoáng cần thiết.

b) Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật

- GV yc học sinh tìm hiểu và cho ý kiến về các chất khoáng mà cây cần nhiều theo bảng sau

Cây

Các chất khoáng cây cần nhiều

Đạm Ka li Phốt

pho Lúa

Ngô Khoai Cà chua Đay Cà rốt Muống Cải củ

- Gọi HS nhận xét.

- GV đưa ra kết luận đúng.

cần cung cấp đầy đủ chất khoáng cho cây.

+ Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.

+ 2-3 HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

+ Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân khác cho cây vì chất khoáng trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, và cho năng suất cao.

+ Phân đạm, lân, ka li, vô cơ, phân bắc, phân xanh

- HS quan sát.

* Hoạt động cặp đôi - HS nối tiếp nêu ý kiến.

Cây

Các chất khoáng cây cần nhiều

Đạm Ka li Phốt

pho

Lúa x x

Ngô x x

Khoai x

Cà chua

x x

Đay x

Cà rốt x

Muống x

Cải củ x

- Hs nhận xét.

(13)

+ Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của thực vật?

* Kết luận: Không chỉ đối với cây rau, củ với các cây ăn quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn này cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng.

- Gọi HS đọc Mục bạn cần biết SGK.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

+ Chất khoáng mà cây lấy lá cần nhiều là gì?

+ Cây lấy củ cần nhiều chất khoáng gì?

+ Đối với cây lấy quả người ta thường bón phân vào những giai đoạn nào?

+ Cách bón phân đúng là gì?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.

- GV nhận xét chung giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau:“Nhu cầu không khí của thực vật”.

+ Mỗi loại cây khác nhau có nhu cầu khoáng chất khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.

- 2 HS đọc bài.

+ Ni – tơ.

+ Ka – li.

+ Lúc quả sắp chín.

+ Bón vào gốc cây khi trời mát.

- 2 HS đọc - Lớp theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 09/03/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 127: THỰC HÀNH I. Yêu cầu cần đạt

- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực sử

dụng công cụ, phương tiện học toán.

- HS chăm chỉ, tích cực học tập II. Đồ dùng dạy học dạy –học - GV: BGĐT, máy tính

- HS: Thước thẳng, máy tính, điện thoại, vbt

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt dộng mở đầu:(3p)

CH1: Tỉ lệ bản đồ là 1 :300. Trên bản đồ cổng trường rộng 2cm. Tính chiều rộng

- 6m

(14)

thật của cổng trường là bao nhiêu mét?

CH2: Tỉ lệ bản đồ là 1 : 100. Trên bản đồ chiều dài phòng học lớp em là 7cm. Chiều dài thật của phòng học là 7m đúng hay sai?

CH3: Chiều dài của một khu đất là 20m.

Bản đồ tỉ lệ 1:500 thì trên bản đồ chiều dài khu đất là bao nhiêu cm?

- GV dẫn vào bài mới

- Đ

- 4cm

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất

- Chọn lối đi giữa phòng rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.

- Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.

- Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B?

- Kết luận cách đo đúng như SGK:

+ Cố định hai đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.

+ Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.

+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.

- Cho HS thực hành đo dộ dài khoảng cách hai điểm A và B do học sinh tự chấm chấm.

- GV nhận xét chung về cách đo của HS b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu: Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.

+ Cách gióng các cọc tiêu như sau:

Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định.

Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:

+ Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.

+ Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.

3.Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

- HS lắng nghe, quan sát

- HS nêu cách đo - Nghe giảng

- HS thực hành

- Quan sát hình minh hoạ trong SGK và nghe giảng.

(15)

* Yêu cầu cần đạt: HS thực hành đo độ dài

* Cách tiến hành

Bài 1: Đo độ dài rồi ghi kết quả vào bảng

- Gọi HS nêu nhiệm vụ bài tập - Yêu cầu HS thực hành

- Gọi học sinh báo cáo kết quả đo - GV nhận xét chung.

- Yêu cầu nhắc lại cách đo

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10’) Bài 2

- GV nêu yêu cầu

- Cho thực hành theo các bước sau:

+ Em bước thẳng 10 bước, đánh dấu điểm xuất phát Avà dừng B

+ Ước lượng độ dài đoạn AB + Dùng thước dây kiểm tra

* Hãy nêu lại các bước đo độ dài đoạn thẳng cho trước

- Nhận xét tiết học

- Vận ụng kiến thức bài học vào thực tế.

