• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 49:

BÀI 51: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ

CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nắm được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ móng guốc chẵn với bộ móng guốc lẻ.

- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh phóng to chân của lợn, bò, tê giác.

- HS kẻ bảng trang 167 SGK vào vở.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm....

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ ăn thịt, bộ ăn sâu bọ và bộ gặm nhấm?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs: Sưu tầm tranh ảnh về bộ móng guốc và bộ linh trưởng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ móng guốc

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của bộ móng guốc. Phân biệt được bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ móng guốc

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của bộ I. Bộ móng guốc

- Đặc điểm của bộ móng guốc

(2)

móng guốc. Phân biệt được bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ.

B1: Yêu cầu HS đọc SGK trang 166, 167; quan sát hình 51.3 để trả lời câu hỏi:

? Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc?

? Chọn từ phù hợp điền vào bảng trong vở bài tập?

B2: GV kẻ bảng để HS chữa bài.

- GV nên lưu ý nếu ý kiến chưa thống nhất, cho HS tiếp tục thảo luận.

B3: GV đưa nhận xét và đáp án đúng.

B4:Cá nhân HS tự đọc thông tin SGK trang 166, 167.

Yêu cầu:

+ Móng có guốc.

+ Cách di chuyển.

- Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng kiến thức.

- Đại diện các nhóm lên điền từ phù hợp vào bảng.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.

- Bộ guốc chẵn: số ngón chân chẵn, có sừng, đa số nhai lại.

- Bộ guốc lẻ: số ngón chân lẻ, không có sừng (trừ tê giác), không nhai lại.

Bảng chuẩn kiến thức

Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc Tên động vật Số ngón chân Sừng Chế độ ăn Lối sống

Lợn Chẵn (4) Không sừng Ăn tạp Đàn

Hươu Chẵn (2) Có sừng Nhai lại Đàn

Ngựa Lẻ (1) Không sừng Không nhai lại Đàn

Voi Lẻ (5) Không sừng Không nhai lại Đàn

Tê giác Lẻ (3) Có sừng Không nhai lại Đơn độc

Những câu trả lời lựa chọn

Chẵn

Lẻ Có sừng

Không sừng Nhai lại

Không nhai lại Ăn tạp

Đàn Đơn độc

- Yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi:

? Tìm đặc điểm phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ?

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về:

+ Đặc điểm chung của bộ

+ Đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ guốc chẵn và guốc lẻ.

- Các nhóm sử dụng kết quả của bảng trên, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:

- Yêu cầu:

+ Nêu được số ngón chân có guốc + Sừng, chế độ ăn

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

(3)

Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ linh trưởng Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cơ bản của bộ, phân biệt được một số đại diện trong bộ.

* Đặc điểm chung của bộ

B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình 51.4, trả lời câu hỏi:

? Tìm đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng?

? Tại sao bộ linh trưởng leo trèo rất giỏi?

* Phân biệt các đại diện

+ Phân biệt 3 đại diện của bộ linh trưởng bằng đặc điểm nào?

B2: GV kẻ nhành bảng so sánh để HS điền.

- HS tự đọc thông tin SGK trang 168, quan sát hình 51.4 kết hợp với những hiểu biết về bộ này để trả lời câu hỏi:

- Yêu cầu:

+ Chi có cấu tạo đặc biệt.

+ Chi có khả năng cầm nắm, bám chặt.

- Một vài HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

B3: Cá nhân tự tìm đặc điểm phù hợp 3 đại diện ở sơ đồ trang 168.

- 1 số HS lên bảng điền vào các điểm, HS khác nhận xét, bổ sung.

II. Bộ linh trưởng - Bộ linh trưởng + Đi bằng bàn chân

+ Bàn tay, bàn chân có 5 ngón

+ Ngón cái đối diện với các ngón còn lại giúp thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo.

+ Ăn tạp

Bảng kiến thức chuẩn Tên ĐV

Đặc điểm Khỉ hình người Khỉ Vượn

Chai mông Không có Chai mông lớn Có chai mông nhỏ

Túi má Không có Túi má lớn Không có

Đuôi Không có Đuôi dài Không có

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung

của lớp thú

Mục tiêu: HS nắm được những đặc điểm chung của lớp thú thể hiện là lớp động vật tiến hóa nhất.

- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về lớp thú, thông qua các đại diện để tìm đặc điểm chung.

Chú ý đặc điểm: bộ lông, đẻ con, răng, hệ

III. Đặc điểm chung của Lớp Thú - Đặc điểm chung của lớp thú:

+ Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất

+ Thai sinh và nuôi con bằng sữa

+ Có lông mao, bộ răng phân hoá 3 loại + Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.

(4)

thần kinh.

- HS trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của thú Mục tiêu: HS nắm được giá trị nhiều mặt của lớp thú.

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

? Thú có những giá trị gì trong đời sống con người?

- GV nhận xét ý kiến của HS và yêu cầu HS rút ra kết luận..

IV. Vai trò của Lớp Thú

- Vai trò: Cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại.

- Biện pháp:

+ Bảo vệ động vật hoang dã.

