• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 13.09.2020 Tiết:3,4,5,6,7 Ngày giảng: 15.09.2020

Lớp dạy: 7AB C

Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

� I – MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

*Kiến thức :

- Trình bày được khái niệm động vật nguyên sinh

- HS nhận biết được nơi sống của ĐVNS (hai đại diện điển hình trùng roi và trùng giày).

- HS nhận biết cách thu thập và gây nuôi trùng roi, trùng giày.

- Quan sát nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.

- Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh

- HS mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài động vật nguyên sinh điển hình như trùng roi

- Dựa vào cấu tạo học sinh nêu được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.

- Thấy được bước chuyển quan trọng từ đơn vị đơn bào đến đơn vị đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi.

- HS: Mô tả hình dạng cấu tạo và hoạt động của trùng biến hình, trùng giày.

- Phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày.

- HS hiểu được trong số các loại động vật nguyên sinh, có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm, trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, sinh sản dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sống ký sinh.

- HS chỉ rõ những tác hại của 2 trùng này gây ra và cách phòng chóng bệnh sốt rét.

- Qua các loại động vật nguyên sinh đã học, HS trình bày được tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của động vật nguyên sinh.

- Nêu được đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh: cấu tạo cơ thể và cách di chuyển...

- HS nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên.

* Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng sử dụng và quan sát dưới kính hiển vi một số đại diện của động vật nguyên sinh.

- Biết cách làm tiêu bản sống

- Rèn thao tác nhuộm mẫu và vẽ hình.

- Kỹ năng thu nhận thông tin và quan sát tranh, mô hình.

- Kỹ năng so sánh phân tích thông tin.

- Rèn kỹ năng tổng hợp thông tin và kỹ năng hoạt động nhóm.

- Rèn kỹ năng thu nhận kiến thức qua kênh hình.

*Thái độ :

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn

- Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.

- Rèn thái độ làm việc nghiêm túc, tỉ mĩ, cẩn thận.

2. Các năng lực, phẩm chất định hướng hình thành và phát triển cho HS.

- Các năng lực

+ Năng lực tự chủ và tự học: qua việc ghi nhớ kiến thức bài cũ và nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trên internet về tác hại của của trùng kiết lị và trùng sốt rét trùng này gây ra và cách phòng chóng bệnh sốt rét.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm để hoàn thành các phiếu học tập, thảo luận nhóm hoàn thành các nội dung học tập. Báo cáo kết quả thảo luận.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích, giải thích về cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi. Về đa dạng, đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.

(2)

+ Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: trùng roi, trùng giày ... Trình bày bài báo cáo đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic.

+ Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: tìm hiểu khái niệm động vật nguyên sinh, nơi sống, cách thu thập và gây nuôi trùng roi, trùng giày. Hình dạng, cấu tạo và hoạt động của trùng roi, trùng biến hình và trùng giày, trùng kiết lị và trùng sốt rét. kết luận về vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên

+ Năng lực tin học: tìm kiếm thông tin trên mạng.

- Phẩm chất:

+ Yêu nước: Yêu thiên nhiên

+ Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. nhiệt tình tham gia hoàn thành phiếu học tập.

+ Trách nhiệm: Bảo vệ môi trường, Bảo vệ bản thân, gia đình tránh tác hại của động vật nghuyên sinh.

II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1-Chuẩn bị của g/v:

- Giáo án

- Máy tính, đèn chiếu - Hình vẽ ĐVNS.

- Mô hình, băng hình ĐVNS.

- Mô hình: trùng roi, trùng giày.

- Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính, lá kính, kim nhọn, ống hút, khăn lau.

Mẫu vật: + Váng nước xanh. Bình nuôi cấy rơm khô.

+ Váng nước cống rãnh. Bình nuôi cấy từ bèo Nhật Bản.

- Phiếu học tập, tranh phóng to H 4.1, H4.2, H4.3 SGK.

- Hình phóng to 5.1; 5.2; 5.3 trong SGK.

- Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh.

- Tranh phóng to H 6.1; 6.2; 6.4 SGK.

- Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật.

2- Chuẩn bị của h/s :

+ Váng nước xanh: lấy ở vũng nước mưa hay ao hồ (trùng roi, …)

+ Váng nước cống rãnh: Cống rãnh nhất là thoát ra từ chuồng gia súc hay nơi có chất hữu cơ đang thối rữa ( trùng giày, trùng chuông)

Hoặc + Bình nuôi cấy dùng rơm khô: Cắt rơm nhỏ dài 2-3cm cho vào ¼ bình thủy tinh. Đỗ ngập ¾ nước được lấy từ ao tù hay nước mưa.