Yc Hs hãy đo độ dài sân nhà em, viết kết quả đo được vào vở

- Chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng cho bài sau: Thực hành (tiếp theo)

- HS nêu nhiệm vụ

- HS thực hành theo yêu cầu - HS báo cáo kq

- HS nhắc lại các bước đo.

- HS thực hành cá nhân theo và báo cáo kết quả.

- Kiểm tra xem mình ước lượng có chính xác không

- HS nêu - Lắng nghe

-Thực hiện đo rồi báo cáo kết quả trong tiết sau

- Nhận nhiệm vụ

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tập làm văn

Ôn tập giữa học kì II (Tiết 6) I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt được 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? (BT1).

- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3).

- HS chăm chỉ học tập II. Đồ dùng dạy học

- Một số bảng nhóm kẻ bảng để HS phân biệt 3 kiểu câu kể (BT1); 1 tờ giấy viết sẵn lời giải BT1. Một tờ phiếu viết đoạn văn ở BT2.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

(16)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Tổ chức trò chơi Hộp quà bí mật

- HS lựa chọn các hộp quà trên màn hình và thực hiện các yêu cầu có trong hộp quà + Hãy nêu định nghĩa về câu kể Ai làm gì?

+ Hãy nêu định nghĩa về câu kể Ai là gì?

+ Hãy nêu định nghĩa về câu kể Ai thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương - Nêu mục đích yêu cầu tiết học.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)

Bài 1: Phân biệt 3 kiểu câu kể (Thế nào là kiểu câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Cho ví dụ?)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Em hãy nhắc lại các kiểu câu kể đã học?

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng.

- GV nhận xét

Bài 2: Tìm ba kiểu câu kể trong đoạn văn.

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, học sinh suy nghĩ làm bài.

- GV theo dõi uốn nắn.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc.

+ 2 HS nêu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

- HS tự làm bài. 1hs trình bày bài làm - Lớp nhận xét chữa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu - HS đọc thầm đoạn văn.

- HS làm bài tập. 1 HS đọc bài làm.

- Lớp nhận xét bổ sung.

1. Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.

- Kiểu câu Ai là gì ?

- Tác dụng: Giới thiệu nhân vật “tôi”.

2. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đầy và nhấm nháp từng cây một.

- Kiểu câu Ai làm gì ?

- Tác dụng: Kể về các hoạt động của nhân vật “tôi”.

- Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể nói trên.

(17)

- GV nhắc HS: + Câu kể Ai là gì? để nêu nhận định về bác sĩ Ly.

+ Câu kể Ai thế nào? nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.

+ Câu kể Ai làm gì? kể về hành động của bác sĩ Ly.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài. Tuyên dương HS có bài viết tốt

- Hệ thống bài.

- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS

- HS lắng nghe

- HS tự viết đoạn văn.

- 3, 4 HS đọc bài viết của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 09/03/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2022 Luyện từ và câu

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GHKII

--- Tập làm văn

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GHKII

--- Toán

TIẾT 1128: THỰC HÀNH (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.

- Có kĩ năng vẽ trên bản đồ có tỉ lệ cho trước.

- HS chăm chỉ, tích cực học tập II. Đồ dùng dạy học

- GV: BGĐT, máy tính

- HS: vbt, máy tính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV đưa hộp quà trong đó có các câu hỏi:

+ Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?

+Muốn đo độ dài một đoạn thẳng trên mặt đất ta làm như thế nào?

+ Yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3 - VBT - GV nhận xét, tuyên dương HS.

- HS trả lời.

(18)

- GV giới thiệu bài: Để biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng làm các bài tập để khắc sâu kiến thức này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

- Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (VD trong SGK).

- GV nêu BT (SGK/159).

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định được gì?

+ Có thể dựa vào đâu để tính được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ?

+ Con hiểu tỉ lệ: 1 : 400 như thế nào?

+ Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ?

+ Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm?

+ Hãy vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm?

- GV yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 cm trên bản đồ tỉ lệ 1:400

+ Muốn vẽ một đoạn thẳng trên bản đồ ta thực hành theo mấy bước?

- GVnhắc lại các bước vẽ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (11p)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Chiều dài bảng lớp đo là bao nhiêu?

