• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11 Ngày soạn : 12/11/2020

Ngày giảng : Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2020 Buổi sáng

Toán

Tiết 51: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sử dụng các tính chất của phép cộng để tính theo cách thuận tiện.

So sánh các số thập phân. Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân.

2. Kĩ năng: thực hiện tính cộng với các số thập phân.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài.

II.CHUẨN BỊ

- Bảng phụ, SGK, vở bài làm.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Đặt tính rồi tính:

12,34 + 3,67 + 23,4 45,69 + 2,45 + 5,7 - GV nhận xét.

B. Dạy bài mới 1. GTB: 1'

2. Hướng dẫn luyện tập : 33’

Bài 1. SGK – trang 52. Tính

- Nx, chốt kết quả đúng:

15,32 27,05 + 41,69 + 9,38 8,44 11,23 65,45 47,66 - Củng cố cách cộng nhiều STP

Bài 2. SGK – trang 52. Tính bằng cách thuận tiện nhất

- Tiến trình tương tự bài 1

a) 14,68 b) 18,6 c) 10,7 d) 19 - Củng cố cách tính thuận nhất

Bài 3. SGK – trang 52. >, <, =

- Nx, chốt kết quả đúng:

- 2 HS lên bảng làm

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài - Nx bài làm của bạn

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 4 HS làm phiếu khổ to - Nx bài làm của bạn - HS đổi chéo vở kiểm tra - 1 HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm bảng lớp - Nx bài làm của bạn - HS đổi chéo vở kiểm tra

(2)

3,6 + 5,8 > 8,9 5,7 + 8,8 = 14,5 7,56 < 4,2 +3,4 0,5 > 0,08 + 0,4 - Củng cố so sánh hai STP

Bài 4. SGK – trang 52.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm số m vải dệt trong cả 3 ngày ta làm ntn?

- Nx, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Ngày thứ hai dệt được số vải là:

28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Ngày thứ ba dệt được số vải là:

30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Cả ba ngày dệt được số vải là:

28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m) Đáp số: 91,1m.

- Củng cố dạng toán TBC.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nx giờ học và giao BTVN.

- 1 HS đọc bài toán - HS tóm tắt

- HS nêu cách làm - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ - Nx bài làm của bạn.

--- Tập đọc

Tiết 21: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật và nội dung bài văn.

3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên.

*GDBVMT: HS có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

* GD QTE:

- Quyền được ông bà, cha mẹ quan tâm chăm sóc.

- Quyền được chia sẻ ý kiến.

- Bổn phận phải biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

II – CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Một số tranh, ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV kiểm tra đọc của HS

(3)

B. Dạy học bài mới: 32’

1. Giới thiệu bài (1’)

Sử dụng tranh minh hoạ và thông tin khác.

2. Luyện đọc (8’)

- Gọi 1 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia bài thành ba đoạn.

+ Đoạn 1: Câu dầu.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến không phải là vườn.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn. - HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.

- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. - HS luyện đọc đúng kết hợp giải nghĩa từ.

- Gọi HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi 1 HS đọc cả bài. - 1 HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS chú ý theo dõi.

3. Tìm hiểu bài (12’)

- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/102.

Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.

+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ?

Yêu cầu học sinh nêu ý 1.

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.

+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

- Khi hai bạn lên ban công không thấy chim đâu, Thu đã làm gì?

* QTE: Ông Thu đã làm gì? Qua đó em thấy trẻ em có quyền gì? Bổn phận phải làm gì ?

+ Em hiểu: “Đất lành chim đậu là như thế nào”?

- Yêu cầu học sinh nêu ý 2.

Qua bài em cảm nhận được điều gì ?

- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/102.

- Học sinh đọc đoạn 1.

- Ngắm nhìn cây cối

Từ: Ban công ...(HS đặt câu)

+ Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước.

+ Cây hoa ti-gôn: thò râu theo gió nguậy như vòi voi…

- Đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.

- Học sinh đọc

- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.

- Thu cầu viện ông

- Ông xoa đầu hai đứa và nói: ừ, đúng rồi . Qua đó cho thấy trẻ em có quyền được ông bà, cha mẹ quan tâm , chăm sóc. Bổn phận phải biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ

- Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn.

(HS đọc lại câu...)

- Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ.

-HS nêu.

- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa bài văn. - HS ghi ý chính vào vở.

4. Luyện đọc diễn cảm (10’)

(4)

- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc. - HS chú ý theo dõi.

- Cho cả lớp đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm.

- Tổ chức cho HS thi đọc. - HS xung phong thi đọc diễn cảm.

- GV và HS nhận xét. - Cả lớp cùng nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Qua bài con học tập ở ông cháu bé Thu điều gì?

* GDBVMT: Để thể hiện lòng yêu thiên nhiên con sẽ làm gì ?

- 1 HS nhắc lại nội dung bài.

- Khen ngợi những HS hoạt động tốt.

- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài nhiều lần.

- GV nhận xét tiết học.

____________________________________

Chính tả (Nghe – viết)

Tiết 11: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, đẹp một đoạn trong Luật Bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm l/n hoặc n/ ng.

3. Thái độ: Giáo dục HS nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.

* GD QTE: Nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên môi trường.

* GD BVMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT

* GDTNMTBĐ: Liên hệ môi trường địa phương, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HS về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển, hải đảo nói riêng

II.CHUẨN BỊ

- Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng cột dọc ở BT 2b để HS bốc thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng đó.

- Bút da, giấy khổ to để các nhóm thi tìm từ nhanh theo yêu cầu ở BT 3b.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 2’

- Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài viết của giờ trước.

