• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

Ngày soạn: 15/3/2018

Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2018

*Buổi sáng:

Đạo đức

EM YÊU HOÀ BÌNH (TIẾT 1 )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết:

Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.

2. Kĩ năng: HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Thái độ: HS biết yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình;

ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

* QTE: trẻ em có quyền được sống trong hòa bình.

*KNS: kĩ năng xác định giá trị ( yêu TQVN). Kĩ năng tìm kiếm thông tin về đất nước và con người VN. Kĩ năng hợp tác nhóm. Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người VN.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân nơi có chiến tranh.

- Tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.

- Thẻ màu cho hoạt động 2 tiết 1.

III. C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H CẠ

Giáo Viên Học Sinh

A.Kiểm tra bài cũ:2-3'

- Đọc thơ hoặc hát một bài hát ca ngợi đất nước Việt Nam?

- Em sẽ làm gì thể hiện tình yêu quê hương?

- Lớp và GV nhận xét đánh giá.

B. Dạy bài mới: 30' 1. Giới thiệu bài: 2p

HS hát bài Trái đất này của chúng em, nhạc : Trương Quang Lục, lời thơ Định Hải.

- GV: + Bài hát nói lên điều gì?

+ Để trái đất mãi mãi tươi đẹp chúng ta cần làm gì?

- GV vào bài.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 37, SGK). 10p

* Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.

* Cách tiến hành:

*QTE:- GV cho HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và thảo luận câu hỏi: Em thấy gì trong các tranh ảnh đó?

GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,...Vì vậy chúng ta

- HS trả lời

- HS đọc thông tin trong SGK T37,38 và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

(2)

phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK) 10p

* Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.

* Cách tiến hành:

*KNS:Bước 4: GV kết luận và đưa ra đáp án đúng Các ý kiến a, d (đúng), các ý kiến b, c (sai) - trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.

Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK. 10p

* Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

* Cách tiến hành:

Bước 5: GV kết luận khen HS đã xác định đúng những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình.

Hoạt động 4: Làm bài tập 3, SGK

* Mục tiêu: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình.

* Cách tiến hành:

Bước 3: GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.

- 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.

3. Hoạt động nối tiếp: 2' - Nhận xét giờ học.

- Dặn về học bài; sưu tầm tranh ảnh, các bài báo,... về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện, ... chủ đề Em yêu hoà bình - vẽ tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.

Bước 1: 1 HS đọc từng ý kiến trong bài tập 1.

Bước 2: Sau mỗi ý kiến HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.

Bước 3: Một số HS giải thích lí do.

Bước 1: HS nêu yêu cầu bài tập 2 Bước 2: HS làm việc cá nhân.

Bước 3: HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh

Bước 4: Một số HS trình bày trước lớp; các em khác nhận xét và bổ sung.

Bước 1: HS thảo luận nhóm bài tập 3

Bước 2: Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

--- Tập Đọc

TIẾT 51: NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng, nhẹ nhàng, trang trọng, tha thiết.

2.Kiến thức: Hiểu được các từ ngữ, câu , đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện. Và ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

3.Thái độ: HS biết tôn trọng và giữ gìn truyền thống tôn sư trọng đạo.

*QTE: quyền được giáo dục về cá giá trị uống nước nhớ nguồn.Bổn phận biết ơn,lễ phép kính trọng các thầy cô giáo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV:tranh minh họa bài đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

Giáo viên Học sinh

1 Kiểm tra bài cũ.2-3'

- 2, 3 HS đọc thuộc bài thơ: Cửa sông trả lời các câu

hỏi về bài đọc. - HS đọc kết hợp trả lời nội

dung câu hỏi..

(3)

2. Bài mới. 30' a) Giới thiệu bài:2'

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học b) Hướng dẫn HS luyện đọc . 10p - Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.

- Mời 3 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.

+ Đoạn 2: Tiếp đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

+ đoạn 3: Còn lại.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi cha đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp .

-Yêu cầu HS đọc nối tiếp L3 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Lời thầy giáo Chu văn An ôn tồn thân mật, nói với cụ đồ già thì kính cẩn.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài. 12p

- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.

- Mời đại diện HS trả lời.

- Để trả lời đúng câu 3, GV có thể giúp các em hiểu nghĩa các thành ngữ Tiên học lễ, hậu học văn. Tôn sư trọng đạo.

- Y/c HS tìm thêm một số thành ngữ, tục ngữ khác...

Gv giảng : truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao . Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.

- Mời 1 số em nêu nội dung chính của bài.

-.GV tóm ý chính ghi bảng.

d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. 10p - GV tổ chức hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm một đoạn.

( Từ sáng sớm...mà thầy mang ơn rất nặng) - GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.