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

+ AB trên mặt đất: 20m. Tỉ lệ : 1: 400 + Vẽ AB trên bản đồ.

+ Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.

+ Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ bản đồ.

+ Cứ 400 cm trên thực tế ứng với 1 cm trên bản đồ

+ HS tính và báo cáo kết quả.

20 m = 2000 cm

Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:

2000 : 400 = 5 (cm) + Dài 5 cm

- 1HS nêu trước lớp:

+ Chọn điểm A trên giấy

+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước + Tìm vạch chỉ só 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước.

+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ đài 5 cm.

- HS thực hành vẽ.

+ 2 bước: Tính độ dài thu nhỏ và thực hành vẽ.

- HS theo dõi.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

+ 3m.

(19)

+ Tỉ lệ cho bằng nào?

+ Bài yêu cầu gì?

+ Để vẽ được em làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (9p)

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài yêu cầu gì?

+ Để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1: 200, chúng ta phải tính được gì?

- Yêu cầu HS tự thực hành tính chiều dài, chiều rộng nền phòng học và vẽ.

- GV quan sát HS

- GV nhận xét, chữa bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

+ 1: 50

+ Vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng.

+ HS nêu:

Đổi 3m = 300cm.

Tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ.

- HS làm bài

Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 50 là:

300 : 50 = 6 (cm) A B

Tỉ lệ: 1: 50 - HS nhận xét.

- HS chữa bài.

- 1HS đọc.

+ Chiều dài, chiều rộng nền phòng học.

+ Vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200.

+ Phải tính được chiều dài, chiều rộng nền phòng học thu nhỏ.

- HS làm bài cá nhân.

8m = 800 cm ; 6 m = 600 cm Chiều dài của lớp học thu nhỏ là:

800 : 200 = 4 (cm)

Chiều rộng của lớp học thu nhỏ là:

600 : 200 = 3 (cm) - HS ghi nhớ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 09/03/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2022 Toán

TIẾT 129: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. Yêu cầu cần đạt

- So sánh được các số có đến sáu chữ số.

- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

(20)

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học - GV: BGĐT, máy tính

- HS: SBT, máy tính, điện thoại

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p) - Cho hs làm bt

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu bài mới

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

Bài 1: >; <; =

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Lớp và GV nhận xét.

+ Để điền đúng >; <; = em đã so sánh như thế nào?

+ Muốn so sánh các số tự nhiên có nhiều chữ số, ta so sánh ra sao?

Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi các HS báo cáo.

- GV và cả lớp nhận xét.

+ Để sắp xếp các số được như vậy, em đã làm ntn?

Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.

- GV cho HS làm vbt.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

Bài 4:

- Yc hs làm vbt

* Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 601, 603, 605 b) 814, 816, 818 c) 535, 536, 537 - HS chú ý lắng nghe.

- 1HS nêu yêu cầu BT.

- HS làm bài. 2HS nêu miệng kết quả.

989 < 1321 34579 < 34601 27105 > 7985 150482 > 150459 8300 : 10 = 830 72600 = 726 x 100 - HS nhận xét, chữa bài.

+ HS nêu cách làm.

+ HS trả lời.

- 1HS đọc yêu cầu BT.

- HS làm VBT.

- HS báo cáo, HS khác nhận xét kết quả:

a) 999; 7426; 7624; 7642 b) 1853; 3158; 3190; 3518.

- HS nhận xét, chữa bài.

+ HS nêu cách làm bài.

- 1HS đọc đề bài.

- 2 HS đọc bài làm. HS khác nhận xét kết quả.

a) 10261; 1590; 1567; 897 b) 4270; 2518; 2490; 2476.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu BT.

- Cả lớp thực hiện vào vở.

(21)

- Gọi HS trình bày.

- Lớp và giáo viên nhận xét.

+ Trong dãy số TN, có những đặc điểm gì? Các số lẻ (chẵn) có mối quan hệ ntn?

Bài 5: Tìm x, biết 57 < x < 62 - Yêu cầu HS đọc đề bài

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo kết quả.

HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

+ Khi tìm số x được giới hạn bởi 2 số lớn (bé) cần chú ý những gì?

+ Bài học củng cố những kiến thức gì?

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà

- HS trình bày.

* Viết số:

a) 0; 10; 100 c) 1; 11; 101 b) 9; 99; 999 d) 8; 98; 998.