B. Dạy bài mới:

1. GTB:1’

2. Hướng dẫn HS nghe viết: 20’

- GV đọc Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường.

- Nôi dung Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường nói gì?

*GDBVMT, TNBĐ, QTE: Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện luật BVMT?

* GV: Tất cả chúng ta ai cũng có quyền được sống trong môi trường thiên nhiên

- Giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.

- HS nối tiếp trả lời.

(5)

tươi đẹp. Vậy chúng ta phải có nghĩ vụ bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt phải biết giữ gìn gìn môi trường xung quanh chúng ta sáng, xanh, sạch, đẹp.

- GV đọc cho HS luyện viết các từ: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm.

- Nhắc HS chỉ xuống dòng ở tên điều khoản và khái niệm "Hoạt động môi trường" đặt trong ngoặc kép.

- GV đọc lại toàn bài

- Nhận xét chung về bài viết

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 8’

Bài 1a. VBT – trang 73. Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ chứa các tiếng đó.

- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi.

- Hướng dẫn: HS lần lượt bốc thăm, mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe; tìm và viết nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó.

- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

Bài 2a. VBT – trang 74. Tìm và viết lại các từ láy âm đầu n.

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- Tổ chức cho HS làm bài thi tiếp sức.

- Tổng kết cuộc thi.

- Nhận xét các từ đúng: na ná, nai nịt, nài nỉ, năn nỉ, nao nao, náo nức, não nùng, năng nổ, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nể nang, nôn nao, nỉ non, …

C. Củng cố , dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

- HS luyện viết vào nháp; 2 HS lên bảng.

- HS viết theo GV đọc.

- HS tự soát lỗi.

- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tham gia chơi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Tiếp nối nhau tìm từ.

__________________________________

Ngày soạn : 14/11/2019

Ngày giảng : Thứ ba, ngày 19 tháng 11 năm 2019 Buổi sáng

Toán

Tiết 52: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU

(6)

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.

2. Kĩ năng: Áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ: Có ý thức học tập môn toán.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ, SGK, vở bài làm.UDCNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Điền dấu <, >, =

12,45 + 23,41…25,09 + 11,21 38,56 + 24,44…42,78 + 20,22 - GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới: 33’

1. Giới thiệu bài: 1'

2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai STP: 12’

a. Ví dụ 1: Hình thành phép trừ - GV nêu bài toán như SGK

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Để tích được độ dài đoạn thẳng BC ta phải làm ntn?

- 4,29 - 1,84 là một phép trừ hai STP.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách thực hiện: 4,29m - 1,84m.

- GV nhận xét cách tính của HS.

- Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu ? - Việc đặt tính và thực hiện phép trừ 2 STP cũng tương tự như cách đặt tính và thực hiện phép cộng 2 STP. Các em hãy cùng đặt tính và thực hiện tính 4,29 - 1,84.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng

- Cách đặt tính cho kết quả ntn so với cách đổi đơn vị thành xăng-ti-mét?

- GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ:

492 - 184 và 4,92 - 1,84

- Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS lắng nghe - HS tóm tắt

- Ta lấy độ dài đoạn gấp khúc ABC trừ đi đoạn thẳng AB: 4,29 - 1,84

- HS trao đổi theo cặp - Đại diện nhóm trình bày:

4,29m = 429cm 1,84m = 184cm Độ dài đoạn thẳng BC là :

429 - 184 = 245 (cm) 245cm = 2,45m - 419 - 184 = 245

- HS làm ra nháp.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS nêu lại cách làm.

- Kết quả đều là 2,45m.

+ Giống nhau về cách đặt tính và tính.

+ Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy và một phép không có dấu phẩy.

- Trong phép tính trừ hai số thập phân,

(7)

trong phép tính trừ hai số thập phân?

b. Ví dụ 2

- GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính : 45,8 - 19,26

- Lưu ý HS cách đặt tính sao cho các chữ số ở từng hàng thẳng cột với nhau.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

3. Ghi nhớ : 3’

? Qua hai ví dụ, em nào có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai phân số thập phân.

- GV yêu HS đọc phần chú ý.

4. Luyện tập: 18’

Bài 1. SGK – trang 54. Tính: 5’

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng:

a) 42,7 b) 37,46 c) 31,554 - Củng cố cách trừ hai STP

Bài 2. SGK – trang 54. Đặt tính rồi tính: 6’

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng:

a) 41,7 b) 4,44 c) 61,15 Bài 3. SGK – trang 54: 7’

? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm số đường còn lại ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài giải

Số đường còn lại trong thùng là:

28.75 – 10,5 – 8 = 10,25 (kg) Đáp số: 10,25kg.

- Hỏi HS cách làm khác.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

dấu phẩy ở số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với nhau.

- HS làm nháp.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS nêu lại cách làm.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vàovở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu các giải.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

---

(8)

Luyện từ và câu

Tiết 21: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là đại từ xưng hô

2. Kĩ năng: Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn.

3. Thái độ: Sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ ghi lời giải bài tập 3 (phần Nhận xét). UDCNTT III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 3’

- Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kỳ của HS.

B. Dạy bài mới:

1. GTB:1’

2. Nhận xét: 12’

Bài 1. SGK trang 104. Trong số các từ xưng hô in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?

- Đoạn văn có những nhân vật nào?

- Các nhân vật làm gì?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

+ Những từ chỉ người nói: chúng tôi, chúng ta

+ Những từ chỉ người nghe: chị, các người + Những từ chỉ người hay chỉ vật được nhắc tới: chúng.

- KL: Những từ: chị, chúng tôi, ta, các người, chúng trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô

Bài 2. SGK trang 105. Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Hơ Bia, cơm và thóc gạo.

- Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.

