• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi KSCL đầu năm môn Hóa học lớp 12 trường THPT Thị xã Quảng Trị năm 2021 - 2022 có lời giải

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi KSCL đầu năm môn Hóa học lớp 12 trường THPT Thị xã Quảng Trị năm 2021 - 2022 có lời giải"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT QUẢNG TRỊ THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

(Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI KSCL ĐẦU NĂM THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề)

Mã đề 239 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là

A. CH2=CHCOOCH3. B. HCOOCH2CH=CH2.

C. CH3COOCH3. D. CH3COOCH=CH2.

Câu 42: Trong tự nhiên, hợp chất phổ biến nhất của crom là quặng cromit dùng để sản xuất kim loại.

Thành phần chính của quặng cromit là

A. Cr2O3.Fe2O3. B. FeO.Cr2O3. C. Al2O3.Cr2O3. D. Cr2O3.SiO2. Câu 43: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là

A. Cao su lưu hóa. B. Poli(vinyl clorua). C. Polietilen. D. Amilopectin.

Câu 44: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

A. (CH3)2NH. B. NH3. C. C6H5CH2NH2. D. C6H5NH2. Câu 45: Khi thủy phân chất béo luôn thu được

A. glixerol. B. axit oleic. C. axit stearic. D. axit panmitic.

Câu 46: Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X thì được kết tủa trắng, sau đó tan hết.

Dung dịch X chứa

A. Na2SO4. B. ZnSO4. C. CrСl3. D. AlCl3. Câu 47: Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh ?

A. tinh bột. B. fructozo. C. glucozơ. D. saccarozo.

Câu 48: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

A. Al2O3. B. Cr2O3. C. Cr(OH)2. D. Cr(OH)3. Câu 49: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất ?

A. Cu. B. K. C. Ag. D. Zn.

Câu 50: Kim loại dẫn điện tốt thứ hai sau kim loại Ag là

A. Au. B. Fe. C. Cu. D. Al.

Câu 51: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ?

A. Mg. B. Al. C. Na. D. Cu.

Câu 52: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Fe2+, K+. B. Mg2+, Ca2+. C. Cu2+, K+. D. Fe2+, Na+. Câu 53: Sắt(II) nitrat phản ứng với dung dịch nào sau đây có sinh ra chất khí ?

A. AgNO3. B. NaOH. C. CuSO4. D. H2SO4.

Câu 54: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một muối ?

A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Cr.

Câu 55: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?

A. CH3CHO. B. H2O. C. C2H5OH. D. CH3COOH.

Câu 56: Khi thủy phân hỗn hợp phenyl fomat và benzyl fomat trong môi trường kiềm dư thì sản phẩm hữu cơ trong dung dịch thu được gồm

A. 2 ancol và 1 muối. B. 1 muối và 1 ancol. C. 2 muối và 1 ancol. D. 2 muối và 2 ancol.

(2)

Câu 57: Khi thủy phân 17,1 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp tách lấy hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ. Hidro hóa hoàn toàn X thu được m gam sobitol. Giá trị của m là

A. 14,56. B. 29,12. C. 18,02. D. 7,28.

Câu 58: Cho các chất sau: protein, sợi bông, tơ visco, tơ capron, tơ nitron, tơ lapsan, tơ nilon-6,6. Số chất có chứa liên kết -CO-NH-

A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.

Câu 59: Hòa tan m1 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y trong dung dịch HCl vừa đủ thấy chúng tan hoàn toàn thu được dung dịch Z. Điện phân dung dịch Z cho tới khi ở catot có khí thoát ra thì thu được m2 gam kim loại trong đó m1 > m2. Hai kim loại X và Y có thể là

A. Na và Mg. B. Zn và Ni. C. Cu và Ni. D. Zn và Mg.

Câu 60: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,7 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 1,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là

A. 0,045. B. 0,03. C. 0,025. D. 0,05.

Câu 61: Hỗn hợp X gồm K và Al có khối lượng 6,6 gam, tan hết trong một lượng nước dư tạo ra dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất và khí H2 (đktc). Thể tích H2 tạo ra là

A. 2,24 lít. B. 8,36 lít. C. 4,48 lít. D. 8,96 lít.

Câu 62: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây

A. NaOH. B. AgNO3. C. Cu. D. Cl2.

Câu 63: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, làm trong nước đục.