- HS nhận xét, chữa bài.

+ HS nêu.

- HS đọc đề bài

- HS làm bài và báo cáo kết quả. HS khác nhận xét.

a) x = 58, 60.

b) x = 59, 61 c) x = 60.

- HS lắng nghe.

+ HS nêu.

+ 2HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tập đọc

ĐƯỜNG ĐI SA PA I. Mục tiêu

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của SaPa thể hiện hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. ( Trả lời đươc các câu hỏi, thuộc hai đoạn cuối bài).

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Bồi dưỡng cho HS yêu thích các cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.

II. Đồdùng dạy học:

- GV: BGĐT, máy tính - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3p)

- GV đưa tranh minh họa và hỏi:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì?

- GV giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Luyện đọc (10p)

- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn

- HS trả lời - Lắng nghe

- 1 HS đọc, chia đoạn:

(22)

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài

- Nhắc nhở HS chú ý câu dài: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kình ô tô / tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.

+ Lượt 1: Luyện phát âm: sà xuống, trắng xóa, trắng tuyết, Tu Dí, Phù Lá, Hmông, Khoảnh khắc.

+ Lượt 2: Giảng nghĩa từ khó trong bài: rừng cây âm âm, Hmông, Tu Dí, Phù Lá, hoàng hôn, áp phiên

- GV đọc mẫu

b. Tìm hiểu bài (15p) - Gọi HS đọc câu hỏi 1

- HS nói những điều em hình dung được khi đọc đoạn 1

- Các em hãy đọc thầm đoạn 2, nói điều các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi SaPa?

- YC HS đọc thầm đoạn còn lại, miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của SaPa?

+ Đoạn 1: Từ đầu...lướt thướt liễu rủ + Đoạn 2: Tiếp theo...sương núi tím nhạt

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài

- Luyện cá nhân

- Lắng nghe, giải nghĩa - Lắng nghe

- HS đọc to trước lớp

- Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa;

người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.

- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.

Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống

(23)

- Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy.

- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên"?

- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7p)

- Gọi HS đọc lại 3 đoạn của bài

- YC HS lắng nghe, theo dõi tìm những từ cần nhấn giọng trong bài - Khi đọc các em nhớ nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp Sa Pa

- HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn + GV đọc mẫu

+ YC HS luyện đọc

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp

+ Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay

- YC HS nhẩm HTL hai đoạn văn cuối bài.

- Tổ chức thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn thuộc tốt.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3p)

cửa kình ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời

+ Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

+ Những con ngựa nhiều màu sắc màu khác nhau, với đôi chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

+ Nắng phố huyện vàng hoe + Sương núi tím nhạt

+ Sự thay đổi mùa ở SaPa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.

Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn.

- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

- Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: SaPa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.

- HS đọc 3 đoạn của bài

- Lắng nghe, trả lời: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xóa, âm âm, rực lên...

- Lắng nghe, ghi nhớ

+ Lắng nghe + Luyện đọc

+ 3HS thi đọc diễn cảm trước lớp + Nhận xét

- Nhẩm 2 đoạn văn cuối bài - 3, 4 em thi đọc thuộc lòng - HS nhận xét

- HS trả lời

(24)

+ Sa Pa là một danh thắng đẹp, nổi tiếng ở tỉnh Lào Cai, nếu được đến thăm, em sẽ làm gì để mảnh đất nơi đây luôn tươi đẹp?

- Giáo dục: Tự hào, yêu mến đất nước mình.

- Nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Chính tả (Nghe – viết)

AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4…?

I. Mục tiêu

- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số. Mắc không quá 5 lỗi trong bài

- Làm đúng bài tập BT3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT).

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, chăm chỉ luyện viết.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: BGĐT, máy tính

- HS: Vở oli, vbt, máy tính, điện thoại III. Các hoạtđộng dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở bài (3p): Nêu mục

đích, yêu cầu của tiết học

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

a. Trao đổi nội dung đoạn văn.

- GV đọc bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2, 3, 4,...

- Các em đọc thầm lại bài, chú ý những từ khó, những tên riêng, những con số viết trong bài và nội dung của bài.

- Mẩu chuyện có nội dung là gì?

b. Hướng dẫn viết từ khó.

- HD HS phân tích và viết bảng các từ khó: A-rập, Bát-đa, dâng tặng, rộng rãi.