- HS làm bài vào VBT.

- HS nối tiếp nhau phát biểu.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS đọc lại lời của cơm và chị Hơ Bia.

- Cách xưng hô của cơm rất lịch sự. Cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.

- 1 HS đọc yêu cầu.

(9)

người nói như thế nào?

Bài 3. SGK trang 105. Tìm những từ ngữ em vẫn dùng để xưng hô.

- Nhận xét các cách xưng hô đúng:

+ Với thầy cô: xưng là em, con + Với bố mẹ: xưng là con

+ Với anh, chị, em: xưng là em, anh, chị + Với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình

- KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính.

3. Ghi nhớ: 3’

- Yêu cầu HS lấy VD minh họa.

4. Luyện tập: 18’

Bài 1. VBT – trang 74. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

- Gợi ý: cần tìm những câu có đại từ xưng hô trong đoạn văn, sau đó tìm đại từ xưng hô trong từng câu.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng:

+ Các đại từ xưng hô: ta, chú, em, tôi, anh.

+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em, thái độ của thỏ: kiêu căng, coi thường rùa

+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh, thái độ của rùa: tự trọng, lịch sự với thỏ.

Bài 2. VBT – trang 75. Điền các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau.

- Đoạn văn có những nhân vật nào?

- Nội dung đoạn văn là gì?

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng: Tôi; tôi;

nó; tôi; nó; chúng ta.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài theo cặp.

- HS nối tiếp nhau trình bày.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- HS làm bài theo cặp.

- Tiếp nối nhau phát biểu.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Bồ Chao, Tu Hú, các bạn của Bồ Chao, Bồ Các.

- Bồ Chao kể với các bạn chuyện nó và Tu Hú gặp trụ chống trời.

Bồ các giải thích đó chỉ là trụ điện cao thế mới được xây dựng. Các loài chim cười Bồ Chao đã quá sợ sệt.

- HS làm VBT.

- 1 HS làm trên bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đoạn văn đã điền đầy đủ.

(10)

Kể chuyện

Tiết 11: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.

2. Kĩ năng: Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện của Người đi săn và con nai. Phỏng đoán được kết thúc câu chuyện và kể câu chuyện theo hướng mình phỏng đoán. Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí.

3. Thái độ: Yêu quý động vật.

* BVMT: Giáo dục HS ý thức BVMT, không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.

* GD QTE: Quyền được sống trong môi trường hòa thuận giữa thiên nhiên và muông thú.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.

- Máy tính, máy chiếu.

- Ư DPHTM sử dụng phần mềm quảng bá video.

III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ: 4’

- HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.

- 2 HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.

- GV nhận xét, đánh giá.

B- Dạy học bài mới: 32’

1. Giới thiệu bài (1’)

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- HS lắng nghe.

2. Video kể chuyện mẫu (10’)

ƯDPHTM: Gv chia lớp thành nhóm bàn để sử dụng máy tính bảng. Gv quảng bá cho HS xem video kể chuyện mẫu

- Nhóm bàn lắng nghe vi deo kể mẫu trên máy tính bảng.

3. HS kể chuyện (21’)

- GV cho HS kể từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình.

- HS kể từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình.

- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp. - HS kể chuyện theo cặp.

- Thi kể chuyện trước lớp. - HS thi kể chuyện trước lớp.

- GV kể tiếp đoạn 5 của câu chuyện.

- Gọi 1- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện. - 1- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Hướng dẫn HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

* BVMT: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- Cả lớp trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên

(11)

QTE: Các em có quyền được sống trong môi trường hòa thuận giữa thiên nhiên và muông thú. Để giúp cho thiên nhiên cảnh quan rừng luôn tươi đẹp chúng ta nên làm gì?

- HS liên hệ công việc BVMT

- không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.

- Gọi HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. - 1 HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.

C. Củng cố - dặn dò: 3’

QTE: Em có thích sống trong môi trường hoà thuận giữa thiên nhiên và muông thú không ?

GV: Các em có quyền sống trong môi trường hoà thuận giữa thiên nhiên và muông thú .

- Khen ngợi HS, nhóm kể chuyện hay.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- GV nhận xét tiết học.

- HS trả lời

- Ghi nhớ

_______________________________________

Ngày soạn : 14/11/2019

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2019 Toán

Tiết 53: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân. Biết thực hiện trừ một số cho một tổng.

2. Kĩ năng: Phép trừ hai số thập phân.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, khoa học.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ, SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : 4’

- Đặt tính rồi tính:

78,43 – 23,67 93,7 – 34,56 - GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 36’

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn luyện tập

Bài 1. SGK – trang 54. Đặt tính rồi tính:

8p

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 38,81 b) 16,73 c) 54,24 d)

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(12)

47,55

- Củng cố trừ 2 số thập phân Bài 2. SGK – trang 54. Tìm x: 8’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) x = 4,35 b) x = 3,44 c) x = 9,5 d) x = 5,4

- Củng cố tìm thành phần chưa biết Bài 3. SGK – trang 54: 8’

- GV yêu cầu HS nhìn tóm tắt nêu lại thành bài toán.

- Muốn biết quả thứ ba cân nặng bao nhiêu kg ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài giải

Quả dưa thứ hai cân nặng số kg là:

4,8 – 1,2 = 3,6 (kg)

Quả dưa thứ nhất và quả dưa thứ hai cân nặng số kg là:

4,8 + 3,6 = 8,4 (kg)

Quả dưa thứ ba cân nặng số kg là:

14,5 – 8,4 = 6,1 (kg)

Đáp số: 6,1 kg

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 2 HS nêu lại bài toán.

- HS nêu cách giải.