+ Bình nuôi cấy bèo Nhật Bản: chọn cây béo có nhiều tảo xanh bám thân, cắt nhỏ và nuôi cấy giống như cấy rơm khô.

- Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài học

- HS kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 24 “Tìm hiểu về bệnh sốt rét” vào vở.

Phi u h c t pế ọ ậ STT Tên động vật

Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét

1 Cấu tạo 2 Dinh dưỡng 3 Phát triển

I II - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu :

– Tạo hứng thú học tập : Đưa HS vào bài học, gắn hoạt động dạy học và thực tiễn.

– Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức: Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học.

b. Nội dung :

Câu hỏi: Kể tên các động vật theo sắp xếp nhỏ dần về kích thước ? Gv ghi các ý của hs ra góc bảng

(3)

c. Kỹ thuật tổ chức:

Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “bóng chuyền”

Luật chơi:

- Lần lượt từng học sinh sẽ nêu các đáp án của câu hỏi ( hs trả lời đúng sẽ được chỉ định bạn tiếp theo trả lời) cho đến khi tìm dược hs trả lời sai.

- Hs trả lời sai sẽ phải chịu 1 hình phạt do gv đề xuất.

d. Sản phẩm:

Tên các động vật theo sắp xếp nhỏ dần về kích thước.

e. Đánh giá

Gv tổng kết nhận xét phần thi và vào bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động 1. Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh a. Mục tiêu:

- HS tìm và quan sát được trùng giày trong nước ngâm rơm, cỏ khô. Hình dạng của trùng roi và cách di chuyển.

- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.

- Củng cố kĩ năng sử dụng và quan sát dưới kính hiển vi b. Nội dung:

- Khái niệm: ĐVNS là những động vật có cấu tạo đơn giản nhất, cơ thể cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh. Chúng phân bố ở khắp mọi nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, kể cả trong cơ thể sinh vật khác. Chúng có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: vừa tiến vừa xoay, chân giả….

- Trùng giày :

+ Hình dạng: Hình khối giống chiếc giày + Di chuyển: Lông bơi, vừa tiến vừa xoay.

- Trùng roi:

+ Cơ thể trùng roi có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn ở đầu có roi, + Di chuyển: vừa tiến vừa xoay nhờ roi xoáy vào nước.

c. Kỹ thuật tổ chức : 1. Quan sát trùng giày

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV lưu ý hướng dẫn HS tỉ mỉ vì đây là bài thực hành đầu tiên.

- GV hướng dẫn các thao tác:

+ Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình)

+ Nhỏ lên lam kính, đậy la men và soi dưới kính hiển vi.

+ Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ.

+ Quan sát H 3.1 SGK để nhận biết trùng giày.

- GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm.

- GV yêu cầu lấy một mẫu khác, HS quan sát trùng giày di chuyển

- Di chuyển theo kiểu tiến thẳng hay xoay tiến?

- GV cho HS làm bài tập trang 15 SGK chọn câu trả lời đúng.

- GV thông báo kết quả đúng để HS tự sửa chữa, nếu cần.

- HS làm việc theo nhóm đã phân công.

- Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV.

- Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi  nhận biết trùng giày.

- HS vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày.

- HS quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển .

- HS dựa vào kết quả quan sát rồi hoàn thành bài tập.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(4)

2. Quan sát trùng roi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS quan sát H 3.2 và 3.3 SGK trang 15.

- GV yêu cầu HS làm với cách lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày.

- GV gọi đại diện một số nhóm lên tiến hành theo các thao tác như ở hoạt động 1.

- GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm.

- GV lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu.

- Nếu nhóm nào chưa tìm thấy trùng roi thì GV hỏi nguyên nhân và cả lớp góp ý.

- GV yêu cầu HS làm bài tập mục  SGK trang 16.

- GV thông báo đáp án đúng:

+ Đầu đi trước

+ Màu sắc của hạt diệp lục.

- HS tự quan sát hình trang 15 SGK để nhận biết trùng roi.

- Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát.

- Các nhóm nên lấy váng xanh ở nước ao hay rũ

nhẹ rễ bèo để có trùng roi.

- Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

d. Sản phẩm: Hình vẽ trùng giày, trùng roi, tiêu bản, hình ảnh trên kính hiển vi, hình dạng và cách di chuyển.

e. Đánh giá: đánh giá cách làm tiêu bản, sản phẩm trên kính hiển vi, bài vẽ Hoạt động 2. Trùng roi

a. Mục tiêu :

- HS mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của trùng roi. Dựa vào cấu tạo học sinh nêu được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.

- Giải thích được trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

b. Nội dung : 1. Trùng roi xanh:

- Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào, di chuyển nhờ roi bơi.

- Dinh dưỡng: vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng - Hô hấp: trao đổi khí qua màng cơ thể

- Không bào co bóp tập trung nước thừa và sản phẩm bài tiết thải ra ngoài.