- GV nhận xét, chốt cách viết

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

- HS lắng nghe

- Lắng nghe và theo dõi SGK - Đọc thầm

- Giải thích các chữ số 1,2,3,4...

không phải do người A-rập nghĩ ra.

Một nhà thiên văn người Ấn Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3,4,...

- HS lần lượt phân tích và viết vào bảng

- Lắng nghe

(25)

* Viết chính tả

- YC HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết theo qui định.

- Đọc cho HS soát lại bài

* Hướng dẫn làm bài tập Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gợi ý: Các em nối các âm có thể ghép được với các vần ở bên phải, sau đó thêm dấu thanh các em sẽ được những tiếng có nghĩa. (phát phiếu cho 3 HS) - Gọi HS phát biểu ý kiến

- Cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

tr: trai, trái, trại, trải - tràm, trám, trảm, trạm - tràn, trán

- trâu, trầu, trấu - trăng, trắng

- trân, trần, trấn, trận ch: chai, chài, chái, chải, - chàm, chạm

- chan, chán, chạn

- châu, chầu, chấu, chẫu, chậu - chăng, chằng, chẳng, chặng - chân, chần, chẩn

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7p)

Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Các em đọc thầm lại truyện vui Trí nhớ tốt và tự làm bài vào VBT.

- Gọi HS đọc bài làm

- Cùng HS nhận xét, tuyên dương - Truyện đáng cười ở điểm nào?

- Viết vào vở - Soát lại bài

- HS nêu yêu cầu

- Lắng nghe, tự làm bài vào VBT

- Lần lượt phát biểu ý kiến

- Hè tới, lớp chúng em sẽ đi cắm trại.

- Trước sân trường em có trồng một cây tràm.

- Bạn Ngân trán rất cao.

- Bà ngoại em thường ăn trầu sau bữa cơm sáng.

- Trăng đêm nay rất sáng.

- Trận đánh ấy rất ác liệt.

+ Người dân ven biển phần lớn làm nghề chài lưới.

- Hai người chạm cốc mừng ngày đoàn tụ.

- Món ăn này rất chán.

- Cái chậu này rất đẹp.

- Chặng đường này thật là dài.

- Bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân.

- HS đọc to trước lớp - Tự làm bài

- HS thực hiện

nghếch mắt - châu Mĩ - kết thúc - nghệt mặt ra - trầm trồ- trí nhớ

- Nhận xét

- Chị Hương kể chuyện lịch sử nhưng Sơn ngây thơ tưởng rằng chị có trí nhớ tốt, nhớ được cả những chuyện xảy ra từ 500 năm trước-cứ như là chị

(26)

- GV nhận xét, chốt

+ Đặt 1 câu với 1 trong với các từ vừa tìm được ở bài 2.

- Nhận xét tiết học.

đã sống được hơn 500 năm.

- HS đặt câu theo yêu cầu - Lắng nghe, thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn: 09/03/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2022 Toán

TIẾT 130: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- HS chăm chỉ học tập II. Đồ dùng dạy học - GV: BGĐT, máy tính

- HS: VBT, máy tính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

+ Hãy nêu các số chia hết cho 2, 5, 3, 9?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, giới thiệu – ghi tên bài:

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát các số đã cho.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

+ Tại sao em biết đó là số chia hết cho 2;

3; 5; 9 ?

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát các số đã cho.

- Cả lớp làm bài. 5HS đọc bài làm a) Số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136.

Số chia hết cho 5: 605; 2640.

b) Số chia hết cho 9: 7362; 20601.

Số chia hết cho 3: 7362; 2640; 20601.

c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 2640.

d) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3: 605.

e) Số không chia hết cho 2 và 9 là: 605; 1207.

- HS nhận xét, chữa bài.

+ HS nêu ý kiến.

(27)

* Kết luận: Căn cứ vào các dấu hiệu chia hết đã học để kết hợp tìm điều kiện thoả mãn yêu cầu của BT.

Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống để được số:

- GV yc học sinh tìm chữ số phù hợp.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

+ Tại sao em chọn số đó để điền vào ô trống?

+ Dựa vào dấu hiệu nào để điền số?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

Bài 3: Tìm x, biết 23 < x < 31 - Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ x là số thoả mãn những điều kiện nào?