- HS làm vở.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Bài 4. SGK – trang 54

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 3,1 6 4,72 b) 3,3 1,9

- Củng cố cách trừ một số cho một tổng:

a - (b + c) = a - b - c C. Củng cố dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

--- Tập đọc

Tiết 22: LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI THƠ ĐÃ HỌC I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm rõ nội dung các bài thơ đã học.

(13)

2.Kĩ năng : Biết đọc diễn cảm các bài thơ đã học; Học thuộc lòng các bài thơ mà em thích.

3.Thái độ: HS yêu thích môn tiếng việt II.CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Ổn định: 1’

B- Kiểm tra bài cũ: 4’

- GV yêu cầu HS đọc bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” và trả lời câu hỏi:

- Bé Thu thích ra ban công để làm gì? - 1 HS đọc một đoạn và trả lời câu hỏi

- Mỗi loài hoa trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật ?

- 1 HS đọc một đoạn và trả lời câu hỏi.

C- Dạy học bài mới: 32’

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Luyện đọc (12’)

- GV chia lớp thành bốn nhóm.

- Cho HS luyện đọc theo nhóm. - HS luyện đọc luyện đọc theo nhóm.

- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Gọi HS đọc bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

3. Tìm hiểu bài (10’)

- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi liên quan đến các bài đã học.

- GV cho học sinh nhắc lại nội dung từng bài đã học.

4. Luyện đọc diễn cảm (9’)

- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc.

- Cho cả lớp đọc diễn cảm.

- Tổ chức cho HS thi đọc.

- GV và HS nhận xét.

D, Củng cố- dặn dò: 3’

- Liên hệ thực tiễn.

- Khen ngợi những HS hoạt động tốt.

- Yêu cầu HS về nhà đọc diễn cảm lại bài nhiều lần. Đọc trước bài “ Mùa thảo quả”.

- GV nhận xét tiết học.

- HS luyện đọc đúng kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe dò theo SGK

- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi liên quan đến các bài đã học.

- 1 hs đọc toàn bài

- Học sinh nhắc lại nội dung từng bài đã học.

- HS chú ý theo dõi.

- HS luyện đọc diễn cảm toàn bài.

- Một số HS thi đọc diễn cảm - Cả lớp nhận xét.

--- Buổi chiều

(14)

Lịch sử

Tiết 11: ÔN TẬP : HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858 – 1945) I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Qua bài này, giúp HS nhớ lại các mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

2. Kĩ năng: Thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử liên quan đến bài học.

3. Thái độ: Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Bảng thống kê các sự kiện đã học (từ bài 1 đến bài 10).

- Phiếu học tập ghi câu hỏi để HS bốc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ:(5')

-Y/c HS nhắc lại các bài đã học.

B. Bài mới.(33') 1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn ôn tập:

- GV hướng dẫn HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi ghi trong phiếu học tập. GV chia lớp thành 2 đội, lần lượt đội này nêu câu hỏi, đội kia trả lời.

- Thực dân Pháp nổ súng lần đầu tiên vào nước ta vào thời gian nào?

- Ai là người được ND ta suy tôn là Bình Tây Đại nguyên soái?

- Ai đề nghị vua Tự Đức canh tân đất nước?

- Cuộc phản công ở kinh thành Huế năm 1885 do ai lãnh đạo?

- Phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước cuối thế kỉ 19 là phong trào gì?

- Ai là người tổ chức phong trào Đông Du?

- Sự kiện trọng đại nhất của CMVN năm 1930 là gì? Ý nghĩa của sự kiện đó?

- Năm 1945 nước ta có những sự kiện lịch sử

- 3 em nhắc lại.

- HS nhận nội dung thảo luận cử nhóm trưởng, thư kí ghi kết quả thảo luận.

- Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta.

- Trương Định

- Nguyễn Trường Tộ - Tôn Thất Thuyết

- Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.

- Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.Từ đó, cách mạng VN có Đảng lãnh đạo, liên tiếp giành thắng lợi to lớn.

-Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Cách mạng tháng Tám thành công.

- Cho thấy lòng yêu nước và tinh thần CM của nhân dân ta Chúng ta đã giành được độc lập dân

(15)

trọng đại gì?

- Nêu ý nghĩa của CM T8 năm 1945?

- Ngày 2/9/1945 có ý nghĩa lịch sử như thế nào với CMVN?

- Sau khi HS thảo luận, trình bày ý kiến, GV kết luận, nhấn mạnh 2 sự kiện: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và CM tháng 8.

* GV giảng tổng kết nội dung.

C. Củng cố dặn dò:(2')

- Bài hôm nay ôn tập về giai đoạn lịch sử nào của dân tộc ta?

- Về nhà làm bài tập

- Chuẩn bị bài:Vượt qua tình thế hiểm nghèo.

GV nhận xét chung giờ học.

tộc,dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ,ách thống trị của thực dân phong kiến.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hoà.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Nhóm khác theo dõi nhận xét bổ xung.

___________________________________

Luyện Toán LUYỆN TẬP (Tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs

- Nắm vững cách cộng hai số thập phân.

- Biết sử dụng tính chất giao hoán để thử lại

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác khi làm bài.

* Phân hóa: Học sinh chậm hoàn thành làm bài 1(a,b) 2 (2 cột đầu) 3(a); 4; học sinh hoàn thành thực hiện bài làm bài 1, 2, 3, 4; học sinh hoàn thành tốt thực hiện hết các bài tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Vở thực hành; bảng phụ.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A-Kiểm tra bài cũ:(5')

- Gv yêu cầu HS lên bảng làm bài tập a) 34,76 + 51,19

b) 19,4 +120,41 c) 0,345 +0,345

- 3 HS làm bài trên bảng lớp.