- Sinh sản vô tính nhờ phân đôi cơ thể theo chiều dọc.

2. Tập đoàn trùng roi :

- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết với nhau tạo thành, bước đầu có sự phân hoá chức năng. Chúng gợi ra mối quan hệ giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

c. Kỹ thuật tổ chức : I. Trùng roi 1: Trùng roi xanh

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS:

+ Nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức bài trước.

+ Quan sát H 4.1 và 4.2 SGK.

+ Hoàn thành phiếu học tập.

- GV đi đến các nhóm theo dõi và giúp đỡ nhóm

- Cá nhân tự đọc thông tin ở mục I trang 17 và 18 SGK.

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành

(5)

yếu.

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng để chữa bài.

- GV chữa bài tập trong phiếu, yêu cầu:

- Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi xanh?

- GV yêu cầu HS quan sát phiếu chuẩn kiến thức.

- Sau khi theo dõi phiếu, GV nên kiểm tra số nhóm có câu trả lời đúng.

phiếu học tập:

- Yêu cầu nêu được:

+ Cấu tạo chi tiết trùng roi + Cách di chuyển nhờ roi + Các hình thức dinh dưỡng

+Kiểu sinh sản vô tính chiều dọc cơ thể.

- Đại diện các nhóm ghi kết quả trên bảng, các nhóm khác bổ sung.

- HS dự vào H 4.2 SGK và trả lời, lưu ý nhân phân chia trước rồi đến các phần khác.

- HS các nhóm nghe, nhận xét và bổ sung (nếu c ).

- 1 vài nhóm nhắc lại nội dung phiếu học tập.

2: Tập đoàn trùng roi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS:

+ Nghiên cứu SGK quan sát H 4.3 trang 18.

+ Hoàn thành bài tập mục  trang 19 SGK (điền từ vào chỗ trống).

- GV nêu câu hỏi:

- Tập đoàn Vônvôc dinh dưỡng như thế nào?

- Hình thức sinh sản của tập đoàn Vônvôc?

- GV lưu ý nếu HS không trả lời được thì GV giảng: Trong tập đoàn 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi, đến khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới.

- Tập đoàn Vônvôc cho ta suy nghĩ gì về mối liên quan giữa động vật đơn bào và động vật đa bào?

- Cá nhân tự thu nhận kiến thức.

- Trao đổi nhóm và hoàn thành bài tập:

- Yêu cầu lựa chọn: trùng roi, tế bào, đơn bào, đa bào.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.

- 1 vài HS đọc toàn bộ nội dung bài tập.

- HS lắng nghe GV giảng.

- Yêu cầu nêu được: Trong tập đoàn bắt đầu có sự phân chia chức năng cho 1 số tế bào.

- HS rút ra kết luận.

d. Sản phẩm:

Phi u h c t p: Tìm hi u trùng roi xanhế ọ ậ ể Bài

tập

Tên động vật

Đặc điểm Trùng roi xanh

1

Cấu tạo Di chuyển

- Là 1 tế bào (0,05 mm) hình thoi, có roi, điểm mắt, hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp.

- Roi xoáy vào nước  vừa tiến vừa xoay mình.

2

Dinh dưỡng - Tự dưỡng và dị dưỡng.

- Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào.

- Bài tiết: Nhờ không bào co bóp.

3 Sinh sản - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc.

Hoạt động 3. Trùng biến hình và trùng giày

a. Mục tiêu: Mô tả hình dạng cấu tạo và hoạt động của trùng biến hình, trùng giày.

Phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày b. Nội dung :

1. Trùng biến hình

(6)

- Cấu tạo: cơ thể đơn bào rất đơn giản

- Di chuyển: nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về 1 phía hình thành chân giả.

- Dinh dưỡng: nhờ không bào tiêu hóa, thải bã nhờ không bào co bóp.

- Hô hấp: trao đổi khí qua bề mặt cơ thể - Sinh sản: Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.

2. Trùng giày:

- Cấu tạo: Trùng giày là động vật đơn bào có cấu tạo rất đơn giản nhưng cấu tạo đã phân hóa thành nhiều bộ phận như: Nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng, hầu. Mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng sống nhất định.

- Di chuyển nhờ lông bơi.

- Dinh dưỡng nhờ không bào tiêu hóa - Hô hấp qua màng cơ thể

- Không bào co bóp tập trung nước thừa thải ra ngoài.

- Sinh sản:

+ Vô tính bằng phân đôi + Hữu tính bằng cách tiếp hợp c. Kỹ thuật tổ chức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát hoạt động của các nhóm để hướng dẫn, đặc biệt là nhóm học yếu.