3. Củng cố, dặn dò.2-3'

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.

-*QTE: Liên hệ giáo dục HS thể hiện tốt truyền thống tôn sư trọng đạo.

- Dặn HS về tìm đọc một số câu chuyện kể nói về tình thầy rò ...

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau:

- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.

-3 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- HS chú ý theo dõi.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc . - 2, 3 em nêu lại.

Toán

TIẾT 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
(4)

1. Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân và áp dụng vào giải các bài toán có liên quan trong thực tiễn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- HS tính: 4 năm 5 tháng + 12 năm 7 tháng.

14 giờ 15 phút – 5 giờ 45 phút.

2. Bài mới.30' a. Giới thiệu bài.2p

HĐ1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

a) VD 1: y/c HS đọc bài toán , phân tích bài toán.

- Muốn biết làm 3 sản phẩm mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và tính.

b) VD 2: Gv tổ chức hướng dẫn như VD 1.

- Y/c HS tự tính : 3 giờ 15 phút x 5 - đổi 75 phút = 1 giờ 15 phút.

Vậy 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút.

-Y/c HS rút ra kết luận về nhân số đo thời gian với một số.

- GV chốt lại và nhấn mạnh để HS nắm vững hơn.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: Tính. 8p

HS áp dụng thực hiện tính.

- Gv và HS nhận xét đánh giá .

- Củng cố lại cách nhân một số thập phân với một số.

Bài 2 : bài toán. 8p

Y/c HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài.

- Gv thu vở nx chữa bài.

3. Củng cố dặn dò.2-3'

- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện nhân số đo thời gian với một số .

-2 HS lên bảng tính.

- Củng cố lại cách cộng trừ số đo thời gian.

- Lấy 1 giờ 10 phút x 3.

- HS quan sát và nhận xét .

- Vài em nhắc lại cách thực hiện nhân số đo thời gian với một số.

- vài em phát biểu.

Đọc y/c BT

- HS làm việc cá nhân, sau đó đại diện làm bảng lớp.

- HS làm việc cá nhân

---

*Buổi chiều:

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Biết thực hành sử dụng các từ ngữ để đặt câu.

2. Kiến thức:Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.

(5)

3.Thái độ.Có ý thức trong việc sử dụng đúng các từ ngữ trong chủ điểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- HS có vở bài tập tiếng việt, từ điển.

- Gv : Một số bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- Y/c HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ .

- Chữa bài tập 2 của giờ trước.

2. Bài mới.30'

a). Giới thiệu bài. 2p

-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b) Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ Truyền thống. 10p

Chốt ý đúng.

Bài tập 2: dựa theo nghĩa của tiếng truyền xếp các từ trong ngoặc theo 3 nhóm. 10p

HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài rồi tìm hiểu nghĩa của từ sau đó sắp xếp theo y/c..

- GV hướng dẫn HS nắm nghĩa của một số từ để các em dễ dàng sắp xếp.

- Mời một số em phát biểu.

- GV chốt lại kết quả.

Bài tập 3: tìm những từ chỉ người và sự vật gợi nhớ tới ls truyền thống DT. 10p

HS đọc nội dung của đoạn văn bài tập 3.

- ? Bài tập y/c làm gì?

- GV giúp HS nắm đọc kĩ nội dung đoạn văn để tìm đúng từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.

- Tổ chức cho HS tự làm vào vở bài tập - GV chấm một số bài.

-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò.2-3'

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Y/c HS ôn bài ,xem lại các kiến thức đã học . - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 2 em nêu, lớp nhận xét.

- 1em chữa.

Hs phát biểu cá nhân.

Lớp nx

-HS trao đổi theo nhóm đôi.

- 2, 3 nhóm đại diện làm phiếu to rồi chữa bài.

- HS tự làm bài trong vở bài tập, rồi đổi vở kiểm tra lại - đại diện làm bài phiếu to và chữa bài.

---

Ngày soạn : 15/3/2018

Ngày giảng:Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2018

Toán

TIẾT 127:CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

(6)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia và áp dụng vào giải các bài toán có liên quan trong thực tiễn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

--- Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

2. Kiến thức: Củng cố biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

(7)

3.Thái độ. Có ý thức trong việc sử dụng đúng biện pháp thay thế từ ngữ trong khi viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- HS có vở bài tập tiếng việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- Y/c HS chữa bài 2, của giờ trước.

2. Bài mới.30' a). Giới thiệu bài.

-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b. Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1. nêu những từ để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương, việc dùng như vậy có t/d gì? 10p

- HS đọc kĩ y/c của bài , đọc thầm đoạn văn và đánh số thứ tự các câu rồi gạch dưới các từ chỉ Phù Đổng Thiên

Vương.