34,76 19,4 0,345 + + +

51,19 120,41 0,345 --- --- --- 85 ,95 139 ,81 0,69 0

(16)

- Gv nhận xét bài trên bảng B-Bài mới:(33')

1-Giới thiệu bài:

2-Thực hành:

Bài tập 1:(VTH/75)

*Đặt tính rồi tính:

- Bài tập y/c chúng ta làm gì?

- Gọi đại diện nhóm lên bảng làm bài

- Gv nx.

- Củng cố về cách cộng hai số thập phân.

Bài tập 2 (VTH/75): Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

- Gv nhận xét.

Bài 3 (VTH/75) Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại:

- Nêu lại công thức về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Gọi hs lên bảng làm bài tập

- HS khác nhận xét.

- Hs nêu y/c của bài - Hs nêu cách làm

- 4 HS lên bảng làm bài; dưới lớp làm vở.

a) 52,18+4,97 b) 7,26 +15,92 52,18 7,26 + +

4,97 15,92 --- --- 57,15 23,18 c) 47,36 +18,7 d) 257 +51,8 47,36 257 + + 18,7 51,8 --- --- 66 ,06 308,8 - HS nhận xét, chữa bài.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài theo nhóm đôi vào phiếu học tập; một nhóm làm phiếu lớn.

- Dán phiếu học tập lớn lên bảng, chữa bài; đổi chéo phiếu kiểm tra.

Số hạng 35,29 52,18 24,45 Số hạng 6,01 4,97 18 Tổng 41,30 57,15 42,45

- Hs nêu y/c của bài - Hs nêu: a+b= b+a

- 2 HS lên bảng làm bài; dưới lớp làm vở.

a)148,6 +93,78 Thử lại : 148,6 93,78 + +

93,78 148,6

(17)

- Gv nhận xét.

* Qua bài tập vừa rồi các em đã ôn lại kiến thức gì?

Bài 4 (VTH/75)

- Gv gọi hs nêu y/c bài tập - Y/c hs tóm tắt bài toán - Y/c hs nêu cách làm

- Gọi 1 hs lên bảng làm bài tập - Gọi hs nhận xét bài trên bảng

- Gv nhận xét.

Bài 5 (VTH/76): Đố vui

- Khuyến khích tất cả HS trong lớp cùng suy nghĩ và tìm ra đáp án.

- Gv nhận xét chốt đáp án đúng.

C-Củng cố - dặn dò (2')

- Gv hệ thống lại dạng toán vừa ôn - GV củng cố, nhận xét tiết học

--- --- 242,38 242,38

b) 84,37 + 513 Thử lại:

84,37 513 + +

513 84,37 --- --- 597,37 597,37 - HS nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.

- Hs nêu y/c của bài

- Học sinh tóm tắt bài toán lên bảng - Hs đọc thầm bài và nêu cách làm - Đại diện em lên bảng trình bày lời giải, - Hs dưới lớp làm vào vở.

Bài giải:

Cả hai quả bưởi và dưa hấu cân nặng số kg là:

2,3 + 5,75 = 8,05 (kg) Đáp số: 8,05 kg - HS cùng suy nghĩ.

- HS trả lời.

- Hs lắng nghe

__________________________________________

Ngày soạn : 14/11/2019

Ngày giảng : Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2019 Toán

Tiết 54: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sử dụng các tính chất đã học của phép cộng, phép trừ để tính giá trị của biểu thức số theo cách thuận tiện. Giải bài toán có liện quan đến phép cộng và phép trừ các số thập phân.

(18)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng, trừ hai số thập phân.

3. Thái độ: GD HS tính cẩn thận, khoa học.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ, SGK, vở bài làm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 4’

- Đặt tính rồi tính:

12,36 + 34,5 87,9 – 45,67 = - GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 34’

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn luyện tập: 33’

Bài 1. SGK – trang 55. Tính: 8’

- GV chốt kết quả đúng:

a) 822,56 b) 461,08 c) 11,34 - Củng cố cách cộng, trừ STP

Bài 2. SGK – trang 55. Tìm x: 8’

- GV chốt kết quả đúng:

a) x – 5,2 = 1,9 + 3,8 b) x + 2,7 = 8,7 + 4,9 x – 5,2 = 5,7 x + 2,7 = 13,6 x = 5,7 + 5,2 x = 13,6 – 2,7 x = 10,9 x = 10,9 - Củng cố tìm thành phần chưa biết.

Bài 3. SGK – trang 55: 8’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết giờ thứ ba đi được bao nhiêu km ta làm ntn?

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài giải

Trong hai giờ đầu người đó đi được là:

13,25 – 1,5 + 11,75 = 25 (km) Giờ thứ ba người đó đi được là:

36 – 25 = 11 (km) Đáp số: 11km Bài 4. SGK – trang 55: 9’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm mỗi số ta làm ntn?

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS trả lời.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề toán.

- HS nêu cách giải.

(19)

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài giải Số thứ ba là:

8 – 4,7 = 3,3 Số thứ nhất là:

8 – 5,5 = 2,5 Số thứ hai là:

4,7 – 2,5 = 2,2

Đáp số: 2,5; 2,2; 3,3 C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

.

____________________________________

Tập làm văn

Tiết 21 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả.

2. Kĩ năng: Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; nhận biết ưu điểm của những bài văn hay, viết được một đoạn trong bài cho hay hơn.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên.

II/ CHUẨN BỊ

- GV : chuẩn bị một số lỗi điển hình cần chữa.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. GTB: 1’

B. Nhận xét chung bài làm của HS: 5' 1) Nhận xét về kết quả làm bài.

* Ưu điểm:

- Hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề.