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài.

- Yêu cầu các nhóm lên ghi câu trả lời vào phiếu trên bảng.

- GV ghi ý kiến bổ sung của các nhóm vào bảng.

- Dựa vào đâu để chọn những câu trả lời trên?

- GV tìm hiểu số nhóm có câu trả lời đúng và chưa đúng (nếu còn ý kiến chưa thống nhất, GV phân tích cho HS chọn lại).

- GV cho HS theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.

- Cá nhân tự đọc các thông tin  SGK trang 20, 21.

- Quan sát H 5.1; 5.2; 5.3 SGK trang 20; 21 ghi nhớ kiến thức.

- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.

Yêu cầu nêu được:

+ Cấu tạo: cơ thể đơn bào

+ Di chuyển: nhờ bộ phận của cơ thể; lông bơi, chân giả.

+ Dinh dưỡng: nhờ không bào co bóp.

+ Sinh sản: vô tính, hữu tính.

- Đại diện nhóm lên ghi câu trả lời, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

- HS theo dõi phiếu chuẩn, tự sửa chữa nếu cần.

- Yêu cầu HS hoàn thành:

- PHT 1

Cấu tạo Di chuyển Dinh dưỡng Hô hấp Sinh sản

- PHT 2: Sắp xếp theo thứ tự hợp lý các bước bắt mồi của trùng biến hình

2. Trùng giày:

- PHT 3:

Cấu tạo Di chuyển Dinh dưỡng Hô hấp Sinh sản

- Lưu ý giải thích một số vấn đề cho HS:

+ Không bào tiêu hoá ở trùng giày hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể ở cuối hầu.

+ Trùng giày: tế bào mới chỉ có sự phân hóa đơn giản, tạm gọi là rãnh miệng và hầu chứ không giống như ở cá, gà.

+ Sinh sản hữu tính ở trùng giày là hình thức tăng sức sống cho cơ thể và rất ít khi sinh sản hữu tính - Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

- Khi một chân giả tiếp cận mồi ( Tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ,…) - Hai chân giả kéo dài nuốt mồi sâu vào trong chất nguyên sinh.

- Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

2

(7)

- PHT 4: Nghiên cứu thông tin mục II, SGK trang 21 về cách dinh dưỡng của trùng giày. Hoàn thiện sơ đồ sau:

e. Sản phẩm - PHT 1:

Cấu tạo Di chuyển Dinh dưỡng Hô hấp Sinh sản

cơ thể đơn bào rất đơn giản

Nhờ chân giả Không bào tiêu hóa

Qua màng cơ thể Vô tính: phân đôi cơ thể

- PHT 2:

- PHT 3:

Cấu tạo Di chuyển Dinh dưỡng Hô hấp Sinh sản

Có sự phân hóa:

Nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng, hầu.

Nhờ lông bơi và chân giả

nhờ không bào tiêu hóa

Qua màng cơ thể Vô tính và hữu tính

- PHT 4:

e. Đánh giá: Đánh giá hiệu quả làm việc của các nhóm

Hoạt động 4. Trùng kiết lị và trùng sốt rét a. Mục tiêu:

- HS hiểu được trong số các loại động vật nguyên sinh, có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm, trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, sinh sản dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sống ký sinh.

- HS chỉ rõ những tác hại của 2 trùng này gây ra và cách phòng chóng bệnh sốt rét.

b. Nội dung:

1. Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Trùng kiết lị và trùng sốt rét thích nghi rất cao với lối sống ký sinh.

- Trùng kiết lị có chân giả ngắn, hình thành bào xác, chỉ ăn hồng cầu, kí sinh ở ruột người gây viêm lét dạ dày.

- Trùng sốt rét không có cơ quan di chuyển, sống trong máu người, thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anophen, huỷ hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm.

2. Bệnh sốt rét ở nước ta

- Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần dần được thanh toán.

Thức ăn Hầu

Thức ăn Miệng Hầu

Không bào tiêu hóa Di chuyển theo chiều kim

đồng hồ Chất dinh dưỡng thấm

vào chất nguyên sinh.

Chất bã thải ra ngoài qua lỗ thoát

- Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

- Khi một chân giả tiếp cận mồi ( Tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ,…) - Hai chân giả kéo dài nuốt mồi sâu vào trong chất nguyên sinh.

- Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

2

(8)

- Phòng bệnh: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi.

c. Kỹ thuật tổ chức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 6.1; 6.2; 6.3 SGK trang 23, 24. Hoàn thành phiếu học tập.

- GV nên quan sát lớp và hướng dẫn các nhóm học yếu.

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng.

- Yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào phiếu học tập.

- GV ghi ý kiến bổ sung lên bảng để các nhóm khác theo dõi.