Mời 1 số em nêu tác dụng P việc dùng từ ngữ thay thế.

- GV chốt lại câu trả lời đúng .

Bài 2: Thay những từ được lặp lại trong đoạn văn bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa. 10p

-Hướng dẫn HS đọc lại cả đoạn văn và xác định ngững từ ngữ dùng lặp trong đoạn.

- Y/c các em hãy thay thế từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa, có thể giữ lại từ lặp đó. Thay song các em nhớ đọc lại đoạn văn xem có hợp lí không, có hay hơn đoạn văn cũ không?

- Mời một số em phát biểu phương án thay thế của mình.

- GV chốt lại kết quả.

Bài 3: Viết 1 đoạn văn… 10p Nx .

3. Củng cố, dặn dò.2-3'

- Mời HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Y/c HS ôn bài , ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm . - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 1 em làm bảng, lớp nhận xét.

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm

- HS làm vào vở bài tập - 2, 3 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

- Đại diện vài em chữa bài.

Hs làm cá nhân. Đọc bài.

Lớp nx

---

Chính tả ( nghe viết)

TIẾT 26:LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Rèn kĩ nghe- viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.

2. Kiến thức: Củng cố, ôn lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập.

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

HS có vở bài tập TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

Giáo viên Học sinh

(8)

1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- Y/c HS sửa và viết đúng các tên sau: sác – lơ đác – uyn, a- đam, pa- xtơ, nữ Oa, ấn độ...

2 Bài mới.30'

a) Giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.

b) Hướng dẫn HS nghe - viết. 15p - Y/c 1 em đọc bài viết .

- Bài chính tả nói lên điều gì?

- Y/c lớp đọc thầm lại bài và chú ý những từ dễ viết sai.

- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai .

- GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó và danh từ riêng .

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.

-Y/c HS gấp sách để GV đọc và HS viết.

- GV đọc cho HS soát lỗi.

- GV nx 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.

- GV nêu nhận xét chung.

- Mời HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

c )Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 2.Tìm tên riêng và cho biết tên đó được viết ntn ? 10p

- HS nêu y/c của bài.

- Y/c tự dùng bút chì gạch dưới các tên riêng trong bài.

- GV chốt lại lời giải đúng và y/c HS viết lại các danh từ riêng đó.

- Y/c đọc thầm lại bài và nêu nội dung bài.

- 3. củng cố dặn dò.2-3'

- Nhận xét tiết học,biểu dương những em HS tích cực tham gia hoạt động.

- Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí của nước ngoài.

- 2 em viết bảng, lớp nhận xét.

-

1 HS đọc bài viết ,HS dưới lớp theo

- 2 em nêu nội dung.

- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết tên riêng, tên địa lí nước ngoài.

- HS nghe viết bài vào vở.

- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)

-HS phát biểu.

- HS tự làm.

- HS suy nghẫm tìm và phát biểu.

- 2em nêu.

---

Ngày soạn : 15/3

Ngày giảng :Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2018

*Buổi sáng :

Tập đọc

TIẾT 52: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

II. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài .

2. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.

*QTE: HS tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc.

(9)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

Giáo viên Học sinh

1 Kiểm tra bài cũ.2-3'

- Y/c HS đọc bài nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét . 2. Bài mới. 30'

a) Giới thiệu bài: 1p nêu mục đích, yêu cầu của giờ học

- cho HS xem tranh SGK.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc .9p - Y/c 1 em học giỏi đọc bài.

- Mời từng tốp 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó.

- Lần 3 : 4 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc linh hoạt : Khi dồn dập, náo nức, khi khoan thai....

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.10p

- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.

- Mời đại diện HS trả lời.

- GV kết luận , nhận xét và tổng kết từng câu..

- Y/c HS nêu nội dung của bài.

- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.10p - GV mời 4 em đọc nối tiếp toàn bài .

- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng đoạn, kết hợp hướng dẫn HS diễn cảm đoạn 2.

- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .

3. Củng cố, dặn dò.2-3'

- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.

-*QTE: Liên hệ giáo dục: Y/c HS kể thêm một số lễ hội khác mà em biết.

- GV nx tiết học,tuyên dương những em học tốt.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.

- 1 em đọc, lớp theo dõi.

- 4 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn ), lớp nhận xét bạn đọc.

-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- HS chú ý theo dõi.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia .

- 2 em nêu.

--- Toán

TIẾT 128: LUYỆN TẬP

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức: Hệ thống và củng cố cách nhân, chia số đo thời gian.

(10)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện giá trị của biểu thức và vận dụng giảI toán trong thực tiễn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- HS nhắc lại cách thực hiện nhân, chia số đo thời gian.

- Nhận xét.