- Bố cục của bài văn đủ 3 phần.

- Trình tự miêu tả hợp lí, lôgic.

- Chữ viết sạch, đẹp; trình bày khoa học.

- Những HS viết bài tốt: Tuyết, Khánh Ly, Kiên,...

* Nhược điểm:

- Một số bạn dùng từ chưa hay; diễn đạt chưa rõ ý

b) Trả bài cho HS.

2. Hướng dẫn chữa bài: 32' a) Hướng dẫn chữa lỗi chung

- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- Lắng nghe.

- Một số HS lên bảng chữa lỗi - Cả lớp tự chữa trên nháp.

(20)

b) Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.

- Yêu cầu HS tự nhận xét, chữa lỗi theo yêu cầu.

- GV đi, giúp đỡ các em gặp khó khăn.

3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.

- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.

- GV nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.

- HS đọc lời nhận xét của cô, tìm lỗi tự chữa bài.

- Đổi chéo bài sửa lỗi cho nhau.

- HS lắng nghe.

- HS chọn một đoạn văn để viết lại cho hay hơn.

- HS tiếp nối nhau đọc bài viết.

--- Ngày soạn : 14/11/2019

Ngày giảng : Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019 Toán

Tiết 55: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm và vận dụng được qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác tỉ mỉ.

II. CHUẨN BỊ

- Ư DCNTT; bảng phụ, SGK.

- Vở ô li.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Đặt tính rồi tính:

45,678 + 3,56 978,45 – 67,46 - GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 33’

1. Giới thiệu bài: 1'

2. Giới thiệu qui tắc nhân 1 STP với 1 STN: 12’

a) Ví dụ 1:

- GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán SGK

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính chu vi của hình tam giác ABC ta làm ntn?

- Đây là phép nhân 1 STP với một số tự

- 2 HS lên làm bài.

- HS nghe.

- HS tóm tắt.

- 1,2 m + 1,2 m + 1,2 m hoặc: 1,2 m x 3

(21)

nhiên.

- GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả của 1,2m x 3

- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình

- GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK.

- Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét?

- GV giới thiệu cách tính như SGK - So sánh 2 phép nhân: 1,2 x 3 và 12 x 3?

- Trong phép nhân 1,2 x 3 chúng ta đã tách PTP ở tích ntn?

- Em có nhận xét gì về các chữ số ở phần thập phân của thừa số và tích?

- Dựa vào cách thực hiện 1,2 x 3 em hãy nêu cách tính thực hiện nhân 1 STP với 1 STN?

b) Ví dụ 2:

- GV yêu cầu đặt tính và tính: 0,46 x 12

- GV nhận xét cách tính của HS.

3. Ghi nhớ: 3’

- Yêu cầu HS đọc thuộc luôn tại lớp 4. Luyện tập: 20’

Bài 1. SGK – trang 56. Đặt tính rồi tính: 6’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 17,5 b) 20,90 c) 2,048 d) 102,0 - Củng cố nhân một STP với một STN Bài 2. SGK – trang 56. Viết số thích

- HS thảo luận theo cặp.

- Đại diện nhóm trình bày. Lớp theo dõi nhận xét.

1,2 m = 12 dm 12 x 3

36 (dm ) 36 dm = 3,6 m Vậy 1,2 x 3 = 3,6 (m) - 1,2 m x 3 = 3,6 m

+ Giống nhau về cách đặt tính và thực hiện tính.

+ Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy một phép tính không có dấu phẩy.

- Đếm thấy 1,2 có một chữ số ở PTP, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số từ phải sang trái.

- Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân.

- 1 HS nêu.

- HS làm bài ra nháp.

- 1 HS lên bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS nêu lại cách làm.

- 3 HS đọc ghi nhớ SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(22)

hợp vào ô trống: 7’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

9,54 40,35 23,890 - Củng cố nhân một STP với một STN.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Bài 3. SGK – trang 56: 7’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu km ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

4 giờ ô tô đi được là : 42,6 x 4 = 170,4 (km) Đáp số : 170,4km C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc đề toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS làm bài vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

____________________________________

Luyện từ và câu Tiết 22: QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu khái niệm quan hệ từ.

2. Kĩ năng: Nhận biết được một số quan hệ từ thường dùng và hiểu được tác dụng của quan hệ từ trong đoạn văn.

3. Thái độ: Sử dụng được quan hệ từ trong nói và viết.

* BVMT: Từ những bài tập với ngữ liệu BVMT, từ đó giáo dục học sinh ý thức BVMT.

II. CHUẨN BỊ

- Một tờ giấy khổ to thể hiện nội dung bài tập 1.

- Bảng phụ thể hiện nội dung bài tập 2 (phần Nhận xét).

- Hai từ giấy khổ to, mọt tờ thể hiện nội dung bài tập 1, tờ kia bài tập 2 (phần Luyện tập).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Gọi HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô.

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32’

- 2 HS lên bảng.

(23)

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Tìm hiểu ví dụ: 10’

Bài 1. SGK trang 109. Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì?: 5’

- Gợi ý:

+ Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?

+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?

- GV chốt lại lời giải đúng:

a) và nối say ngây với ấm nóng

b) của nổi tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi c) Như nối không đơm đặc với hoa đào nhưng nối với câu văn sau với câu văn trước - Kết luận: Những từ in đậm trong các VD trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.

Bài 2. SGK trang 110. Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây được biểu hiện bằng những cặp từ nào?: 5’

- Tiến hành tương tự bài 1

- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng:

a) nếu... thì...( biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả)

* BVMT: Chúng ta cần phải làm gì để mặt đất luôn rộn rã tiếng chim?

b) Tuy...nhưng..( biểu thị quan hệ tương phản)

- KL: Nhiều khi, các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một QHT mà bằng một cặp QHT nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận của câu.