B. Khi cho CrO3 vào dung dịch NaOH tạo thành dung dịch chứa hai muối.

C. Để dây thép ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thấy dây thép bị ăn mòn điện hoá.

D. Các kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.

Câu 64: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát khỏi ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch

A. nước vôi. B. amoniac. C. nước. D. giấm ăn.

Câu 65: X là đồng phân của alanin. Đun nóng X với dung dịch NaOH tạo muối natri của axit cacboxylic Y và khí Z. Biết Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm, khi cháy tạo sản phẩm không làm đục nước vôi trong. Vậy chất Y có phân tử khối là

A. 96. B. 72. C. 74. D. 94.

Câu 66: Cho dãy các chất: xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, fructozơ. Phát biểu nào sau đây không đúng về các chất trên ?

A. có 3 chất tan trong nước tạo dung dịch hòa tan được Cu(OH)2. B. có 2 chất bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

C. có 3 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. có 2 chất bị khử bởi H2 tạo thành sobitol.

Câu 67: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ? A. Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa triolein.

B. Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.

C. Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.

D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.

Câu 68: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 25,4. B. 31,7. C. 34,9. D. 44,4.

(3)

Câu 69: X là một loại phân bón hóa học. Hòa tan X vào nước thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NaOH vào Y rồi đun nóng có khí thoát ra và thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 vào Z có kết tủa màu vàng. Công thức của X là

A. NH4Cl. B. (NH4)2SO4. C. (NH4)2HPO4. D. Ca(H2PO4)2.

Câu 70: Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 loãng dư, thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thành phần của dung dịch Y gồm

A. Ca(OH)2 và NaOH. B. Ca(OH)2.

C. NaOH và Na2CO3. D. NaHCO3 và Ca(HCO3)2.

Câu 71: Cho 3,55 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch T chứa 7,64 gam hai chất tan. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch T thu được 9,30 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,03. B. 0,05. C. 0,04. D. 0,02.

Câu 72: Cho các phát biểu sau:

(a) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.

(b) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.

(c) Sản phẩm trùng hợp của metyl metacrylat dùng sản xuất thủy tinh hữu cơ.

(d) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn, tan ít trong nước.

(e) Trong mỗi mắt xích của phân tử xenlulozơ có 3 nhóm hiđroxyl (-OH) tự do.

(f) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 73: Hòa tan hết 40,1 gam hỗn hợp Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít H2. Sục 0,46 mol CO2 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Dung dịch Z có chứa HCl 0,4M và H2SO4 aM.

- Cho từ từ 200 ml dung dịch Z vào dung dịch Y, thấy thoát ra x mol CO2. - Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200ml dung dịch Z thấy thoát ra 1,2x mol CO2. Giá trị của a là

A. 0,12. B. 0,24. C. 0.18. D. 0,15.

Câu 74: Hỗn hợp M gồm chất béo X tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1) và axit Y thuộc dãy đồng đẳng của axit linoleic. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp M thu được 3,65 mol CO2 (đktc) và 3,4 mol H2O. Mặt khác, đun nóng 85,5 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ thu được a gam muối và 6,9 gam glixerol. Giá trị của a gần nhất với

A. 95. B. 92. C. 93. D. 94.

Câu 75: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước (dư)

(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 2:1) vào dung dịch HCl (dư).

(c) Cho a mol Ba vào dung dịch chứa a mol NaHCO3

(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl (dư).

(e) Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 vào dung dịch chứa 2a mol KHSO4. (f) Cho dung dịch chứa 2a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 3a mol H3PO4.