2. Bài mới.30'

1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài1. Tính: 5p

- GV Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS củng cố lại cách nhân chia số đo thời gian.

Bài 2. Tính: 7p

- Y/c HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nhận xét.

- GV và HS nhận xét , củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức.

- GV cần nhấn mạnh cách chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn ở kết quả ( nếu có).

Bài 3. Bài toán. 8p

Y/c HS đọc bài, phân tích và làm bài.

- Tổ chức cho thi giải nhanh giữa các nhóm.

- Gv đánh giá kết quả bài làm của các nhóm.

- Củng cố phát huy kĩ năng tính bằng cách nhanh.

Bài 4: >, < , = : 6p

Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài.

- Gv nx chữa bài cho HS.

3. Củng cố, dặn dò.3'

- Y/c HS nhắc lại một số kiến thức vừa học.

- Dặn HS về ôn bài . - Xem trước bài sau .

- 3 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.

- HS làm việc cá nhân.

- 2 HS lên bảng chữa bài.

- HS tự làm bài, 2 em làm bảng nhóm treo lên bảng chữa bài.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và làm.

- Đại diện 2 nhóm thi giải nhanh.

- HS làm vở, đại diện chữa bài và giải thích cách làm.

--- Kể chuyện

TIẾT 26:KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:

- HS biết kể bằng lời kể của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

+ Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.

(11)

2. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương hiếu học.

* QTE:Trẻ em có quyền được tham gia ( kể câu chuyện về truyền thống đoàn kết của dân tộc VN)

Quyền được giáo dục về các giá trị ( truyền thống yêu nước của dân tộc) . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV và HS : 1 số truyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- Y/c HS kể chuyện: Vì muôn dân.

2. Bài mới.30'

HĐ1: Giới thiệu bài. 2p

GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.10p - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.

- Mời 1 HS đọc đề bài, Gv gạch dưới những từ ngữ cần chú ý .

- Mời 4 HS đọc các gợi ý SGK.

- GV nhắc nhở các em kể những câu chuyện các em đã được nghe, được đọc ngoài chương trình học.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

HĐ3: hS thực hành kể chuyện , trao đổi nội dung ý nghĩa. 20p

a) Kể chuyện theo nhóm.

- Mời từng cặp HS kể cho nhau nghe.

Gv đến từng nhóm giúp đỡ cá em.

b) HS thi kể trước lớp.

- GV mời HS đại diện kể.

- GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên dương bạn kể hay nhất, chọn câu chuyện ý nghĩa...

3.Củngcố, dặn dò.2-3'

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương hiếu học, và truyền thống đoàn kết của dân tộc.

-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.

-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.

- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

-1HS đọc y/c.

- 4 HS đọc, lớp theo dõi.

- 1 vài em nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị.

- HS kể theo cặp ,trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.

.

---

*Buổi chiều:

HĐNG – VĂN HÓA GIAO THÔNG

Bài 7: KHI PHÁT HIỆN ĐƯỜNG RAY BỊ HỎNG, ĐOẠN ĐƯỜNG BỊ SẠT LỞ….

I. Mục tiêu:

-Học sinh biết được những đoạn đường ray bị hỏng hoặc sụt lún, tìm cách báo cho người đi đường biết.

- HS biết phát hiện kịp thời những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, tìm cách báo

(12)

cho người đi đường biết bằng nhiều cách.

- GD HS có ý thức trách nhiệm với an toàn giao thông.

II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu văn hoá giao thông III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: Khi gặp tai nạn xảy ra GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở 2. Hoạt động 1: Đọc truyện: Làm sao đây?

-GV đọc truyện: Làm sao đây?/28.

-GV nhận xét,KL: Khi các em đang đi trên đường, nếu phát hiện những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần báo ngay cho những người có trách nhiệm để giải quyết hoặc để lại những tín hiệu trước những chỗ nguy hiểm như:

giăng dây, cắm cọc hoặc đặt các cành cây để người đi đường biết.

3. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành Bài 1: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau

- Cả lớp và GV nhận xét.

-GV: Khi đi đường, nếu phát hiện những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần tìm cách xử lý để báo cho người đi đường nhận ra những chỗ nguy hiểm cần tránh và báo ngay cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lí, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Bài 2: Em hãy nêu những suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của các nhân vật trong hình dưới đây

-GV nhận xét.

-GV KL: Hành động của các bạn trong hình rất đáng khen, ở những đoạn đường nguy hiểm, có nhiều khúc cua, sạt lở, các bạn giăng dây và đặt biển báo nguy hiểm để người đi đường biết.

4. Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng:

Thảo luận tình huống

-GV phát phiếu tình huống sgk/30 cho các nhóm.