3. Ghi nhớ: 3’

- Yêu cầu HS lấy VD minh họa.

4. Luyện tập: 18’

Bài 1. VBT – trang 76. Gạch dưới quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng.

- Gợi ý: Đọc kỹ từng câu văn; Dùng bút chì gạch chân dưới quan hệ từ và viết tác dụng của

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS làm bài theo cặp.

- Nối tiếp nhau phát biểu.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS làm VBT.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(24)

quan hệ từ ở phía dưới câu.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

a) và: nối nước và hoa

của: nối tiếng chim hót với Họa mi b) và: nối to và nặng

như: nối rơi xuống với ai ném đá c) với: nối ngồi với ông nội về: nối giảng với từng loài cây

Bài 2. VBT – trang 77. Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.

- Tiến trình tương tự bài 1 - Lời giải đúng:

a) Vì...nên...:(biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả)

b) Tuy...nhưng....(biểu thị quan hệ tương phản) Bài 3. VBT – trang 77. Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gọi HS nhắc lại phần Ghi nhớ.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 2 HS nhắc lại.

____________________________________

Tập làm văn

Tiết 22: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách trình bày một lá đơn kiến nghị đúng quy định, nội dung.

2. Kĩ năng: Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước. Yêu cầu: Viết đúng hình thức, nội dung, câu văn ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục.

3. Thái độ: Giáo dục tính khoa học, chính xác.

* BVMT: GD học sinh ý thức BVMT.

* Giáo dục KNS : Ra quyết định (làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường); Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

* GD QTE:

- Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến.

- Bổn phận có ý thức trách nhiệm chung với cộng đồng.

II – CHUẨN BỊ

- Vở BT in mẫu đơn; ƯDCNTT III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(25)

A- Ổn định: 1’

B- Kiểm tra bài cũ: 4’

- Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.

- 2 HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.

- GV nhận xét, đánh giá.

C- Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn HS viết đơn

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn, gọi 1- 2 HS đọc lại.

- 1 HS đọc lại mẫu đơn.

- GV cùng HS trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.

* GDQTE: Qua nội dung đơn em thấy trẻ em có quyền và bổn phận gì ?

- Trao đổi với nhau về nội dung cần lưu ý.(KNS)

- Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến. Bổn phận có ý thức trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng 3. HS viết đơn.

- Gọi 1 vài HS nói về đề bài em đã chọn. - HS trình bày bài đã chọn.

- GV cho HS viết đơn vào vở. - HS viết đơn vào VBT.

- Mời một số HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. - Một số HS tiếp nối nhau đọc lá đơn.

- GV nhận xét, đánh giá. - Cả lớp nhận xét.

D. Củng cố dặn dò: 3’

? Qua 2 đề trên để cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống xung quanh chúng ta luôn sạch đẹp chúng ta phải lam gì?

(BVMT)

- Về nhà viết lại đơn cho hoàn chỉnh.

- HS nêu.

- GV nhận xét tiết học.

--- SINH HOẠT TUẦN 11 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 11 2. Kĩ năng: HS biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

- Sổ theo dõi.

III - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Lớp tự sinh hoạt

- GV yêu cầu lớp trưởng lên điều khiển sinh hoạt lớp.

- Lớp trưởng lên điều khiển.

- Lần lượt tổ trưởng từng tổ lên

(26)

2. Giáo viên nhận xét

* Nề nếp:

+ Ưu điểm:

...

...

...

...

...

...

+ Tồn tại:

...

...

...

...

...

...

* Học tập:

+ Ưu điểm:

...

...

...

...

...

+ Tồn tại:

...

...

...

...

* Thể dục - Vệ sinh:

+ Ưu điểm:

...

...

...

...

+Tồn tại:

...

...

...

* Yêu cầu HS bình bầu học sinh chăm ngoan và xếp loại thi đua giữa các tổ.

3. Kế hoạch tuần tới

- Tiếp tục duy trì các nề nếp đã có và khắc phục

nhận xét các hoạt động của tổ mình trong tuần.

- Lớp trưởng nhận xét chung.

- HS lắng nghe.

- HS bình bầu.

(27)

những tồn tại của tuần trước.

- Thi đua học tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.

- Đôi tuyển câu lạc bộ các môn học, luyện viết chữ đẹp tiếp tục ôn luyện.

- Ban ATGT của lớp thường xuyên tuyên truyền về phòng tránh tai nạn giao thông.

- Phòng tránh tai nạn trong trường học, lớp học.

- Tham gia đầy đủ các buổi TDGG và MHTT.

- Lắng nghe.

Địa lí

Tiết 11: LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp thuỷ sản. Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản.

2. Kĩ năng: Dựa vào sơ đồ, biểu đồ trình bày những nét chính về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta.

3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoai rừng và nguồn thuỷ sản.

* GDTNMTBĐ:

- Nguồn lợi hải sản mà biển mang lại cho con người, khai thác nguồn lợi đó để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển.

- Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cần gắn với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển.

- Rừng ngập mặn.

* BVMT: Phải có ý thức bảo vệ rừng, sông ngòi, biển cả.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Bản đồ kinh tế Việt Nam.

- Giáo án điện tử, máy chiếu, máy tính.

III. CÁC H D Y H C.Đ Ạ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Kể tên một số loại cây trồng ở nước ta ? - Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới?

- Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 31’

1. Giới thiệu bài : 1’

2. Hoạt động 1: Các hoạt động của lâm nghiệp (Ứng dụng CNTT) chiếu ảnh:

- 3 HS lên bảng trả lời.

(28)

8’

- GV treo sơ đồ các hoạt động chính của lâm nghiệp và yêu cầu HS làm bài 1 VBT trang 20:

+ Nêu các hoạt động chính của lâm nghiệp?

+ Kể tên các việc của trồng và bảo vệ rừng?

- KL: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác

3. Hoạt động 2: Sự thay đổi diện tích rừng nước ta (Ứng dụng CNTT) chiếu ảnh: 7’

- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi sau:

+ Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?

+ Nêu diện tích rừng của từng năm đó?

+ Vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng?

- Kết luận : Từ năm 1980 đến 1995, diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. Từ năm 1995 đến 2004, diện tích rừng tăng do nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng.

- Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở đâu ?

- Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ rừng và trông rừng?

- GDBVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng.

4. Hoạt động 3: Ngành thuỷ sản: 13’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm

- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi:

+ Ngành thủy sản nước ta có những hoạt động nào?

+ Sản lượng đánh bắt nhiều hay nuôi trồng nhiều?

+ Kể tên một số loài thuỷ sản mà em

- HS quan sát

+ Có hai hoạt động chính: trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng,…

- HS thảo luận theo cặp.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Chủ yếu ở miền núi và một phần ở ven biển.

- Trộm gỗ và lâm sản khó phát hiện.

Thiếu nhân công lao động.

- HS liên hệ.

- HS thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Ngành thuỷ sản gồm : đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng.

+ Cá, tôm, cua, mực,...

+ Vùng biển rộng; mạng lưới sông ngòi dày đặc; Người dân có kinh

(29)

biết?

+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản ?

- GV kết luận: Ngành thủy sản nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển, nhất là ở các tỉnh ven biển, các tỉnh có nhiều ao hồ.

* BVMT: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài thủy sản?

* Hướng dẫn HS làm bài 2, 3, 4, 5 VBT trang 20, 21.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; nhu cầu về hải sản tăng,…

- 2 HS đọc bài học trong SGK.

- HS liên hệ.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

--- Luyện Tiếng Việt

Bài: CHIỀU XUÂN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Đọc và trả lời được các câu hỏi của bài.

- Nắm nội dung bài thơ: Vẻ dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như của nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hiểu bài thơ: “Chiều xuân”.

3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh buổi chiều xuân.

II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ - HS: Vở thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: (3’)

- Học sinh đọc truyện " Hai nàng công chúa , Trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét đánh giá

- 2 HS đọc bài B. Bài mới:( 30’ )

Bài 1: Đọc bài thơ sau: :" Chiều xuân'' _ GV chia đoạn: 2 đoạn ( mỗi khổ thơ là một đoạn.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc - Gọi HS đọc bài (3 lần).

+ Lần 1: Đọc + sửa phát âm.

+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ khó.

+ Lần 3: Đọc và luyện đọc câu cảm.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- 43HS đọc nối tiếp từng đoạn.

+ Giải nghĩa từ Quán tranh, thong thả..

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc sửa sai cho nhau.

(30)

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

- GV đọc mẫu:

+ Chú ý giọng đọc diễn cảm.

HS theo dõi.

* Chọn câu trả lời đúng:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - 1 HS đọc to- lớp đọc thầm.

- Bài yêu cầu gì?

- GV nhắc lại yêu cầu bài. - Nghe để xác định nhiệm vụ

- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp- - 2 HS trao đổi làm bài- 1 cặp làm ở bảng phụ.

- GV nhận xét - kết luận đáp án đúng. - 1 HS đọc lại đáp án đúng a, Bài thơ tả cảnh chiều xuân ở đâu? - ở bên bến sông và đường đê.

b, Tác giả tả cảnh chiều xuân vào lúc thời tiết như thế nào?

- Có mưa phùn c, Bài thơ tả những cảnh gì vào chiều

xuân?

- Tả tất cả những sự vật trên d, Tác giả tả cảnh theo trình tự như thế

nào?

- Từ gần đến xa.

e, Bài thơ gợi cho em cảm giác về một cuộc sống như thế nào?

- Thanh bình, an nhàn, êm ả.

g, Cặp từ in đậm nào dưới đây là từ đồng âm?

- sáo đen - cây sáo.

Bài 2:

- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài.

- Thế nào là từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa?

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.

- HS đọc và nêu - 4 HS nối tiếp nêu - 1 cặp làm bảng phụ Đáp án:

a) êm êm - êm ả d) đốt lửa - muỗi đốt

b) vắng lặng - đông đúc e) quán tranh - tranh vẽ

c) Mặc nước sông trôi- mặc áo g) mưa đổ bụi- đổ nước

Bài 3:

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - 1 HS đọc trước lớp để chữa bài - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.

- Yêu cầu HS giải nghĩa các câu thành ngữ,

a)Uống nước nhớ nguồn

b) Chố ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

c) Lên bản về xuôi.

d, Thẳng như ruột ngựa Đồng nghĩa

Trái nghĩa

Đồng âm Từ nhiều

nghĩa

(31)

tục ngữ trên. e) nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

C. Củng cố - dặn dò: 2’

- GV củng cố nội dung bài - Nhắc hS về nhà làm Tiết 2.

____________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

THAM GIA THI VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

____________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

Giới thiệu Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho

Ý kiến 2: Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.. Anh (chị)

Câu 8: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người, cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị

- Các loài trong quần xã cần quan hệ hỗ trợ để cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ và ràng buộc lẫn nhau để cùng tồn tại, duy trì, tạo nên sự cân bằng tuyệt hảo và nhịp sống