Khi phản ứng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa và dung dịch chỉ chứa một chất tan là

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este (đều no, đơn chức, mạch hở) và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,42 mol O2 tạo ra 5,4 gam H2O. Nếu cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2/CCl4 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

A. 0,08. B. 0,06. C. 0,12. D. 0,15.

Câu 77: Hỗn hợp E gồm một ankan, 1 anken và 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp X, Y (MX < MY, số mol Y gấp 6 lần số mol X). Đốt cháy hoàn toàn 0,44 mol E cần dùng vừa đủ 25,872 lít O2,

(4)

thu được CO2, 1,568 lít N2 và 19,26 gam H2O. Các khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 46.8. B. 49,6. C. 33,3. D. 14,6.

Câu 78: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí X gồm NO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, Oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X là

A. 27,0%. B. 32,52%. C. 24,0%. D. 14,20 %.

Câu 79: Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,775 mol O2 thu được CO2 và 0,63 mol H2O. Nếu thủy phân m gam X trên trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 0,22 mol hai muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong X là

A. 21,4%. B. 17,5%. C. 19,8%. D. 27,9%.

Câu 80: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH vỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiêm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 -70°C.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.

B. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.

C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.

(5)

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41D 42B 43A 44A 45A 46D 47A 48C 49B 50C

51D 52B 53D 54C 55D 56C 57A 58B 59D 60D

61C 62C 63B 64A 65B 66C 67A 68B 69C 70A 71B 72B 73D 74D 75C 76C 77A 78D 79B 80A

Câu 56:

HCOOC6H5 + OH- dư —> HCOO- + C6H5O- + H2O HCOOCH2C6H5 + OH- dư —> HCOO- + C6H5CH2OH

—> Sản phẩm hữu cơ gồm 2 muối và 1 ancol.

Câu 57:

Saccarozơ —> (Glucozơ + Fructozơ) —> 2C6H14O6 342………182.2 17,1……….m

—> m = 80%.182.2/17,1 = 14,56 gam

Câu 58:

Các chất có chứa liên kết -CO-NH- là: protein, tơ capron, tơ nilon-6,6.

Câu 59:

m1 > m2 nên chỉ có 1 kim loại bị điện phân trong dung dịch

—> Chọn cặp Zn, Mg.

m1 = mZn + mMg và m2 = mZn

Câu 60:

X dạng CxH2x+2+yNy

nY = 7nZ ⇔ x + (x + 1 + 0,5y) + 0,5y = 7

—> 2x + y = 6

Chọn x = y = 2 —> X là C2H8N2 nX = 0,025 —> nHCl = 2nX = 0,05

Câu 61:

Y chứa chất tan duy nhất là KAlO2

—> nK = nAl = x

mX = 39x + 27x = 6,6 —> x = 0,1

nH2 = 0,5nK + 1,5nAl = 0,2 —> V = 4,48 lít

Câu 62:

X chứa Fe, FeCl3

(6)

Y chứa FeCl2

FeCl2 + NaOH —> Fe(OH)2 + NaCl FeCl2 + Cl2 —> FeCl3

FeCl2 + AgNO3 —> Fe(NO3)3 + Ag + AgCl Dung dịch Y không phản ứng với Cu.

Câu 64:

Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là bông có tẩm nước vôi vì:

NO2 + Ca(OH)2 —> Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + H2O

Câu 65:

X là C3H7NO2

X + NaOH —> Muối cacboxylat + Khí Z làm xanh quỳ ẩm

—> X là CH2=CH-COONH4

Y là CH2=CH-COOH (MY = 72) và Z là NH3

Câu 68:

nMg = 0,2 —> Dung dịch X chứa Mg2+ (0,2), Cl- (0,6), bảo toàn điện tích —> nFe2+ = 0,1

—> m muối = 31,7 gam

Câu 69:

X + NaOH —> Khí thoát ra nên X là phân chứa NH4+

Z + AgNO3 —> Kết tủa vàng nên Z chứa PO43-

—> X là (NH4)2HPO4

Câu 70:

NaHCO3 + Ca(OH)2 dư —> CaCO3 + NaOH + H2O

—> Y gồm Ca(OH)2 và NaOH.