+ Để là số lẻ chia hết cho 5, chữ số tận cùng của x là mấy?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Lớp và giáo viên nhận xét bài.

+ Tại sao chỉ chọn được số 25?

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Số như thế nào sẽ vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

+ Tại sao chỉ chọn được số 250, 520?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 5:

- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.

+ Số cam phải thoả mãn những điều kiện nào?

+ Hãy tìm số nhỏ hơn 20, chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.

+ Bài học ôn tập những kiến thức nào?

- GV nhận xét giờ học. Dặn dò về nhà.

- HS ghi nhớ.

- 1HS đọc yêu câu bài tập.

- HS làm vbt – nêu kq

a) 252 b) 108; 198 c) 920 d) 255

- HS nhận xét.

+ HS nêu ý kiến.

- 1HS đọc đề bài.

+ x là số lẻ chia hết cho 5. x lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.

+ HS nêu.

- HS làm bài vào vở. 1HS trình bày bài làm

x = 25 vì 23 < 25 < 31 - HS nhận xét, chữa bài.

+ 25 là số lẻ, chia hết cho 5...

- 1HS đọc đề bài.

+ HS trả lời.

- HS viết số; đọc kết quả: 250; 520.

+ HS trả lời.

- HS đọc thầm đề và tóm tắt.

+ Chia hết cho 3 và 5.

+ HS nêu: 15.

- HS làm bài cá nhân.

+ HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

(28)

...

...

--- Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM I. Mục tiêu:

- Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.

- Có kĩ năng sử dụng các từ ngữ thuộc chủ để Thám hiểm.

- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập.

* GD BVMT: HS thực hiện BT4. Qua đó hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp, có ý thức BVMT.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: BGĐT, máy tính

- HS: Vở BT, máy tính, điện thoại

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3p)

- Yêu cầu 3 HS đặt câu kể dạng: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

- Gọi HS nhận xét

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu vào bài: Trong chủ điểm khám phá thế giới, hôm nay các em học tiết mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch- khám phá, cùng nhau tìm hiểu về các dòng sông của nước ta.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)

Bài tập 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời:

- GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.

- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.

+ Lấy VD về hoạt động du lịch?

Bài tập 2: Theo em, thám hiểm là gì?

Chọn ý đúng để trả lời:

- GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.

- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.

+ Lấy VD về hoạt động thám hiểm?

- 3 HS thực hiện - HS nhận xét - HS lắng nghe

Cá nhân - Chia sẻ lớp

- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.

Đáp án:

Ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

+ VD: đi tắm biển Sầm Sơn, đi Đà Lạt ngắm hoa, đi Sa Pa thăm cảnh đẹp,...

- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.

Đáp án:

Ý c: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

+ Đi đến một sa mạc không có người

(29)

Bài tập 3: Em hiểu câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nghĩa là gì?

* GV cho HS hiểu hiểu biết nghĩa của từ:

Đàng hay còn được gọi là đường; sàng khôn là nhiều sự khôn ngoan, hiểu biết.

- GV nhận xét và chốt lại.

+ Lấy VD một số câu tục ngữ, ca dao khác có nội dung tương tự câu trên 2. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7p)

Bài tập 4:

- Gọi hs đọc bài tập

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vbt

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.

- Lấy VD về hoạt động thám hiểm?

* GDBVMT: Đất nước ta nơi đâu cũng có những cảnh đẹp, các con sông không những đẹp mà còn gắn liền với những chiến tích lịch sự và văn hoá truyền thống. Cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ các dòng sông luôn sạch, đẹp?

- Nhận xét tiết học.

ở, lên mặt trăng, sao Hoả,...

- HS làm bài Đáp án:

- Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn. Hoặc: Chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.

+ Đi cho biết đó, biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

- HS đọc bài tập - HS làm vbt

- Học sinh đọc kết quả Đáp án:

a) sông Hồng b) sông Cửu Long c) sông Cầu

e) sông Mã g) sông Đáy

h) sông Tiền, sông Hậu d sông Lam

i) sông Bạch Đằng - 2 HS lấy ví dụ

- HS liên hệ bảo vệ môi trường - Ghi nhớ từ ngữ thuộc chủ điểm - Nói những hiểu biết của mình về một con sông xuất hiện trong bài tập 4

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Buổi chiều

Khoa học

Tiết 52: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I. Yêu cầu cần đạt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung