• Không có kết quả nào được tìm thấy

Môn: Hóa học - Lớp 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Môn: Hóa học - Lớp 12 "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SÓC TRĂNG Năm học 2013-2014

Đề chính thức

Môn: Hóa học - Lớp 12

(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề) Ngày thi: 21/9/2013

________________

Đề thi này có 02 trang

Câu 1: (4,0 điểm)

1. Có 3 nguyên tố A, B, C với ZA < ZB < ZC (Z là điện tích hạt nhân). Biết:

- Tích ZA . ZB . ZC = 952 - Tỉ số ( A C) 3

B

Z Z Z

 

Nguyên tử C có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử: n = 3, l = 1, ml = 0, mS = -1/2.

Viết cấu hình electron của C, tính ZA , ZB và các nguyên tố A, B.

2. Xét phản ứng: mA + nB → pC (nhiệt độ không đổi) Thí nghiệm cho thấy vận tốc của phản ứng này:

- Tăng gấp đôi khi ta tăng gấp đôi nồng độ A và giữ nguyên nồng độ B

- Giãm 27 lần khi giãm nồng độ chất B 3 lần và giữ nguyên nồng độ A (so với ban đầu).

Tìm bậc của phản ứng đối với các chất tham gia phản ứng, viết biểu thức tính tốc độ phản ứng.

3. Ở 25 oC và áp suất 1 atm độ tan của CO2 trong nước là 0,0343 mol/l. Biết các thông số nhiệt động sau:

∆G0 (kJ/mol) ∆H0 (kJ/mol)

CO2 (dd) -386,2 -412,9

H2O (l) -237,2 -285,8

HCO3- (dd) -578,1 -691,2

H+(dd) 0,00 0,00

a) Tính hằng số cân bằng K của phản ứng:

CO2 (dd) + H2O (l) H+(dd) + HCO3- (dd)

b) Khi phản ứng hòa tan CO2 trong nước đạt đến trạng thái cân bằng, nếu nhiệt độ của hệ tăng lên nhưng nồng độ của CO2 không đổi thì pH của dung dịch tăng hay giảm? Tại sao?

Câu 2: (4,0 điểm)

1. Viết cơ chế của phản ứng:

CH3

CH3

+ CH3 C CH3

CH3

OH H2SO4

CH3

CH3 C CH3

CH3 CH3

+ H2O

2. A là đồng đẳng của axetilen. Lấy 2,8 gam A cho phản ứng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 10,29 gam kết tủa.

a) Xác định công thức cấu tạo của A.

b)Viết phương trình phản ứng xảy ra khi:

- A tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường trung tính ở nhiệt độ phòng và môi trường axit (H2SO4) có đun nóng.

(2)

- Trùng hợp A (C hoạt tính, 6000C) thu được hợp chất vòng thơm.

- A tác dụng HBr/peroxit.

- A tác dụng H2O (Hg2+, 800C).

3. Hãy sắp xếp các hợp chất sau: (CH3)4C; CH3(CH2)4CH3; (CH3)2CHCH(CH3)2; CH3(CH2)3CH2OH; (CH3)2C(OH)CH2CH3 theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích sự sắp xếp đó?

Câu 3: (4,0 điểm)

1. Trong một bình kín dung tích không đổi chứa a mol O2 và 2a mol SO2 ở 1000C, 10 atm (có mặt xúc tác V2O5). Nung nóng bình một thời gian sau đó làm nguội bình đến 1000C, áp suất trong bình lúc đó là p. Lập biểu thức tính p và biểu thức tính tỉ khối (d) so với hidro của hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng theo hiệu suất h. Hỏi p và d có giá trị trong khoảng nào?

2. Trộn V ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch CH3COONa 0,1M thu được dung dịch có pH = 4,74. Tính V? biết

3

5 (CH COOH) 1,8.10

k

3. Hãy cho biết những hiện tượng gì xãy ra khi thêm từ từ Na2CO3 rắn vào dung dịch chứa đồng thời ion Ba2+ 0,1M và ion Sr2+ 0,1M.

Biết:

3

2, 0.109

TBaCO ;

3

5, 2.10 10

TSrCO Câu 4: (4,0 điểm)

1. Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế

N N N(CH3)2

2. Viết các phương trình phản ứng của các đồng phân X, Y, Z có cùng công thức phân tử C4H6Cl2O2 trong các trường hợp sau:

- X + NaOH dư → A + C2H4(OH)2 + NaCl - Y + KOH dư → B + C2H5OH + KCl + H2O - Z + NaOH dư → C2H5COCOONa + NaCl + H2O

3. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, Na2CO3, BaCl2, KNO3, FeCl3. Chỉ dùng thêm phenolphtalein, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng minh họa đưới dạng ion thu gọn.

Câu 5: (4,0 điểm)

1. Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư được dung dịch X. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Mặc khác, thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Tính m và a.

2. Một hợp chất A có MA < 170. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 gam A sinh ra 405,2 ml CO2 (đktc) và 0,270 gam H2O

a) Xác định công thức phân tử của A.

b) A tác dụng với dung dịch NaHCO3 và với Na đều sinh ra chất khí với số mol đúng bằng số mol A đã dùng; A và sản phẩm B tham gia các phản ứng sau:

A t0 B + H2O

A + 2NaOH t02D + H2O B + 2NaOH t02D

Lập luận xác định công thức cấu tạo của A, B, D. Biết rằng trong phân tử D có nhóm metyl.

( Cho biết: C=12; H=1; O=16; N=14; Cl=35,5; Cu=64; Fe=56; Ag=108; Ba=137; S=32) --- HẾT ---

Họ tên thí sinh: ...Số báo danh: ...

Chữ ký của Giám thị 1: ...Chữ ký của Giám thị 2: ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt sáu chất sau: Anđehit fomic, glixerin, glucozơ, phenol, tinh bột, ancol metylic.Viết các phương trình phản ứng.(các hoá

Chỉ được dùng thêm một hóa chất khác để làm thuốc thử, hãy nhận ra từng dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra... b) Có dung dịch FeSO 4

Giải thích và viết phương trình hoá học. Câu 10: Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt. a) Viết PT phản ứng. b) Tính khối lượng các

Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch (xảy ra không hoàn toàn) nên thường đi kèm với hiệu suất phản ứng?. Cách tính hiệu suất phản ứng este

(f) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm.. Dẫn toàn bộ hỗn hợp ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối

Cho 11,1 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Nhôm và Sắt tác dụng hết với dung dịch Axit clohidric sau phản ứng thu được 6,72 lit khí Hidro (đktc).A. a) Tính khối lượng

Xác định tỉ lệ a/b biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.. Tính % thể tích của hai

Tính thành phần phần trăm theo thể tích của các hỗn hợp khí trước và sau phản ứng.. Tính hiệu suất của