- 2HS TLCH: Khi gặp tai nạn trên đường, em cần phải làm gì? Tại sao?

-Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/29. Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ sgk/29

Bài 1:

-Các nhóm đọc tình huống sgk/29 - 30 kết hợp quan sát tranh minh hoạ, thảo luận về cách xử lý trong trường hợp phát hiện những đoạn đường sạt lở hoặc sụt lún

- Đại diện nhóm phát biểu

Bài 2:

- Các nhóm quan sát hình sgk/30, chú ý những hành động của từng nhân vật có trong hình, nhận xét và nêu suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của từng nhân vật.

- Đại diện nhóm báo cáo. Cả lớp nhận xét

-1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu.

(13)

-GV: Hà và Trang có thể đặt những vật dễ nhìn thấy như cành cây trước hố sâu đó để báo cho người đi đường biết để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, kịp thời báo cáo cho những người có trách nhiệm để có hướng xử lí.

- HS đọc ghi nhớ sgk/31 C.Củng cố ,dặn dò:

-Nhận xét tiết học

-Tuyên dương HS tích cực

Các nhóm thảo luận: Hà và Trang nên làm gì trong tình huống này.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

- Cả lớp bình bầu nhóm học tốt, HS học tốt. Tuyên dương.

-1 HS đọc lại ghi nhớ

-Chuẩn bị bài sau:Không ném đất đá lên tàu, xe,thuyền bè đang chạy.

--- Tập làm văn

TIẾT 51: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU..

1. Kiến thức: Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.

2. Kĩ năng: Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

* KNS: -Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên,hoạt bát đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp)

Kĩ năng hợp tác( hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Một số bảng nhóm.

- Một số vật dụng, đồ dùng để đóng kịch.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.3'

- Mời 1 HS đọc lại màn kịch Xin thái sư tha cho ! đã viết lại.

- Nhận xét.

2. Bài mới.30'

a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học.

b) Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài1.

- Mời cả lớp đọc đoạn trích trong truyện : Thái sư Trần Thủ Độ.

Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.

- Mời HS đọc nội dung của bài tập 2.

- Mời từng em đọc từng phần và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- Gv nhắc nhở HS: SGK đã cho gợi ý sẵn nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thại; đoạn đối thoại giữa Trần thủ độ và Phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời hội thoại( dựa vào 6 gợi ý )

- 2em đọc, lớp theo dõi.

- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.

- HS đọc thầm lại đoạn truyện.

- 3em đọc nội dung bài 2.

HS1: Đọc tên màn kịch, gợi ý nhân vật, cảnh trí.

HS2: Đọc gợi ý về lời đối thoại.

HS3: Đọc đoạn đối thoại.

(14)

để hoàn chỉnh màn kịch.

+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ độ , phu nhân và người quân hiệu.

- Mời HS nhắc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.

- Gv chia lớp thành nhóm 4 và y/c thực hiện,.

- Tổ chức cho các nhóm thi diễn đạt trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét , đánh giá những nhóm soạn kịch giỏi, viết lời hội thoại thú vị, hợp lí.

Bài 3:

Mời 2 em đọc đề bài.

- GV nhắc các nhóm :

+ Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.

* KNS:

Tổ chức cho các nhóm chọn vai để đọc hoặc diễn kịch.

- Lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hoặc diễn kịch hay.

3. Củng cố dặn dò.2-3'

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm viết lời hội thoại hay.Diễn kịch tốt.

- Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS thảo luận theo nhóm và viết tiếp lời hội thoại cho hoàn chỉnh, một số nhóm làm bảng phụ để chữa bài.

- Một số nhóm đại diện trình bày trước lớp.

Các bạn theo dõi và nhận xét .

- 2 HS đọc đề bài.

- HS chọn nhóm và phân vai để diễn.

- đại diện nhóm trình bày.

--- Khoa học

TIẾT 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Nêu và chỉ được đâu là nhị, nhuỵ,. Nói tên được các bộ phận chính của nhị, nhuỵ.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.

3. Thái độ:HS có ý thức ham tìm hiểu khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC + Hình trang 104,105 SGK.

+ HS và GV sưu tầm một số hoa thật.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H C .Ạ Ọ

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: 3p'

- Kể tên một số loài hoa mà em biết.

- Nhận xét.

2. Bài mới.30' 1. Giới thiệu bài. 2p

1. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. 7p

- GV yêu cầu HS quan sát H 1, 2 ( 104 ) chỉ vào hình và kể tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng.

- Gv giới thiệu cơ quan sinh sản của một số loại hoa khác và GT : hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.

- Một số HS nêu.

- HS làm việc cá nhân.

- Các nhóm thảo luận.

(15)

2 . Các bộ phận sinh sản của hoa: .8p

* Mục tiêu: HS phân biệt được nhuỵ và nhị; hoa đực và hoa cái.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp.