Hoạt động 3: Củng cố

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

GV sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài.

Hoạt động 4,5: Vận dụng, mở rộng tìm tòi.

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? (Xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắn)

4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Tìm hiểu một số tập tính, đời sống của thú.

V. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 50 THỰC HÀNH

(5)

XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA THÚ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

-Học sinh được củng cố và mở rộng bài học qua tập tình và đời sống của thỏ và những loài thú khác

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, HS biết được cách ghi chép, tóm tắt nội dung đã xem trên băng hình.

- Học sinh phân tích được thông tin, khái quát kiến thức thông qua quan sát băng hình video.

- Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, quan sát các video và tìn hiểu các thông tin, học sinh trình bày bác báo cáo thảo luận.( sử dụng được ngôn ngữ sinh học, Viết được báo cáo sau thảo luận, hợp tác cùng nhau hoàn thành phần thảo luận)

- Học sinh giải thích được phức độ phức tạp của các tập tính đối với các đối tượng sinh vật ( động vật thuộc lớp thú) là khác nhau, ý nghĩa của sự đa dạng các tập tính của thú trong đời sống. Giải thích được cơ sở của việc ứng dụng các tập tính trong đời sống.

3. Thái độ :

Có thái độ nghiêm túc tỉ mỉ trong quá trình quan sát.

4. Năng lực

a. Các năng lực chung

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề:

- Năng lực tư duy sáng tạo:

- Năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực tìm kiếm thông tin trên internet

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Quan sát: Hình thành kĩ năng quan sát thông qua nghiên cứu vật mẫu.

- Phân loại sắp xếp theo nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên .

- Chuẩn bị máy chiếu, Băng hình về đời sống và tập tính của thú 2. Học sinh

- Nghiên cứu trước bài ở nhà

- Tìm hiểu về môi trường sống, thức ăn, cách chăm sóc con của một số loài thuộc lớp thú III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp, thuyết trình, quan sát...

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 1’

2. Kiểm tra bài cũ :

- Kết hợp kiểm tra trong giờ thực hành.

3. Bài mới :

(6)

1. Hoạt động khởi động: GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà : Tranh ảnh sưu tầm về các tập tính của thú (đại diện 2 nhóm lên bảng treo kết quả và trình bày trước lớp – Nhóm còn lại theo dõi, nhận xét bổ sung

- Yêu cầu HS xếp loại tập tính của động vật thành các nhóm khác nhau: Tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính tổng hợp.

GV vào bài: GV hỏi HS : Theo em , do đâu động vật có những tập tính phong phú và đa dạng như trên?

HS đứng tại chỗ trả lời.

GV đặt vấn đề: Lớp thú hiện nay có khoảng 4600 loài được chia thành 26 bộ. chúng phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất. Chúng có đời sống và tập tính rất phong phú và đa dạng.vậy để kiểm chứng lại điều đó chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay:

“THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA THÚ”

2. Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: NÊU YÊU CẦU CỦA BÀI THỰC HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA 1 TIẾT THỰC HÀNH (3P)

- Mục tiêu: HS biết được yêu cầu cần thực hiện trong tiết thực hành.

- Phương pháp: Thuyết trình

- Chuẩn bị: GV : Máy chiếu, máy tính , SGK, phiếu tự đánh giá.

HS: Phiếu học tập cá nhân và phiếu nhóm.

- Sản phẩm: + HS biết được cách tự đánh giá các nội dung trong phiếu học tập

+ HS biết được cách đánh giá phiếu tự đánh giá 1 tiết học thực hành.

+ HS nắm rõ được yêu cầu cần thực hiện của 1 tiết thực hành.

- Dự kiến cách đánh giá năng lực:

Mức 3: Nêu được đầy đủ như yêu cầu sản phẩm ở trên Mức 2: Nêu chưa được đầy đủ còn thiếu một hai ý.

Mức 1: Nêu được một hai ý

Hoạt động của GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Giáo viên nêu yêu cầu của một tiết thựchành YÊU CẦU:

1. Nghiêm túc quan sát n i dung videoộ

2. Trong qua trình quan sát cá nhân ghi chép đâ y đ các thông tin chính ph n ánh trongủ ả video vào phiê&u h c t p cá nhânọ ậ

3. Sau khi quan sát xong, các thành viên trong nhóm thô&ng nhâ&t kê&t qu hoàn thành vàoả b ng phiê&u h c t p chung c a nhóm mìnhả ọ ậ ủ

(7)

4. Giữ trật tự, vệ sinh lớp học

HOẠT ĐỘNG 2: XEM BĂNG HÌNH LẦN 1 VỀ ĐỜI SỐNG VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA THÚ(5P)

- M c tiêu: Hs biê&t đụ ược n i dung chínhộ có trong đo n video đã quan sátạ

- Phương pháp: Th c hành quan sát ự video.

- Chu n b : GV : Máy chiê&u, máy tính , ẩ ị SGK,

HS: SGK, v ghi, phiê&u h c t p, phiê&u t đánh ở ọ ậ ự giá.

- S n ph m: + HS nắ&m đả ẩ ược n i dung ộ chính c a đo n video đã quan sátủ ạ

- D kiê&n cách đánh giá nắng l c: D a trênự ự ự quan sát và câu tr l i c a h c sinh đ đánhả ờ ủ ọ ể giá nắng l c c a h c sinh:ự ủ ọ

M c 3: Nêu đứ ược đâ y đ n iủ ộ dung chính được ph n ánh qua videoả m t cách chính xác.ộ

M c 2: Nêu ch a đứ ư ược đâ y đủ còn thiê&u m t vài ý vê n i dung ph nộ ộ ả ánh qua video

M c 1: Nêu đứ ược m t ho c hai ýộ ặ được ph n ánh qua video.ả

-Giáo viên chiếu toàn bộ đoạn video lần 1 Gv đặt câu hỏi:

? Hãy xác định nội dung chính được phản ánh qua đoạn video?

- Gv kết thúc hoạt đông 1chuyển sang hoạt động 3

HOẠT ĐỘNG 3: XEM BĂNG HÌNH LẦN 2 VÀ THẢO LUẬN VỚI TỪNG NỘI DUNG CỤ THỂ

(23p)

Học sinh quan sát, theo dõi nội dung video.

Nghiêm túc, giữ trật tự.

- Học sinh trả lời câu hỏi

Nôi dung được phản ánh: môi trường sống, sự di chuyển và một số tập tính của thú ( kiếm ăn, sinh sản…)

- + HS hoàn thi n đệ ược PHT cá

(8)

- M c tiêu: + Trong quá trình quan sátụ video, HS ghi l i đạ ược các t p tính c a thú vàoậ ủ phiê&u h c t p cá nhânọ ậ

+ Sau khi quán sát video các nhóm hoàn thi nệ được các t p tính c a thú vào b ng phiê&u c aậ ủ ả ủ nhóm.

- Phương pháp: Th c hành quan sát ự video, th o lu n nhóm, ả ậ

- Chu n b : GV : Máy chiê&u, máy tính , ẩ ị SGK,

HS: SGK, v ghi, phiê&u h c t p, phiê&u t đánh ở ọ ậ ự giá.

nhân và b ng PHT nhóm.ả

+ HS đánh giá được kê&t qu trong ả PHT

PHIẾU HỌC TẬP Tên động vật

quan sát được(1)

Môi trường sống (2)

Đặc điểm cấu tạo nổi bật (3)

Cách di chuyển (4)

Kiếm ăn Sinh sản

(7)

Tập tính khác Thức (8)

ăn (5)

Cách bắt mồi (6 1

2

Hoạt động 3. Luyện tập.

- Qua nội dung băng hình trên có nhận xét gì về đời sống và tập tính của thú?

- HS: Lớp thú có đời sống đa dạng và phong phú:

- Môi trường sống: Trong nước, trên cây, trong đất, bay lượn, trên không…..

- Di chuyển: Đi, chạy, leo trèo, bay lượn, bơi - Kiếm ăn: ăn thự vật,ăn động vật,ăn tạp - Sinh sản: Đẻ con, đẻ trứng.

- Một số tập tính khác: bảo vệ lãnh thổ,thứ bậc, vị tha, quen nhờn, học khôn….

Những tập tính nào thuộc vào loại tập tính bẩm sinh? Những tập tính nào thuộc loại tập tính học được?

TẬP TÍNH BẨM SINH:

sinh sản,

kiếm ăn,di chuyển,..

(9)

- TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC:

quen nhờn, học khôn, học theo, bảo vệ lãnh thổ, di cư….

Hoạt động 4,5 .Vận dụng, mở rộng tìm tòi. 2’

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Dựa vào sư hiểu biết về các tập tính của động vật, con người đã ứng dụng vào trong đời sống và sản xuất như thế nào?

Ứng dụng một số tập tính của thú:

+ Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo … làm xiếc + Dạy chó, chim ưng đi săn

+ Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng.

+ Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng.

+ Dạy chó giữ nhà, phát hiện ma tuý, tội phạm…

4. Nhận xét - đánh giá. 1’

Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm . Thu dọn vệ sinh

5. Hướng dẫn về nhà

- Hoàn thành bài viết thu hoạch.

V. Rút kinh nghiệm bài học:

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

Dơi phát ra âm thanh với tần số cao từ 30000 đến 70000 dao động/ giây, khi chạm vào các vật trên đường bay sẽ dội lại tai dơi khiến dơi có thể xác định vị trí của vật

+ Chân cao; trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng; diện tích tiếp xúc với đất của guốc hẹp do chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Sinh học 7: So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương.. - Lớp Cá sụn có số loài ít hơn lớp

Câu hỏi 2 trang 165 SGK Sinh học 7: Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất...

+ Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện

- Phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất: Phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến, chỉ có một số nơi như chân núi

Câu 5 trang 79 sbt Địa Lí 6: Hãy nối ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho hợp lí khi nói về phạm vi và đặc điểm của các đới thiên nhiên