- GV lưu ý: Nếu còn ý kiến chưa thống nhất thì GV phân tích để HS tiếp tục lựa chọn câu trả lời.

- GV cho HS quan sát phiếu mẫu kiến thức.

- Cá nhân tự đọc thông tin và thu thập kiến thức.

- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập.

- Yêu cầu nêu được:

+ Cấu tạo: cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển.

+ Dinh dưỡng: dùng chất dinh dưỡng của vật chủ.

+ Trong vòng đời; phát triển nhanh và phá huỷ cơ quan kí sinh.

- Đại diện các nhóm ghi ý kiến vào từng đặc điểm của phiếu học tập.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm theo dõi phiếu chuẩn kiến thức và tự sửa chữa.

- Một vài HS đọc nội dung phiếu.

Phi u h c t p: Trùng ki t l , trùng s t rétế ọ ậ ế ị ố STT Tên động vật

Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét

1 Cấu tạo - Có chân giả ngắn - Không có không bào.

- Không có cơ quan di chuyển.

- Không có các không bào.

2 Dinh dưỡng - Thực hiện qua màng tế bào.

- Nuốt hồng cầu.

- Thực hiện qua màng tế bào.

- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

3 Phát triển

- Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột.

- Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.

- GV lưu ý: trùng sốt rét không kết bào xác mà sống ở động vật trung gian.

- Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào?

- Nếu HS không trả lời được, GV nên giải thích.

- Thông qua PHT Em hãy rút ra nhận xét về cấu tạo, dinh dưỡng, vòng đời phát triển của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với đời sống kí sinh?

- Một vài HS chữa bài tập, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV quan sát hình 6.4 SGK.

- Tại sao người bị sốt rét da tái xanh?

- Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu?

Liên hệ: Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta phải làm gì?

- GV đề phòng HS hỏi: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập?

- HS dựa vào kiến thức ở bảng 1 trả lời. Yêu cầu:

+ Do hồng cầu bị phá huỷ.

+ Thành ruột bị tổn thương.

- Giữ vệ sinh ăn uống.

2: Bệnh sốt rét ở nước ta

(9)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với thông

tin thu thập được, trả lời câu hỏi:

- Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện này như thế nào?

- Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng đồng?

- GV hỏi: Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét?

- GV thông báo chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét:

+ Tuyên truyền ngủ có màn.

+ Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí.

+ Phát thuốc chữa cho người bệnh.

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

- Cá nhân đọc thông tin SGK và thông tin mục “ Em có biết” trang 24, trao đổi nhóm và hoàn thành câu trả lời. Yêu cầu:

+ Bệnh đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở một số vùng miền núi.

+ Diệt muỗi và vệ sinh môi trường.

- HS lắng nghe.

d. Sản phẩm:

1. Trùng ki t l và trùng s t rétế ị ố Đại diện

Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét

Cấu tạo - Chân giả ngắn

- Không có không bào tiêu hóa

- cơ quan di chuyển tiêu giảm - Không có không bào tiêu hóa Dinh dưỡng - Thực hiện qua màng TB

- Nuốt hồng cầu

- Thực hiện qua màng TB - Lấy dinh dưỡng từ hồng cầu

Phát triển

- Trong môi trường kết bào xác theo thức ăn , nước ống vào ruột người, chui ra khỏi bào xác, bám vào thành ruột, nuốt hồng cầu => gây bệnh viêm loét dạ dày

- Trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản, phá huỷ hồng cầu => gây bệnh sốt rét.

- Nhận xét về cấu tạo, dinh dưỡng, vòng đời phát triển của trùng kiết lị và trùng sốt rét + Cấu tạo: Cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển

+ Dinh dưỡng: Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ.

+ Trong vòng đời: Phát triển nhanh và phân huỷ cơ quan kí sinh.

- Ý nghĩa của khả năng kết bào xác: Khả năng sống sót cao, số lượng nhiều, nguy cơ lây bệnh cho người cao.

+ Bệnh kiết lị đi ngoài ra máu là do: Thành ruột bị tổn thương.

- Cách phòng tránh: Giữ vệ sinh ăn uống ….

- Người bị sốt rét da lại tái xanh: do hồng cầu bị phá hủy.

- Người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập vì cùng 1 lúc hàng tỉ hồng cầu bị phá hủy cơ thể không thể phản ứng kịp.

2.Bệnh sốt rét ở nước ta

- Bệnh đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở một số vùng miền núi.

- Diệt muỗi và vệ sinh môi trường.

e. Đánh giá: Đánh giá hoạt động của các nhóm

Hoạt động 5: Đặc điểm chung – vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh a. Mục tiêu:

- Qua các loại động vật nguyên sinh đã học, HS trình bày được tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của động vật nguyên sinh.

- Nêu được đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh: cấu tạo cơ thể và cách di chuyển...

(10)

- HS nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên.

b. Nội dung:

- Động vật nguyên sinh có đặc điểm:

+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.

+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Sinh sản vô tính và hữu tính.

- Vai trò của động vật nguyến sinh

Vai trò Tên đại diện

Lợi ích

- Trong tự nhiên:

+ Làm sạch môi trường nước.

+ Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển.

- Đối với con người:

+ Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu.

+ Nguyên liệu chế giấy giáp.

- Trùng biến hình, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi.

- Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp.

- Trùng lỗ

- Trùng phóng xạ.

Tác hại

- Gây bệnh cho động vật

- Gây bệnh cho người - Trùng cầu, trùng bào tử

- Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét.

e. Kỹ thuật tổ chức 1. Đặc điểm chung

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS quan sát hình một số trùng đã học, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 1.

- GV kẻ sẵn bảng một số trùng đã học để HS chữa bài.

- GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng.

-:GV ghi phần bổ sung của các nhóm vào bên cạnh.

- GV cho HS quan sát bảng 1 kiến thức chuẩn.

- Cá nhân tự nhớ lại kiến thức bài trước và quan sát hình vẽ.

- Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến.

- Hoàn thành nội dung bảng 1.

- Đại diện nhóm trình bày bằng cách ghi kết quả vào bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS tự sửa chữa nếu chưa đúng.

Bảng 1: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh TT Đại diện

Kích thước Cấu tạo từ

Thức ăn Bộ phận di chuyển

Hình thức sinh sản Hiển

vi Lớn 1 tế

bào Nhiều tế bào 1

Trùng roi

2 Trùng biến hình

3 Trùng giày 4 Trùng kiết lị 5 Trùng sốt rét

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm và trả lời 3 câu hỏi:

- Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì ?

- HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được:

+ Sống tự do: có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn.

(11)

- Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm gì?

- Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì chung?

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

- Cho 1 HS nhắc lại kiến thức.

+ Sống kí sinh: một số bộ phân tiêu giảm.

+ Đặc điểm cấu tạo, kích thước, sinh sản...

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2. vai trò thực tiển của ĐVNS

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 7.1; 7.2 SGK trang 27 và hoàn thành bảng 2.

- GV kẻ sẵn bảng 2 để chữa bài.

- GV yêu cầu HS chữa bài.

- GV lưu ý: Những ý kiến của nhóm ghi đầy đủ vào bảng, sau đó là ý kiến bổ sung.

- GV nên khuyến khích các nhóm kể thêm đại diện khác SGK.

- GV thông báo thêm một vài loài khác gây bệnh ở người và động vật.

- Cuối cùng GV cho HS quan sát bảng kiến thức chuẩn.

- Cá nhân đọc thông tin trong SGK trang 26; 27 và ghi nhớ kiến thức.

- Trao đổi nhóm thống nhất câu ý kiến và hoàn thành bảng 2.

- Yêu cầu nêu được:

+ Nêu lợi ích từng mặt của động vật nguyên sinh đối với tự nhiên và đời sống con người.

+ Chỉ rõ tác hại đối với động vật và người.

+ Nêu được đại diện.

- Đại diện nhóm lên ghi đáp án vào bảng 2. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe GV giảng.

- HS tự sửa chữa bài của mình nếu sai.

e. Sản phẩm:

1.Đặc điểm chung

B ng1: ả Đặc đi m chung c a đ ng v t nguyên sinhể ủ ộ ậ TT Đại diện Kích thước Cấu tạo từ

Thức ăn Bộ phận di

chuyển Hình thức sinh Hvi Lớn 1TB NhTB sản

1 Trùng roi + + Vụn hữu cơ Roi Vô tính theo

chiều dọc

2 Trùng biến

hình + + Vi khuẩn Vụn

hữu cơ

Chn giả Vô tính

3 Trùng giày + + Vi khuẩn Vụn

hữu cơ

Lông bơi Vô tính , hữu tính

4 Trùng kiết lị + + Hồng cầu Chân giả Phân nhiều

5 Trùng sốt rét + + Hồng cầu Không có Phân nhiều

- Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm: Có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn.

- Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:

+ Cơ thể có kích thước hiển vi.

+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.

+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.

2. Vai trò thực tiễn

B ng 2: Vai trò c a đ ng v t nguyên sinhả ủ ộ ậ Vai trò Đại diện

Lợi ích

- Trong tự nhiên :

+ Làm sạch môi trường nước + Làm thức ăn cho động vật nước giáp xác nhỏ cá biển.

+ Nguyên liện chế giấy, phấn

-Trùng biến hình, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi.

-Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp -Trùng phóng xạ

Tác hại - Gây bệnh cho động vật. - Trùng cầu, trùng bào tử

(12)

- Gây bệnh cho người - Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

a. Mục đích : Giúp HS nắm chắc kiến thức và vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong đời sống thường ngày

b. Nội dung :

Câu hỏi trắc nghiệm c. Kỹ thuật tổ chức

- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ:

A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào Câu 2: Động vật nguyên sinh có vai trò thực tiễn.

A. Hoàn toàn có lợi cho người và động vật. B.Hoàn toàn có hại cho người và động vật C. Vừa có lợi vừa có hại cho người và động vật.

Câu 3: Động vật nguyên sinh sống ký sinh có đặc điểm.

A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh.

B. Cơ quan di chuyển tiêu giảm, dinh dưỡng kiểu tự dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ chậm.

C. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng, sinh sản với tốc độ rất nhanh.

Câu 4: Hãy chọn phương án trả lời để khẳng dịnh phát biểu sau đây là đúng.

A. Động vật nguyên sinh sống tự do hay ký sinh đều có đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể là một tế bào nhưng về chức năng là một cơ thể sống.

B. Động vật nguyên sinh sống tự do hay ký sinh đều có đặc điểm chung về cấu tạo là một hoặc hai tế bào nhưng về chức năng là một cơ thể độc lập.

câu 5: Trùng giày di chuyển được là nhờ:

A. Nhờ có roi. B. Có vây bơi. C. Lông bơi phủ khắp cơ thể.

Câu 6: Cấu tạo tế bào cơ thể trùng roi có?

A. 1 nhân B. 2 nhân C.3 nhân

Câu 7: Cách sinh sản của trùng roi:

A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể. B.Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. C.Tiếp hợp Câu 8: Tập đoàn trùng roi là?

A. Nhiều tế bào liên kết lại. B. Một cơ thể thống nhất C. Một tế bào.

Câu 9: Môi trường sống của trùng roi xanh là:

A. Ao hồ B. Biển C. Đầm ruộng. D. Cơ thể sống.

Câu 10: Sự trao đổi khí của trùng roi với môi trường qua bộ phận:

A. Màng cơ thể B. Nhân. C. Điểm mắt. D.Hạt dự trữ.

Câu 11: Trùng roi di chuyển bằng cách?

A. Xoáy roi vào nước B. Sâu đo C. Uốn lượn

Câu 12: Động vật nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người và động vật là:

A. Trùng roi B.Trùng kiết lị C.Trùng giày D. Tất cả đều đúng Câu 13: Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là:

A. Trùng roi B. Tập đoàn vôn vốc C. Trùng biến hình.

Câu 14: Nơi kí sinh của trùng sốt rét là:

A. Phổi người. B. Ruột động vật. C. Máu người D. Khắp mọi nơi trong cơ thể.

Câu 15: Nơi kí sinh của trùng kiết lị là:

A. Bạch cầu B. Ruột người C. Hồng cầu D. Máu Câu 16: Hình thức sinh sản của trùng biến hình là:

A. Phân đôi theo chiều ngang. B. Phân đôi theo chiều dọc. C.Tiếp hợp.

Câu 17: Thức ăn của trùng giày là:

A. Vi khuẩn, vụn chất hữu cơ B. Tảo C. Cá Câu 18: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ?

A. Có di chuyển tích cực. B. Hình thành bào xác. C. Có chân giả Câu 19: Biểu hiện nào cho biết triệu chứng bệnh sốt rét?

A. Đau bụng. B. Nhức đầu.

(13)

C. Sốt liên miên hoặc từng cơn. Mặt đỏ ra nhiều mồ hôi đau toàn bộ cơ thể.

Câu 20: Trùng sốt rét có lối sống:

A. Bắt mồi. B. Tự dưỡng. C. Kí sinh. D. Tự dưỡng và bắt mồi.

d. Sản phẩm (Đáp án)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp

án A C C B C A A B A A A B A C C A A C A C

e. Đánh giá: GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG và TÌM TÒI MỞ RỘNG.

a. Mục tiêu :

- Từ những kiến thức về cấu tạo cơ thể, lối sống, vai trò của ĐVNS đối với con người và động vật học sinh tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế từ đó hình thành ý thức bảo vệ ĐVNS có lợi.

b. Nội dung:

Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau để thấy sự khác nhau giữa trùng giày và trùng roi.

Trùng giày Trùng roi

Hình dạng cơ thể Cơ quan di chuyển Cách di chuyển Cách dinh dưỡng

Bài tập 2: Khi nước bị cạn hoặc nhiệt độ môi trường thay đổi, trùng roi và một số động vật nguyên sinh khác có hiện tượng kết bào xác. Em hãy tìm hiểu xem hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào đối với sự tồn tại của trùng roi?