- GV y/c HS thực hiện theo y/c trang 104 SGK.

- Y/c HS chỉ vào nhị( nhị đực) và nhuỵ( nhị cái ) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3 ( hoặc một số hoa thật khác)

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gv chốt lại kết quả đúng.

3: Thực hành với vật thật: 8p

* Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ.

* Cách tiến hành:

* Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Y/c nhóm trưởng điều khiển nhóm làm nhiệm vụ sau:

+ Quan sát các bộ phận của bông hoa đã sưu tầm được và chỉ đâu là nhị( nhị đực) đâu là nhuỵ ( nhị cái) + phân loại các bông hoa xem hoa nào có cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ.

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em trình bày từng nhiệm vụ..

- Y/c HS kết luận theo mục bóng đèn SGK.

4: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.9p

* Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.

* Cách tiến hành.

Bước 1: Làm việc cá nhân.

_ y/ c HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú ứng với từng bộ phận của nhị và nhuỵ.

Bước 2: Làm vịc cả lớp.

- Mời 1 số em lên chỉ bản đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ.

3. Củng cố, dặn dò.2-3' - Nhận xét chung tiết học,

- Chuẩn bị bài sau Sự sinh sản của thực vật có hoa.

- HS làm việc theo cặp theo gợi ý của GV.

- Đại diện trình bày kết quả.

- Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.

- Nhóm trưởng điểu khiển theo y/

c của GV.

- Đại diện cầm hoa đã sưu tầm để giới thiệu từng bộ phận của hoa . - đại diện nhóm khác trình bày về nhị, nhuỵ

- HS làm việc cá nhân, và đại diện trả lời.

--- Ngày soạn : 15/3

Ngày giảng:Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2018

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại cách cộng, trừ nhân , chia số đo thời gian.

(16)

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ , nhân, chia số đo thời gian vận dụng giải được các bài toán.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.2-3' - Y/c HS lên bảng chữa bài 3.

2. Bài mới.30'

HĐ: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài1. Tính. 8p

HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số đo thời gian.

- Củng cố lại cách thực hiện và chuyển đổi.

Bài 2 :Tính. 8p

HS tự thực hiện giá trị của biểu thức, rồi thống nhất kết quả.

- GV và HS củng cố lại cách làm.

Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả đúng. 8p Y/c HS đọc kĩ bài rồi tìm cách giải để tìm kết quả.

- Y/c HS trao đổi và tìm cách làm.

- GV chốt lại kết quả đúng Bài 4: 8p

GV y/c HS đọc kĩ bảng thông báo thời gian rồi dựa vào đó để tính thời gian tàu đI từ ga Hà Nội đến các ga Hải phòng, Quán Triều, Đồng Đăng và Lào Cai.

- GV giúp HS nắm vững cách tính thời gian đI từ Hà Nội đến Lào Cai.

3. Củng cố, dặn dò.2-3'

- Y/c HS nhắc lại quy tắc cộng , trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.

- 1 HS làm bảng lớp nhận xét .

- HS tự làm bài rồi chữ bài.

- HS tự tính giá trị biểu thức, 4 em chữa bảng.

- HS tự giải sau đó trao đổi với bạn cách làm và kết quả.

- HS làm bài vào vở.

- Một HS lên bảng chữa bài.

- 2 HS nêu lại.

---

Tập làm văn

TIẾT 52:TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn văn cho hay hơn.

2. Kiến thức: Rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài, xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn..

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-GV : hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.

III. C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y -H C.Ạ

(17)

Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- Y/c HS đọc đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước đã viết lại ở giờ trước.

2. Bài mới.30' a).Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học

b) GV nhận xét kết quả bài làm của HS. 15p

* Nhận xét chung về kết quả bài viết.

+ Những ưu điểm chính:

- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài - Bố cục : ( đầy đủ, hợp lí ) , ý ( đủ, phong phú, mới lạ ) , cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng )

- Những thiếu sót hạn chế:

+ Một số bài bố cục chưa rõ ràng. Nội dung phần thân bài chưa phân đoạn rõ ràng

+ Diễn đạt còn lủng củng, câu ý viết còn sai, câu văn còn mang tính liệt kê chưa gợi tả, gợi cảm.

+ Một số bài chưa biết cách sử dụng dấu câu, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật( so sánh, nhân hoá )

c) Hướng dẫn HS chữa bài. 12p - GV trả bài cho từng HS

- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung .

+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để Hs chữa.

d) Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn. 5p

- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

3. Củng cố dặn dò.2-3'

-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt, chữa bài tốt.

-Y/c các em về nhà viết lại bài văn tả ngời để nhận đ- ợc điểm cao hơn và chuẩn bị bài

- 2 em nhắc lại.