Câu 71:

nP2O5 = 0,025; nCa3(PO4)2 = 0,03 Bảo toàn P —> y = 0,01

Nếu kiềm còn dư thì 2 chất tan là NaOH và Na3PO4 (0,06)

—> m chất tan > mNa3PO4 = 9,84 > 7,64: Vô lý, vậy kiềm phản ứng hết.

—> n chất tan = nP = 0,06

—> M chất tan = 7,64/0,06 = 127,33

—> Chất tan gồm NaH2PO4 (0,04) và Na2HPO4 (0,02) (Bấm hệ nP và m chất tan) Bảo toàn Na —> x = 0,05

Câu 72:

(a) Đúng, protein bị đông tụ khi gặp axit

(7)

(b) Sai, triolein có 6 liên kết pi (3C=C + 3C=O) (c) Đúng

(d) Sai, tan tốt trong nước (e) Đúng

(f) Đúng

Câu 73:

Quy đổi hỗn hợp thành Na (0,28 mol); Ba (a mol) và O (b mol)

—> 137a + 16b + 0,28.23 = 40,1

Bảo toàn electron: 2a + 0,28 = 2b + 0,14.2

—> a = b = 0,22

Vậy dung dịch X chứa Na+ (0,28); Ba2+ (0,22) và OH- (0,72)

nCO2 = 0,46 —> Dung dịch Y chứa Na+ (0,28), HCO3- (0,2) và CO32- (0,04) nHCl = 0,08 và nH2SO4 = 0,2a —> nH+ = 0,4a + 0,08

Khi cho Z vào Y hoặc Y vào Z thì lượng CO2 thu được khác nhau nên axit không dư.

Cho từ từ Z vào Y:

CO32- + H+ —> HCO3- 0,04……0,04

HCO3- + H+ —> CO2 + H2O

…………..x………….x

—> 0,04 + x = 0,4a + 0,08 (1) Cho từ từ Y vào Z:

nCO32-/nHCO3- = 1/5 —> nCO32- pư = u và nHCO3- pư = 5u nCO2 = u + 5u = 1,2x (3)

nH+ = 2u + 5u = 0,4a + 0,08 (4) (3) —> u = 0,2x thế vào (4):

1,4x = 0,4a + 0,08 (5)

(1)(5) —> x = 0,1 và a = 0,15

Câu 74:

Trong phản ứng cháy: nX = x và nY = y Do X có k = 4 và Y có k = 3 nên:

nCO2 – nH2O = 0,25 = 3x + 2y (1) nO = 6x + 2y

—> mX = mO + mC + mH = 96x + 32y + 50,6

mX/mC3H5(OH)3 = (96x + 32y + 50,6)/(92x) = 85,5/6,9 (2) (1)(2) —> x = y = 0,05

(8)

Khi xà phòng hóa:

nH2O = nC3H5(OH)3 = 0,075

nKOH = nH2O + 3nC3H5(OH)3 = 0,3 Bảo toàn khối lượng —> a = 94,05

Câu 75:

(a) Na2O + Al2O3 —> 2NaAlO2

(b) Cu + Fe3O4 + 8HCl —> CuCl2 + 3FeCl2 + 4H2O Cu vẫn còn dư.

(c) Ba + 2H2O —> Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + NaHCO3 —> BaCO3 + NaOH + H2O (d) 3Cu + 8H+ + 2NO3- —> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

(e) Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 —> BaSO4 + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O (f) nP/nBa = 1,5 —> Tạo Ba(H2PO4)2 (tan) và BaHPO4 (kết tủa)

Câu 76:

X + a mol H2 —> E gồm CnH2nO2 (b mol) và ankan (0,15 – b) Đốt E cần nO2 = 0,5a + 0,42 và tạo nH2O = a + 0,3

nCO2 = nH2O – nAnkan = (a + 0,3) – (0,15 – b) = a + b + 0,15 Bảo toàn O:

2b + 2(0,5a + 0,42) = 2(a + b + 0,15) + (a + 0,3)

—> a = 0,12

Câu 77:

nN2 = 0,07 —> nCxH2x+3N = 0,14 nO2 = 1,155; nH2O = 1,07

Bảo toàn O —> nCO2 = 0,62

nH2O – nCO2 = nCyH2y+2 + 1,5nCxH2x+3

—> nCyH2y+2 = 0,24

—> nCzH2z = 0,06

nCO2 = 0,14x + 0,24y + 0,06z = 0,62 Với x > 1, y ≥ 1, z ≥ 2 nên:

TH1: x = 13/7; y = 1, z = 2

—> CH5N (0,02), C2H7N (0,12), CH4 (0,24), C2H4 (0,06) Nghiệm thỏa mãn nY = 6nX —> %CH5N = 5,37%

TH2: x = 10/7; y = 1, z = 3

—> CH5N (0,08), C2H7N (0,06), CH4 (0,24), C3H6 (0,06) Nghiệm không thỏa mãn nY = 6nX —> Loại.

Câu 78:

(9)

Z gồm NO (0,4) và H2 (0,9)

Ban đầu đặt mX = m —> nO = 29,68%m/16 Do chỉ thu được muối clorua nên bảo toàn O:

nH2O = 29,68%m/16 – 0,4 Bảo toàn khối lượng:

m + 9,22.36,5 = 463,15 + 1,3.2.69/13 + 18(29,68%m/16 – 0,4)

—> m = 200

Vậy nO = 3,71 và nH2O = 3,31 Bảo toàn H —> nNH4+ = 0,2 Bảo toàn N —> nFe(NO3)2 = 0,3

Đặt a, b, c là số mol Mg, MgO, Fe3O4 trong X

—> nO = b + 4c + 0,3.6 = 3,71

mX = 24a + 40b + 232c + 180.0,3 = 200 mT = 40(a + b) + 160(3c + 0,3)/2 = 204,4

—> a = 2; b = 0,71; c = 0,3

—> %MgO = 14,2%

Câu 79:

nY = nH2O – nCO2 = 0,2 Số C của Y = nCO2/nY = 2

—> Y gồm C2H5OH (0,18) và C2H4(OH)2 (0,02) (Bấm hệ nY = 0,2 và nO = 0,22) Quy đổi X thành HCOOC2H5 (0,18), (HCOO)2C2H4 (0,02), H2 (x) và CH2 (y) nO2 = 0,18.3,5 + 0,02.3,5 + 0,5x + 1,5y = 0,775

nH2O = 0,18.3 + 0,02.3 + x + y = 0,63

—> x = -0,03 và y = 0,06

Do este đa chức có 1 nối đôi C=C và sản phẩm chỉ có 2 muối nên X gồm:

CH2=CH-COO-CH2-CH2-OOC-H (0,02) —> 17,5%

CH2=CH-COO-C2H5 (0,01) HCOOC2H5 (0,17)

Câu 80:

D. Sai, sản phẩm este không tan nên có phân lớp.

C. Sai, thêm NaCl bão hòa để sản phẩm tách ra hoàn toàn.

B. Sai, H2SO4 có vai trò xúc tác và giữ H2O làm cân bằng dịch sang chiều tạo este.

A. Đúng, phản ứng este hóa thuận nghịch nên các chất tham gia đều còn dư.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Được cấu tạo từ những nguyên tử phi kim có độ âm điện khác nhau không nhiều, nên liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa

Dạng bài này gồm một chuỗi các phản ứng hóa học nên yêu cầu học sinh phải nắm chắc sơ đồ, cũng như mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ, cụ thể:.. a/ Sơ đồ các

Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây.. Dung

Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan có cùng

Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan có cùng

Câu 60: Thủy phân hoản toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng vừa đủ?. Sau phản ứng

Câu 5: Biết rằng bảng biến thiên sau là bảng biến thiên của một hàm số trong các hàm số được liệt kê ở các phương án A, B, C, D dưới đây.. Hỏi hàm số

Trong đó, phần phía trên có dạng là một hình lăng trụ lục giác đều có chiều cao bằng 3cm và độ dài cạnh đáy bằng 4cm ; phần phía dưới có dạng một hình trụ có trục