Bài tập 3: Mô t các b c c a quá trình sinh s n trùng roi b ng cách ghép các b c trên hình 4.2 v i cácả ướ ủ ả ở ằ ướ ớ thông tin sau:

Diễn biến Các thông tin

Bước 1: …… a. nhân phân đôi, roi phân đôi.

Bước 2: ………… b. màng tế bào bắt đầu tách đôi.

Bước 3: …….... c. tế bào tiếp tục tách đôi.

Bước 4: ………. d.tế bào tích lũy cho các chất để chuẩn bị cho quá trình phân đôi.

Bước 5: ……… e. chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi( điểm mắt, không bào co bóp, hạt diệp lục)

Bước 6: ………. g. hai tế bào con được hình thành.

Bài tập 4: Tên gọi trùng biến hình xuất phát đặc điểm nào của chúng?

Bài tập 5: Nhiều người cho rằng, ăn uống hợp vệ sinh có thể ngăn ngừa được tất cả các loại bệnh, kể cả bệnh sốt rét. Em nhận xét gì về ý kiến này? Em hãy nêu một số biện pháp để phòng tránh bệnh sốt rét?

Bài tập 6: Trong ruột mối có rất nhiều trùng roi sống cộng sinh. Các con trùng roi này có gây hại cho mối như cách mà trùng kiết lị và trùng sốt rét đã gây hại đối với vật chủ của chúng hay không? Vì sao?

Bài tập 7: Em hãy trình bày cơ chế trao đổi khí, bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu ở động vật nguyên sinh?

c. Kỹ thuật tổ chức

- GV yêu cầu các nhóm HS làm bài, hoàn thành phiếu học tập.

d. Sản phẩm học tập:

Bài tập 1:

Trùng giày Trùng roi

Hình dạng cơ thể Cơ quan di chuyển Cách di chuyển Cách dinh dưỡng

Bài tập 2: Khi gặp điều kiện bất lợi, trùng roi kết bào xác: thoát bớt nước mỡ thừa, cơ thể thu nhỏ lại hình thành vỏ bọc ngoài. Giúp trùng roi tồn tại và tránh được điều kiện bất lợi.

Bài tập 3:

(14)

Diễn biến Các thông tin Bước 1: …… a. nhân phân đôi, roi phân đôi.

Bước 2: ………… b. màng tế bào bắt đầu tách đôi.

Bước 3: …….... c. tế bào tiếp tục tách đôi.

Bước 4: ………. d.tế bào tích lũy cho các chất để chuẩn bị cho quá trình phân đôi.

Bước 5: ……… e. chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi( điểm mắt, không bào co bóp, hạt diệp lục)

Bước 6: ………. g. hai tế bào con được hình thành.

Bài tập 4: Tên gọi trùng biến hình xuất phát từ đặc điểm cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

Bài tập 5: Nhận định này là sai, vì trùng sốt rét không lây qua đường ăn uống, mà trùng sốt rét kí sinh trong nước bọt của muỗi Anophen. Do vậy, để phòng tránh ta phải đậy nắp các chum, thau đựng nước, phát quang bụi rậm, không để nước từ đọng ở cống rãnh xung quanh nhà, vì nới đó là môi trường để muỗi sinh sản. Ngoài ra cũng luôn giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

e. Đánh giá: GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm.

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài mới: chủ đề: ngành ruột khoang. Tìm hiểu về:

+ Đặc điểm cấu tạo ngoài cấu tạo trong và các hình thức sinh sản của thủy tức.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra. Bệnh sốt rét đã có thuốc chữa và

Tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans được xác định là một trong những loài gây hại chính cho vùng rễ cây cam trồng ở Cao Phong với số lượng cá thể nhiều

Nêu sự giống nhau và khác nhau trong chu trình sinh sản của ruồi và gián.. Chỉ vào từng sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ruồi

a.Mục tiêu: HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.. - HS nhận biết được nơi

Chủng SH1 được phân lập từ tuyến trùng EPN H. Áp dụng phương pháp tiêm trực tiếp vào xoang máu sâu là phương pháp thường được áp dụng để xác định hiệu

Dòi (ấu trùng) Nhộng Ruồi Chỉ vào từng sơ đồ và nói về sự sinh sản của ruồi và gián.. Nêu sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của

Tế bào gốc ở người trưởng thành hiện diện ở nhiều cơ quan như tủy xương, máu ngoại vi, não bộ, gan, tụy, da, cơ…Tuy nhiên việc lấy tế bào gốc để có thể

Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng bệnh ngủ là các loài nguyên sinh vật sống kí sinh gây bệnh.. Không có khả năng sinh sản