- 1 em đọc mẩu chuyện.lớp theo dõi SGK.

- HS đọc thầm lại và suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- HS đại diện trả lời.

- Một số HS lên bảng chữa, dới lớp chữa vào vở.

- HS tự viết đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn.

Ngày soạn :15/3

Ngày giảng:Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2016

Toán

TIẾT 130:VẬN TỐC

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức: Bước đầu giúp HS có kháI niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.

2. Kĩ năng: Biết cách tính vận tốc của một chuyển động đều.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Gv chuẩn bị mô hình nh SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

(18)

Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- Y/c HS lên bảng chữa bài3.

- HS nhắc lại cách tính thể tích HHCN.

2. Bài mới.30'

Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

1. Giới thiệu khái niệm về vận tốc. 6p

- Bài toán 1 SGK, y/c HS phân tích rồi tìm kết quả của bài toán.

- Trung bình mỗi giờ ô tô đI được 42,5 km . Ta nối vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,4 km giờ , viết tắt là 42,5 km/giờ.

- Gv cần nhấn mạnh đơ vị của bài toán là:

km/giờ.

- Qua bài toán y/c HS nêu cách tính vận tốc.

- Gv giới thiệu quy tắc và công thức tính vận tốc.

Bài toán 2: 6p

Y/c HS đọc bài và tự làm bài.

- Hỏi về đơn vị đo vận tốc.

- GV và HS chữa bài, chốt lại cách giải đúng.

HĐ 3. Thực hành.

Bài 1: Bài toán: 8p

: Y/ C HS làm việc cá nhân, vận dụng trực tiếp công thức để tính.

-mời đại diện báo cáo kết quả Bài 2: Bài toán: 8p

Y/c HS đọc kĩ đề bài nêu hướng giải và tự làm bài.

- HS và GV nhận xét.

Bài 3: Bài toán: 8p

Đọc y/c của bài, tự làm bài rồi chữa bài.

- Muốn tính được đơn vị đo vận tốc là m/ giây thì ta phải đổi đơn vị đo thời gian ra gì?

- Gv chấm chữa bài cho HS.

3. Củng cố, dặn dò.2-3'

- Y/c HS nhắc lại quy tắc tính vận tốc . - GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài . Xem trước bài sau.

- HS làm bảng, lớp nhận xét - 2 em nhắc lại.

- HS tự làm bài, địa diện chữa bài.

- Vài HS nêu cách tính.

- HS áp dụng quy tắc và tự làm bài , 1 HS lên bảng chữa bài.

- HS làm việc cá nhân.

- Đại diện chữa bài.

- HS tự làm bài vào vở.

- HS đại diện tổ trình bày bài giải.

- HS tự làm bài vào vở.

- HS đại diện tổ trình bày bài giải.

- đổi 1 phút 20 giây = 80 giây.

---

Khoa học

TIẾT 52:SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh , sự hình thành hạt và quả.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.

(19)

3. Thái độ: HS có ý thức tự tìm hiểu khám phá.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

+Thông tin và hình trang 106,107 SGK.

+ HS và GV sưu tầm một số hoa thật.

- Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và thẻ từ ghi sẵn chú thích.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H C .Ạ

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ.2-3'

- Chỉ và nói tên từng bộ phận của nhị và nhuỵ.

2. Bài mới.30' a. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích y/c của giờ học.

HĐ1: Hoa thụ phấn nhờ côn trùng và gió. 10p Thực hành làm bài tập xử lí thông tin SGK.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp.

- GV y/c HS đọc thông tin trang 106 SGK và.

chỉ vào H1 để nói với nhau về : Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Bước 3: Làm việc cá nhân.

- Y/c HS thực hiện bài tập trang 106 SGK.

- Gv chốt lại kết quả đúng.1- a; 2 –b; 3 – b; 4 – a ; 5- b) HĐ3: Trò chơi ghép chữ vào hình. 8p

* Cách tiến hành:

* Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm.

- GV phát cho các nhóm và Y/c nhóm trưởng điều khiển nhóm làm nhiệm vụ thi đư gắn các chú thích vào hình cho phù hợp.

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số nhóm giới thiệu sơ đồ gắn chú thích của nhóm mình.

- GV và HS nhận xét và kết luận.

HĐ4: Thảo luận. 7p

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

_ y/ c các nhóm thảo lận câu hỏi SGK – 107..

Bước 2: Làm vịêc cả lớp.

- Mời 1 số em nhóm đại diện trình bày.

3. Củng cố, dặn dò.2-3' - Nhận xét chung tiết học,

- Dặn HS chuẩn bị bài sau :Cây con mọc lên từ hạt….

- Một số HS nêu.

- HS thảo luận theo cặp.

- Đại diện trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS tự làm bài và trình bầy kết quảảtước lớp.

- Nhóm trưởng điểu khiển theo y/c của GV.

- đại diện nhóm giới thiệu.

- HS làm việc theo nhóm theo nội dung SGk và các loại hoathật đã sưu tầm được.,

- đại diện trình bày kết quả.

--- Kĩ năng sống ( 20 phút)

Bài 13: BÀI 13: GIỚI THIỆU DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA QUÊ HƯƠNG

(20)

I. Mục tiêu:

- HS trình bày được ý nghĩa của các di tích lịch sử.

- Tìm hiểu và giới thiệu được những di tích lịch sử của quê hương, đất nước với mọi người.

- GD: Yêu quê hương đất nước, gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử của địa phương.

II. Chuẩn bị: Sách Thực hành Kĩ năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN III. Các hoạt động dạy- học

GV HS

1. Tổ chức - Hát

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài :

- Chủ đề: yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường lớp, yêu quê hương, đất nước

- Bài học: Giới thiệu những di tích lịch sử của quê hương, đất nước.

b. Nội dung

+ HĐ1: Chuẩn bị tâm thế

Câu chuyện: Đến thăm Đền Hùng

+ HĐ2: Trải nghiệm

+Bài tập 1: Thảo luận nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của BT - YC thảo luận nhóm 4.

- Trình bày ý kiến - GV chốt nội dung + Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT - Yc làm bài cá nhân

- Trình bày ý kiến GV chốt nội dung BT2 HĐ3: Bài học

- Yc HS quan sát SGK, đọc chú thích của từng phần.

1. Những điều em nên làm để tìm hiểu về các di tích.

- Đọc đầu bài – ghi vở.

- 1HS đọc câu chuyện.

- Lớp đọc thầm.

- HS đọc yêu cầu BT1 - HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét.

- HS đọc yêu cầu BT2 - HS làm bài

- Đại diện vài HS trả lời .

- Quan sát và đọc.

(21)

2. Những điều cần tránh.

GVKL: Nội dung bài học tr 54, 55.

HĐ4: Đánh giá, nhận xét

- GV hướng dẫn HS tô mầu vào phần 1: Em tự đánh giá.

- Gv thu bài ghi nhận xét.

- Vài HS nhắc lại.

- HS tô màu.

3. Củng cố- dặn dò:

- Nêu bài học

- Yêu quê hương đất nước, gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử của địa phương.

- Mang sách về yêu cầu phụ huynh ghi nhận xét ở cuối bài.

- 2 HS nhắc lại.

--- Sinh hoạt tuần 26 ( 20 phút)

I. MỤC TIÊU

- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 26.

- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 27.

II. LÊN LỚP

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Các tổ trưởng báo cáo.

2.Lớp trưởng sinh hoạt.

3.GV chủ nhiệm nhận xét 1. Lớp tự sinh hoạt:

- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp - GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.

2. GV nhận xét lớp:

- Về nề nếp: đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.

- Xếp hàng ra vào lớp có tiến bộ.

- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã biết kiểm tra và cho các bạn làm bài trên bảng lớp.

- Ngoan ngoãn lễ phép.

- Ôn luyện tốt

- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.

- Vệ sinh sân trường sạch

- Đồng diễn thể dục tương đối nghiêm túc 3.Kế hoạch tuần 27

- Tiếp tục duy trì những kết quả đã đạt được.

- Ôn tập giữa học kì II.

-TĐ dành nhiều hoa điểm mười tặng bà, mẹ, cô

- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.

- Lớp phó học tập nhận xét về học tập.

- Lớp phó văn thể nhận xét hoạt động Đội

- Lớp trưởng nhận xét chung.

- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu - Lớp nhận nhiệm vụ

- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.

(22)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong mạng điện có dòng chạm đất lớn, bắt buộc phải có nối đất nhân tạo trong mọi trường hợp không phụ thuộc vào điện trở nối đất tự nhiên. Vì vậy chạm đất 1 pha

*QTE (hoạt động 3): Quyền được tham gia vào các công việc trường lớp phù hợp với khả năng của mình... Các em trai và em gái bình đẳng trong các công việc trường lớp, phù

bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.. *Bác Hồ và những bài học

- Em xử sự như vậy vì học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc

=&gt;Việc làm của bạn Cường thể hiện lòng

Thái độ: Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án

- Giúp HS năm bắt vị trí giới hạn của lãnh thổ Việt nam từ đó hình thành và phát triển ki năng bảo vệ TNMT BĐ, tham gia một số hoạt động BVTNMTBĐ phù hợp

GV: Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia nào dân tộc nào để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác